Tuesday, January 11, 2011

Câu hỏi lớn cho đầu tư giáo dục


2011-01-11

Chiều ngày 1 tháng 1 vừa qua lãnh đạo TPHCM có cuộc tiếp xúc với trẻ em trong địa bàn thành phố. Theo đó, các vị lãnh đạo này trả lời hàng loạt các câu hỏi, bức xúc của các học sinh cấp tiểu học và trung học, đa số xung quanh vấn đề an toàn nơi công viên và tình trạng bạo lực trong học đường.

RFA

Trường đại học Văn Hóa ở Hà Nội. RFA


Nhiều  người cho rằng, nếu các vị lãnh đạo này tiếp xúc sinh viên thì câu hỏi có lẽ đã khác đi nhiều, trong đó ắt hẳn không thể thiếu ý kiến về đầu tư cho giáo dục. Quỳnh Chi trình bày sau đây.
Tổ chức Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO luôn khẳng định "giáo dục là công cụ quyền lực giúp con người tự thoát khỏi nghèo đói và trở thành một công dân hoàn thiện".

Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư có lãi nhất

Thật vậy, giáo dục là nguồn gốc để xây dựng xã hội vì nó tạo ra nhân tài để xây dựng đất nước. Đồng thời, giáo dục ngoài nâng cao dân trí còn giải quyết những bế tắc xã hội và thúc đẩy đất nước phát triển. 
Luật giáo dục năm 2005 đã từng khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển". Chính vì thế, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư có lãi nhất cho tương lai của cá nhân và dân tộc.
"Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển". Chính vì thế, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư có lãi nhất cho tương lai của cá nhân và dân tộc.
Thế nhưng nhiều người cho rằng tỷ lệ cho ngân sách con người bao gồm giáo dục còn thấp. Cụ thể, trong bài "Chủ động bội chi ngân sách" đăng trên Tuần Việt Nam ngày 28 tháng 12 năm 2010, TS Nguyễn Quang A cho rằng "Lẽ ra nhà nước phải 
Do sách vở còn đắt học sinh sinh viên vẫn phải tìm mua sách cũ về học. AFP
Do sách vở còn đắt học sinh sinh viên vẫn phải tìm mua sách cũ về học. AFP
chi cho con người nhiều hơn".
Đầu tư giáo dục nhà nước chủ yếu rót vào giáo dục công lập, trong đó nguồn này được dùng cho việc xây dựng trường học, trả lương cho giáo viên và các chi phí khác của trường sở. 
Theo số liệu được công bố từ hội thảo của Ủy ban kinh tế của Quốc hội và Viện khoa học xã hội Việt Nam tổ vào cuối tháng 12 vừa qua, phần chi cho giáo dục nhà nước chỉ bằng 60% tổng chi cho giáo dục. Như vậy  nghĩa là người dân  phải chi cho 40% số tiền còn lại. Nhìn qua thì con số 40% không có gì đáng ngại nhưng thực tế nó là gánh nặng của người nghèo.
Theo nguyên tắc, nhà nước miễn học phí cho học sinh tiểu học, nhưng phụ huynh vẫn phải đóng những khoản phụ thu cũng như chi phí khác. Với đồng lương công nhân, đôi khi các khoản thu này trở thành một gánh nặng. Là một công nhân, phải vất vả lắm mới lo cho được một đứa con đi học, chị Trang cho biết:
Giáo dục là cho tất cả mọi thành phần trong xã hội, nói một cách khác, một hệ thống giáo dục tốt nên tạo điều kiện để mọi tầng lớp trong xã hội đều có cơ hội đến trường.
"Mình nuôi 1 đứa con đi học ngoài học phí nộp cho trường, mình còn nuôi nó đi học thêm, đi học hằng ngày và tiền sinh sống hằng ngày. Đương nhiên giàu thì không nói, còn mình so là mình so mức trung bình tức là người ta làm công nhân. Mà lương công nhân 1 tháng là 2 triệu cho đến 2 triệu rưỡi".
Giáo dục là cho tất cả mọi thành phần trong xã hội, nói một cách khác, một hệ thống giáo dục tốt nên tạo điều kiện để mọi tầng lớp trong xã hội đều có cơ hội đến trường. Lo lắng của chị Trang không phải không có cơ sở. Đối với một cặp vợ chồng có tổng thu nhập khoảng 5 triệu đồng 1 tháng; trong đó, phải chi cho  nhà cửa, ăn uống, đi lại, y tế cùng các khoản khác thì để lo một đứa con tới trường quả thật không dễ. 

Đại học không dành cho người nghèo

Hiện tại, học phí đại học ở các trường công lập dao động từ 2,5 triệu đến 4 triệu một học kỳ tùy trường học và ngành học. Như vậy, chỉ riêng học phí, sinh viên phải đóng ít nhất từ 5 đến 8 triệu đồng 1 năm. Đó là chưa kể các phí khác phải đóng cho nhà trường cùng các và phí phục vụ cho học tập như tài liệu, dụng cụ.... Đối với những sinh viên không được gia đình giúp đỡ, đây là một con số khổng lồ. 
chỉ riêng học phí, sinh viên phải đóng ít nhất từ 5 đến 8 triệu đồng 1 năm. Đó là chưa kể các phí khác phải đóng cho nhà trường cùng các và phí phục vụ cho học tập như tài liệu, dụng cụ.... Đối với những sinh viên không được gia đình giúp đỡ, đây là một con số khổng lồ.
Theo số liệu mới nhất, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đạt mức 1.200 đô la 1 năm. Trong đó, mức lương công nhân chỉ dao động từ 2 đến 3 triệu đồng 1 tháng. Gỉa sử thu nhập của một công nhân là 2 triệu đồng 1 tháng, gói ghém lắm mới chỉ có khoản dư 500 ngàn mỗi tháng. Nếu thử làm một bài toán, người công nhân đó phải để dành cả năm mới trả được học phí cho 1 học kỳ. Như vậy để hoàn tất chương trình 4 năm đại học, người đó phải dành dụm 8 năm nếu không muốn vay mượn. Đó là lý do tại sao nhiều người nghèo mất cơ hội đến trường.
để hoàn tất chương trình 4 năm đại học, người đó phải dành dụm 8 năm nếu không muốn vay mượn. Đó là lý do tại sao nhiều người nghèo mất cơ hội đến trường.
Chị Hà cũng chia sẽ kinh nghiệm của mình khi phải lo cho một người em học đại học như sau:
"Đi vay tiền ngân hàng cho nó học 2 kỳ cuối mà cũng chật vật. Thật ra tôi cũng đủ tiền lo cho nó nhưng mà trong lúc ngân hàng cho vay và nhà nước tăng học phí thì tôi không chịu nỗi. Nó mượn tiền ngân hàng mỗi năm 8 triệu để đóng tiền học 
Thương xá TAX
Thương xá TAX. RFA
phí.
Nhiều người nhìn vào việc có thêm nhiều trường học để nói rằng mức chi cho giáo dục là phù hợp. Thực tế, mức chi cho giáo dục thấp hay cao biểu hiện rõ qua học phí. Và nếu đầu tư cho giáo dục không đúng mức, dễ xảy ra tình trạng nhà nước chỉ xây dựng thêm trường học mà người dân lại không đi học được hoặc chỉ có một bộ phận có thu nhập tương đối ổn định có thể đi học. Tình trạng này tạo ra sự không công bằng trong xã hội, đi ngược lại tiêu chí "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" của đất nước.
đầu tư cho giáo dục không đúng mức, dễ xảy ra tình trạng nhà nước chỉ xây dựng thêm trường học mà người dân lại không đi học được hoặc chỉ có một bộ phận có thu nhập tương đối ổn định có thể đi học. Tình trạng này tạo ra sự không công bằng trong xã hội

Lo kinh tế quên giáo dục

Vừa qua trao đổi với báo Đại Đoàn Kết, thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển  cho rằng "cần phải xây dựng một xã hội học tập" để sánh vai với các cường quốc năm châu". 
Như vậy để thấy rằng, ai cũng nhận ra tầm quan trọng của giáo dục, nhưng đầu tư đúng mức cho giáo dục thì chưa. Điều đáng nói là đầu tư cho giáo dục còn thấp trong khi tiềm lực nhà nước có thể làm hơn như thế. Ông Nguyễn Quang A cho 
Một trường Trung Học ở Hà Nội. RFA
Một trường Trung Học ở Hà Nội. RFA
rằng:
Về giáo dục, nhà nước chi như vậy là ít mà để gánh nặng cho người dân hơi nhiều. Hoàn toàn có thể chi hơn nhiều là đàng khác vì chi của nhà nước cho các phần khác nhất là đầu tư về mặt kinh tế, đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước ở mức quá lớn so với mức trung bình của thế giới
"Về giáo dục, nhà nước chi như vậy là ít mà để gánh nặng cho người dân hơi nhiều. Hoàn toàn có thể chi hơn nhiều là đàng khác vì chi của nhà nước cho các phần khác nhất là đầu tư về mặt kinh tế, đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước ở mức quá lớn so với mức trung bình của thế giới".
Rất thường xuyên, người dân chỉ biết than thở khi chi phí cho giáo dục cao, rồi lại cố gắng kiếm tiền trang trải vì họ cho rằng học tập là vấn đề cá nhân. Thực chất không hẳn như vậy vì nếu giáo dục của một đất nước được hỗ trợ tốt, học hành không thể trở nên đắt đỏ so với đồng lương như vậy như vậy. 
Dĩ nhiên người dân không thể bắt chính phủ trở nên giàu có và bỏ ra 100% chi phí giáo dục như một số nước phát triển. Cái mà người dân kỳ vọng chính là một phương pháp phân bổ ngân sách phù hợp. Đặc biệt khi mà giáo dục là công cụ giúp con người thoát khỏi nghèo đói, thì nó cần phải được ưu tiên đầu tư nhất là khi chúng ta có khả năng làm điều đó.

Theo dòng thời sự:


No comments:

Post a Comment