Saturday, April 23, 2011

Xin Mô.t Lâ`n La('ng Nghe - GS Pha.m Minh Hoàng

Bài viết rất công phu, với nhiều dữ liệu cho một thảm họa ô nhiễm môi sinh trong hiện tại và tương lai.
 
 
 
Xin một lần lắng nghe ! Jul 3, '09 1:44 PM
for everyone

Vào sáng ngày 30/6/2009, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International, AI) đã đưa ra một báo cáo cực kỳ bi quan về tình hình tại cửa sông Niger thuộc Nigeria, theo đó sự khai thác dầu lửa tại đây đã đẩy 30 triệu người vào cảnh cơ hàn mà AI gọi là "một thảm họa về quyền làm người". Theo báo cáo này thì người dân sinh sống trong vùng phải uống nước ô nhiễm, ăn cá (khi mà họ có cơ may bắt được) nhiễm đủ thứ mầm bệnh xuất phát từ dầu lửa và các hóa chất độc hại., và trái ngược với những hứa hẹn ban đầu của chính phủ về một tương lai sung túc từ mỏ vàng đen, người dân lại trở nên cùng khổ hơn cả lúc trước.

Đọc bản tin này mà chúng tôi bỗng giật mình, vì những gì nằm trong báo cáo của AI không thấm tháp gì với những gì đang xảy ra trên đất nước VN, và báo hiệu một thảm kịch còn trầm trọng hơn cả những gì đang xảy ra ở cửa sông Niger. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường sau những năm tháng cật lực chạy theo những chỉ tiêu phát triển.

Nói đến vấn đề này chắc mọi người sẽ nghĩ ngay đến 76km của sông thị Vải chảy qua 3 tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa hàng đầu của cả nước là Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TPHCM. Theo báo Người Lao Động tháng 3/06 thì dòng sông hiện như một túi thuốc độc khổng lồ, đe dọa đến cuộc sống và tính mạng của cư dân trong khu vực. Ngoài công ty Vedan đã bị xem như là thủ phạm số 1, còn ít ra là 6 khu công nghiệp cũng như hàng chục nhà máy lớn nhỏ hàng ngày đổ vào đây gần 20.000 m3 nước thải công nghiệp.Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (MCE) thì hàm lượng khí độc NH3 và H2S trong thủy vực sông rất cao so với ngưỡng thích hợp cho điều kiện phát triển bình thường của các loài thủy sản. Cụ thể, giới hạn cho phép NH3 trong môi trường nước phải nhỏ hơn 0,6 mg/lít và H2S nhỏ hơn 0,005 mg/lít, nhưng thực tế trên sông Thị Vải thành phần khí độc hiện đang ở mức 1,73 và 0,8. Bên cạnh đó, hàm lượng ô xy trong nước cũng rất thấp (1,2 mg/lít), dưới ngưỡng cho phép để duy trì sự sống. Sự ô nhiễm không chỉ đe dọa đến các thủy sản, đến mạng sống con người mà thậm chí các tàu của Nhật Bản không chịu cập cảng Gò Dầu A và B cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đóng tại KCN Gò Dầu (huyện Long Thành, Đồng Nai) vì cho rằng, sông Thị Vải ô nhiễm nặng bào mòn nhanh vỏ tàu và gây bệnh cho thuỷ thủ, đã cho thấy một sự trả giá trầm trọng hơn: Sản xuất của các nhà máy có thể bị đình đốn vì thiếu nguyên liệu và công nhân phải nghỉ việc vì các loại bệnh do tình trạng ô nhiễm gây ra.

Không riêng gì sông Thị Vải mà hầu hết các con sông lớn của miền Nam chảy qua các khu công nghiệp đều lầm vào tình trạng tương tự. Vào tháng 4/06, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM phối hợp với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh ngăn chặn việc xả chất thải xuống sông Sài Gòn nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho TP. Thực ra thì tình hình đã nghiêm trọng hơn đánh giá của Sawaco rất nhiều: hóa chất độc hại cùng hàng trăm tấn cá thối rữa đã hòa vào nước sông Sài Gòn rất lâu khiến hàng trăm tấn cá bè của các hộ dân chết sạch. Cá sống tự nhiên cũng chết, xác nổi trắng mặt sông... Xác cá chết quá nhiều, không kịp thu gom xử lý nên đã thối rữa, làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân TP.HCM. Chính quyền các cấp nghi cho Nhà máy cao su Dầu Tiếng, Công ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng và Nhà máy mì Miwon nhưng không hiểu vì lý do gì không đưa ra được kết luận sau cùng.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Sài Gòn không phải là vấn đề mới. Lãnh đạo NMNTH nói mặc dù là đơn vị sử dụng trực tiếp nguồn nước sông Sài Gòn nhưng không đủ thẩm quyền để giải quyết vấn đề ô nhiễm mà chỉ "kêu gào" với các cơ quan quản lý địa phương, Sở Tài nguyên - môi trường, thậm chí đến UBND TP.HCM. Tuy nhiên, liên tục nhiều năm nay tiếng kêu chưa thấu "trời xanh" nên việc ô nhiễm vẫn ngày càng diễn biến nghiêm trọng.

Chuyện ô nhiễm sông Thị Vải và sông Sàigòn chỉ là một khía cạnh của vấn đề ô nhiễm, vì ta còn phải kể đến ô nhiễm không khí. Một kết quả phân tích gần đây của Trung tâm phân tích thí nghiệm TP.HCM cho thấy lượng benzen trong không khí tại các trục giao thông chính của thành phố đã lên đến mức báo động đỏ với nồng độ benzen trung bình là 33,6 micro gam/m3, cao gấp 6,72 lần tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Sự ô nhiễm ấy xuất phát từ chất thải của 116 khu đô thị có quy mô khác nhau; 47 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung; trên 50.000 cơ sở sản xuất công nghiệp; 73 bãi rác; hàng nghìn cơ sở chăn nuôi có quy mô công nghiệp; hàng chục bến cảng... kế tiếp còn phải kể đến ô nhiễm do tình trạng phá rừng, tình trạng lạm dục thuốc bảo vệ thực vật, khai thác nước ngầm...

Chuyện ô nhiễm sông Thị Vải và sông Sàigòn cũng không phải là vấn đề cá biệt, nhiều báo cáo cũng nói rằng toàn bộ lượng nước thải của Hà Nội đều thoát qua hệ thống cống thoát nước và 4 sông tiêu chính của là Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu. Tóm lại, ô nhiễm đã là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng từ Nam chí Bắc, đe dọa sự sống của hàng chục triệu người và có di họa cho các thế hệ sau.

Cái giá của tăng trưởng ?

Khi các địa phương tiến hành xây dựng các Khu Công Nghiệp (KCN) và Khu Chế Xuất để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, các nhà khoa học đã từng cảnh báo: Phải làm cẩn thận, đừng hy sinh môi trường để đổi lấy đô la! Ở thời điểm này, với sông Đồng Nai và sông Thị Vải, lời cảnh báo này đã không còn giá trị, vì 2 con sông này đang "chết". Ngược lại, cách đặt vấn đề của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thời ấy (2006) là ông Mai Ái Trực: "Liệu lợi nhuận thu được từ công nghiệp có đủ bù đắp chi phí phải trả cho việc cải thiện môi trường?" lại là vấn đề thời sự. Theo tính toán của cơ quan môi trường 12 tỉnh, thành nằm trên lưu vực sông Đồng Nai, thời điểm này phải cần ít nhất 1.500 tỉ đồng mới có thể cải tạo và bảo vệ được nguồn nước của con sông này. Còn theo tính toán của các nhà khoa học, trong trường hợp nước trên sông Đồng Nai ô nhiễm hữu cơ với nồng độ BOD5 đạt 10 mg/lít, công nghệ xử lý nước đang áp dụng tại Nhà máy Nước Thủ Đức sẽ không bảo đảm chất lượng nước cấp. Do đó, từ nay đến năm 2010, những người sử dụng nguồn nước từ Nhà máy Nước Thủ Đức phải góp thêm 2.100 tỉ đồng mỗi năm gọi là khoản phí tăng thêm để cải tạo hệ thống xử lý nước hiện tại. Rõ ràng, để thu được lợi nhuận từ sản xuất công nghiệp thời gian qua, chúng ta đã hy sinh cả môi trường sống. (Báo NLĐ, 3/06)

Rõ ràng là với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, VN đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố vào tháng 3/08 cho thấy VN có hai thành phố là Hà Nội và TPHCM nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng , về nồng độ bụi, Hà Nội và TPHCM chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Rồi theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, VN đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á. Theo Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam gây thiệt hại khoảng 5% GDP mỗi năm. Nhiều chuyên gia còn tính rằng nếu tính đến cả các tổn thất môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của VN sẽ chỉ là 3 - 4%

Nhìn về tương lai.

Theo các nhà khoa học, riêng chỉ để cải tạo nguồn nước sống Đồng Nai sẽ vào khoảng 1500 tỉ, nhưng để giải quyết vấn đề tận gốc phải xây dựng các hệ thống cống ngầm tập trung nước thải để xử lý; xây dựng các tuyến cống bao kết hợp các giếng tách để thu gom nước thải và nước mưa bị ô nhiễm nặng đưa về khu xử lý nước thải; xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng; giảm nguồn gây ô nhiễm từ bên trong kênh mương bằng cách nạo vét bùn cặn lắng và tăng cường khả năng thoát nước, thu gom rác thải trên kênh mương. Tóm lại toàn những chuyện ...bất khả thi và viễn ảnh sống với ô nghiễm có lẽ cũng còn lâu lắm.

Họa vô đơn chí, giải quyết ô nhiễm đang trong ngõ cụt, thì VN lại chuẩn bị đón thêm một thảm họa khác : chuyện khai thác bauxite ở Tây nguyên.

Bài viết này không có tham vọng trình bày những nguy hại của việc khai thác bauxite vì nó đã được nói rất nhiều trên các diễn đàn. Ở đây tôi chỉ muốn làm một cái gạch nối giữa hai cái hiểm họa, một cái thì như nước dâng tới cổ, cái kia thì đang lơ lửng trên đầu.

1. Nhà nước đã quy định, khi một dự án đầu tư được cấp phép hoặc một KCN trước khi đi vào hoạt động, hệ thống xử lý nước thải là tiêu chí bao giờ cũng được đặt trong tốp đầu để cơ quan chức năng xem xét cấp giấy phép hoạt động. Nhưng không hiểu vì sao, các địa phương có nền công nghiệp mạnh của cả nước như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương lại quá lơi lỏng trong việc thực hiện quy định này. Một quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai thừa nhận: "Lo ảnh hưởng tiến độ hoạt động của các KCN, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, nên các cơ quan chức năng đã "nhẹ tay" khi xem xét về tiêu chuẩn môi trường. Không ngờ bây giờ hậu quả để lại quá lớn!". Đối với các doanh nghiệp tầm vóc Vedan hoặc mì Miwon mà chúng ta còn nhẹ tay thì trong trường hợp bauxite, đối tác của chúng ta là cả một nhà nước khổng lồ thì sự nhân nhượng còn tới đâu ?

2. Chuyện "đổi môi trường lấy đô la" và những hệ lụy của nó không phải chỉ xảy ra ở VN mà có ở khắp các nước phát triển, đặc biệt là ở châu Á, một nơi người dân có thói quen coi thần phục chính quyền. Điều này còn đặc biệt đúng ở Trung Quốc. Sau hơn 3 thập niên cải cách, với mức tăng trưởng hai con số đến ngày nay họ bắt đầu phải trả giá : Mưa a-xít đang đổ xuống 1/3 lãnh thổ. Một nửa lượng nước tại 7 con sông lớn hoàn toàn không thể sử dụng. 1/4 dân số không được tiếp cận với nước sạch. 1/3 dân cư đô thị phải hít thở không khí ô nhiễm. Chỉ có chưa tới 20% rác thải tại các đô thị được xử lý bằng các biện pháp thân thiện môi trường. Năm trong số 10 thành phố ô nhiễm nặng nhất thế giới thuộc về Trung Quốc. 76 thảm họa môi sinh đã xảy ra trong đó 8 vụ được coi là trầm trọng chẳng hạn như vụ nổ nhà máy hóa chất trên sông Tùng Hoa tháng 11/2006. Hơn phân nửa trong số 21.000 công ty hoá chất đặt gần sông Dương Tử và sông Hoàng Hà - nguồn nước uống cho hàng triệu dân và những tai nạn có thể dẫn đến "những hậu quả thảm khốc". Kể từ năm 2001, lượng nước thải và chất thải công nghiệp tuôn vào các sông hồ ở TQ tăng lên hàng năm. Trong năm 2004, hơn 200 triệu tấn nước thải và 200 triệu tấn chất thải công nghiệp đổ vào các sông hồ ở nước này....Điều đó cắt nghĩa một phần tại sao họ lại đóng cửa các mỏ bauxite và nằng nặc đòi khai thác cho bằng được mỏ Tây nguyên VN. Và với những gì đã xảy ra trên đất nước về thảm họa môi trường mà TQ còn không chế ngự được, thực là khó để nói rằng họ sẽ tôn trọng những quy định về môi sinh Bộ Tài Nguyên & Môi Trường chúng ta.

3. Như đã nói ở trên, ngay từ khi các KCN đầu tiên ra đời, các nhà khoa học đã có lời cảnh báo, và với nhưng gì chúng ta thấy chung quanh thì quả là họ có lý. Còn vụ khai thác bauxite hôm nay, khoảng 20 bài viết của các nhà khoa học trong, ngoài nước, trong đó có nhiều người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai thác khoáng sản đã nêu rõ cái "lợi bất cập hại", cộng thêm với sự ưu tư của các nhà quân sự, các nhà ngoại giao nắm rõ sự quan trọng của địa bàn, của ý đồ phía Trung Quốc; ngược lại về phía chính phủ thì quanh quẩn chỉ là những lời giải trình ngắn gọn trước Quốc Hội, mà chúng ta cũng biết cái quyền uy của "cơ quan quyền lực cao nhất nước" này giới hạn đến đâu, rồi thế là cứ xăm xăm thực hiện. Mười, hai mươi năm nữa, khi những tiên liệu của các nhà khoa học thành sự thực, ai sẽ trả lời cho các thế hệ con cháu chúng ta ?

Để kết thúc bài này, chúng tôi xin dẫn lời Ông Yutaka Matsuzawa là chuyên gia của JICA tại Dự án Nghiên cứu quản lý môi trường nước các lưu vực sông tại VN :"Thành thật mà nói, thật khó có thể tìm ra ví dụ về một nước nào đó, có cùng trình độ phát triển kinh tế mà lại ô nhiễm đến như VN. Tôi cho rằng, VN là trường hợp đầu tiên trên thế giới có mức độ ô nhiễm nặng nề và nhanh đến vậy, nếu so với quy mô kinh tế. Có thể, Trung Quốc hiện khá tương đồng về ô nhiễm so với VN. Nhưng, Trung Quốc lại hoàn toàn khác biệt về quy mô dân số, về tỉ trọng kinh tế. VN đạt được tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh trong thời gian qua, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường trong thời gian rất ngắn, rất sớm. Nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức độ cao như hiện nay, điều kiện môi trường sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Nếu không có những hành động quyết liệt, VN sẽ đối mặt với thảm hoạ môi trường rất sớm. Các nước khác, theo tôi, còn có linh động về thời gian, nhưng vấn đề môi trường ở VN đã là rất cấp thiết".

Ôi Đảng, ôi Nhà Nước ! hãy một lần làm ơn biết lắng nghe !

Sàigòn, 3/7/2009
Phan Kiến Quốc

# Xóa bo? Hâ.n Thù: Ta.i Sao Không ? - GS Pha.m Minh Hoàng

Khi phê bình những lời sáo ngữ của bọn cầm quyền, như Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Thị Bình về việc "xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải dân tộc", GS Phạm Minh Hoàng đã đặt vấn đề: "Còn gì đẹp hơn hình ảnh hai chiến sĩ QĐNDVN và VNCH trong sắc phục cùng thắp nén hương trước bàn thờ Tổ Quốc".  Đây mới là việc làm thiết thực cho một cuộc hòa hợp hòa giải đích thực, nó không giống như Nghị Quyết 36 bịp bợm.  Có lẽ chế độ độc tài Nguyễn Tấn Dũng đã rất cay cú khi bị GS Hoàng vạch trần những sự bịp bợm của cái gọi là "hòa hợp hòa giải dân tộc".  Thay vì tuyên dương GS Hoàng cho tấm lòng thật sự yêu nước, chúng đã bỏ tù ông vì đã vi phạm vào Điều 79 (lật đổ chính quyền nhân dân).
 
 
PS: Bài viết của giáo sư Phạm Minh Hoàng:
Blog Entry Xóa bỏ hận thù : tại sao không ? May 2, '10 3:41 PM
for everyone

Một trong những điều người ta cảm nhận được trên truyền thông trong hai tuần đổ lại đây là những bài viết kêu gọi sự hòa hợp, xóa bỏ hận thù. Dễ có đến hơn chục bài, thậm chí còn có cả những cuộc giao lưu giữa những người có tiếng tăm trong xã hội. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng ta đang bước sang năm thứ 35 ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.

Chủ đề này đã nhiều lần được đưa lên báo, đã nhiều cuộc hội thảo, đã có nhiều phát biểu nhưng hình như nó vẫn còn nguyên vẹn, nếu không báo chí và truyền thông chẳng có hàng loạt bài "bức xúc" như vậy. Nhưng sau khi đọc những bài viết này thì những trăn trở trong tôi chẳng những không bớt mà còn nổi sóng hơn.

Cái thắc mắc trước tiên là các bài viết hầu như đều bắt đầu bằng điệp ngữ "Không có kẻ thắng người thua nhưng cả dân tộc Việt Nam thắng", nhưng tất cả các bài viết đều xuất phát từ "kẻ thắng", họa hoằn lắm thì cũng thấy ông Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Nguyễn Hữu Có, nhưng những nhân vật này từ lâu cũng chẳng còn ở phía "kẻ thua". Điều đó có nghĩa rằng ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía "kẻ thắng" (tạm gọi là như thế cho dễ hiểu), nên khó mà tìm ra sự đồng thuận.

Khi đọc các bài viết, tôi thấy tât cả hình như vẫn đóng khung - cả về hình thức lẫn nội dung – và chẳng có một cái gì mới để giải quyết một vấn đề xưa cũ từ 35 năm. Tôi có thể ví chúng như một bài luận cấp 2 gồm 3 phần, nhập đề, thân bài và kết luận:

- Nhập đề : Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả tổng hợp của thời cơ cách mạng, sự phát triển có tính bước ngoặt về thế và lực của cách mạng Việt Nam, sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để làm nên một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc…(Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết)

- Thân bài : Tuy nhiên sự nghiệp đặt ra sau khi thống nhất giang san là thống nhất lòng người dường như vẫn chưa hn thành trọn vẹn. Bằng chứng là chúng ta vẫn phải nói về hòa giải, hòa hợp dân tộc. Phải chăng 35 năm là một thời gian quá dài cho hòa giải và hòa hợp dân tộc (phỏng vấn cựu đại sứ Võ Văn Sung)

hay

Sự mất mát, đau khổ ở cả hai phía, trong nhiều gia đình Việt Nam. Có những vết thương lòng rất sâu nên sự hàn gắn không dễ dàng, đòi hỏi thời gian...Chúng ta đã giành được độc lập nhưng đất nước còn nghèo, còn thua kém nhiều nước xung quanh. Về mặt dân tộc, họ không có gì nổi trội hơn dân tộc Việt Nam cả nhưng họ lại hơn chúng ta về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. (phỏng vấn Cựu phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình)

- Kết luận : Bởi vậy, phải làm thế nào để xây dựng và phát triển một nước Việt Nam phồn vinh và vững mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trước mắt là tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đó là mục tiêu mà với mọi người Việt Nam yêu nước ai cũng thấy day dứt. .(phỏng vấn Bà Nguyễn Thị Bình)

Thú thật, cũng là một giảng viên đại học nhưng tôi không đủ can đảm đọc hết chục bài viết nhưng có cùng một nội dung sáo mòn kiểu này. Hoàn toàn không có một cái gì mới và cụ thể để giải quyết vấn đề cực kỳ cấp bách như vấn đế hòa hợp, xóa bỏ hận thù. Đó là chưa kể đến văn phong của một vài vị đi ngược lại nội dung bài viết, chẳng hạn như trong bài phỏng vấn ông Võ Văn Sung, ông đã viết :"thời điểm cuối tháng 4/1975 nếu Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ còn nắm quyền và thực hiện tử thủ như ở Xuân Lộc…" hoặc lời phát biểu của ông Nguyễn Trọng Huấn, người đã tiếp quản miền Nam năm 75 trong cuộc giao lưu do báo Doanh nhân Sài Gòn tổ chức :"chúng tôi phải cải tạo các anh (…) vì rằng đó chỉ là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp."

Trở lại vấn đề hòa hợp, xóa bỏ hận thù, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Và cũng chính vì nội dung này tôi đã có dịp tham dự một buổi hội thảo tại Sàigòn vào tháng 7/2006 do Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, tại đây tôi đã ghi nhận được hai phát biểu khá lý thú. Phát biểu thứ nhất : Theo ông Nguyễn Trí Dũng (Việt kiều Nhật có nhiều đóng góp xuất sắc về công nghệ) thì ông đã tham dự "gần một trăm" cuộc hội thảo về chính sách thu hút việt kiều. Điều đó cho thấy rằng đảng đã không tập hợp thêm được nhân tố mới và nghị định 36 không tạo được chuyển biến. Phát biểu thứ hai từ ông Bùi Kiến Thành, một việt kiều Mỹ, đã có kinh nghiệm về tài chánh ngay từ thời chế độ VNCH và hiện đang là cố vấn tài chính cho chính phủ Việt Nam. Ông Thành nói :"sau hơn 30 năm chấm dứt chiến tranh, hố chia rẽ giữa hai chiến tuyến chưa được dẹp bỏ. Trên báo đài, trên các phương tiện truyền thông, các diễn văn chính thức người ta vẫn hô hào xóa bỏ quá khứ, xóa bỏ hậu quả chiến tranh... nhưng tất cả chỉ là những hô hào suông." Rõ là bài toán nan giải.

Gần đây báo chí hay trích lời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết :"Tôi mong bà con, hãy vì quê hương đất nước, gác bỏ những khác biệt của mình, hãy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng Mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường. Đó không chỉ là lời nói và ý kiến của tôi mà là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam, là ý chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam".

Tôi cực kỳ ngạc nhiên khi đọc những giòng này hoa mỹ này, đơn thuần là vì nó xuất phát từ một người lãnh đạo đất nước. Ông Triết được bầu ra (tạm gọi là như thế) để quản lý, vậy thì nếu đó là ý Đảng và Nhà Nước thì ông cứ làm bằng cách ban hành các biện pháp cần thiết thay vì cứ kêu gọi chung chung như thế. Nhân dân đang dài cổ trông chờ những biện pháp chứ không phải những ước mơ. Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý mà cứ "huấn dụ" bằng nghị quyết hoặc bằng những từ hoa mỹ thì người dân (vốn chỉ…làm chủ) còn biết phương nào để vái ?

