Quỳnh Như, phóng viên RFA2011-01-12Trước thềm Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch vừa ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ trong nước chấm dứt hành động bóp nghẹt các tiếng nói bất đồng chính kiến. Nhân dịp này Quỳnh Như có cuộc phỏng vấn với ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Khu vực Châu Á của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch về vấn đề này. Những kiến nghị của HRWQuỳnh Như: Thưa ông Phil Robertson, chúng tôi được biết Tổ chức theo dõi Nhân quyền thế giới Human Rights Watch vừa ra thông cáo báo chí đề nghị Đảng Cộng sản Việt nam xem xét lại đường lối, chấm dứt các hành động đàn áp bất đồng chính kiến, và trả tự do cho nhà nhà hoạt động dân chủ đang bị cầm tù, xin ông cho biết qua về nội dung của các vấn đề này. Phil Robertson: Trong thời gian gần đây chính phủ Việt Nam tăng cường hành động đàn áp đối với các nhà bất đồng chính kiến. Trong khi trong nước cũng có những người mạnh dạn gởi kiến nghị cho Đại hội đảng yêu cầu xem xét đến các quyền tự do của người dân. Chúng tôi cho rằng đó là những dấu hiệu tích cực. Câu hỏi chúng tôi đặt ra ở đây, tại sao Đảng lại e ngại, lo sợ và không muốn nghe những ý kiến đóng góp của người dân. Chính phủ Việt Nam đã mạnh tay đàn áp, bắt giữ và trấn áp những người có tiếng nói phê phán, bằng cách này Việt Nam muốn thủ tiêu quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền tự do hội họp. Đây là những quyền tự do cơ bản của con người được quy định và bảo vệ trong Công ước Quốc tế, mà Việt Nam cũng đã ký kết tham gia văn kiện này. Đảng Cộng sản Việt Nam hay chính phủ Việt Nam đã đi ngược lại với những nguyên tắc về nhân quyền mà lẽ ra họ phải tôn trọng.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền kiến nghị với lãnh đạo Việt Nam trong Đại hội Đảng Khoá 11 một số điểm như sau: Đại hội cần bãi bỏ các luật lệ và chính sách cản trở tự do ngôn luận, cần đảm bảo vấn đề tự do tín ngưỡng của người dân, cho phép công dân được tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể. Nói chung Đại hội cần có hành động để đảm bảo rằng tất cả các điều luật và quy định của chính phủ phải phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Quỳnh Như: Vì sao tổ chức của ông đưa ra lời kêu gọi Việt Nam chấm dứt các hành động đàn áp đối với các nhân vật bất đồng chính kiến vào thời điểm này. Ông có nghĩ rằng trong kỳ Đại hội khoá 11 này Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có những đổi mới về cơ chế chính trị. Phil Robertson: Chúng tôi cũng chưa rõ Việt Nam sẽ đáp ứng lời kêu gọi này như thế nào. Hiện chưa được nghe thông báo cụ thể chương trình nghị sự của Đại hội. Thông qua dư luận báo chí và các tổ chức quốc tế ủng hộ vấn đề nhân quyền, chúng tôi gởi những lời kêu gọi này đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam với mong muốn Đại hội sẽ đưa vấn đề tôn trọng nhân quyền và việc điều chỉnh các chính sách vi phạm các quyền tự do cơ bản của người dân vào chương trình nghị sự của Đại hội kỳ này. Cho phép công dân được phát biểu chính kiến và được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng trong quá trình điều hành quốc gia của chính phủ. Và đảm bảo rằng tất cả các quyền này sẽ được luật pháp nhà nứơc tôn trọng và bảo vệ. Tôi nghĩ rằng tất cả những vấn đề này phải được Đại hội nhấn mạnh tới. Tổ chức chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ đón nhận những khuyến nghị của chúng tôi một cách tích cực và đưa vào thảo luận trong chương trình nghị sự của Đại hội kỳ này. VN gia tăng đàn ápQuỳnh Như: Theo ông vì sao gần đây chính phủ Việt Nam tiến hành bắt bớ hàng loạt các luật sư, những blogger ủng hộ tự do dân chủ và nhân quyền. Có phải vì sợ rằng họ có những ý thức tiến bộ có thể gây khó khăn hơn cho chế độ. Phil Robertson: Thật đáng tiếc là thời gian gần đây chính phủ Việt Nam tiếp tục tăng cường siết chặt kiểm soát các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, kiểm soát thông tin trao đổi. Và ngay chính một bộ phận trong Đảng cũng có phát biểu ngược lại với một bộ phận được hưởng lợi lộc từ chính phủ được nhà nước che chắn, bảo vệ. Nên sinh ra sự đối xử khác giữa nhóm người này với nhóm người khác trong xã hội, và đương nhiên nhóm đưa ra những ý kiến quan điểm khác với nhà nước sẽ gặp phải sự khó khăn. Vì chính phủ không chấp nhận những ý kiến bất đồng với nhà nước, xem đó là một sự quấy nhiễu. Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt nam lo ngại sẽ có những vụ biểu tình, hoặc các tình huống khác có thể xảy ra gây trở ngại làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng. Quỳnh Như: Từ trước đến nay, Việt Nam có sự đáp ứng gì đối với lời kêu gọi của Human Rights Watch và những tổ chức nhân quyền khác, đối với yêu cầu trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ, và chấm dứt tình trạng đàn áp nhân quyền trong nước hay không.
Phil Robertson: Rất tiếc là cho tới nay chúng tôi vẫn chưa nhận được phúc đáp nào từ phía chính phủ Việt Nam về những đề nghị cải thiện tình hình nhân quyền trong nước. Chúng tôi hy vọng họ sẽ lắng nghe ý kiến của chúng tôi và chúng tôi rất hoan nghênh nếu như họ muốn trao đổi ý kiến, và quan điểm với chúng tôi. Cũng như Human Rights Watch sẵn sàng, nếu như có cơ hội thảo luận với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Thế nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy có đáp ứng gì từ phía chính phủ Việt Nam trước các đề nghị cần cải thiện vấn đề nhân quyền và tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân. Quỳnh Như: Theo ông dư luận nước ngoài cần có biện pháp gì hữu hiệu hơn đối với chính phủ Việt Nam để buộc chính quyền này thực thi các quyền tự do dân chủ, và tôn trọng vấn đề nhân quyền trong nước. Phil Robertson: Tôi nghĩ vấn đề là các nhà tài trợ cho các dự án phát triển ở Việt Nam cần thường xuyên nêu lên mối quan ngại về những vi phạm nhân quyền xảy ra trong nước với chính phủ Việt Nam. Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam cần đi đôi với việc tôn trọng và đảm bảo các quyền tự do cơ bản cho mọi công dân. Quỳnh Như: Xin cảm ơn ông Phil Robertson đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Theo dòng thời sự:
|
Wednesday, January 12, 2011
HRW kêu gọi VN tôn trọng nhân quyền
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment