Nam Nguyên, phóng viên RFA2011-01-01Những ngày cuối năm dương lịch vụ Vedan lại choán chỗ nhiều trang báo điện tử. Văn phòng Tổng giám đốc Vedan đã nhanh chóng đính chính thông tin là công ty này có thể ngừng chuyển tiền bồi thường đợt 2 cho TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai vì có nhiều đơn kiện mới phát sinh. Vedan: tạm dừng chứ không phải ngưng trả Câu chuyện phát xuất từ thông tin của báo Tuổi Trẻ đưa lên mạng sáng 30/12, theo đó luật sư Hoàng Như Vĩnh đại diện pháp lý của Công ty Vedan kiến nghị ban giám đốc Vedan tạm dừng chuyển tiền bồi thường đợt 2 gần 110 tỷ đồng cho ba tỉnh thành, vì nông dân các địa phương trên đã vi phạm cam kết người dân tiếp tục khởi kiện.Vedan nhận được thông báo Tòa án Nhân dân huyện Tân Thành Bà Rịa Vũng Tàu đang thụ lý 17 hồ sơ khởi kiện, Tòa án Nhân dân huyện Long Thành Đồng Nai thụ lý hơn 50 đơn. Ngoài ra phát sinh 164 hộ dân của Cần Giờ TP.HCM cũng đòi bồi thường. Khoảng 8 giờ sau đó, Vedan chính thức xác định tiếp tục chuyển tiền đợt 2 trước ngày 14/1 cho 3 tỉnh thành, thông tin này được báo Thanh Niên đưa lên mạng. Tuy vậy Luật sư Hoàng Như Vĩnh giải thích quan điểm cá nhân của ông với chúng tôi trong cuộc phỏng vấn chiều tối cùng ngày:
"Tôi tư vấn cho Vedan tạm dừng chứ không phải ngưng chi trả đợt 2. Bởi vì những lẽ như thế này, thứ nhất trên cơ sở mấy trăm hộ dân họ đề nghị ngừng chi số tiền đó và mấy trăm hộ này họ rút ủy quyền đại diện của các địa phương, cho nên cơ sở pháp lý đầu tiên là người thụ hưởng bồi thường họ đề nghị. Thứ hai là nội dung cam kết thì các địa phương không đạt được, không bảo đảm cho Vedan rằng với số tiền đó thì không có ai khiếu nại hoặc khởi kiện và thứ ba trong bản thỏa thuận nói rằng khi có ai khởi kiện khiếu nại thì không phải là nghĩa vụ của Vedan nữa. Tôi cho rằng tất cả những thỏa thuận như vậy đã không đạt được thì Vedan tạm dừng việc chi trả đó và làm việc với các địa phương để giải quyết vấn đề này chứ không phải là ngưng chi trả." Thả bóng thăm dò dư luận?Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, luật sư tiến sĩ Nguyễn Vân Nam ở Saigon, người am hiểu rất rõ hồ sơ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải nhận định rằng, Vedan không dại dột đến nỗi quyết định ngừng chuyển tiền bồi thường: "Ai ký ủy quyền cho luật sư của Hội nông dân cam kết với Vedan thì người đó mới phải có trách nhiệm, có nghĩa vụ là không được kiện nữa, còn những người không ủy quyền cho luật sư Hội nông dân thì đương nhiên người ta có quyền kiện.
Cái lý do ông Vedan đưa ra chỉ là thử sức thăm dò dư luận thôi, theo tôi đây là một hành vi thả bóng thăm dò xem dư luận phản ứng thế nào. Thứ hai họ tung ra một 'chiêu' như vậy để phối hợp với chính quyền tạo một áp lực lên những người nông dân đã ủy quyền cho luật sư ký cam kết, những người này bị áp lực là không nhận được tiền, bởi vậy họ phải tự vận động những người không nằm trong cam kết, bởi vì anh ta bị đe dọa là không được nhận tiền." Rối bù việc chi trả Chưa kể việc luật sư Hoàng Như Vĩnh tư vấn Vedan tạm dừng chuyển tiền, thì các tỉnh thành đối tượng bị thiệt hại vì ô nhiễm sông Thị Vải cũng đã rối bù về việc thực hiện chi trả. Hơn bốn tháng sau khi Vedan chuyển gần 110 tỷ đồng bồi thường cho ba địa phương, mới chỉ có Bà Rịa Vũng Tàu cơ bản hoàn tất chi trả đợt 1 cho 1.200 hộ dân, tính đến hết ngày 20/12 còn 55 hộ chưa đến nhận tiền, số tiền này đã được cơ quan chức năng ký gởi vào ngân hàng cho họ.Đối với sự việc Bà Rịa Vũng Tàu phát sinh 17 đơn kiện đang được Tòa án Nhân Dân Huyện Tân Thành thụ lý, luật sư Vũ Bá Thanh Chủ nhiệm Đoàn luật sư Bà Rịa Vũng Tàu nhận định: "Tôi nghĩ nếu những hộ dân không nằm trong số tham gia khởi kiện thì Vedan quyết định như thế nào là việc của Vedan chứ còn những người đó họ có thể thực hiện quyền của mình. Tất nhiên đi vào từng vụ việc cụ thể, chắc phải có những điều kiện nhất định thì tòa người mới thụ lý theo qui định của pháp luật hiện nay." Trong khi đó, TP.HCM cũng lỗi hẹn chi trả tiền bồi thường đợt 1 của Vedan cho 839 hộ dân Huyện Cần Giờ. Theo Tuổi Trẻ Online, ông Đoàn Văn Sơn Phó chủ tịch UBND Huyện Cần Giờ nói rằng không thể thực hiện chi trả trong năm 2010, lý do vì vẫn còn nhiều người dân khiếu nại về số liệu thiệt hại nên phải tiếp tục xác minh. Ông Nguyễn Văn Phụng Chủ tịch Hội nông dân TP.HCM hy vọng có thể chi trả tiền bồi thường cho người dân trước Tết Nguyên Đán. Tình hình ách tắc cách tính thiệt hại ô nhiễm sông Thị Vải ở Đồng Nai phải mãi đến ngày 30/12 xem như mới vượt qua. Theo mạng chính thức Vietnam Plus, Đồng Nai đã chọn cách tính mới không dựa theo kết quả phân ba vùng ô nhiễm nặng nhẹ của Viện Tài nguyên Môi trường. Đồng Nai tính toán thiệt hại theo thực tế ngành nghề đánh bắt, phương thức nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Về nuôi trồng thủy sản, hệ số 1 là quảng canh, hệ số 3 là bán thâm canh và hệ số 7 là thâm canh. Vẫn theo Vietnam Plus có khoảng 5.100 hộ dân đồng ý cách tính mới, chỉ có 10 hộ dân không đồng ý. Nông Dân Nguyễn Lam Sơn ở trong số những hộ không đồng ý vì với cách tính mới, tuy nằm trong vùng thiệt hại nghiêm trọng nhưng anh sẽ được bồi thường rất ít vì cách nuôi be đập sử dụng nguồn nước sông Thị Vải: "Hôm nay (30/12) tỉnh ủy Đồng Nai có đưa ông Trần Như Độ xuống hỏi ý kiến người dân là bây giờ đồng ý hay không đồng ý thì ghi vào…đồng ý là thuận theo cách tính một chấm, ba chấm, 7 chấm. Nói thiệt với anh nó rối rắm lắm, ở đây mỗi anh làm bao năm bao nhiêu mẫu đến giờ này cũng chưa biết khoản tiền được bao nhiêu nữa, em sẽ khiếu nại đã nói với mấy 'ổng'. Hồi sáng này ông Trần Như Độ có nói trong phạm vi Tết Nguyên Đán này sẽ phát tiền cho người dân, cái hướng là như vậy nhưng mà điều kiện là người dân phải đồng thuận, chứ có người thưa là không phát được." Sau hai năm tranh cãi, cuối cùng vào trung tuần tháng 8/2010 Vedan đã thỏa thuận bồi thường tổng cộng hơn 219 tỷ đồng cho người dân 3 tỉnh thành. TP.HCM nhận 45,7 tỷ, Bà Rịa Vũng Tàu 53,6 tỷ và Đồng Nai 120 tỷ. Sau đó Vedan đã chuyển 50% tổng bồi thường cho Hội Nông Dân các tỉnh thành gọi là đợt 1. Trước ngày 14/1/2011 sắp tới Vedan sẽ chuyển hết 50% tổng bồi thường còn lại như đã cam kết. Vedan có thể đối mặt một số vụ kiện mới, nhiều người cho rằng đây cái giá phải trả của 14 năm gian dối hưởng lợi bất chấp sự tàn phá môi trường sông Thị Vải để lại những hậu quả lâu dài. Theo dòng thời sự:
|
Saturday, January 1, 2011
Vedan vẫn chuyển tiền dù thêm nhiều khiếu kiện
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment