TTO - Uốn mình bên bờ biển, đường Trường Sa dẫn vào danh thắng Ngũ Hành Sơn (Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) với nhiều bãi tắm tuyệt đẹp… Nhưng một thực tế đáng buồn hiện nay là con đường này đang bị bị rác thải tràn ngập (ảnh).
Dọc con đường này, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt không ít du khách chắc chắn là rác. Rác ngập hai bên đường với hàng chục bãi rác lớn với đầy đủ các chủng loại nào bao ni lông, nào xác động vật đang phân hủy bốc mùi hôi thối. Một số bà con sống gần đây lắc đầu: "Những đống rác tự phát bên đường ngày một nhiều lên; hôm nay dọn xong ngày mai lại mọc thành đống mới. Nhiều lúc chúng tôi đã tổ chức dọn dẹp nhưng vẫn dọn không xuể bởi có nhiều người còn tỉnh bơ chở cả bao tải rác lớn đến đổ" (ảnh).
Danh thắng Ngũ Hành Sơn là một khu du lịch lớn với hàng trăm du khách trong và ngoài nước tìm đến mỗi ngày. Thực trạng rác thải tràn lan ngay từ của ngõ như thế này chắc chắn không phải là hình ảnh đẹp trong lòng du khách lẫn vẻ mỹ quan, vệ sinh đô thị? ĐÌNH VŨ - ĐỖ LUYẾN |
Tuesday, January 18, 2011
Nghênh đón khách đến Ngũ Hành Sơn bằng... rác
Nở rộ nạn đỏ đen
TT - Đến hẹn lại lên, những ngày cuối năm, bạn đọc lại báo tin nạn cờ bạc xuất hiện nhiều nơi tại TP.HCM.
Đi thực tế chúng tôi thấy sòng bài mọc lên khắp nơi, từ những khu sát phạt của công nhân đến những sòng bài chuyên nghiệp với đủ loại: cào ba lá, tài xỉu, bầu cua, đá gà... Sòng bạc công nhân
Trưa 15-1, có mặt trước công trình xây dựng khu căn hộ cao cấp ở đường Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền (Q.2), chúng tôi thấy rất đông công nhân chia thành cả chục nhóm, tụ tập quanh các hàng quán lân cận để sát phạt bài bạc. Họ chơi tiến lên, xì dách..., phổ biến nhất là cào ba lá. Một công nhân tên Ph. mở hộp cơm vừa nuốt vội vừa đặt tiền mỗi ván 200.000 đồng. Không lâu sau đó, hộp cơm chưa vơi đã bị Ph. vứt bỏ vì anh ta thua trắng hơn 1 triệu đồng. Ph. văng tục vài câu rồi đứng ra làm cái và mới chia được sáu ván bài, bốn tờ 500.000 đồng của Ph. ra đi chóng vánh. 13g cùng ngày, tại một sòng "bài cào dùa" (đặt tiền chung, ai cao điểm thắng), sau khi thua cháy túi, một công nhân tên L. năn nỉ chơi thiếu nhưng người chia bài không cho. Đến lúc gom tiền, L. nổi máu côn đồ, đập vỡ chai nước ngọt, túm ngực người thắng và bảo đưa hết tiền cho anh ta. Hoảng sợ, nhiều người trả tiền lại cho L.. Tại sòng bạc này còn có cả sinh viên, người chạy xe ôm tham gia sát phạt... Một công nhân kể trước đây chỉ một vài người tụ tập đánh bài trong công trình, nhưng gần một tháng qua nhiều người tham gia "đánh bài đón tết". Với tính chất ăn thua lên đến bạc triệu nên nhiều con bạc ở các quận khác cũng tìm đến tham gia. Hẻm sâu không yên tĩnh Tối 16-1, chúng tôi đi vào sâu trong hẻm 158 Hòa Hưng (P.13, Q.10) và phát hiện một sòng bài cào tại ngã ba cuối hẻm có hàng chục người đang sát phạt với mỗi tụ 100.000 - 500.000 đồng. Xung quanh sòng bạc này, ba bốn người canh gác để "thị uy" mọi người. Bất cứ người lạ mặt nào lọt vào hẻm nhỏ này cũng bị chặn lại "hỏi thăm", còn người dân trong hẻm phải tìm đường né tránh. Theo một số con bạc, sòng này tồn tại được gần một năm do nhóm người của ông P. ở ngã tư Quốc tế cách đó vài trăm mét tổ chức. Sòng này chơi qua đêm, từ 23g đến 7g sáng hôm sau. Nhiều con bạc ngang nhiên tiểu tiện ngay trước cổng nhà dân khiến bà con rất bức xúc. Trước đó, chúng tôi theo chân một con bạc tìm đến sòng tài xỉu ở Xóm Lác, nằm sâu trong con hẻm cuối đường Võ Duy Ninh, P.22, Q.Bình Thạnh. Đây là chiếu bạc của bà H.M. có thâm niên hơn bốn năm và sát phạt rất dữ vào dịp cận tết. Để có mặt ở chiếu bạc tài xỉu này, người chơi phải được giới thiệu và chỉ dẫn qua nhiều lớp cửa. Chiếu bạc là một khoảnh đất rộng khoảng 30m2 với 30-40 người tham gia. Nơi đây nổi tiếng đánh chuyên nghiệp vì mức độ đặt cược không giới hạn và chơi khá im ắng, mọi chuyện chung chi do người "phát hỏa" xử lý nhanh gọn theo vòng xoay của hột xí ngầu... Từ phản ảnh của bạn đọc, chúng tôi đã tiếp cận với nhiều sòng bạc khác tại nhiều nơi như sòng bạc ở khu dân cư đường 20 Thước cũ (P.8, P.9, Q.4), sòng bạc tại chân cầu Kinh Tẻ hướng từ Q.4 qua Q.7 (sòng bạc hoạt động cách tuần với mức độ ăn thua từ vài chục triệu đến cả tỉ đồng), nhiều sòng tài xỉu trên đường Mạc Thiên Tích (P.8, Q.5)...
SƠN BÌNH |
Cả làng mua nước về nấu bánh chưng
18/01/2011 09:02:57 - Chúng tôi về làng bánh chưng Cổ Lũng (Phú Lương, Thái Nguyên) vào những ngày đầu tháng Chạp. Dọc hai bên đường quốc lộ 3 đoạn ngã ba Bờ Đậu, nhà nào nhà nấy xếp cao ngất những hàng bánh chưng xanh mướt chào mời. Nghề bánh chưng đã có ở đây từ thời Pháp thuộc. Qua bao thăng trầm vẫn giữ mướt màu xanh thơm ngon, xứng đáng với danh hiệu làng nghề được chính quyền phong tặng.
|
Xuân này… cả nhà con không về!
19/01/2011 06:39:47 - Trong khi các bạn công nhân (CN) cùng dãy trọ háo hức chuẩn bị về quê ăn Tết thì có nhiều người (đa phần là những đôi vợ chồng trẻ quê miền Trung, miền Bắc) vẫn... "lặng lẽ nơi này". Qua điện thoại, họ buồn buồn báo cho người thân: "Tết này cả nhà con không về quê được, nhớ nhà lắm nhưng đành…".
Đã hẹn trước nhưng sau 20h tôi đến dãy phòng trọ (số 5/16 A ấp Bình Đức, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương) thì chỉ có anh Nguyễn An Dũng, 34 tuổi chơi đùa cùng con là cậu bé Nguyễn An Duy, 4 tuổi. Mẹ của bé là chị Nguyễn Thị Lê, 31 tuổi vẫn tăng ca chưa về. Anh Dũng nói: "Vợ tôi làm CN ở Công ty điện tử ESTec.Vina của Hàn Quốc trong khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Mấy tháng nay tăng ca liên tục và đêm nào cũng sau 21h mới về. Thế nên tôi kiêm luôn phần trông con buổi tối".
Con trai anh Dũng đang chơi đùa cùng Đăng, một đứa bé con của CN ở phòng hàng xóm sang chơi. Tổ ấm của anh chị Dũng-Lê cũng như bao đôi CN khác xa quê vào Nam lập nghiệp. Trên tường treo ảnh cưới, góc phòng có cái bếp gas cả tuần mới đụng tới một lần vì: "Ba mẹ ăn cơm công ty, con ăn ở nhà trẻ, tối về đi ăn cơm bụi chứ thời gian đâu mà nấu?". Cà nhà chỉ đi chợ, nấu ăn vào 2 ngày cuối tuần hay khi chị Lê không tăng ca.
Chờ mãi rồi chị Lê cũng về sau 21h. Gương mặt mệt mỏi và phờ phạc. Chị Lê cho biết: "Sáng 7h em đưa con tới nhà trẻ tư nhân rồi đi làm đến giờ này luôn đó. Ông xã đi từ 5-6h sáng và chiều về trước 18h để đón con, sau đó hai cha con đi ăn cơm bụi. Em ăn cơm ở công ty. Giờ này về chỉ muốn ngủ chứ nấu nướng gì được nữa ngoài việc pha sữa cho con uống thêm…".
