Friday, April 15, 2011

Một nhóm lao động VN tại Mỹ tố cáo là nạn nhân của nạn buôn người


Buôn người

Theo đơn kiện của nhóm người lao động, họ bị cầm nhốt trong nhà và bị đối xử như những người phục dịch, bị hiếp đáp

Chia sẻ

Tin liên hệ

Một nhóm lao động người Việt Nam hôm nay đâm đơn kiện hai công ty Việt Nam ra tòa án liên bang ở Texas, Hoa Kỳ. 

Theo báo Chron xuất bản ở Texas và trang báo điện tử Pr-usa.net ngày 15/4, 13 người lao động đứng tên trong vụ kiện tố cáo rằng khoảng 50 người trong nhóm của họ đã xem quảng cáo trên truyền hình Việt Nam về các việc làm được trả lương cao, và mỗi người đã chi hàng ngàn đô la cho các lệ phí để được sang Texas làm việc. 

Theo đơn kiện, khi sang tới Mỹ, họ bị cầm nhốt trong nhà và bị đối xử như những người phục dịch, bị hiếp đáp, và phải sống trong các điều kiện tồi tệ. 

Hai công ty bị kiện là Interserco và Vinamotors có trụ sở tại Hà Nội, một phần do nhà nước làm chủ. 

Việt Nam mỗi năm xuất khẩu 85.000 lao động trong các lĩnh vực như xây dựng, câu cá, và các khâu ngành sản xuất ra nước ngoài thông qua các công ty xuất khẩu lao động tư nhân hay của nhà nước.

Nguồn: Chron, Pr- usa.net

PHIẾU CUNG CẤP THỊT CƠ ĐỘNG


phoca_thumb_l_thienduong_cs_7.jpg

phoca_thumb_l_thienduong_cs_17.jpg


hai mươi năm gam?!

phoca_thumb_l_thienduong_cs_9.jpg
cà-vẹt xe đạp tài sản giá trị tương đối lớn thời thời bấy giờ .
sau 1975 xe đạp đưa vào Miền Nam còn đeo lủng lẳng bảng số nơi khung xe .

phoca_thumb_l_thienduong_cs_26.jpg

phoca_thumb_l_thienduong_cs_25.jpg

phoca_thumb_l_thienduong_cs_11.jpg

Sau phần Tem phiếu của 'bác' LÀ : NỢ CỨT

Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.

Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.
Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.

Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông."

Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt./.

( theo ba cây trúc )

nguoithathoc1959

5
0
 
Rate This

Chuyến Đò Vĩ Tuyến, và ước nguyện người con gái bên sông Bến Hải


"Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến.."

(Lam Phương)

Ngày xưa bao ước nguyện của người con gái đưa người vào phương Nam thanh vượt qua Vĩ tuyến, cam tâm ở lại miền Bắc dưới sự cai trị của Cọng sản mong một ngày bóng chàng về giải phóng Thăng long.
Lịch sử đã phủ phàng cắt đứt bao niềm mơ ước của người con gái đó và cũng như bao triệu tâm hồn của người miền Bắc di cư tìm ánh sáng tự do và mơ ngày giải phóng miền Bắc khỏi ách cai trị của chủ nghĩa Cộng sản.

Và giá như ước mơ chúng ta đã trở thành hiện thực cho cả miền Nam với chế độ cọng hòa, Vận nước không quá điêu tàn và nếu bạn bè chí tình, trọn tình trọn nghĩa thì VN chúng ta làm gì phải chịu cảnh đau lòng của hàng chục vạn ngừơi dân Việt phải bỏ mình trong biển lạnh hay rừng sâu núi thẳm và đâu phải chịu cái ách đọa đày của chế độ tham tàn nham hiểm , hà khắc cùng độc tài của Hà nội hiện tại. Giá như đoàn quân phương nam về giải phóng Thăng long trong lời nguyền người con gái đưa ngừơi yêu qua bờ vĩ tuyếnthì đất nước chúng ta làm gì phải chịu đựng nỗi đe dọa của thảm họa Bắc thuộc lần TƯ -

Hò … hớ …. hò …. hơ …
Em và cùng anh xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long
Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng

Nhớ về 30 tháng Tư 1975 những ai còn một tấm lòng với quê hương cũng không khỏi đau lòng nhìn về cố hương thương cho một dân tộc đang bị băng hoại dần mòn về nhiều mặt nhất đang chịu nô lệ dưới sức ép của đế quốc Tàu đỏ trong hình thức mới.

