Sunday, January 9, 2011

ĐẠI HỘI XI ĐẢNG CSVN VẪN TIẾP TỤC ĐI LÊN THIÊN ĐƯỜNG MÙ…


+Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN tiền Đại Hội chỉ đặt ra vấn đề nhân sự không thay đổi đường lối cai trị.
+Sóng gió sẽ xảy ra tại Đại Hội vì các Đảng viên lão thành bất mãn đòi phế bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản lỗi thời…

Đại Hội Kỳ Thứ XI Đảng CSVN sẽ khai mạc vào 11 tháng 1 năm 2011 với số Đại biểu tham dự sẽ lên đến 1500 người từ 62 tỉnh, thành phố và các đặc khu trong nước. Trước Đại Hội Đảng, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng nhóm họp tại Hà Nội soạn thảo và thông qua "Cương Lĩnh Chính Trị" và tuyển chọn nhân sự trong tổng số 15 Ủy Viên Bộ Chính Trị của Đại Hội X (2005) gồm có: Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh (Đại tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng), Lê Hồng Anh (Thượng Tướng Bộ Trưởng Công An), Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa (Trưởng Ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương Đảng), Hồ Đức Việt(Phó ban Tổ Chức Trung Ương Đảng), Nguyễn Sinh Hùng(Phó Thủ Tướng), Phạm Gia Khiêm(Bộ Trưởng Ngoại Giao), Trương Vĩnh Trọng(Chủ Tịch Quốc Hội). Thành phần nhân sự cũ trên đây Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã tuyển chọn một số và sẽ trình Đai Hội Đảng vào ngày 11 tháng 1 năm 2011, trong đó Trương Vĩnh Trọng thay Nông Đức Mạnh giữ chức Tổng bí thư Đảng, Trương Tấn Sang thay Nguyễn Minh Triết giữ chức Chủ tịch Nhà Nước, Phạm Quang Nghi thay Trương Vĩnh Trọng giữ chức Chức Chủ Tịch Quốc Hội. Nguyễn Tấn Dũng được Hội Nghị đề nghị lưu nhiệm thêm một nhiệm kỳ 5 năm.
Theo thành phần nhân sự trên đây thì Đại Hội Đảng thứ XI không có gì thay đổi, vẫn thành phần Ủy viên thiếu khả năng lãnh đạo đất nước và không có tầm nhìn xa trông rộng để đưa Dân Tộc và Đất Nước tiến lên xa hơn theo kịp các nước láng giềng như Thái Lan, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản và thậm chí còn thua cả Căm Bốt, Ai Lào. Bộ não của Đảng CSVN là Bộ Chính Trị Đại Diện cho khoảng 3 triệu đảng viên và Bộ Chính Trị hoạch định chính sách cai trị qua các Nghị quyết mà những Nghị quyết này không dựa vào thực trạng xã hội Việt Nam, thực tại của đất nước thông qua ý kiến của quần chúng (trưng cầu dân ý) thông qua phản ánh của giới Truyền Thông Báo Chí. Thế nhưng đau buồn cho đất nước và Dân tộc Việt Nam là Đảng CSVN không bao giờ chấp nhận có trưng cầu ý dân và phản ánh của giới truyền thông báo chí trong nước. Đảng CSVN (Qua bộ Chính Trị Trung Ương Đảng) khống chế mọi hoạt động của giới Truyền Thông Báo Chí trong nước, mặc dù hiện nay tại Việt Nam có đến 700 tờ báo và 20 Đài Truyền Hình, Truyền Thanh, nhưng không đi ra ngoài khuôn khổ chỉ đạo của Đảng như viên Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hóa Lê Doãn từng tuyên bố: "Nếu Báo Chí đi bên lề phải thì sẽ không có gì xảy ra…" Hoặc như Tô Huy Rứa (Trưởng Ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương Đảng) mới đây đã ra lệnh báo chí không được tường thuật những vụ bê bối của các cán bộ cao cấp đang nắm giữ các chức vụ trong guồng máy cai trị.