Trong cái tận cùng bế tắc của những "bài luận cấp 2" thì bất ngờ vớ được một bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Thân trên Phụ Nữ ngày 30/4/2010 với tựa đề "Từ vòng tay của mẹ". Ông Thân viết :"Có lẽ vấn đề mấu chốt ở chỗ chúng ta rất dễ thống nhất với nhau, hòa hợp với nhau trên chủ trương, lời nói, nhưng cả hai phía lại khá khó khăn và thiếu những thay đổi phù hợp trong việc làm, trong từng chi tiết nhỏ như cách tiến hành một ngày kỷ niệm, thậm chí một cách xưng hô chẳng hạn.".

Tôi xin được phép khai triển ý kiến tác giả, nếu không đúng xin nhà văn và mọi người bỏ qua :

1. Cách tiến hành một ngày kỷ niệm. Cho dù đứng về phe nào đi nữa thì ngày 30/4 đúng là một ngày kỷ niệm, ngày chấm dứt chiến tranh. Nhưng cái cung cách ăn mừng rầm rộ như vừa qua rõ ràng là không có lợi cho việc xóa bỏ hận thù. Trong suốt hai tuần cuối tháng tư, đài VTV3 trong mục thời sự liên tục phát sóng về những chiến thắng từ Buôn Ma Thuột cho đến Sàigòn. Tôi chắc chắn là sẽ chẳng có gia đình cán bộ, công viên chức, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nào có thể xem một cách vô tư mà không công chiếu thì các binh sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐNDVN) cũng sẽ bất mãn vì xương máu của họ bị lãng quên. Nhưng nếu tôi không lầm thì xương máu của các binh sĩ VNCH cũng là máu đỏ da vàng thì phải.

Thử nghĩ nếu có ngày "30/4 ngược", nghĩa là xe tăng M-48 của VNCH húc đổ trụ sở Trung Ương Đảng và bắt sống Tổng bí thư Lê Duẩn và "bè lũ" (xin được mượn từ ngữ của nhà ngoại giaoVõ Văn Sung), và trong suốt 35 năm sau đó bắt cả miền Bắc xem lại cảnh các binh sĩ của mình lũ lượt ra hàng lính miền Nam, thì chắc chắn là chúng ta sẽ lại cùng nhau ngồi tìm giải pháp cho vấn đề xóa bỏ hận thù như ngày hôm nay.

Vậy có thể nào chúng ta sẽ kỷ niệm ngày 30/4 một cách khác ? Đó sẽ là ngày tưởng niệm tất cả mọi người Việt không phân biệt phe phái đã nằm xuống sau 20 năm nồi da nấu thịt ? Còn gì đẹp hơn hình ảnh hai chiến sĩ QĐNDVN và VNCH trong sắc phục cùng thắp nén hương trước bàn thờ Tổ Quốc.

2. Cách xưng hô : Trong các phóng sự, mỗi khi đánh chiếm được một cơ quan, một tỉnh thành nào của chính phủ VNCH thì bây giờ người ta dùng những từ như "đánh chiếm sào huyệt của địch", "xóa tan hang ổ của ngụy quyền". Thiết nghĩ chữ "sào huyệt, hang ổ" chỉ nên dùng cho bọn cướp, cho súc vật, không nên dùng cho người, nhất nữa lại là những người mình đang kêu gọi cùng nhau xóa bỏ hiềm khích, cùng nhau sống chung. Cũng về cách xưng hô, các binh sĩ, sĩ quan VNCH thường được gọi là tên lính ngụy, tên tướng, tá ngụy kèm theo những tính từ có tính cách mạt sát, mạ lỵ... chẳng hạn tên tướng ngụy Nguyễn Khoa Nam,tên tướng ngụy Phạm Văn Phú, tên đại tá ngụy Hồ Ngọc Cẩn... Nếu ngày "30/4 ngược" xảy ra, nhân dân miền Bắc sẽ nghĩ sao khi suốt 35 được "rót vào tai" những từ "tên cộng nô" tiếp sau đó là các vị như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Đồng Sỹ Nguyên ? Những từ ngữ có tính cách thóa mạ này cũng nên bỏ.

Làm như thế có thực sự xóa bỏ hận thù ? Tôi nghĩ là cần nhưng chưa đủ. Đây là một vết thương nhức nhối đã kéo dài quá lâu nên không thể một sớm một chiều có thể biến mất, nhưng nếu không bắt đầu bây giờ thì chu kỳ 5 năm sau, kỷ niệm 40 năm chấm dứt chiến tranh, chúng ta lại phải đọc lại những "bài luận cấp 2" mà mọi người đã thuộc lòng.

Và đã làm là làm đến nơi đến chốn. Tất cả hai điều trên phải được luật hóa chứ không phải là những lời kêu gọi suông hoặc những nghị quyết không có giá trị pháp luật.

Để kết thúc, tôi xin lấy lại lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 2005 :"ngày 30/4/75 là ngày có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn, đó là một vết thương chung của dân tộc".

Phan-Kiến-Quốc

HRW kêu gọi VN trả tự do cho ông Vi Đức Hồi


Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch hôm ngày 22 tháng tư vừa qua ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Vi Đức Hồi, một cựu đảng viên Cộng sản bị tòa sơ thẩm tại Lạng Sơn kết án tám năm tù giam hồi tháng giêng vừa qua, về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN.

Phó giám đốc Human Rights Watch phụ trách khu vực Châu Á, ông Phil Robertson cho rằng chính quyền Hà Nội quá mạnh tay khi bỏ tù ông Vi Đức Hồi chỉ vì đưa ra những quan điểm về nhân quyền và dân chủ. Nhà cầm quyền Việt Nam đã khinh thường nền pháp trị khi giam tù những cựu viên chức và đảng viên Cộng sản chỉ vì những người đó đưa ra những chỉ trích mang tính xây dựng cho đất nước.

Theo Human Rights Watch thì việc hình sự hóa việc bất đồng chính kiến một cách ôn hòa, nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm cam kết khi tham gia ký kết vào Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị; cũng như vi phạm chính hiến pháp của Việt Nam. Tất cả những văn kiện đó đều bảo đảm quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân.

Được biết vào ngày 26 tháng tư này, phiên xử phúc thẩm ông Vi Đức Hồi cũng sẽ được tổ chức tại Lạng Sơn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

# Giô'ng Giô'ng... Quen Quen - GS Pha.m Minh Hoàng

Có lẽ những bài viết như thế này, đã chạm nọc vào chế độ Nguyễn Tấn Dũng.  Giáo sư Phạm Minh Hoàng chính là Phan Kiến Quốc, tác gỉa bài viết này.
 

Giống giống... quen quen

Vào ngày 21/12/2006, ông Saparmurat Niyazov, Tổng thống của nước Cộng Hòa Turkmenistan qua đời khi mới chỉ 66 tuổi. Thực tình mà nói thì có lẽ chẳng ai trong chúng ta biết đến cái nước Trung Á cũng như ông tổng thống của họ, nhưng khi được đọc tiểu sử Niyazov thì tôi lại thấy có một cái gì đó "giống giống quen quen" như đã thấy nhân vật này một lần ở đâu rồi. 

Lò mò lên Internet, gõ chữ "Niyarov" vào Google thì thấy có tới 1.430.000 câu trả lời, có nghĩa là hơn cả cựu thủ tướng Nhật Koizumi (1.360.000). Vậy thì cái nhà ông Niyazov đâu có lạ lẫm gì với thế giới đâu cà. 

Sau khi đọc kỹ tiểu sử nhân vật được đánh giá là lãnh đạo độc tài và ngông cuồng nhất thế giới, và là người được (tự) phong là Tổng thống suốt đời của Turkmenistan thì tôi mới khám phá ra là "cái gì đó giống giống quen quen" chẳng ai xa lạ, mà chính là Đảng Cộng Sản VN nhà mình, kẻ đã nắm quyền sinh sát cả một dân tộc đông dân thứ 13 trên thế giới từ 60 năm nay.