Càng thương cho thân phận và nỗi niềm "người con gái bên bờ vĩ tuyến" cùng ước mơ của mấy triệu ngừơi miền Bắc di cư vào phương Nam để quê nhà "điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm" cùng hàng triệu con dân đất Việt phải bỏ nước ra đi vì thảm họa của làn sóng đỏ trong cái tháng Tư bi thiết 1975 chúng ta lại càng căm hờn bọn cầm quyền cùng phường giá áo túi cơm bán nước cầu vinh bỏ quên quá khứ cùng lịch sử oai hùng non sông đất Việt.

xuân khê tưởng niệm tháng tư Đen 1975
15/4/2011

Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng thêm lỗ thủng lớn


Ông Nguyễn Tấn Dũng là người nâng cao quyền hành của chức thủ tướng lên đỉnh cao nhất trong lịch sử hệ thống cai trị cộng sản ở Việt Nam. Vị thủ tướng đầu tiên là ông Phạm Văn Đồng gần như không có quyền nào cả; tất cả các quyết định cho guồng máy nhà nước thi hành đều nằm trong tay chức tổng bí thư. Các ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt đã đoạt được nhiều quyền hơn nhờ thế lực và vây cánh của họ lên cao gần bằng những người nắm chức tổng bí thư. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng thì đã lấn áp cả Nông Đức Mạnh và sẽ qua mặt luôn cả Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì Nguyễn Tấn Dũng là vị thủ tướng đầu tiên giành quyền kiểm soát các công ty quốc doanh vào trong tay mình.

Ông Phan Văn Khải đã đặt ra hệ thống các tổng công ty, vì muốn bắt chước các chaebol của Nam Hàn; nghĩ rằng công ty càng lớn thì càng làm ăn giỏi. Đó là một ảo tưởng. Ở Đại Hàn người ta thành công vì trên căn bản các đại công ty là của tư nhân, họ làm việc lời ăn lỗ chịu, cho nên phải cố gắng kiếm lời. Còn ở Việt Nam thì các tổng công ty do nhà nước cai quản, các vị quản đốc tiêu tiền chùa, nếu tiền mất tật mang thì không phải họ mang tật mà công quỹ gánh chịu, toàn dân Việt Nam sẽ mang thương tích!

Lúc mới lên, ông Nguyễn Tấn Dũng đặt ra một hình thức công ty mới, gọi là tập đoàn. Tại sao gọi tên tổng công ty không đủ mà lại phải đổi? Thứ nhất là những chữ Tập đoàn Kinh tế rất thông dụng ở Trung Quốc; dùng cùng một danh từ như Trung Quốc là noi theo chính sách của Hồ Chí Minh đời trước. Ông Hồ đã có công nhập cảng rất nhiều danh từ của phương bắc, như chỉnh huấn, cải tạo lao động, đấu tố, đảm bảo, hộ lý, vân vân. Lý do thứ hai là nhân dịp đặt tên mới, sẽ tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nuớc, ông Nguyễn Tấn Dũng có cơ hội "tái cấu trúc" bằng cách tập trung tất cả các Tập đoàn Kinh tế vào trong tay phủ thủ tướng! Trước kia các công ty than đá, dầu khí thuộc một bộ, các công ty vận tải hay tin học, viễn thông thuộc những bộ phụ trách các ngành này. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã rút tất cả ra khỏi quyền kiểm soát của các bộ trưởng để tập trung vào tay mình. Có thể coi ông là ông chủ lớn của tất cả các Tập đoàn Kinh tế và tổng công ty thuộc nhà nước Việt Nam! Cho nên phải gọi chung tất cả các xí nghiệp đó là Tập đoàn Kinh tế Nguyễn Tấn Dũng!

Nắm các doanh nghiệp nhà nước là nắm quyền ban phát ân huệ. Tất cả các vị quản đốc doanh nghiệp nhà nước từ trên xuống dưới được hưởng địa vị, lương bổng, quyền hành, là do ông thủ tướng ban cho. Quyết định đặt một nhà máy ở đâu, cho ai vay mượn, cũng nằm trong tay ông thủ tướng. Nghĩa là các bí thư tỉnh, thành, quận huyện, vân vân, đều phải tìm đến cửa ông thủ tướng để vận động xin ân huệ! Vì thế, trước kỳ đại hội đảng Cộng sản vừa qua, cả nước nghĩ rằng ông Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi sau những chính sách mất lòng dân và thất bại kinh tế thấy rõ như ban ngày (Vinashin, lạm phát phi mã, bô xít, cho thuê rừng vân vân) nhưng cuối cùng Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết phải ra đi chứ ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn vững như bàn thạch! Trong số các đại biểu đi bỏ phiếu có bao nhiêu người đã được Nguyễn Tấn Dũng ban phát ân huệ?

