Friday, December 24, 2010

Việt Nam tiếp tục bị hạ bậc tín nhiệm


24/12/2010 09:46:56

Chiều ngày 23/12, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) đã tuyên bố cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam, với triển vọng tiêu cực do mối quan ngại về các rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.

TIN LIÊN QUAN

Trong báo cáo đánh giá tín nhiệm của S&P, điểm tín nhiệm dành cho nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam bị tổ chức này cắt giảm xuống BB- từ BB. Điểm tín nhiệm nợ nội tệ dài hạn của Việt Nam cũng bị giảm 1 bậc xuống BB từ BB+, trong khi điểm dành cho nợ nội tệ ngắn hạn được duy trì ở mức B.

Nói về triển vọng "tiêu cực" dành cho điểm tín nhiệm mới của Việt Nam, S&P cho biết, triển vọng này phản ánh dự báo của họ rằng, những bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ còn tác động bất lợi tới ổn định tài chính của Việt Nam.

 

fg
Điểm tín nhiệm dành cho nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam bị tổ chức này cắt giảm xuống BB- từ BB.

Theo Bloomberg, điểm số tín nhiệm nợ quốc gia hiện nay của Việt Nam đang "đồng hạng" với Bangladesh và Mông Cổ.

Báo cáo của S&P nhận xét, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều biến động trong những năm gần đây, cùng với tình trạng tăng trưởng tín dụng mạnh, làm suy yếu hệ thống ngân hàng.

Tuy vậy, tổ chức này cho rằng, những cải cách cơ cấu mà Việt Nam thực hiện trong mấy năm gần đây đã giúp cải thiện triển vọng của nền kinh tế. S&P dự báo, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2010.

Trước đó, hôm 15/12, Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm trái phiếu Việt Nam từ Ba3 xuống B1 và duy trì triển vọng tiêu cực, do một số nguyên nhân trong đó có nguy cơ rơi vào khủng hoảng cán cân thanh toán ngày càng cao, các chính sách tiền tệ và ngoại hối không phù hợp, cũng như nợ của Vinashin.

Theo Moody's, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này xuất phát từ thâm hụt ngân sách ngày càng cao, sự thất thoát của nguồn vốn và dự trữ ngoại hối thấp. Moody's cho biết việc lạm phát sắp chạm mức hai con số sẽ tiếp tục gia tăng sức ép lên tỷ giá.

Trong khi đó, các chính sách có mục đích chồng chéo đã làm gia tăng các khoản nợ tiềm tàng trong bảng cân đối kế toán của Chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.

Ông Tom Byrne, Phó chủ tịch cấp cao Bộ phận đánh giá rủi ro nợ công (Sovereign Risk Group) của Moody's nhận định: "Moody's cho rằng những thiếu sót trong chính sách kinh tế đã khiến Việt Nam vấp phải nhiều khó khăn khi giải quyết những áp lực về cán cân thanh toán và dẫn tới những bất ổn vĩ mô".

Cùng ngày, tổ chức này đã hạ bậc ba loại xếp hạng của 6 ngân hàng Việt Nam, bao gồm xếp hạng tiền gửi ngoại tệ, đánh giá tín dụng cơ sở (Baseline Credit Assessments) và xếp hạng sức mạnh tài chính ngân hàng (Bank Financial Strength Ratings).

(Theo VEF


No comments:

Post a Comment