Vậy thì những "giống giống quen quen" đó là những gì?

1/ Trước tiên phải nói về chế độ của nhà độc tài Niyazov. Ông ta thâu tóm tất cả quyền lực vào trong tay: Chủ tịch nước, Thủ tướng, tổng tư lệnh tối cao quân đội. Còn Đảng Cộng Sản VN còn làm hơn thế gấp trăm lần. Thử hỏi trong xã hội VN, cái gì quan trọng mà không nằm trong tay Đảng? Đảng không chỉ nắm các chức vụ lãnh đạo từ trung ương mà còn len lỏi khắp "hang cùng ngõ hẻm"của xã hội. Người ta có thể bào chữa rằng nhân dân đã trao cái quyền "cai trị suốt đời" cho Đảng Cộng Sản VN qua Hiến pháp. Nhưng khuynh đảo một cuộc bầu cử trong lúc nhập nhằng tranh tối tranh sáng hoặc lúc hào quang của Đảng Cộng Sản VN lên tột đỉnh thì đâu có gì là khó. Rồi vin vào tấm giấy lộn đó để vĩnh viễn ngồi lên đầu lên cổ nhân dân thì đâu có khác chi Niyazov khuynh đảo Quốc hội phê chuẩn cho ông ta lên làm Tổng thống suốt đời?

Dĩ nhiên là Đảng Cộng Sản VN sẽ nói rằng Quốc hội VN không bù nhìn như Majlis (Quốc hội Turkmenistan), nhưng xem ra thì đâu có gì khác lắm. Nhân dân cũng bầu ra Quốc hội VN cũng như người Turkmenistan bầu ra Majlis. Nhưng đến ngày nay người dân trong nước mình còn ai lạ gì cái cách "đảng cử dân bầu", còn ai lạ gì những con số 99,9% như của Majlis. Cho dù Quốc hội VN không rừng rú đến nỗi phong cho một cá nhân nào làm Tổng thống suốt đời nhưng cũng chẳng có ai dám đặt ra vấn đề độc tôn vĩnh viễn của Đảng Cộng Sản VN. Vậy có gì khác Quốc hội Turkmenistan? Chuyện cắt Ải Nam Quan, một phần thác Bản Giốc và hơn 10.000 cây số vuông trên biển cả cái nước này ai cũng biết vậy mà hơn 300 đại biểu QH chẳng ai dám hé răng và gần đây nhất là vụ khai thác quặng bô-xít, việc ra lệnh cấm ngư dân ra biển. Chúng ta có dám nói Quốc hội mình không bù nhìn bằng Majlis hay không?

2/ Một điều mà báo chí VN ít khi hoặc không hề nhắc tới là "hoạn lộ" của Niyazov cho dù có trích từ báo nước ngoài. Niyazov gia nhập hàng ngũ Đảng (dĩ nhiên là Đảng Cộng Sản Liên Xô) vào năm 1962 lúc ông ta 22 tuổi và còn đang là sinh viên. Sau khi tốt nghiệp Viện Bách Khoa Leningrad năm 67, Niyazov được điều về Trung tâm Điện lực ngoại ô Ashkhabat và cuộc đời ông ta thăng tiến rất nhanh bằng cách nắm giữ những chức chủ chốt trong Đảng Cộng Sản. Báo chí VN không nhắc đến điều này phải chăng sợ người đọc nhận thấy sự tương quan giữa hai chế độ? Tôi chẳng hiểu tại sao Đảng Cộng Sản VN phải sợ một điều rõ ràng như ban ngày mà cả nước ai cũng biết? Dĩ nhiên là trong xã hội VN cũng có nhiều người thành đạt không qua cái dù của Đảng Cộng Sản VN, nhưng chắc chắn là những người thành đạt đó phải "mũ ni che tai", sống theo thuyết tam vô: "không nghe, không nói, không thấy" trước những thủ đoạn của Đảng Cộng Sản VN. 

Con đường Niyazov đã chọn nào có khác con đường mà biết bao sinh viên VN miễn cưỡng phải chọn: gia nhập đoàn, phấn đấu trở thành đối tượng Đảng để mai này "hoạn lộ" tươi sáng. Tôi nghĩ cũng có nhiều bạn trẻ nghĩ theo con đường đó là việc tốt. Nếu thế tôi chỉ có lời nhắn cùng các bạn rằng: nếu các bạn nghĩ rằng con đường ấy đúng thì cũng nên tôn trọng quyền chọn lựa con đường của những người khác.

3/ Niyazov viết một cuốn sách có tên là Ruhnama trong đó gồm toàn những tư tưởng, suy nghĩ và những lời răn đạo đức. Tất cả các trường học ở Turkmenistan đều phải đưa cuốn sách này vào chương trình giảng dạy và bắt học sinh phải đọc hàng ngày. Ông Niyazov tuyên bố, bất cứ ai đọc Ruhnama ba lần mỗi ngày thì đều có thể được lên…thiên đàng. Thậm chí ông ta còn cho rằng cuốn sách này có giá trị ngang với kinh Coran của Hồi giáo và Phúc Âm của Thiên Chúa giáo. Đúng là kiêu ngạo đến mức ngông cuồng. 

Nhưng Turkmenistan Ruhnama thì VN cũng có Tư tưởng Hồ Chí Minh chứ đâu có thua kém ai, chỉ có điều Đảng CSVN còn tinh khôn hơn nhiều. Ở VN không có cái luật nào bắt đọc Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng báo chí và các cơ quan thông tấn vẫn thường xuyên nhắc nhở đến cái tư tưởng này mỗi khi phải chỉnh đốn một việc gì xấu, làm như đó là một khuôn mẫu phải noi theo. Mặt khác trong đại học đó là một môn học bắt buộc cho dù đó là đại học kỹ thuật. Những "lời dạy" của ông ta treo ở khắp nơi : trụ sở công an, trong trường học, nơi bệnh viện...Vậy thì màng màng cái tư tưởng ấy đâu khác gì Ruhnama? Có khác chăng là đọc Ruhnama thì người ta khi chết sẽ lên thiên đàng, còn với tư tưởng Hồ Chí Minh thì cho dù đã ở thiên đàng (cộng sản) rồi cũng vẫn phải đọc. Chỉ có điều là cả nhân loại ngày nay đang sợ trối chết hai cái thiên đàng ấy.

4/ Niyazov bị chỉ trích là tạo ra tệ sùng bái cá nhân xung quanh bản thân ông và gia đình. Một trong những điều lố bịch nhất là ông tự phong cho mình là "turkmenbasy" có nghĩa là "cha của dân Turkmenistan". Ông ta còn đổi tháng giêng thành tên của mình và tháng tư thành tên của mẹ mình. Niyazov cho dựng tượng mình với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau bằng vàng hoặc đồng để đặt khắp nơi. Đặc biệt trong số này có một bức tượng bằng vàng đặt tại thủ đô Ashkhabat, trên đó được gắn hệ thống xoay để nó có thể tự động hướng theo ánh nắng mặt trời. Chân dung ông này cũng xuất hiện trên đồng nội tệ, nhãn những chai vodka, vỏ chocolate, hộp đựng trà cùng vô số áp phích. Ông ta còn cho đổi tên thành phố Krasnovodov nằm trên bờ Caspienne thành thành phố Turkmenbasy.

