Friday, December 3, 2010

"Chợ" mua bán máu: GĐ bệnh viện "không hay biết"?!


03/12/2010 16:00:09

 - Sau khi nghe phóng viên Bee.net.vn phản ánh về "chợ" mua bán máu trước cổng Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), PGS - TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện "giật mình" nói:  "Việc mua bán máu ở tầm vi mô nên chúng tôi không hay biết".

TIN LIÊN QUAN

Vị giám đốc này đã giới thiệu chúng tôi gặp Trưởng khoa Huyết học – Truyền máu của Bệnh viện, TS - BS Nguyễn Thị Huê.

TS - BS Nguyễn Thị Huê cho biết, chính bà cũng đã nghe qua một vài thông tin "cò mồi" mua bán máu xuất hiện tại khu vực bệnh viện, nhưng cơ chế hoạt động như thế nào thì không hay rõ.

Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm khi tiếp xúc với người nhà cho máu, bà Huê cho biết mình có thể phát hiện ra ai là người nhà bệnh nhân cần cho máu, ai là những người "bán máu chuyên nghiệp".

Theo bà Huê, để xảy ra tình trạng có một thế giới "cò" mua bán máu kiếm lời là do nhu cầu về máu trong bệnh viện là rất nhiều, trong khi tình trạng thiếu máu xảy ra ở hầu hết các bệnh viện trong cả nước. Có những bệnh nhân cần truyền đến hơn 20 đơn vị máu, trung bình mỗi ngày bệnh viện cần khoảng 80 đến 100 đơn vị máu.

Ngược lại, bệnh viện chỉ thu gom được nhiều thì khoảng 50 đơn vị máu. Hầu hết phải đặt mua bên ngân hàng máu của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, đôi khi vẫn không đủ máu để cung cấp cho bệnh nhân.
 

Người nhà bệnh nhân cho máu tại BV
Người nhà bệnh nhân cho máu tại BV


Để khắc phụ việc thiếu máu trong viện, hiện nay, các bệnh viện vẫn đang kêu gọi người dân hiến máu (mỗi lần hiến máu được Nhà nước bồi dưỡng 130 nghìn đồng/250 ml – tương đương 1 đơn vị máu) hoặc nhận quà tặng và thẻ chứng nhận đã hiến máu nhân đạo. Có thể thấy, so với việc bán 1 đơn vị máu được 400 – 500 nghìn đồng, nhiều người nghiễm nhiên lựa chọn tham gia vào thế giới mua bán máu bên ngoài bệnh viện.

Giải thích về thời gian cửa sổ là 6 tháng như các "cò" rỉ tai người bán máu, TS Huê cho rằng, sau khi máu đươc thu gom, phân loại, các bác sĩ trong khoa tiến hành sàng lọc và xét nghiệm bằng các kít nhanh âm tính sẽ được truyền cho bệnh nhân. Không phải cửa sổ là 6 tháng như các "cò" đã đồn thổi.

Thế nhưng, bà Huê tỏ ra bất lực: "Việc mua bán máu này xảy ra bên ngoài bệnh viện, nằm ngoài quyền kiểm soát của chúng tôi. Hơn nữa, khi người nhà bệnh nhân đã khăng khăng nhận người cho máu là "người nhà bệnh nhân" thì chúng tôi cũng chịu!"

Bà Huê nhấn mạnh để "cắt đường sống" của "cò" máu chỉ có biện pháp duy nhất là tăng nguồn hiến máu, vận động toàn dân hiến máu, khi nguồn máu cung cấp dồi dào thì người nhà bệnh nhân sẽ không phải mua máu ngoài "chợ".

WHO khuyến cáo không dùng máu của người nhà bệnh nhân

Trao đổi về vấn đề này, ThS Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, trong những thời kỳ thiếu máu thì bệnh viện vẫn phải vận động người nhà hiến máu.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, các ngân hàng máu "không nên lấy máu của người nhà bệnh nhân" vì: Những người bán máu chuyên nghiệp thường trà trộn vào làm người nhà bệnh nhân đi cho máu chứ ít khi trực tiếp người nhà cho máu.

Những người bán máu chuyên nghiệp thường đi bán nhiều, khiến chất lượng máu không tốt. Theo quy định, thời gian 3 tháng người bán máu toàn phần mới có thể phục hồi hoàn toàn.


Phương Thúy


No comments:

Post a Comment