Để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng Thứ XI, bộ máy Công An theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng truy lùng, ruồng bắt những người viết Blog phản ánh quan điểm chính trị khác với quan điểm của Đảng. Quan điểm của đảng là: không có bất cứ một tổ chức chính trị nào ngoài Đảng CSVN và điều 4 Hiến Pháp cho phép đảng CSVN độc quyền cai trị đất nước (Đảng CSVN là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước và dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng CSVN tiếp tục lãnh đạo và dẫn dắt Dân tộc đi lên Chủ Nghịa Xã Hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh." Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước làm ra Luật (Lập Pháp) nhưng Quốc Hội Việt Nam không có thực quyền làm ra Luật mà lệ thuộc vào Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng. 85% Đại Biểu Quốc Hội được cử giữ những chức vị trong bộ máy cai trị. Từ Tổng Bí Thư Đảng xuống đến hàng Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Bí Thư Tỉnh, Thành Phố, Tư Lệnh các Quân khu đều là Đại Biểu Quốc Hội, do đó họ không có thực quyền hoạch định chính sách hoặc đưa ra các Dự Luật về Quốc Kế Dân Sinh. Đại Biểu Quốc Hội chỉ được phép thảo luận và thông qua các văn kiện xuất phát từ Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng và thông thường những văn kiện này mang tính cách áp đặt, khuôn rập theo đường lối cai trị của chủ thuyết Cộng Sản.
Song song với Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng một cuộc Hội luận Chính Trị cũng được tổ chức ngay tại Hà Nội quy tụ hơn 20 nhà Cách Mạng lão thành, các cựu Ủy Viên Bộ Chính Trị đã mạnh mẽ phê phán Hội Nghị đã thông qua "Cương Lĩnh Chính Trị Đại Hội Đảng kỳ XI". Theo nhận xét của Giáo sư Trần Phương (Nguyên Ủy Viên Bộ Chính Trị, cựu Thứ Trưởng Văn Hóa, Giáo Dục và Thanh Niên, Chánh Phủ Phan Văn Khải) thì Cương lĩnh Chính Trị cho Đại Hội Đảng XI là loại "Đao To Búa Lớn", rỗng tuếch, không chứa đựng tư duy mới, không thể hiện được nguyện vọng thiết tha của quần chúng nhân dân. Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng phạm sai lầm khi tuyển chọn một số người đưa vào các chức vụ quan trọng mà không thông qua Quốc Hội hoặc ý kiến của quần chúng nhân dân, cũng theo Giáo sư Trần Phương thì việc lưu nhiệm Nguyễn Tấn Dũng trong chức vụ Thủ Tướng thêm một nhiệm kỳ 5 năm sẽ gây nhiều khó khăn cho đất nước, vì Nguyễn Tấn Dũng thiếu khả năng lãnh đạo và làm trì trệ việc phát triển xây dựng đất nước và không chấm dứt được tệ nạn cướp đất, chiếm dụng nhà cửa của dân chúng tạo nên phong trào dân oan khắp nơi trong nước. Hệ thống kinh doanh Quốc doanh làm ăn thua lỗ mà chánh phủ Nguyễn Tấn Dũng đã không có biện pháp ngăn ngừa, cải thiện.
Với sự phê phán gắt gao của những nhà Cách Mạng lão thành, các cựu Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng qua Hội Luận Chính Trị ngay tại Hà Nội trước Đại Hội Đảng kỳ thứ XI sẽ tạo nên sóng ngầm trong quần chúng và hiện nay trong giới trẻ Việt Nam đã xuất hiện ý kiến phản đối Đại Hội Đảng vào ngày 11 tháng 1 năm 2011, nếu Đại Hội này vẫn lăn lên vết xe cũ của mười kỳ Đại Hội Đảng trước đây thì đó là sự bất hạnh cho Dân Tộc và Đất Nước nằm trong gọng kềm của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN. Việt Nam tiếp tục bị chìm trong bóng đêm đen tối, bất hạnh do một nhóm người dẫn dắt tiếp tục đi lên "Thiên Đường Mù" (1) của Chủ Nghĩa Cộng Sản Hoang Tưởng.


No comments:

Post a Comment