Sunday, January 9, 2011

Cần tây, xà lách, rau cải dễ nhiễm thuốc trừ sâu


09/01/2011 07:30:00

 - Năm 2010, Cục Bảo vệ Thực vật đã kiểm nghiệm 22 mẫu rau quả Trung Quốc và rau mua tại các chợ đầu mối Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Trong số này có 14 mẫu không phát hiện dư  lượng thuốc BVTV, 8 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV nhưng dưới ngưỡng quy định. Câu hỏi đặt ra là, những loại rau nào dễ có khả năng chứa thuốc bảo vệ thực vật? 
 
Điều tra của Cục Bảo vệ thực vật cho thấy, một số loại thuốc độc hại người dân phun vào rau như thuốc trị bọ nhẩy, trừ rệp, sâu xanh... TS Phạm Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết, theo quy trình thì người sản xuất phải phun thuốc trừ sâu sau 21 ngày mới được thu hoạch, đây là thời gian cách ly an toàn để thuốc trừ sâu bay và được tẩy rửa qua sự sinh trưởng và phát triển của cây

Nhưng một số những loại rau ăn lá như rau cải, xà lách, dưa chuột thì tổng thời gian gieo trồng chỉ khoảng 20 - 30 ngày có thể thu hoạch, mà người sản xuất sẽ phun thuốc trong giai đoạn sâu phát triển nhất (lá non) là thời gian sau trồng 2 tuần, như vậy thời gian cách ly thuốc trừ sâu không thể an toàn, khiến gây ra ngộ độc, tiêu chảy.

Mặt khác, tình trạng nhiễm nitrat từ đạm bón cho rau quả rất nhiều, nếu bón không cân đối, dư lượng nhiều trong rau quả có  thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản, dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận... Một số người dân "tránh" thuốc trừ sâu bằng cách chọn các loại rau, quả có đốm sâu.

Sau 21 ngày từ  khi phun thuốc trừ sâu mới được thu hoạch cây trồng.
Sau 21 ngày từ khi phun thuốc trừ sâu mới được thu hoạch cây trồng.

Thế nhưng, TS Mỹ Linh cũng nhấn mạnh rằng, đây cũng không phải là cách an toàn, bởi lẽ có thể họ phun một loại thuốc trừ sâu nào đó, còn vẫn để một loại sâu ăn lá khác "đánh lừa" người tiêu dùng, do vậy cách an toàn hơn cả là ý thức người sản xuất và người nội trợ nên chọn mua rau quả của cửa hàng lớn, hàng quen, dù sao họ cũng có uy tín và trách nhiệm hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, những loại rau, quả  được coi là có nguy cơ nhiễm thuốc trừ  sâu cao như:  Cần tây, đào, dâu tây, rau chân vịt, nho, xà lách, rau cải... 

Một số rau quả có một lớp vỏ rất dày, có thể chống lại được sự ô nhiễm thuốc trừ sâu như: Hành tây; Quả bơ; Dứa, xoài, dưa hấu, bưởi... Rửa, ngâm nước muối không giải quyết được vấn đề nhưng gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, một số loại thuốc trừ sâu tìm thấy trên bề mặt rau quả nhưng một số khác lại theo rễ đi vào các bộ phận khác của cây trồng, vì thế không thể rửa sạch chúng.

Phạm Hằng

09/01/2011 07:30:00

 - Năm 2010, Cục Bảo vệ Thực vật đã kiểm nghiệm 22 mẫu rau quả Trung Quốc và rau mua tại các chợ đầu mối Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Trong số này có 14 mẫu không phát hiện dư  lượng thuốc BVTV, 8 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV nhưng dưới ngưỡng quy định. Câu hỏi đặt ra là, những loại rau nào dễ có khả năng chứa thuốc bảo vệ thực vật? 
 
Điều tra của Cục Bảo vệ thực vật cho thấy, một số loại thuốc độc hại người dân phun vào rau như thuốc trị bọ nhẩy, trừ rệp, sâu xanh... TS Phạm Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết, theo quy trình thì người sản xuất phải phun thuốc trừ sâu sau 21 ngày mới được thu hoạch, đây là thời gian cách ly an toàn để thuốc trừ sâu bay và được tẩy rửa qua sự sinh trưởng và phát triển của cây

Nhưng một số những loại rau ăn lá như rau cải, xà lách, dưa chuột thì tổng thời gian gieo trồng chỉ khoảng 20 - 30 ngày có thể thu hoạch, mà người sản xuất sẽ phun thuốc trong giai đoạn sâu phát triển nhất (lá non) là thời gian sau trồng 2 tuần, như vậy thời gian cách ly thuốc trừ sâu không thể an toàn, khiến gây ra ngộ độc, tiêu chảy.

Mặt khác, tình trạng nhiễm nitrat từ đạm bón cho rau quả rất nhiều, nếu bón không cân đối, dư lượng nhiều trong rau quả có  thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản, dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận... Một số người dân "tránh" thuốc trừ sâu bằng cách chọn các loại rau, quả có đốm sâu.

Sau 21 ngày từ khi phun thuốc trừ sâu mới được thu hoạch cây trồng.
Sau 21 ngày từ khi phun thuốc trừ sâu mới được thu hoạch cây trồng.

Thế nhưng, TS Mỹ Linh cũng nhấn mạnh rằng, đây cũng không phải là cách an toàn, bởi lẽ có thể họ phun một loại thuốc trừ sâu nào đó, còn vẫn để một loại sâu ăn lá khác "đánh lừa" người tiêu dùng, do vậy cách an toàn hơn cả là ý thức người sản xuất và người nội trợ nên chọn mua rau quả của cửa hàng lớn, hàng quen, dù sao họ cũng có uy tín và trách nhiệm hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, những loại rau, quả  được coi là có nguy cơ nhiễm thuốc trừ  sâu cao như:  Cần tây, đào, dâu tây, rau chân vịt, nho, xà lách, rau cải... 

Một số rau quả có một lớp vỏ rất dày, có thể chống lại được sự ô nhiễm thuốc trừ sâu như: Hành tây; Quả bơ; Dứa, xoài, dưa hấu, bưởi... Rửa, ngâm nước muối không giải quyết được vấn đề nhưng gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, một số loại thuốc trừ sâu tìm thấy trên bề mặt rau quả nhưng một số khác lại theo rễ đi vào các bộ phận khác của cây trồng, vì thế không thể rửa sạch chúng.

Phạm Hằng


No comments:

Post a Comment