Wednesday, December 29, 2010

'Chứng cứ buộc tội chủ tịch Hà Giang mua dâm là yếu'


Thứ tư, 29/12/2010, 10:09 GMT+7

Luật sư Nguyễn Văn Tú. Ảnh: Hoàng Anh.
Ông Nguyễn Văn Tú là thành viên Đoàn luật sư Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh.

Từng tham gia bào chữa cho bị cáo Hằng tại phiên phúc thẩm, Luật sư Nguyễn Văn Tú không bất ngờ khi Viện kiểm sát "bác" tố cáo cựu chủ tịch Hà Giang bởi vụ việc chỉ dựa vào lời khai của cô gái, không có vật chứng.
'Bác' tố cáo cựu chủ tịch Hà Giang mua dâm nữ sinhBộ Công an điều tra tố cáo Chủ tịch Hà Giang liên quan vụ mua dâm

- Là luật sư bào chữa trong vụ án Sầm Đức Xương ở phiên phúc thẩm, từng đề nghị hủy án để điều tra lại từ đầu, ông nhận xét gì về bản cáo trạng vừa tống đạt của VKSND tỉnh Hà Giang?

- Đọc cáo trạng truy tố 3 bị cáo (Sầm Đức Xương, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy) tôi có cảm giác nội dung vụ án không thay đổi khi thời gian điều tra kéo dài. Tính chất vụ án dường như vẫn được "khoanh vùng".

Cáo trạng không chỉ rõ thông tin (tuổi, địa chỉ, chức vụ...) những người bị Hằng, Thúy tố cáo. Cách ghi này sẽ khiến cho ai đó hiểu nhầm giữa ông Tô này với ông Tô khác, người này với khác... Đây là hồ sơ vụ án hình sự không phải là văn bản thông thường nên cần phải cá thể hóa thông tin.

- Ông đánh giá thế nào khi kết quả điều tra lần này xác định "chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi mua dâm người chưa thành niên" của 16 nhân vật trong đó có cựu chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô?

- Cá nhân tôi không bất ngờ trước vừa kết luận này. Thứ nhất, vụ việc chỉ dựa vào lời khai của các cháu khi không có vật chứng. Thứ hai, sự việc xảy ra trong phạm vi riêng tư, chỉ có lời khai của hai con người với nhau, cùng lắm có thêm người môi giới vì thế chứng cứ buộc tội là yếu.

Hằng và Thúy tại TAND tỉnh Hà Giang ngày 27/1. Ảnh: Hoàng Anh.

Vậy còn lời khai cụ thể về mỗi lần bán dâm cho những người này của hai bị cáo Hằng và Thúy thì sao?

Kết luận đã có, ông Tô và những người khác bị tố cáo có thể đề nghị cơ quan điều tra khởi tố Hằng và Thúy về tội vu khống theo Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, cáo trạng có ghi "sẽ tiếp tục điều tra xác minh làm rõ". Câu này tôi nghe không thấy được thuyết phục bởi kể từ khi trả lại hồ sơ để điều tra đã kéo dài 10 tháng. Lúc này không điều tra thì lúc nào mới điều tra. Vậy ai điều tra tiếp, cơ quan nào chịu trách nhiệm việc điều tra này?

- Ở phiên xử phúc thẩm, Hằng và Thúy khẩn thiết nhờ đến luật sư bào chữa. Tuy nhiên, mới đây họ bất ngờ viết đơn từ chối mời luật sư, ông nghĩ sao trước quyết định của này?

- Ở phiên xử phúc thẩm tôi có vào gặp cháu Hằng. Cháu đều mong muốn mời luật sư và đặt niềm tin vào chúng tôi rất cao. Tuy nhiên, sau khi vụ án được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai cháu đã từ chối mời luật sư nên chúng tôi không được tiếp xúc. Có dư luận cho rằng, các cháy bị ép làm việc trên. Tôi không được gặp nên chưa rõ thực hư chuyện này ra sao.

- Theo ông, nếu không có luật sư bảo vệ quyền lợi, Hằng và Thúy có gặp khó khăn gì trong quá trình tranh tụng?

- Quyền bào chữa của một bị cáo rất quan trọng khi một bên buộc tội và một bên có quyền ngược lại. Nếu trong quá trình điều tra vụ án, các cháu không có người bào chữa đứng bên cạnh ắt hẳn họ sẽ gặp khó khăn về mặt pháp lý cũng như tư vấn pháp luật bởi cả hai đều còn ở tuổi khá trẻ, chưa va chạm pháp luật bao giờ.

Theo dự kiến của tôi, khi Thúy và Hằng không có người bào chữa bên cạnh, phiên tòa sẽ diễn ra nhanh chóng.

Chú thích ảnh:
Bị cáo Xương bị dẫn giải về trại tạm giam sau phiên xử phúc thẩm. Ảnh: Hoàng Anh.

Phiên phúc thẩm đã chỉ ra hàng loạt vi phạm tố tụng nghiêm trọng của các các cơ quan chức năng ở Hà Giang trong quá trình điều tra vụ án. Mới đây, VKS Hà Giang giải thích là do "năng lực của điều tra viên, kiểm soát viên và thẩm phán còn hạn chế", ông nhận xét gì về việc này?

- Tôi thấy điều này hoàn toàn không thỏa đáng. Nếu nói vi phạm tố tụng trong giai đoạn xử sơ thẩm sẽ phải là do cố ý chứ không phải do năng lực. Việc kiểm soát vụ án của VKS là cả một tập thể chứ không phải cá nhân do đó không thể nói hạn chế do năng lực. Nếu nói như vậy, hóa ra cả VKS của huyện Vị Xuyên còn hạn chế.

Còn cán bộ điều tra cũng không thể nói anh ta năng lực còn hạn chế được. Bởi vụ việc thường phải báo cáo thủ trưởng cơ quan điều tra. Trong quá trình xét xử phúc thẩm trước đây, chúng tôi đã làm rõ việc họ vi phạm là cố tình. Đơn cử như bắt các cháu ký khống vào mấy tờ giấy A3, biên bản phiên tòa một đằng lại ghi một nẻo...

Hoàng Anh thự
c


No comments:

Post a Comment