Nhưng Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng lèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam đi về đâu? Ngày hôm qua, bản tin Bloomberg News loan báo một nhà phân tích của Công ty Standard & Poor's là ông Kim Eng Tan, ở Singapore-based đã báo động rằng nước Việt Nam có ổn định hay không tùy thuộc khả năng chính quyền có giảm bớt được tốc độ gia tăng của tổng số ngân hàng cho vay hay không. Năm ngoái, công ty S&P cùng với hai công ty thẩm lượng tín dụng Moody's và Fitch Ratings đều đã đánh điểm tín nhiệm của nước Việt Nam rớt xuống hạng "đầu tư nhiều rủi ro." Trước những vụ xì căng đan như Vụ Vinashin không có tiền nhỏ trả định kỳ cho những món nợ khổng lồ hàng tỷ đô la, các ngân hàng quốc tế mất lòng tin vào khả năng trả nợ của cả nước Việt Nam, điểm tín nhiệm tất nhiên phải xuống thấp. Bản tin Bloomberg cũng nhắc nhở rằng cán cân mậu dịch thâm thủng của nước ta lên tới 1.15 tỷ mỹ kim trong tháng Ba, cao hơn số khiếm hụt 1.11 tỷ vào tháng Hai. Số dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn $12.4 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2010 so với $14.1 tỷ năm 2009 và $23 tỷ năm 2008, theo con số của Ngân hàng Thế giới.

Với số dự trữ ngoại tệ không đủ để trả một tháng hàng nhập cảng, tất cả các nhà cung cấp nước ngoài khi bán hàng cho người Việt Nam sẽ rất dè dặt không dám bán chịu, và các nhà nhập cảng trong nước sẽ khó đi vay nợ quốc tế để mua hàng. Ông Kim Eng Tan mô tả là các doanh nghiệp Việt Nam đang "chiến đấu vất vả" để có ngoại tệ cho họ tiếp tục làm ăn! Tất nhiên hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng giá; thêm một nguyên nhân khiến giá sinh hoạt lên cao, ngoài những lý do dễ thấy là điện, xăng tăng giá, hối suất đô la Mỹ lên cao, dân lo đổi tiền mặt lấy hàng hóa để ngừa lạm phát. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã tăng lên tới 14% trong tháng Ba vừa qua đúng như đã được tiên đoán.

Nhìn vào các con số đó, phải kết luận Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang ăn vào vốn, loay hoay không thấy đường thoát! Trong khi đó, tập đoàn này lại càng ngày càng sa lầy trong các vụ xì căng đan không thể bưng bít được. Vụ Vinashin thua lỗ hàng tỷ mỹ kim chưa biết sẽ giải quyết ra sao, lại thêm một cái "lỗ thủng lớn" mới được khui ra, là vụ công ty tài chánh ALC II, tức Công ty Cho thuê Tài chính II thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, còn gọi là Agribank.

"Cho thuê Tài chánh" là một từ mới, quen gọi là lease financing trong thuật ngữ tài chánh tiếng Anh, người Trung Quốc gọi là "tô nhấm (cho thuê) lý tài (cho vay)" ở Đài Loan gọi là "tô nhấm tài phí," và cả hai còn dùng chung thuật ngữ là Tô Nhấm Trù Tư. Nó bao gồm hai hoạt động: Cho vay tiền (tài chánh), và Cho thuê những máy móc, dụng cụ, thiết bị mua được nhờ số tiền cho vay đó. Nói giản dị, công việc của ALC II là cho vay nợ, cũng giống như ngân hàng vậy. Điểm mới mẻ là khi dùng thủ tục "lease financing" này thì ngân hàng chủ nợ không đưa tiền cho con nợ, tức người đi vay. Chủ nợ sẽ mua các máy móc, thiết bị mà người vay cần, rồi sau khi mua về sẽ cho người vay sử dụng các máy đó trong thời hạn của món nợ. Con nợ sẽ phải trả tiền lãi và vốn định kỳ, không khác gì quý vị ở Mỹ trả nợ khi đi vay tiền mua nhà. Khác với các món nợ mua nhà, những máy móc mà con nợ lease financing sử dụng vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng chủ nợ.