Năm nay cả nhà anh đón Tết ở phòng trọ. Chị Lê tính toán: "Nếu về quê ăn Tết, ít nhất tốn chục triệu bạc cho tiền tàu xe ra vào rồi quà cáp, lì xì… Khoản tiền đó bằng thu nhập gần nửa năm của em nên dù nhớ nhà cỡ nào cũng không có điều kiện về quê ăn Tết. Ở lại, mọi người trong dãy trọ này nếu không về quê sẽ cùng nhau đón giao thừa". Anh Dũng kể về kỷ niệm một năm được về Tết: "Năm ngoái dành dụm miết đến cuối năm quyết định đưa con về thăm nội ngoại. Mua vé xe thấy giờ xuất bến là 5h chiều nhưng đến gần nửa đêm xe chưa chạy. Có đứa em phải đợi đến 2h sáng hôm sau. Xe lại chạy bạt mạng trong dịp này. Thế nên, CN ở lại thì buồn mà về quê ăn Tết cũng khổ!"
|
Phương pháp chọn nhân sự Đảng đã hỏng? (phần 1)
Ngọc Trân, thông tín viên RFR2011-01-18Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã bắt đầu phần thảo luận, xem xét, quyết định nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng. AFP Theo điều lệ đảng, các đại biểu tham dự Đại hội Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và BCH này sẽ bầu Bộ Chính trị và Tổng Bí thư trong số ủy viên Bộ Chính trị. Phương pháp tuyển chọn nhân sự của đảng theo cách này liệu có bảo đảm những người được chọn, là những người có đủ tài và đức để điều hành đất nước? Các lãnh đạo đảng đã được bầu chọn từ trước tới nay, có phải là những người tài giỏi nhất, xứng đáng nhất để lãnh đạo đất nước chưa? Mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân giải đáp các thắc mắc trên. Khác với các nước dân chủ trên thế giới, lãnh đạo của các nước cộng sản không do toàn dân bầu ra. Các chức vụ lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam như: Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội phải là ủy viên Bộ Chính trị và các ủy viên Bộ Chính trị này phải do BCH Trung ương Đảng bầu ra. 175 người sáng suốt hơn 87 triệu?Tin tức cho biết, Đại hội Đảng XI đã tán thành số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ mới, gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết. Các ủy viên chính thức này sẽ bầu ủy viên Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Đảng CSVN. Khác với các nước dân chủ trên thế giới, lãnh đạo của các nước cộng sản không do toàn dân bầu ra. Các chức vụ lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam như: Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội phải là ủy viên Bộ Chính trị và các ủy viên Bộ Chính trị này phải do BCH Trung ương Đảng bầu ra. Liệu 175 ủy viên BCH Trung ương Đảng có đủ sáng suốt hơn 87 triệu dân Việt Nam để lựa chọn những người xứng đáng nhất làm lãnh đạo của mình?Phương pháp bầu chọn những người điều hành đất nước hiện nay không thông qua người dân bầu cử trực tiếp, không có sự tranh tài thật sự, cho nên rất khó có thể tìm người xứng đáng nhất cho các vị trí lãnh đạo. Phương pháp bầu chọn những người điều hành đất nước hiện nay không thông qua người dân bầu cử trực tiếp, không có sự tranh tài thật sự, cho nên rất khó có thể tìm người xứng đáng nhất cho các vị trí lãnh đạo.Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội đã trả lời báo Vietnamnet hôm thứ Bảy vừa qua, như sau: "Cách lựa chọn lâu nay của chúng ta vẫn còn làm theo cách cũ, thường không có tranh cử, không có cạnh tranh công khai minh bạch, mỗi chức danh thường chỉ giới thiệu duy nhất một người, người khác có được giới thiệu cũng xin rút vì nhiều lý do, cho nên chưa có điều kiện lựa chọn thật sự trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong Đại hội và trong Quốc hội". Sai lầm từ gốcCùng ý kiến với ông Nguyễn Văn An, GS Vũ Huy Từ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng, cơ chế tuyển chọn lãnh đạo cấp cao có vấn đề. Hơn ba tháng trước, tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng, GS Vũ Huy Từ, phát biểu:"Cơ chế sử dụng và cơ chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp cao, thì bây giờ cũng không biết tuyển chọn bằng cách nào? Chúng tôi cảm thấy dường như có mấy vị cấp trên cao nhất là quyết định cái nhân sự của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Không có công khai, không có minh bạch, không có cạnh tranh, không có… Nghĩa là có bầu cử, có nói chuyện nhưng là hình thức, là hình thức cả. Cách