Không cần phải nói dài dòng, tất cả những điều trên Đảng CSVN đều đã làm, làm nhiều mà còn tinh vi hơn thế nữa. Thử hỏi "cha già dân tộc" là ai? Rồi ai đã đổi tên thành phố Sàigòn? Rồi trong cả nước tượng và đền của ai chiếm đa số, tượng và đền của ai hoành tráng nhất? Người ta trách Niyarov là ngạo mạn khi dựng tượng dát vàng ở Ashkhabat, nhưng ở VN ngay trong khi hàng chục em bé chết đuối tháng 5/2003 ở Nông Sơn vì không có cầu để đi học hàng ngày thì Đảng CSVN vẫn điềm nhiên cho xây một bức tượng bằng đá hoa cương cao bằng một cao ốc nặng 150 tấn và chiếm ngự giữa một quảng trường mênh mông tại trung tâm thành phố Vinh. Và để giải thích cho kinh phí quá sức tốn kém như thế, Đảng CSVN cho rằng đây là "sự mong đợi từ lâu của đồng bào cả nước, đặc biệt là đồng bào Nghệ An". Câu nói này đâu có khác gì của turkmenbasy khi khánh thành những tượng đài của mình: "Tôi thực tình không muốn nhưng đó là nguyện vọng của dân chúng Turkmenistan! "

* * *

Tất cả những cái "giống giống quen quen" trên có lẽ chẳng có người VN nào muốn, tuy nhiên có một thứ "giống giống quen quen" mà mọi người đều ước ao: đó là việc turkmenbasy lăn đùng ra chết ở tuổi 66, tuổi sung mãn nhất của các vị lãnh đạo.

Viết từ Krasnovodov Việt Nam (28/12/2006)
chỉnh sửa ngày 19/6/2009

Phan-Kiến-Quốc

 

Fwd: # [VietNam] Câu h?i dành cho th? tu?ng Nguy?n T?n Dung T?i...

 
 

From: notification+y4_2c4oy@facebookmail.com
Reply-to: g+41sc9qx000000nf9pcs0021zcrhkter001xmzipfj3r1rl3o@groups.facebook.com
To: mylinhng@aol.com
Sent: 4/23/2011 2:55:54 P.M. Eastern Daylight Time
Subj: [VietNam] Câu hỏi dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Tại...
 
Worldpeace Peaceful đã đăng vào VietNam.
http://www.facebook.com/n/?profile.php&id=100002237842089&mid=41d1de7G546c139cG1d775bdG96&bcode=EhwJBQ6J&n_m=mylinhng@aol.com
Worldpeace Peaceful 23 tháng 4 2:55 chiều
Câu hỏi dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tại sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chịu nhận sai lầm của mình? Tại sao ông ta lại chủ trương bắt bớ và bỏ tù tiến sĩ, luật sư Cù Huy Hà Vũ? Phải chăng ông ta là một Gadhafi thứ 2 cho Việt nam? Ông ta đang nghĩ gì về một đất nước Libya đang chìm đắm trong đau thương và tan tốc? Dân chủ và tự do có cái gì mà ông ta lại sợ như vậy? Phải chăng ông ta đang say mê trong quyền lực mà quên đi nhu cầu phát triễn và hội nhập của đất nước Việt nam vào cộng đồng thế giới? Lịch sử Việt nam sẽ ghi lại những gì mà ông đã và đang làm cho đất nước Việt nam. Ông ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc làm của mình trước dân tộc Việt nam và cộng đồng thế giới.

Xem bài đăng trên Facebook · Chỉnh sửa thiết lập email · Trả lời email này để thêm bình luận.

Cục Hàng không trực tiếp xử lý vụ HLV Lê Minh Khương


TT - Cục Hàng không dân dụng VN đã rút toàn bộ hồ sơ vụ việc liên quan đến hành khách Lê Minh Khương từ Cảng vụ hàng không miền Trung, giao cho thanh tra Cục Hàng không thụ lý, xác minh.

>> Read this on Tuoitrenews.vn

Ông Lại Xuân Thanh - Ảnh: T.Phùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lại Xuân Thanh, phó cục trưởng Cục Hàng không, nói:

- Đây là vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Cảng vụ hàng không miền Trung nhưng là việc được dư luận xã hội quan tâm nên Cục hàng không đã rút toàn bộ hồ sơ để trực tiếp thụ lý. Hiện nay đã giao cho thanh tra cục xem xét. Cục chưa nhận được báo cáo chính thức của Vietnam Airlines (VNA) nhưng đã nhận được biên bản phi hành đoàn lập và đây là một văn bản chính thức cho việc xem xét xử lý vì luật quy định phi hành đoàn có quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Ngoài ra, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung là đơn vị chịu trách nhiệm về an ninh mặt đất cũng có báo cáo nhưng các báo cáo này chưa nêu được ý kiến phản ảnh từ các nhân chứng khác. Ở đây phân tách hai giai đoạn, khi an ninh hàng không xử lý và trước khi an ninh hàng không có mặt. Việc ông Khương có vi phạm hay không nằm ở giai đoạn trước khi an ninh hàng không có mặt, trong giai đoạn khi máy bay đã lăn bánh và theo quy định của pháp luật, đây được xem là tình huống máy bay đang bay.

Sẽ gặp một số nhân chứng

Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 22-4, luật sư Trần Thu Nam - trưởng văn phòng luật sư Tín Việt và cộng sự - cho biết hôm nay 23-4, ông sẽ làm việc với một số nhân chứng tại TP.HCM là hành khách trên chuyến bay VN1169 ngày 18-4-2011. Luật sư Nam cũng đề nghị các hành khách khác trên chuyến bay VN1169 chứng kiến sự việc hãy tiếp xúc với ông và thông tin khách quan về vụ việc để phía luật sư chuẩn bị hồ sơ trước khi có ý kiến chính thức với VNA và cơ quan chức năng.

Trong khi đó, ông Lê Minh Khương cho Tuổi Trẻ biết hiện tình hình sức khỏe của ông đã bình thường. Ông Khương tiếp tục khẳng định hành vi của mình không có sự vi phạm về an ninh hàng không vì còn có nhiều người trên máy bay chứng kiến sự việc.

M.Q.

* Theo những tài liệu cục đã nắm được, có thể khẳng định ông Khương có hành vi vi phạm hay không? Cục có xem xét ý kiến các nhân chứng cho rằng ông Khương không có lỗi?

- Hiện nay chưa thể khẳng định điều này mà chỉ chắc chắn khi thụ lý điều tra, cục ra quyết định chính thức. Việc cục quyết định thụ lý vì đánh giá sơ bộ ban đầu là ông Khương có hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là gây rối trật tự trên máy bay nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không còn phải có cả một quy trình theo quy định của pháp luật, phải xác định được rõ ràng hành vi.

Và để đảm bảo tính khách quan phải có sự thẩm định, nguồn cung cấp của các nhân chứng là rất quan trọng. Nếu người ra quyết định tự đánh giá tài liệu của phi hành đoàn, hãng hàng không là tốt mà không đi tìm hiểu nhân chứng thì người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

* Trong sự việc này, mức độ vi phạm như thế nào mà đến mức cơ trưởng phải yêu cầu an ninh hàng không can thiệp?

- Theo quy định, nếu có hành khách gây rối mà cơ trưởng thấy rằng nếu tiếp tục chuyến bay sẽ không bảo đảm được an toàn, an ninh chuyến bay đó thì hoàn toàn có quyền quyết định dừng chuyến bay và đề nghị can thiệp. Luật pháp đã trao cho cơ trưởng quyền như vậy và an ninh hàng không phải thực hiện theo yêu cầu của cơ trưởng chứ không có nhiệm vụ phải lên tìm hiểu vấn đề rồi quyết định hành khách đó được ở lại máy bay hay không.

* Một số nhân chứng cho rằng có sự rối loạn và an ninh hàng không có hành vi hành hung với ông Khương?

- Ở đây chúng ta phải hiểu thế nào là hành hung. Nếu hành khách chống đối thì phải trấn áp, còn khách không chống đối mới là hành hung. Do đó phải làm rõ tất cả các chi tiết. Việc an ninh hàng không thực hiện theo yêu cầu của cơ trưởng là cưỡng chế.