Làm ăn trong ngành "Cho thuê Tài chánh" như vậy phải coi là "ăn chắc!" Ngân hàng cho thân chủ vay tiền mua máy, nhưng ai cũng chỉ cho vay sau khi đã xem xét dự án họ muốn dùng cái máy đó vào việc gì. Tất nhiên, ngân hàng sẽ phải coi dự án đầu tư đó có lời hay không, có sinh ra tiền để trả nợ hay không rồi mới đưa tiền cho vay chứ? Ăn chắc hơn nữa, là cái máy đưa cho thân chủ sử dụng đó trước sau nó vẫn thuộc sở hữu của ngân hàng. Theo hợp đồng, nếu người vay không trả được tiền hàng tháng là ngân hàng cứ tới đem cái máy đó về nhà mình! Nó khác với cái nhà mà quý vị vay tiền để mua, vì quý vị là chủ nhân cái nhà đó; ngân hàng muốn xiết nợ thì phải đi qua tòa án rất lôi thôi!

"Cho thuê Tài chánh" là một ngành làm ăn rất chắc chắn như vậy. Nhưng khi dụng cụ tài chánh đó được trao cho Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng thì nó lại nát như tương! Thiên tài của ông thủ tướng và của cái đảng Cộng sản (mà ông đang làm lãnh tụ không ai thay thế được) là cái gì hay ho đến đâu, khi đưa vào tay các ông nó cũng nát bét!

Ban kiểm toán công ty ALC cuối tháng 10-2010 cho biết, năm 2009 ALC II lỗ tới 3.004 tỷ đồng bạc Việt Nam (gấp 8,5 lần vốn điều lệ chỉ có 350 tỷ). Công ty ALC II làm thất thoát số tiền của Nhà nước tới 4.617 tỷ đồng. Trong số các món nợ có đến 60% là nợ xấu, tức là người vay không trả được đúng hạn! Trong ba tháng cuối năm 2009, ALC II thiếu 1.763 tỷ đồng không có tiền để trả ai hết; và đến cuối năm 2010 đã thất thoát 4000 tỷ.

Đúng là tiêu tiền chùa!

Theo báo Tiền Phong, công ty ALC II được thành lập năm 2006, đã đưa quá nhiều tiền cho các công ty ít vốn và mới thành lập vay; tiền đầu tư tập trung vào ngành vận tải biển quá lớn (chiếm 56,6% tổng số nợ), là ngành mà họ không có kinh nghiệm! Kinh khủng hơn nữa là công ty ALC II đã mua những thứ máy móc từ các công ty không có quyền sở hữu trên các máy móc đó! Blog của Đào Tuấn kể chuyện: "Công ty ALC II mua một xe cẩu thuỷ lực 250 tấn của Công ty… Quang Vinh với giá 65 tỉ đồng. Trong khi đó, chỉ 7 ngày trước, Quang Vinh mua chiếc xe này với giá chỉ chưa tới 32 tỉ đồng!" Quang Vinh được lời 33 tỷ trong một tuần, đúng là tiền trên trời rớt xuống! Thế mới là Vinh Quang!

Tiêu tiền Chùa như thế, nhưng tiền chùa ở đâu ra? Báo Tiền Phong cho biết, "ALC II còn rất mạnh tay trong huy động vốn với mức huy động vượt trần lãi suất, thậm chí thoát ra khỏi hạn mức bảo lãnh của Agribank" tức là ngân hàng mẹ đẻ! Ông Nguyễn Thế Bình, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Agribank chỉ biết nói: Chúng tôi cũng có trách nhiệm!

Đây là một thủ thuật ăn cướp giữa ban ngày: Công ty ALC II, một thứ ngân hàng thuộc Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng, đã nhân danh "lợi ích chung" đi vay tiền của các ngân hàng quốc doanh cũng thuộc Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng, lãi suất cao bao nhiêu cũng chịu. Sau đó, đem tiền đi mua máy móc, thí dụ cái cần cẩu, với giá bao nhiêu cũng trả. Thế là 33 tỷ đồng của nước Việt Nam, của 85 triệu người Việt Nam được "đánh bùn sang ao" chuyển vào tay một nhóm tư nhân! Có bao nhiêu nhóm đã hưởng lộc trời như vậy? Những ai đứng đằng sau họ? Chỉ có Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng biết với nhau mà thôi!

Những thành viên trong Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng có đủ cách moi tiền công quỹ. Blog của Đào Tuấn cho biết, "Tổng công ty xăng dầu lỗ 3.600 tỷ chỉ trong 3 tháng." Làm thế nào để khỏi bị lỗ? Đã có cách: "Họ xin có một tỷ giá riêng!" Tức là người thường muốn đổi lấy một đô la Mỹ phải trả 18 đến 21 ngàn đồng Việt Nam. Nhưng một công ty thuộc Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng có thể xin Ngân hàng Nhà nước cho đổi đô la với giá thấp hơn! Ví dụ chỉ cần 12,000 đồng đổi được một đô la, thì coi như "nhân dân" Việt Nam vừa mới trợ cấp cho công ty xăng dầu 6000 đồng. Họ đổi một lần độ 100 triệu đô la thì toàn dân Việt Nam vừa mới đóng góp cho Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng 600 ngàn tỷ đồng bạc!

Toàn dân Việt Nam đang bị rút ruột một cách tinh vi như thế! Nhưng cũng có một số người sẽ chịu tai nạn trực tiếp vì vụ ALC II này. Blog của nhà báo Bút Lông báo tin rằng nếu ALC II phá sản thì "Quỹ Hưu Bổng Xã Hội của các công chức về hưu có thể mất 610 tỉ đồng vì đã đầu tư 1.010 tỉ đồng vào ALC II. Ngân hàng mẹ, tức là Ngân hàng mẹ Agribank chỉ bảo lãnh đến mức 400 tỉ đồng mà thôi!

Quý vị công chức nghỉ hưu nếu mất tiền hưu bổng có thể được an ủi: Trong tai nạn lớn của toàn dân thì những mất mát của mình còn quá nhỏ! Quý vị đã hy sinh cả đời phục vụ cho một tập đoàn thống trị; nay chịu hy sinh thêm một chút nữa cũng được. Có thể Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng sẽ tặng cho mỗi vị một huy chương anh hùng kinh tế!

Hết cái lỗ hổng Vinashin lại đến cái lỗ ALC II! Đã bao năm khai thác tài sản của nước Việt Nam, sức lực của người Việt Nam, không biết bao giờ đến lượt cái tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng mới về hưu?

7
0
 
Rate This

Thu 100.000 USD trong vụ buôn ngoại tệ trái phép


Ngày 14/4, tại một cửa hàng kinh doanh vàng bạc ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), công an Hà Nội bắt quả tang vụ mua bán trái phép 100.000 USD cùng hơn 8.000 Euro.
Mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do sẽ bị phạt

Vụ việc do Đội chống buôn lậu Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an Hà Nội) phát hiện. Cửa hàng kinh doanh vàng bạc trên thuộc Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Hồng Dương ở phố Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm.

Đây là lần thứ hai, nhà chức trách phát hiện việc mua bán đô la trái phép ở Hà Nội. Ảnh minh họa:Hoàng Hà.

Theo cơ quan công an, số tiền trên của cửa hàng vàng bạc Minh Thiết (ở Ninh Bình) được đưa về Hà Nội để bán lại cho cửa hàng vàng bạc Hồng Dương. Hiện, toàn bộ tang vật đã bị tạm giữ để điều tra xác minh.

Đây là vụ mua bán ngoại tệ trái phép lớn thứ hai tại Hà Nội bị phát hiện kể từ khi lực lượng chức năng siết chặt hoạt động thu đổi ngoại tệ. Trước đó, tối 8/3, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm) bắt quả tang một vụ mua bán trái phép với số tiền hơn 390.000 USD.

Thái Thịnh

TP.HCM: Giao thông hỗn loạn vì đèn tín hiệu tắt ngúm


15/04/2011 17:20:38

Một loạt đèn tín hiệu giao thông tê liệt trên nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM khiến cho tình trạng giao thông hỗn loạn dù lực lượng CSGT đã tăng cường đứng chốt và phân luồng.

Sáng 15/4 tại một số tuyến đường, đặc biệt ngay ngã ba, ngã tư và một số bùng binh nội thành TP.HCM hệ thống đèn giao thông rơi vào tình trạng "có cũng như không".

Vừa mới thoát ra bùng binh Dân Chủ (Q.10), anh Trần Trọng Hải (ngụ ở đường 17, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) thở phào cho biết, phải bon chen lắm mới vượt qua điểm kẹt này, tuy nhiên giờ cũng đã muộn giờ làm tới hơn 20 phút.

Do nhà ở xa nên ngày nào cũng đi sớm nên đến công ty luôn đúng giờ. Tuy nhiên, sáng nay đến vòng xuyến này đành giậm chân tại chỗ gần 30 phút, chủ yếu do đèn tín hiệu không hoạt động nên giao thông rơi vào hỗn loạn, anh Hải nói.

Tương tự, một số ngã ba, ngã tư trọng điểm khu vực trung tâm TP như CMT8 giao với Bùi Thị Xuân, Trần Hưng Đạo giao Nguyễn Thái Học (Q.1), Lê Thánh Tôn giao Thái Văn Lung (Q.1), hay một số nút giao thông khác như Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh), Hải Thượng Lãn Ông giao Triệu Quang Phục (Q.5), Lương Định Của giao Liên tỉnh lộ 25B (Q.2)... giao thông đều bị ùn ứ vào giờ cao điểm bởi hệ thống đèn giao thông ngừng "nháy".

 

Lực lượng CSGT TP phải tăng cường thêm người để phân luồng xe tại khu tam giác Bùi Viện - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học (quận 1) do đèn giao thông tê liệt trong giờ cao điểm sáng 15/4

 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Võ Tuấn Huy, Phó Giám đốc Kỹ thuật Công ty Điện lực Sài Gòn, thuộc Tổng Công ty Điện lực TP khẳng định, trong sáng nay tại các khu vực nêu trên hoàn toàn không bị cúp điện, có khả năng hệ thống đèn bị trục trặc.

Tuy nhiên, ông Trần Trọng Huệ - Giám đốc Công ty Chiếu sáng công cộng TP nói ngắn gọn: "Chúng tôi không biết, cần phải xác minh lại".

Còn ông Nguyễn Anh Vũ - Trưởng ban Quan hệ cộng đồng thuộc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, cho biết, hệ thống đèn tín hiệu giao thông có đường dây ưu tiên (có hai đường dây điện) nên hầu như không xảy ra mất điện. Nếu nguồn dây điện này mất, lập tức sẽ có nguồn dây khác tự động cung cấp điện ngay cho đèn tín hiệu. Chỉ trừ một số trường hợp bất khả kháng mới chịu thua. Điện lực TP cũng quy định khi sửa chữa, bảo trì đường dây cũng không thể quá 2 giờ đồng hồ và cố gắng không để mất điện tại những khu vực ưu tiên.

Được biết, trong tháng 4 này, điện lực TP đảm bảo đủ cung cấp nguồn điện cho TP.HCM. Trong khi, trước đó, TP dự báo trong mùa khô năm nay (đặc biệt tháng 4 và 5) sẽ thiếu hụt khoảng 2 triệu kWh điện/ngày.

Theo báo cáo mới đây nhất của Tổng công ty điện lực TP (EVN HCMC), hiện tại sản lượng điện bình quân toàn TP dao động khoảng 43 – 45  triệu kWh/ngày. Dự kiến trong 3 tháng (4, 5, 6), EVN HCMC chỉ cấp điện trong khoảng 50 đến 60 triệu kWh/ngày.

 

Bùng binh Dân Chủ (Q.10) - nút giao thông tâm điểm của trung tâm TP rơi vào tình trạng giao thông hỗn loạn vì đèn tín hiệu giao thông không hoạt động. Ảnh chụp lúc gần 8h sáng 15/4
Hệ thống "đèn xanh đèn đỏ" tại ngã tư Hải Thượng Lãn Ông giao với Triệu Quang Phục (Q.5) tắt ngúm trong giờ cao điểm sáng ngày 15/4
Các nút giao thông trọng điểm khu vực nội thành đều rơi vào tình trạng "có đèn tín hiệu cũng như không"
Tắc đường tại một ngã ba trung tâm TP vì đèn tín hiệu giao thông không hoạt động
Đường Bùi Thị Xuân giao với CMT8 (Q.1) cũng rơi vào tình trạng trên
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) cũng bị cắt đèn tín hiệu
Người đi đường chen nhau vượt qua tại ngã tư Lê Thánh Tôn giao Thái Văn Lung (Q.1). Ảnh chụp 11h trưa 15/4
Cận cảnh hệ thống đèn tín hiệu giao thông ngừng sáng vì cắt điện
Kể cả khu vực ngoại thành cũng rơi vào tình cảnh đèn tín hiệu giao thông không phát sáng. Ảnh chụp tại đường Liên tỉnh lộ 25B giao Lương Định Của (Q.2)

Hà Tuấn - Văn Tính