lựa chọn lâu nay của chúng ta vẫn còn làm theo cách cũ, thường không có tranh cử, không có cạnh tranh công khai minh bạch, mỗi chức danh thường chỉ giới thiệu duy nhất một người, người khác có được giới thiệu cũng xin rút vì nhiều lý do, cho nên chưa có điều kiện lựa chọn thật sự trong Bộ Chính trịThậm chí có một Đại hội Đảng bộ của thành phố rất là lớn, sau khi bầu xong thì ông Bí thư nói là bầu 'đúng như dự kiến', 'thành công rất lớn'. Thế thì tức là chúng ta có tất cả mọi chuyện bầu cử, tất cả giới thiệu, thăm dò ý kiến đủ tất cả. Nhưng xét cho cùng cái người chúng ta đưa lên vừa kém về tài và đức cũng kém nốt. Vậy vấn đề cơ chế của chúng ta là hỏng rồi. Bầu cử, mọi chuyện đều có nhưng hoá ra cuối cùng kết quả chả ra gì, chứng tỏ rằng cái cơ chế tuyển chọn nhân sự mới quan trọng". Chúng tôi cảm thấy dường như có mấy vị cấp trên cao nhất là quyết định cái nhân sự của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Không có công khai, không có minh bạch, không có cạnh tranh, không có… Nghĩa là có bầu cử, có nói chuyện nhưng là hình thức, là hình thức cả.Trong khi cơ chế tuyển chọn nhân sự ở cấp cao nhất trong bộ máy đảng không công khai, thiếu minh bạch, thế nhưng lãnh đạo hàng đầu Đảng CSVN dường như không quan tâm đến điều này, mà chỉ quan tâm đến vấn đề công tác tuyển chọn cán bộ ở các cấp thấp hơn. Thứ Tư vừa qua, báo cáo trước các đại biểu Đại hội Đảng XI, ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng CSVN đã phát biểu: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tập trung vào đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Trọng dụng người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được quy định, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. một Đại hội Đảng bộ của thành phố rất là lớn, sau khi bầu xong thì ông Bí thư nói là bầu 'đúng như dự kiến', 'thành công rất lớnCó chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, giảm sút uy tín, vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, kỷ luật của Đảng. Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ. Coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chú trọng những vấn đề chính trị hiện nay". "Nguyên khí quốc gia" bị xem thườngLiên quan đến công tác cán bộ, tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng, PGS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu Thủ tướng, đã cho biết các sai phạm trong chính sách tuyển dụng nhân sự của đảng như sau:"Về nguồn nhân lực thì nói rất ghê gớm, nhưng mà thưa các đồng chí là hiện nay trong nguồn nhân lực thì cái quan trọng nhất là nhân tài. Nói có nguồn nhân lực chúng ta có thể có mấy chục triệu, không có ý nghĩa nếu như có mấy trăm ngàn nhân tài tinh hoa của đất nước này, mà ông không dụng cho tốt thì những anh kia chỉ toàn là lao động giản đơn và chỉ làm phó suốt đời ở đất nước chúng ta, làm thuê suốt đời. Về nguồn nhân lực thì nói rất ghê gớm, nhưng mà thưa các đồng chí là hiện nay trong nguồn nhân lực thì cái quan trọng nhất là nhân tài.Thì cái chính sách nhân tài của chúng ta có thể sẽ bị hỏng, cho đến giờ này. Tức là người tài trong nước anh không dùng, còn những anh Việt kiều học trò bên Harvard thì ở lại hết cả không thèm về. Và người tài trên thế giới thì không bao giờ vào Việt Nam để làm. Thế thì làm sao phát triển được? Cho nên chúng tôi cho rằng trong mục về nguồn nhân lực thì phải đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách nhân tài. Mà cái đấy phải cụ thể hóa ra, chứ hiện nay chúng ta xem như chưa có một chính sách nhân tài, nghĩa là thủ khoa thì rất đông, nhưng tôi nghe báo cáo là có năm thủ khoa về cơ quan Hà Nội làm, năm năm sau không còn thằng nào cả. Bỏ hết. Thế thì, là nhân tài mà như thế này"? chính sách nhân tài của chúng ta có thể sẽ bị hỏng, cho đến giờ này. Tức là người tài trong nước anh không dùng, còn những anh Việt kiều học trò bên Harvard thì ở lại hết cả không thèm về. Và người tài trên thế giới thì không bao giờ vào Việt Nam để làm. Thế thì làm sao phát triển được?Bởi do "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội", "Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối", cho nên, mặc dù trong các báo cáo, Đảng CSVN đề cập đến chính sách trọng dụng người tài, thế nhưng trên thực tế, công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo ở các khâu quan trọng, không qua thi tuyển, không chú trọng vào năng lực công tác, phẩm chất đạo đức của người được bổ nhiệm, mà tiêu chuẩn "bản lĩnh chính trị vững vàng", "tuyệt đối trung thành với đảng" được đưa lên hàng đầu. Và do vậy, rất khó cho những nhân tài của đất nước trung thành với mục tiêu của đảng, bởi do các đường lối, chủ trương của đảng như: "kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội", "lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động", đã không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Kết quả là, mặc dù Việt Nam có rất nhiều người tài nhưng đa số không được trọng dụng. Việc bầu chọn lãnh đạo đảng không công khai, thiếu minh bạch, chính sách nhân sự không trọng dụng người tài, hệ quả của những quyết định sai lầm này là gì? Mời quý vị đón nghe trong chương trình phát thanh kỳ tới. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Phương pháp chọn nhân sự Đảng đã hỏng? (phần 2)
Phương pháp chọn nhân sự Đảng đã hỏng? (phần 2)Ngọc Trân, thông tín viên RFA2011-01-18Do cách bầu chọn nhân sự của Đảng CSVN không công khai, thiếu minh bạch, nên những người tài giỏi, tinh hoa của dân tộc không có cơ hội phục vụ đất nước. Hệ quả của việc này là gì? AFP photo Mua quan, bán chức trong nội bộ đảngBởi do Đảng CSVN đã mắc phải sai lầm ở phương pháp bầu chọn lãnh đạo từ cấp cao nhất, dẫn đến tình trạng mua quan, bán chức từ trung ương đến địa phương. Điều này đã làm cho người dân không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng. Cách nay ba tháng, tại hội thảo góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng, GS Vũ Huy Từ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đã cho biết như sau: "Và hiện tình bây giờ thì các đồng chí cũng thấy là công tác cán bộ hết sức luộm thuộm và có thể nói là nguy hiểm. Bởi vì sao? Vì tình trạng mua quan bán chức diễn ra quá phổ biến. Một chức trưởng phòng một triệu đô, có người nói rằng chức chủ tịch là cả chục triệu đô v.v… Người ta kể ra là bây giờ, thưa các đồng chí, là cái chức hiệu trưởng của một trường đại học cũng là tiền tỷ. Và như vậy là quá nguy hiểm! Tức là người ta dùng tiền để mua cái chức tước đó và cái đó là con đường để tiến lên cấp cao, thì quá nguy hiểm rồi!" Cũng bởi do lỗi hệ thống, cho nên tình trạng mua quan, bán chức trong lãnh đạo đảng đã và đang diễn ra khá phổ biến. Và do vậy, hiện nay rất khó tìm những người trong sạch, liêm khiết, không dính tới tham nhũng, để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Phát biểu với báo Pháp Luật TP HCM, hôm thứ Bảy vừa qua, ông Nguyễn Chí Dũng, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, và là đại biểu Đại hội Đảng, đã nói: "Tôi rất đồng tình với việc đưa tiêu chí không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí để lựa chọn nhân sự khóa này. Nhưng bây giờ tìm được người gọi là 'sạch sẽ' một tí thì chắc là cũng khó, cũng hiếm". "Đã đi vào con đường suy đồi"Liên quan đến vấn đề chạy chức, chạy quyền, tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng, TS Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, đã phát biểu: Nếu như vậy một chính sách cán bộ không trọng dụng người tài, mà đưa lên tất cả những người như vậy, thì nó làm nản lòng người tài và dẫn đến người ta chạy đi nơi khác người ta làm". Bởi do cơ chế bổ nhiệm lãnh đạo của đảng không thông qua bầu bán, thi tuyển, không trọng dụng người tài, cho nên rất khó có thể tìm được những người lãnh đạo xứng đáng để điều hành đất nước, và điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đất nước, thế nhưng, phát biểu tại Đại hội Đảng XI, hôm 12 tháng 1 vừa qua, ông Nông Đức Mạnh đã khẳng định:
"Đại hội XI của Đảng khẳng định ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, triệu người như một, năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội". Những người tài giỏi không được Đảng và Nhà nước tạo cơ hội để tham gia điều hành đất nước, làm sao đội ngũ trí thức có thể phát huy hết khả năng của mình, đóng góp cho sự phát triển của đất nước như Tổng Bí thư đã nói? Làm sao có thể "phát huy sức mạnh của toàn dân tộc", để toàn dân Việt Nam có cùng ý chí, triệu người như một, đưa đất nước đi lên? Rất nhiều trí thức, cựu lãnh đạo cao cấp của đảng đã trăn trở về vấn đề này. GS Đào Xuân Sâm, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng, đã nói lên những nỗi lo ngại của mình trong một buổi hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng như sau: "Điều thứ hai là bầu nhân sự. Mình đi bầu một trăm rưỡi ông thì mình đâu có biết gì đâu, tôi có quen biết gì thì cũng chỉ đến được ba chục ông là cùng, thế là bầu mò cho nên Đại hội là tiểu hội mà là giả hết, không dân chủ. Cho nên bi kịch của cái Đảng này là như thế. Cuối cùng tôi nói thế này, cái cảnh ngộ hiện nay của nước ta nó suy đồi nếu nói là từ nhiệm kỳ lãnh đạo Đại hội VI đã bắt đầu đi vào con đường suy đồi rồi, rất khó gỡ. Bây giờ tìm nhân tố tháo gỡ trong khu vực lãnh đạo cao không có, không có nhân tố. Thế còn bây giờ trông dựa vào quốc dân, dựa vào quốc hội, dựa vào quốc dân, có thể có cái chỗ dựa đấy. Mà cũng không loại trừ khả năng là chúng ta phải chịu cái đau đớn này nhiều năm, kinh tế tàn lụi đi, xã hội đau đớn thì lúc đấy mới cướp được hành trang ghê gớm kia. Nó khó thế". Tổng Bí thư phải chịu sự giám sátCùng nỗi lo lắng với GS Đào Xuân Sâm, ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng, cho rằng, đã là Tổng Bí thư Đảng, là người đứng đầu bộ máy đảng, thì phải công khai, minh bạch trước quốc dân. Phát biểu tại hội thảo góp ý với đảng, ông Nguyễn Trung đã nói: "Vấn đề nhân sự, tôi xin đề nghị thế này. Tôi xin lỗi, tôi có theo dõi các chuyện bầu cử bây giờ, báo chí nói rất nhiều về cách thức mới, dân chủ v.v.. và v.v… Tôi cứ tạm thời là cứ tin báo chí nói thật đi, mặc dầu chuyện đó là không thật. Tôi chỉ đề nghị thế này, bây giờ nên ghi vào nghị quyết của Đại hội, bây giờ cái nhân sự quan trọng nhất là cái nhân sự Tổng Bí thư. Thôi được, Đại hội muốn bầu ai đấy là quyền của Đại hội, nhưng Tổng Bí thư, tôi đề nghị nên có mấy việc. Một, phải là người gương mẫu thực hiện công khai, minh bạch. Chứ Tổng Bí thư mà không công khai, minh bạch thì làm sao mà kêu gọi cả nước công khai minh bạch được, phải không? Công khai, minh bạch cái gì thì tùy. Nhưng anh cứ công khai minh bạch, khả năng công khai, minh bạch của anh đến đâu thì xin anh cứ nói đến đấy."
Không chỉ công khai, minh bạch, mà Tổng Bí thư còn phải có chương trình hành động, thực hiện các cương lĩnh, nghị quyết của đảng đề ra và phải chịu sự chế tài của luật pháp. Cái thứ ba là đề nghị với Đại hội, có hẳn một cái tổ chức hay cơ chế hay luật gì đó thì tùy, giám sát việc thực hiện cái cam kết này và nên làm từ nay trở đi nó thành một cái nếp như vậy". Phải chăng đã đến lúc Đảng CSVN nên trao lại quyền quyết định vận mệnh của đất nước, tương lai của dân tộc cho người dân Việt Nam? Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
# Ho^.i Thoa.i Vo+'i Nha` Gia'o Ddinh Dda(ng Ddi.nh (17/1/11)
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2111/2111
Một lần nữa trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1), phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH đã làm cuộc hội luận với nhà giáo, còn là một nhà đấu tranh dân chủ rất kiên cường. Muốn tìm hiểu về nhà dân chủ ở Đắc Nông này, qúy vị có thể vào 2 link này,
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1910 (Thư Nhà Dân Chủ Đinh Đang Định Gởi Các Cơ Quan Truyền Thông). Đây là một trong những tiếng nói bất khuất, sẵn sàng nói lên những việc làm sai trái của Nhà Cầm Quyền.
Trong cuộc hội luận này, qúy vị có thể nghe ông Định lên tiếng tố cáo với dư luận trong và ngoài nước việc Đại Hội Đảng mà treo đầy những lá cờ đỏ sao vàng là một điều không thể chấp nhận được và ông đã nhắc lại bài thơ của ông Trần Dần "chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ". Ông Định cũng đã lên tiếng hỗ trợ Lời Kêu Gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý. Ngoài ra ông cũng phân tách trường hợp người dân Tunisia đã vùng lên xóa bỏ chế độ độc tài của nhà cầm quyền Ben Ali với trường hợp của VN, lý do bởi cái độc tài toàn trị tại VN nó còn ghê gớm hơn thời Pháp thuộc, cái sợ là căn bản làm người dân không thể đứng lên như người dân tại Tunisia.
Qúy vị nên lắng nghe cuộc hội luận đặc biệt này, để hiểu thêm về tình trạng đất nước vô cùng nguy hiểm trước sức xâm lấn của Tàu Cộng. Ông Định khẳng định rằng chế độ CS Việt Nam này phải bị giải thể mới có thể thực hiện được việc đòi hỏi Hoàng Sa trao trả lại cho Việt Nam, ông đòi hỏi quyền tự quyết cho dân tộc VN. Ngoài ra ông Định cũng cho ý kiến về việc Thụy Điển đã đóng cửa Tòa Đại Sứ Việt Nam và mở cửa Tòa Đại Sứ bên Campuchia. Ông cho biết Thụy Điển rất tốt, đã cho nguyên nhà máy giấy, giúp cải cách hành chánh, đủ thứ... nên đây là một thiệt thòi lớn cho toàn dân Việt Nam và Nhà Cầm Quyền phải chịu trách nhiệm vì thiếu vắng dân chủ và tự do.
Ngày 18 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.
2) Sau đây là đoạn băng ghi âm giữa phóng viên ChimQuocQuocVNCH và nhà giáo Đinh Đăng Định: http://www.4shared.com/audio/GruJti79/1-_CQQ_PV_anh_DDD_17-01-2011.html
# Kha^?n: 2 Nha^n Chu+'ng Co^`n Da^`u Bi. Co^ng An Tra Ta^'n Da~ Man
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2106/2106
Chúng ta không thể làm ngơ trước tội ác mà Nhà Cầm Quyền Nguyễn Bá Thanh đã gây ra đối với giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu. Đây là một trường hợp vi phạm nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng rất trầm trọng:
1) Nhà Cầm Quyền Nguyễn Bá Thanh đã ngang nhiên cướp đi quan tài của bà Maria Đặng Thị Tân, hàng trăm giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu quyết giữ lấy quan tài thì bị công an bắn lựu đạn cay, rồi dùng roi điện và dùi cui đánh đập vô cùng tàn nhẫn (http://www.youtube.com/watch?v=obevMUtpBmU).
2) Công an đã ngang nhiên đập bể tượng Đức Mẹ và tượng Chúa Jêsus, còn chà đạp dưới chân, trước sự chứng kiến của giáo dân GXCD. Qúy vị có thể lắng nghe nhân chứng Cồn Dầu đang tị nạn tại Thái Lan: {... Nhưng đau lòng nhất của tôi, tượng Đức Mẹ, tượng Chúa Jêsus là nó đập bể, gẫy. Đức Mẹ mình có tội lỗi gì đâu, mà để ở trong nhà... Họ đập nát tượng Đức Mẹ xuống, tượng Chúa Jêsus họ cũng đập gẫy làm đôi... Tôi rất buồn là vì họ lấy chân chà xuống dưới đó luôn... Họ biết chúng tôi sùng đạo nên họ mới làm cái cữ chỉ như vậy... Họ có thể giết chúng tôi chết chứ họ không thể giết được linh hồn của chúng tôi (khóc)... Vì linh hồn của chúng tôi đã thuộc về Thiên Chúa rồi... Thành ra đau lòng là như vậy... (NhânChungVuDapPhaTuongChua.mp3)}.
3) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Nguyễn Thành Năm và làm anh phải chết đi. Bằng chứng vợ nạn nhân tường thuật lại: (http://www.youtube.com/watch?v=LSCHLi-Agd0).
4) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Trần Thanh Việt, ra tòa ngày 26/1 sắp tới, chính nhân chứng tường trình lại sự việc: (http://www.youtube.com/watch?v=JXZtY7PeqG8).
5) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Lê Thanh Lâm, ra tòa này 26/1 sắp tới, chính nhân chứng tường trình lại sự việc: (http://www.youtube.com/watch?v=0srxa_Rxow4)
Chúng ta không thể chấp nhận được, đồng bào ơi, lẽ nào chúng ta lại chịu cúi đầu, há người Việt Nam chúng ta lại thua người dân Tunisia. Anh Nguyễn Thành Năm đã hy sinh, hôm nay, lại thêm 4 giáo dân đã quyết tâm hy sinh, bất kể sự hăm dọa của Nhà Cầm Quyền, lẽ nào chúng ta lại làm ngơ:
1) Têrêsa Nguyễn Thị Thế
2) Matthêu Nguyễn Hữu Liêm
3) Giuse Trần Thanh Việt
4) Tađêo Lê Thanh Lâm
4 giáo dân đã ký tên dưới đây rất xứng đáng là những anh hùng thời đại, chúng ta không thể nào bỏ rơi họ. Đừng sợ hãi nữa, hãy nhớ Thái Hà, người dân cầm nhánh thiên tuế, và bạo quyền phải lùi bước. Chuyện của Giáo Xứ Cồn Dầu là chuyện chung của toàn dân, tất cả chúng ta cùng đứng lên hỗ trợ cho Giáo Xứ Cồn Dầu.
Ngày 17 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS:
Thư của Giáo dân Cồn Dầu trước phiên tòa Phúc thẩm
Ngày 26/01/2011 tới đây, một lần nữa những anh chị em chúng con lại phải ra trước tòa để làm chứng cho công lý và sự thật. Đứng trước sự dữ, sự bất công như đã từng xảy ra với chúng con trước đây tại tòa sơ thẩm, chúng con tự hỏi: liệu công lý có được thực thi tại phiên tòa phúc thẩm tới đây không?
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
"Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ"
Cồn Dầu, ngày 16 tháng 01 năm 2011
Kính gửi: – Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Chủ Tịch HĐGM Việt Nam
– Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình
– Quý Đức cha, Quý Bề Trên các Dòng Tu
– Quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa
– Các hãng truyền thông và mọi người quan tâm đến sự kiện Cồn Dầu
Chúng con, các giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, là những nạn nhân đang chịu những bán án bất công của nhà cầm quyền Đà Nẵng, sẽ ra phiên tòa phúc thẩm vào ngày 26/01/2011, xin được gửi tới Quý Đức cha, Quý cha, cùng Quý vị lời chào kính trọng và lòng biết ơn của chúng con.
Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị,
Như quý đức cha và mọi người đều biết, chỉ vì muốn trấn áp tinh thần giáo dân hầu thực hiện việc giải tỏa trắng giáo xứ Cồn Dầu mà chúng con bị nhà cầm quyền Đà Nẵng bắt giữ khi tham dự đám tang bà Maria Đặng Thị Tân, bị đánh đập, tra tấn và phải ra hầu tòa trong phiên xử sơ thẩm ngày 27/10/2010, với hai tội danh: "Gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ".
Tại phiên tòa sơ thẩm, bất chấp tiếng nói lương tri, bất chấp những đề nghị đúng đắn, hợp pháp của Đức cha Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, nhà cầm quyền Đã Nẵng đã ngang nhiên thách thức công luận, coi thường pháp luật không những không cấp giấy bào chữa cho văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, mà còn áp đặt cho chúng con những bản án hết sức bất công.
Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị,
Mặc dù, nhà cầm quyền đã bất chấp công lý và sự thật, áp đặt cho chúng con những bán án bất công, nhưng qua phiên tòa sơ thẩm vừa qua, chúng con cảm nghiệm được thế nào là tình yêu của Mẹ Giáo hội. Chúng con đã nhận được biết bao sự quan tâm, lời động viên khích lệ, sự giúp đỡ cách này hay cách khác của quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và của đông đảo mọi người.
Chúng con xin cảm ơn Đức cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam đã theo dõi và kịp thời chỉ đạo Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi văn thư yêu cầu "chính quyền Đà Nẵng xét xử đúng pháp luật" vụ án Cồn Dầu.
Chúng tôi xin cảm ơn Quý Dân biểu Hoa Kỳ, đại sứ quán Hoa Kỳ, các ký giả và các hãng truyền thông khắp nơi đã đưa tin về sự kiện này.
Chúng tôi xin cảm ơn Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã đồng hành cùng chúng tôi trong công cuộc đi tìm công lý, mặc dù nhà cầm quyền Đà Nẵng đã bất chấp pháp luật bác bó yêu cầu của Quý vị để bào chữa cho chúng tôi.
Chúng tôi xin cảm ơn đồng bào trong và ngoài nước đã luôn quan tâm và sẻ chia với chúng tôi trong sự kiện đau thuơng này.
Chúng con cũng xin tạ ơn Thiên Chúa, vì nhờ những ngày tháng tù đày vừa qua, mà chúng con đã cảm nghiệm tình thương của Chúa, sự hy sinh gian khổ của các bậc tiền nhân đã cố công gây dựng, gìn giữ và phát triển Giáo hội qua bao thời.
Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị,
Ngày 26/01/2011 tới đây, một lần nữa những anh chị em chúng con lại phải ra trước tòa để làm chứng cho công lý và sự thật.Đứng trước sự dữ, sự bất công như đã từng xảy ra với chúng con trước đây tại tòa sơ thẩm, chúng con tự hỏi: liệu công lý có được thực thi tại phiên tòa phúc thẩm tới đây không?
Chúng con xin Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý vị thương cầu nguyện và giúp đỡ chúng con như đã giúp đỡ chúng con trong phiên tòa sơ thẩm vừa qua.
Chúng con xin chân thành cảm ơn.
Năm mới Tân Mão sắp về, chúng con kính chúc Quý Đức cha, Quý cha và mọi người một năm mới bình an, tràn đầy hồng ân Chúa.
Chúng con, những nạn nhân của Giáo xứ Cồn Dầu sắp ra phiên tòa phúc thẩm
Matthêu Nguyễn Hữu Liêm Tađêo Lê Thanh Lâm
Giuse Trần Thanh Việt Têrêsa Nguyễn Thị Thế
Nữ Vương Công Lý