* Cục có xem xét mức độ báo cáo của cơ trưởng yêu cầu để đảm bảo đúng bản chất sự việc hoặc thông báo thái quá dẫn đến can thiệp của an ninh hàng không hay không?

- Theo đánh giá ban đầu thì cơ trưởng không thái quá mà chính xác trong việc này. Kể cả các luồng trái chiều đều nói rằng ông Khương không tuân thủ các yêu cầu của phi hành đoàn, kể cả yêu cầu cơ bản nhất là anh phải về chỗ ngồi và thắt dây an toàn. Với việc không thực hiện yêu cầu này thì cơ trưởng có thể dừng chuyến bay rồi.

* Trường hợp tiếp viên của VNA sai trong cách ứng xử với ông Khương thì có điều khoản nào xử lý VNA hay không?

- Phải xem xét xử lý sai thế nào, nếu VNA xử lý sai với hành khách thì đó là quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ (VNA) và người sử dụng dịch vụ (hành khách). Việc cơ trưởng quyết định quay lại mà không phải vì an ninh an toàn thì cục không thể xử lý vi phạm hành chính về hành vi đó. Nếu vi phạm về an ninh an toàn thì có thể xử lý về mặt hành chính, còn hành vi của anh (phi hành đoàn - PV) không đúng với vai trò người cung cấp dịch vụ thì đó là quan hệ dân sự giữa khách hàng được cung cấp dịch vụ và người cung cấp.

Với Cục hàng không, hành vi sai của tiếp viên không thể biện hộ cho hành vi gây rối của hành khách nếu có. Tiếp viên sai mà vì cớ đó khách có quyền thế này thế khác thì quyền lợi của bao nhiêu hành khách trên máy bay xử lý thế nào? Với hàng không thì không có sự biện hộ này.

* Việc VNA tuyên bố sẽ đưa hành khách Lê Minh Khương vào "danh sách cấm bay" có đúng hay không?

- Việc từ chối vận chuyển hành khách nằm trong điều lệ vận chuyển của hãng hàng không. Quyền đi lại là của công dân, nhưng cấm phải đúng quy định.

TUẤN PHÙNG - MINH QUANG

Đang phản biện quy hoạch bauxite mới


22/04/2011 10:06:18
 - Bộ Công thương vừa đề nghị Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam và Hội hóa học Việt Nam làm đơn vị phản biện cho quy hoạch bauxite mới.
TIN LIÊN QUAN

Đây là thông tin được ông Nguyễn Mạnh Quân – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng xác nhận với phóng viên Bee chiều 21/4.

Theo ông Quân, hiện bản quy hoạch bauxite vẫn đang trong quá trình thẩm định, lấy ý kiến phản biện của các bên liên quan và các cơ quan có chức năng chuyên môn.

Khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ảnh: VNN
Khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ảnh: VNN

Theo thông tin trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bắt đầu đưa công nhân sang Campuchia để triển khai thăm dò trữ lượng quặng bauxite ở tỉnh Mundikiri tại Campuchia. 

Báo này dẫn lời ông Bùi Văn Khích, Phó tổng giám đốc TKV, phía Campuchia đã cấp phép cho TKV thăm dò trữ lượng bauxite tại Mundikiri, thời gian thăm dò là 2 năm. Dự báo trữ lượng bauxite tại Mundikiri khá dồi dào. Tuy nhiên trữ lượng cụ thể bao nhiêu thì phải đợi thăm dò xong mới có kết quả. 

Hiện TKV đang đưa nhân công qua Campuchia làm công tác thăm dò trữ lượng bauxite với tổng diện tích thăm dò khoảng 1.500 km2. 

Cũng theo ông Khích, TKV đang nỗ lực để đưa nhà máy chế biến Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đi vào hoạt động vào tháng 6 năm nay. Còn dự án Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) sẽ hoạt động sản xuất vào năm sau. Công suất mỗi nhà máy chế biến Alumin của dự án bauxite Tây Nguyên là 600.000 tấn/năm.
 
N.Yến

Lạm phát ở 3 tới 4 % vào tháng 4 là một nghịch lý


Dự báo lạm phát tháng 4 ở Việt Nam sẽ vào khoảng 3% tới 4% và là mức cao nhất trong 16 tháng gần đây.

Sáng nay VnExpress trích lời các chuyên gia kinh tế nhận định rằng chỉ số lạm phát tháng Tư là một nghịch lý, thông thường tháng Tư là thời điểm chỉ số giá tiêu dùng luôn ở mức thấp so với các tháng khác trong cả năm. Theo số liệu thống kê, năm 2008 Việt Nam gặp lạm phát hơn 20% nhưng chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư năm đó cũng chỉ ở mức 2,2%.
Các chuyên gia cho rằng giá điện xăng dầu, chi phí vốn tăng cùng với biến động giá thế giới là những nguyên nhân đẩy lạm phát ở Việt Nam lên cao.  
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

VN sắp xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi


Tòa án Việt Nam sẽ mở phiên xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi vào ngày thứ Ba 26-4 tới đây.

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, Bà Hoàng Thị Tươi, vợ nhà dân chủ Vi Đức Hồi, cho biết gia đình sẽ tiếp tục mời Luật sư Trần Lâm đứng ra bào chữa cho ông Vi Đức Hồi tại phiên phúc thẩm.

Bị công an bắt giam từ tháng 10-2010 với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước", trong phiên tòa sơ thẩm hồi cuối tháng Giêng 2011, ông Vi Đức Hồi bị kết án 8 năm tù.

Trước khi trở thành nhà hoạt động dân chủ, ông Vi Đức Hồi đã từng là Đảng viên Đảng cộng sản hơn 30 năm và từng là Giám đốc trường Đảng Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 

Năm 2009, ông Vi Đức Hồi đã được tổ chức Human Rights Watch trao tặng giải thưởng, vì các nỗ lực kêu gọi cải cách dân chủ Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thực hư xuất khẩu lao động và buôn người


2011-04-22

Khung cửa hẹp của công nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang Mỹ có vẻ đã khép lại, qua vụ hai đại gia Nhà nước Interserco và Vinamotors bị kiện ở tòa án liên bang Hoa Kỳ về tội buôn người và vi phạm hợp đồng.

AFP photo

Một công nhân Việt Nam tại nhà máy sản xuất các linh kiện máy phát điện và tua-bin của GE tại khu công nghiệp Nomura, Hải Phòng hôm 15/10/2010

Ai vi phạm hợp đồng?

Đại diện các công ty bị kiện phản bác rằng: "người lao động đã nói sai sự thật." Những thông tin ban đầu từ báo chí Việt Nam nói gì về vụ việc này? 

Thanh Niên Online ngày 16/4 trích báo Mỹ Houston Chronicle đưa tin: "Một nhóm lao động Việt Nam đã khởi kiện 2 công ty Việt Nam ra tòa án liên bang tại Texas, Mỹ và đòi bồi thường 100 triệu USD.  Interserco và Vinamotors, có trụ sở tại Hà Nội, bị kiện vì vi phạm các luật lệ về chống buôn người của Mỹ. 13 người đứng tên trong vụ kiện tố cáo rằng họ đã xem quảng cáo trên truyền hình VN về các việc làm được trả lương cao ở Mỹ, và mỗi người đã chi hàng ngàn USD để được sang làm thợ hàn  tại xưởng đóng tàu Houston Ship Channel ở bang Texas. 

Theo đơn kiện, khi sang tới Mỹ, họ bị giam trong nhà bếp, bị hiếp đáp và phải sống trong các điều kiện tồi tệ. Các nguyên đơn nói họ bị sa thải sau 8 tháng dù hợp đồng lao động, được ký vào tháng 2/2009, có thời hạn 30 tháng."

Trong cuộc phỏng vấn của Đài ACTD hôm 16/4, luật sư Tony Buzbee xác nhận đã đại diện công nhân nạp đơn khởi kiện tại tòa án liên bang thuộc khu vực Galveston để tố cáo những công ty này phạm luật cấm buôn người và vi phạm hợp đồng với công nhân. Luật sư Tony Buzbee cho biết đang xúc tiến thủ tục pháp lý để thông báo cho 2 công ty bị cáo biết là họ đang bị kiện và họ sẽ phải trả lời trước tòa. Luật sư Tony Buzbee tin tưởng có thể chứng minh trước tòa là Interserco và Vinamotors dính líu vào đường dây buôn người. Ông nói:

Tôi hy vọng là chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ vụ việc này cũng như để ngăn chặn tệ nạn buôn người và giúp đỡ những nạn nhân đang gặp khó khăn này.

LS Tony Buzbee

"Tôi hy vọng là chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ vụ việc này cũng như để ngăn chặn tệ nạn buôn người và giúp đỡ những nạn nhân đang gặp khó khăn này."  

Theo nhận định ban đầu của LS Nguyễn Văn Hậu trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM, có lẽ đây là lần đầu tiên người đi lao động xuất khẩu kiện công ty đưa mình đi tại tòa án nước tiếp nhận lao động. LS Hậu nhấn mạnh:

"Tôi nghĩ rằng nếu họ chứng minh được việc buôn người thì những người vi phạm phải được xét xử theo luật pháp Việt Nam cũng như nước sở tại. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, nếu có yếu tố hình sự thì họ sẽ bị xét xử theo qui định pháp luật không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước sở tại."        

Báo Thanh Niên Online cũng có nhắc tới sự kiện, trước khi khởi kiện ở tòa án Liên bang, nhóm lao động xuất khẩu này đã được một tòa án ở Texas ra phán quyết buộc các công ty cung cấp lao động ở Mỹ là Coast To Coast và ILP phải bồi thường một số tiền rất lớn. 

LS Trần Thị Minh Tâm, người trực tiếp giúp các công nhân Việt Nam đòi bồi thường trong vụ kiện ở  Quận Harris Tiểu bang Texas nói với Đài ACTD:

"Có 2 cái judgments. Sau khi chúng tôi đi ra mediation và tòa hòa giải, tức là the mediator, và có tất cả nhân chứng thì Án Lệnh được đưa ra. Đó là một Agreed Judgment, nên họ không chống án được. Công ty Coast To Coast bị phạt 10 triệu và công ty ILP bị phạt 50 triệu. Theo như lời luật sư của Coast To Coast thì một công ty không còn hoạt động, nhưng 2 công ty đó chỉ là môi giới mà thôi. Nhân vật chính trong vụ này là 2 công ty Interserco và Vinamotor.  

Hai ngày sau khi truyền thông quốc tế đưa tin về vụ kiện vi phạm luật lệ buôn người tại Hoa Kỳ, ngày 18/4 Thanh Niên Online đã gặp gỡ với đại diện các công ty bị kiện ở Mỹ và được họ khẳng định: "Các lao động đã nói sai sự thật." Đại diện công ty Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế Interserco và Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam Vinamotors khẳng định, thông tin các lao động khiếu kiện đều là bịa đặt và chính lao động mới là người đã vi phạm hợp đồng ký kết.

NLĐ có được cung cấp đủ thông tin?

Ông Nguyễn Trí Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất khẩu lao động thương mại và du lịch trực thuộc Vinamotors, nói trên Thanh Niên Online rằng, công nhân lưu trú trong khu gia cư đầy đủ tiện nghi, điều này được kiểm chứng bởi đoàn công tác của liên bộ Ngoại giao, Lao động Thương binh Xã hội trong chuyến viếng thăm Mỹ hồi tháng 5/2010. 

000_Hkg1781614-250.jpg
Công nhân may gia công hàng xuất khẩu tại Công ty may 10. AFP photo
Về việc các lao động nói, họ bị sa thải sau 8 tháng làm việc, ông Dũng giải thích thủ tục I-129 của Bộ Lao động Mỹ chỉ có hiệu lực trong vòng 10 tháng sau đó phải xin gia hạn visa tiếp. Nếu không được gia hạn visa thì phải về nước, người lao động trước khi lên đường sang Mỹ đã được cung cấp thông tin chính xác về thời hạn làm việc thực tế và khả năng tiếp nhận "có thể được gia hạn giấy phép hoặc không". 

Theo Thanh Niên Online, khi hết hạn visa và không được gia hạn, công nhân được yêu cầu về nước vào thời điểm 1/3/2009, một số lao động đã về nước, nhưng một số khác đã tham gia kiện cáo công ty sử dụng lao động. Tờ báo cho biết, tổng số thời gian làm việc tại Mỹ của nhóm lao động xuất khẩu, người ít nhất 9 tháng, người nhiều nhất 14 tháng.

Tổng thu nhập của các lao động từ 12.000 USD tới 30.000 USD. Tuy vậy thông tin từ phía các đại diện Vinamotors và Interserco không đề cập tới sự kiện công nhân Việt Nam nói là bị khấu trừ tiền lương tới 2.000 USD mỗi tháng cho các chi phi về chỗ ở, dụng cụ làm việc và tiền xe chở tới nơi làm việc.     

Trả lời Nam Nguyên, Luật sư Trần Vũ Hải hiện sống và làm việc tại Hà Nội nhận định, Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cần phải làm việc bài bản hơn và chuyên nghiệp hơn. Theo ông, mục tiêu của Việt Nam không phải chỉ đạt tới mức vài trăm ngàn lao động xuất khẩu mỗi năm mà phải là hàng triệu người. LS Trần Vũ Hải nhấn mạnh:

Lao động xuất khẩu phải được giáo dục về luật pháp văn hóa của nước đến làm việc, đặc biệt phải làm rõ cam kết của người sử dụng lao động cũng như điều kiện mà người lao động phải tuân thủ."   

LS Trần Vũ Hải

"Cục lao động ngoài nước cần hợp tác với các chuyên gia lao động, luật sư quốc tế, nhất là khi nhà nước Việt Nam được coi là Nhà nước của giai cấp công nhân và nông dân tức là khuynh hướng bảo vệ người lao động nhiều hơn so với giới chủ. Lao động xuất khẩu phải được giáo dục về luật pháp văn hóa của nước đến làm việc, đặc biệt phải làm rõ cam kết của người sử dụng lao động cũng như điều kiện mà người lao động phải tuân thủ."   

Các thông tin từ báo chí Việt Nam không nêu rõ có bao nhiêu công nhân do Vinamotors và Interserco đưa đi lao động ở Mỹ cũng như số người đã về nước. Theo luật sư Tony Buzzbee nói với đài chúng tôi thì khoảng 50 người đã đến Mỹ, số người đứng tên kiện lên tòa án liên bang là 13.

Yếu tố tội phạm buôn người, ngược đãi công nhân là đề tài được dư luận thế giới chú ý đặc biệt. Các chuyên gia nhận định rằng bên nguyên đơn đã tạo được sự ủng hộ rộng rãi của công luận. Ít nhất trong giai đoạn hiện nay, những người thợ hàn đến từ Việt Nam sẽ được bảo vệ không lo sợ bị bắt bị trục xuất như đe dọa của các công ty xuất khẩu lao động từ quê nhà. 

Dư luận chưa quên sự kiện 2005 ở đảo Samoa thuộc Mỹ, một chủ nhân người Hàn Quốc bị kết án 40 năm tù vì tội ngược đãi hơn 200 công nhân xuất khẩu lao động từ Việt Nam và Trung Quốc. Sau phiên tòa, một số lớn công nhân đã được cấp visa làm việc dài hạn ở Hoa Kỳ, trở thành thường trú nhân và được bảo lãnh thân nhân sang đoàn tụ ở Hoa Kỳ. 

Theo dòng thời sự: