Monday, December 6, 2010

# Vui Buo^`n Qu'an Nu+o+'c Be^n Le^` - Chu? Qua'n

Vui buồn quán nước bên lề

(Kỳ 1: Trò chuyện làm quen với "chuyên gia Bom" Định Đăng Định)

 

Nói cho to tát là "quán nước" chứ thực ra là tôi có một cái xe đẩy được trang bị khá "tiện nghi" để bán nước giải khát, các thứ dụng cụ để chế biến thức uống trên xe khá đầy đủ, muốn cái gì thì có ngay cái đó…Quán nước của tôi nằm mé mé cổng công an huyện Daklap, tỉnh Đắk Nông, nơi có ối người lui tới bởi các chuyện chung, riêng nên thằng tôi mới "hóng " được nhiều chuyện vùi buồn từ thảo dân đến quan dân, có những chuyện không nhịn được cuời, có chuyện lại cười mà ra nước mắt… xin đơn cử để bà con mạng intẹcnét "tráng miệng" chút chút cho vui nhé!

Đã hơn một tuần nay, "quán nước" của tôi vinh hạnh được đón tiếp một vị khách khá cần mẫn, ông là thầy giáo của một trường làng khá xa trung tâm huyện, tên ông là Đinh Đăng Định, ông đến trụ sở công an huyện không phải để chứng giấy tờ, cũng không phải đăng ký thường trú hay tạm trú…mà ông tới là được công an huyện "mời" làm việc. Cũng là "thói quen nghề nghiệp", nên ngay lần đầu ông ghé thăm "quán nước", tôi đã xởi lởi hỏi thăm về nhu cầu của ông khi đến gặp các quan dân, ông cho biết: Rõ khổ, thấu hiểu bức xúc của thảo dân VN và bản thân ông cũng thấm thía khi vẫy vùng trong bối cảnh chung ấy, ông đã bày tỏ chính kiến của mình nơi ông làm việc, rồi sau đó không kìm nổi những bức xúc của mình, ông đã cho ra đời lần lượt những đứa "con" tin thần có cái tên đệm là "dân chủ" và thả chúng trên các diễn đàn intẹcnét…Chả hiểu những đứa "con" của ông vùng vẫy như thế nào, vùng vẫy ở đâu mà đẩy ông đến tình huống bị công an "mời" làm việc.

Ông cho biết, ngày đầu công an "mời' ông cũng thấy lo lo, ông đến từ sáng sớm để mong có người nào quen quen thì nhờ họ dẫn vào, lên đến cổng ông ghé qúan nước của tôi để chờ, nhưng chờ mãi mà chỉ thấy …toàn người lạ…ông tự trách, chả là vì trước tới nay ông ít có bạn bè, ngoài những thầy cô ở trường, ông hầu như không chơi với ai khác, hàng xóm của ông thì toàn dân làm vườn, làm rẫy, trình độ ABC… nên ông cũng chẳng hứng thú chơi với họ mà họ cũng chẳng thiết tha gì bắt chuyện với ông, duy chỉ có mấy đứa học trò là biết ông, nhưng chúng sợ ông còn hơn sợ "ông kẹ", nhìn thấy ông từ xa, đứa nào mà chưa bị ông nhìn thấy thì vội lảng đi, đứa nhỡ bị ông nhìn thấy rồi thì lí nha lí nhí "chào thầy ạ!" kể cũng tội. Phụ huynh chúng thì lại càng ít biết ông vì ông không làm giáo viên chủ nhiệm, bộ môn ông dạy cũng chỉ là môn học xếp hạng hai, ba (môn Hoá học).

Thấy thằng tôi mau chuyện nên ông cũng sớm quen mà đem lòng thổ lộ, có lẽ là để bớt phần căng thẳng tâm lý. Ông cho biết, sau ngày đầu làm việc với công an ông đã bớt lo hơn, cho nên dù đang làm việc với công quyền nhưng có lúc cao hứng ông còn to tiếng lên lớp cho mấy "cậu công an" để họ có điều kiện nhận thức thêm về dân chủ, ông tỏ vẻ cảm thông: có lẽ vì thể chế thôi, chứ mấy cậu ấy cũng đáng yêu, những khi ông đăng đàn lên lớp cho họ thì họ chỉ biết nói có một câu: "đề nghị anh bình tĩnh", họ chẳng tranh luận chuyện đúng – sai mà cứ để cho ông tha hồ diễn thuyết, ông được thể lại càng hăng hái truyền dạy cho họ hết chuyện này đến chuyện khác…và gay cấn nhất là khi họ yêu cầu ông viết bản tường trình về những việc mình đã làm, ông liền mượn ngay sự kiện này để chuyển thể những quan điểm của mình thành một bài lý luận công khai, ông nghĩ đây là chiêu "gậy ông đập lưng ông", ông phải dạy cho không chỉ những cậu bé bé, trẻ trẻ kia mà phải dạy cho toàn bộ cái dân Việt này mở mắt ra, đừng tiếp tục ngu ngơ nữa…

Thấy ông hơi "bốc" tôi chuyển qua hướng khác. Tôi hỏi ông: Họ mời ông làm việc thì công việc giảng dạy của ông thế nào?- ông khoái chí cười, tự đắc: Thế mới khoái chứ, không phải làm việc (giảng dạy) mà vẫn nhận lương, hàng ngày đến đây lên lớp cho mấy cậu công an, vừa sướng miệng, vừa được mời ăn, mời uống…rồi ông nhỏ giọng tỏ vẻ rất thú vị: ông không biết cái cảm giác muốn nói mà có người (có chức năng) ngồi nghe mình nói nó sướng thế nào đâu.

Tôi động viên ông: Thế là ông mãn nguyện rồi còn gì?

Ông vẫn chưa thoả mãn, nói tiếp: Những chuyện mà tôi nói là những chuyện lớn, chuyện của chính phủ, chuyện của thể chế, chuyện của chế độ…nói là phải nói được cho mấy ông trung ương nghe thì mới thoả mãn, không thì lãnh đạo tỉnh cũng được, chứ mấy cậu công an mang quân hàm đại uý, thiếu tá, tuổi đời ba mấy, bốn mươi thì nghe chứ làm sao hiểu nổi…

Tôi thầm nghĩ "Bố này nổ hàng sư phụ thật", nhưng không nỡ làm mất lòng khách hàng, tôi chuyển đề tài hỏi: Nếu ông không muốn làm việc với họ, tại sao ông không từ chối và yêu cầu họ cho gặp cấp trên của họ?

Ông yên lặng một lúc, rồi nói: Cũng khó, vì tư cách của mình, mình có là gì đâu mà mấy ông trên tiếp, mình chỉ là anh giáo viên quèn, ai biết tới đâu mà tiếp mình cơ chứ! Còn…từ chối làm việc, đâu phải chỉ nói là làm được. Công dân trước pháp luật mà, các ông như Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê…to như thế, ông Nguyễn Văn Lý, ông Nguyễn Hồng Quang ảnh hưởng lớn như thế mà họ mời cũng phải đến, từ chối chẳng qua là mấy thằng cù nhầy, điếc không sợ súng như Đỗ Nam Hải, Tạ Phong Tần thôi chú ạ…

Từ xưng tôi là "ông", bỗng chuyển sang gọi "chú", tôi hiểu ông cũng sắp sửa cho tôi chỉ là những người như các "cậu công an" mà ông mới kể.Thực sự tôi chẳng thể biết đến những cái tên mà ông vừa kể, nhưng tôi cũng cứ gật gù để động viên ông nói tiếp. (còn tiếp)

Chủ quán


No comments:

Post a Comment