Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-01-24Trong Phiên tòa sơ thẩm vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu ngày 27-10, Toà án Nhân dân quận Cẩm Lệ xét xử trong đó ông Nguyễn Hữu Minh bị 12 tháng tù giam, bà Phan Thị Nhẫn bị 9 tháng tù giam, các ông Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, và bà Nguyễn Thị Thế bị từ 6 tháng đến 12 tháng tù treo. Cảm thấy bị xử oan ức vì bản thân những giáo dân này không hề vi phạm bất cứ một điều gì mà pháp luật ngăn cấm, họ chỉ tham dự lễ tang một người đồng đạo cùng chung giáo xứ lại bị xét là có tội nên bốn người cùng đứng đơn phúc thẩm tại tòa án Đà Nẵng. Măc Lâm tiếp xúc với các nạn nhân qua điện thoại và được họ cho biết các chi tiết chưa từng tiết lộ trước đây như sau: Đánh đập dã man rồi bỏ tù vì đi dự đám tangVào ngày 4 tháng 5 năm 2010 khi giáo dân tham gia đưa tang cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Đặng Thị Tân, đến nghiã trang cuả giáo xứ Cồn Dầu để chôn cất thì bị lực lượng công an sử dụng vũ lực ép buộc quan tài phải đưa đi nơi khác mặc dù nghĩa trang này của giáo xứ đã 135 năm. Công an dùng vũ lực đánh đập giải tán những giáo dân tham gia đám tang. Nhiều người đã bị bắt. Cuối cùng là sáu người bị giam giữ cho đến khi ra toà vào ngày 27 tháng 10 năm 2010.khi giáo dân tham gia đưa tang cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Đặng Thị Tân, đến nghiã trang cuả giáo xứ Cồn Dầu để chôn cất thì bị lực lượng công an sử dụng vũ lực ép buộc quan tài phải đưa đi nơi khác mặc dù nghĩa trang này của giáo xứ đã 135 năm.Ngày 27 tháng 10 Toà án Nhân dân quận Cẩm Lệ tuyên án ông Nguyễn Hữu Minh bị 12 tháng tù giam, bà Phan Thị Nhẫn bị 9 tháng tù giam, các ông Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, và bà Nguyễn Thị Thế bị từ 6 tháng đến 12 tháng tù treo. Bất bình với bản án bất công này cả bốn nạn nhân đều quyết định nộp đơn phúc thẩm. Một trong bốn người là ông Nguyễn Hữu Liêm cho chúng tôi biết đơn phúc thẩm của bốn người đã được tòa án phản hồi như sau: -Chúng tôi đã nhờ luật sư Huỳnh Văn Đông để bào chữa và tòa phúc thẩm của Đà Nẵng đã bằng lòng. Tôi và mọi người đã nhận được giấy nhưng không biết là tại phiên tòa phúc thẩm này còn hai người bị giam giữ là Nguyễn Hữu Minh em ruột của tôi và bà Phan Thị Nhẫn có ra phúc thẩm đuợc hay không. Trước đây Minh có nộp đơn phúc thẩm nhưng sau đó mình không biết do lý do gì hay bị áp lực mà Minh phải rút lại đơn. Người ta nói rằng sẽ giảm án cho Minh mấy tháng về với gia đình nhưng có thấy gì đâu? Riêng anh Lê Thanh Lâm thì cho biết những lo ngại của mình khi nhận được giấy báo, anh nói: -Tòa cũng gửi giấy đó nhưng mà con rất lo ngại vì trong phiên tòa sơ thẩm thì họ không cho nói không cho trình bày chi hết. Họ chỉ nói là có hay không thôi. Con lo ngại trong phiên xử phúc thẩm này họ có cho nói hay không. Con là người vô tội mà, con chỉ đi đưa tang thôi chớ đâu có làm gì đâu vậy mà họ buộc con là có tội, tới phúc thẩm này không biết họ có cho con trình bày không? Chúng tôi đã nhờ luật sư Huỳnh Văn Đông để bào chữa và tòa phúc thẩm của Đà Nẵng đã bằng lòng. Tôi và mọi người đã nhận được giấy nhưng không biết là tại phiên tòa phúc thẩm này còn hai người bị giam giữ là Nguyễn Hữu Minh em ruột của tôi và bà Phan Thị Nhẫn có ra phúc thẩm đuợc hay không.Anh Lâm cũng bất ngờ kể lại câu chuyện bị bắt và bị tra tấn của mình cho chúng tôi như sau: -Khi con bị bắt thì họ đã đánh con tại hiện trường rồi. Họ đi phía sau họ đá vào đùi con nên con đi không nổi. Họ lôi con đi khoảng 500 thước. Sau đó họ chở con về cơ quan quận Cẩm Lệ, họ dắt con lên lầu con đi không được thì họ kéo con lên. Lúc đó một người hỏi cung còn hai người đánh. Đánh toàn thân con không thể tưởng tượng nổi. Con nghiến răng chịu chứ không còn kêu van hay khóc lóc vì nói chi thì họ cũng không tha. Họ biểu con viết bản tường thuật thì con cũng viết là trong khi ba tôi mất thì họ cũng tới chia buồn họ đưa tang ba tôi rồi bây giờ thấy gia đình họ có người chết thì tôi cũng đưa tang thôi chứ tôi không nghĩ gì hết. Thế rồi nó hỏi nguyên nhân tại sao đi đưa tang thì con nói là trước tình làng nghĩa xóm còn sau đó thì người sống chôn người chết thôi chớ có gì đâu mà cán bộ nói? Con trình bày như vậy nhưng họ không nghe họ cứ tiếp tục đánh mà dùng nhiều biện pháp đánh rất tàn nhẫn, không thể tưởng tượng được cái cách đánh của họ. Họ đánh chín mười ngày liên tiếp. Qua những ngày sau thì đánh lai rai nhưng lần nào đi cung cũng đánh hết. Có khi đi cung vào lúc 10 giờ đêm họ dùng hai cái còng còng vô song sắt cửa sổ. Nói chung họ dùng đủ cách để đánh, đánh con toát đầu luôn mà. Trình bày như vậy nhưng họ không nghe họ cứ tiếp tục đánh mà dùng nhiều biện pháp đánh rất tàn nhẫn, không thể tưởng tượng được cái cách đánh của họ. Họ đánh chín mười ngày liên tiếp. Qua những ngày sau thì đánh lai rai nhưng lần nào đi cung cũng đánh hết.Không riêng gì anh Lâm, ông Nguyễn Hữu Liêm cũng cùng chung tình trạng bị tra tấn mà theo ông thì không tài nào tả nổi, ông kể: -Cái vấn đề đó là rõ ràng không thể chối cãi được, chỉ có thể nói rằng mình không thể nhớ hết. Thật sự tôi là người bị đánh kinh khủng , phải nói là rất là ghê ghớm. Người ta đánh mình để buộc mình phải nhận tội. Thật ra chúng tôi là những người đưa tang. Nghĩa trang này của giáo xứ chúng tôi là người công giáo. Nghĩa trang này đã có từ hơn một trăm năm nay và chính quyền làm một điều mà chúng tôi không hiểu được. Người ta chỉ lấy quyền lực đem cái bảng tới cắm xuống đó thôi, không có một cuộc họp nào để giải quyết mỹ mãn với dân để chỉ dân phải đi chôn nơi nào. Tôi nghĩ Việt Nam chưa hẳn là một đất nước văn minh mà còn khuyên người dân rằng rác cũng phải bỏ có nơi vậy thì tại sao con người chết lại cấm không có chỗ chôn? Đấy là quyền công dân của con người, hơn nữa người chết là đồng tín ngưỡng với chúng tôi, đưa tiễn người quá cố là đạo đức của con người thì pháp luật phải khuyến khích thì tại sao lại đánh tôi? Nói thật với anh là họ đánh kinh khủng. Đến bây giờ tôi về mang trọng thương trong người bây giờ đi chữa bệnh người ta cũng không cho người ta nói rằng đang quản lý mà! Người dân oan còn chịu khổ đến bao giờÔng Liêm kể lại hoàn cảnh gia đình ông sau khi ông được thả ra thì những vết thương do bị tra tấn vẫn hành hạ ông hằng ngày khiến không thể làm việc gì được, ông nói:-Hiện tại nhà tôi có cái nghề làm bún và nhà máy gạo (chà lúa) nhưng khi tôi về tới nhà thì cái nghề làm bún đó tô phải nghỉ thôi vì tôi không làm được. Vợ con cũng không làm được cũng nghỉ luôn, còn nghề chà lúa thì đất bị nhà nước lấy hết rồi đâu còn ai có ruộng đất nữa. Hiện tại nhà tôi có cái nghề làm bún và nhà máy gạo (chà lúa) nhưng khi tôi về tới nhà thì cái nghề làm bún đó tô phải nghỉ thôi vì tôi không làm được. Vợ con cũng không làm được cũng nghỉ luôn, còn nghề chà lúa thì đất bị nhà nước lấy hết rồi đâu còn ai có ruộng đất nữaCòn vấn đề đi lại thật ra tôi đã trình bày với Ủy ban Nhân dân Phường, cũng như tòa án Thành phố Đà Nẵng tôi làm đơn xin phép đi chữa bệnh mà người ta vẫn không cho, rất là khó khăn. Thật ra bây giờ đối với bản thân tôi, lương tâm con người tôi là người công giáo, tôi nói thật hiện tại bây giờ ngồi lâu cũng không được, đứng lên cũng rất đau, nhiều đêm đau không ngủ được Anh Lê Thanh Lâm kể lại cách công an và cán bộ đối xử với anh khi nghe tin anh nộp đơn phúc thẩm như sau: -Khi mà con nộp đơn kháng cáo, công an cấp quận cấp phường cũng thường xuyên ghé nhà động viên con, thôi đừng nên phúc thẩm, án như rứa được rồi. Con cũng trình bày hiện giờ con một vợ hai con lại còn mẹ già, bây giờ không làm chi ra tiền ý con muốn là dễ dàng làm ăn thôi nhưng ý họ muốn con rút đơn kháng cáo. Đối với bà Nguyễn Thị Thế thì lý do khiến bà nộp đơn phúc thẩm vì bà không có tội gì để bị trừng phat, mặc dù là án treo đi nữa: -Từ hồi về đến giờ nó bị bệnh tim nó cứ mệt miết không làm được gì hết. Họ kêu án treo, chín tháng tù treo mươi hai tháng thử thách. Tôi muốn xin phúc thẩm để họ phá án cho mình chứ mình vô tội chứ có làm chi đâu? Tôi chỉ đi đám tang một người trong làng vì bà này mất là người công giáo cùng tín ngưỡng với nhau thì mọi người ai chết mình cũng đi hết không riêng gì bà này, đi vậy thôi chứ chẳng làm gì hết Mình muốn phúc thẩm để đi tới đi lui được dễ dàng chứ bây giờ muốn đi đâu, tới nhà con gái cũng phải xin phép. Mình vô tội mà phải mang bản án trong người rồi có tiền án tiền sự ảnh hưởng con cái học hành, tới đâu cũng khó khăn...Mình nói chung cũng lớn cũng già rồi chớ có nhỏ nhoi chi đâu. Kêu chín tháng án treo nhưng đi đâu cũng phải báo. Tôi tin rằng họ phải tính lại cho mình và mình kháng án thì họ tha cho mình chứ mình đã bị nhốt sáu tháng rồi còn chín tháng treo nữa? Mình muốn phúc thẩm để đi tới đi lui được dễ dàng chứ bây giờ muốn đi đâu, tới nhà con gái cũng phải xin phép. Mình vô tội mà phải mang bản án trong người rồi có tiền án tiền sự ảnh hưởng con cái học hành, tới đâu cũng khó khăn... Vợ anh Nguyễn Hữu Minh là bà Huỳnh Thị Phượng, hiện vẫn đang bị giam giữ cho biết tình trạng của chồng chị liên quan đến vấn đề kháng án như sau: -Nghe nói thì ảnh có nộp đơn kháng cáo còn ở gia đình thì cũng có làm nhưng họ nói anh Minh đã trên tuổi thành niên nên ảnh quyết định chớ họ không nhận đơn. Khi đi thăm ảnh thì ảnh nói là làm đơn kháng cáo chớ ảnh không có tội gì đâu. Ảnh cũng nói là ban giám thị trại giam thuyết phục ảnh mấy ngày, nói giảm cho ảnh ba tháng rồi về chớ đừng nên làm đơn phúc thẩm. Nếu giảm ba tháng thì chưa đủ vì còn một tháng nữa. Kỳ mới nhất gặp ảnh cũng không biết ngày nào về. Ảnh nói nếu may thì về trước Tết còn không thì phải tới 30 tháng 4. Có hỏi luật sư thì họ nói là tòa án không giảm cho mình thì thôi chứ ban giám thị làm gì có quyền mà giảm án? Nếu mà họ có giảm thì cũng phải có giấy tờ gì xác nhận cho mình, đàng này không có giấy tờ gì hết. Con cũng nằm trong trường hợp đó nên con biết họ rất là ép buộc. Họ ép buộc con như hồi phiên tòa sơ thẩm con cũng có thuê luật sư, họ vô họ biểu con là viết cái giấy từ chối không thuê luật sư, họ ép con như vậy.Anh Lê Thanh Lâm kể lại chính bản thân anh cũng từng bị cán bộ trại giam đối xử như anh Liêm hiện nay, anh kể: -Con cũng nằm trong trường hợp đó nên con biết họ rất là ép buộc. Họ ép buộc con như hồi phiên tòa sơ thẩm con cũng có thuê luật sư, họ vô họ biểu con là viết cái giấy từ chối không thuê luật sư, họ ép con như vậy. Họ hỏi con thuê luật sư mô? tên gì ở đâu? Con trả lời con không biết vì người nhà con lo. Khi thăm nuôi thì có nói được gì đâu. Sau đó họ kêu viết vô tờ giấy cam đoan là không thuê luật sư Khi được hỏi tại sao nộp đơn phúc thẩm, có phải vẫn tin tường vào hệ thống pháp lý Việt Nam hay không, ông Nguyễn Hữu Liêm cho biết ý nghĩ của mình: -Tôi vẫn nghĩ thế này: đối với một đất nước có pháp luật thì phải có công minh công lý. Việt Nam đã ký vào công ước quốc tế thì rõ ràng chúng ta phải làm. Những người thi hành pháp luật nhà nước cần phải làm sáng tỏ, công bằng cho mọi người. Tôi không phải là kẻ trộm cắp họăc làm điều gì phi pháp mà chúng tôi chỉ có đưa tang mà theo phong tục thì không thể nào kết tội chúng tôi bằng một hình phạt ghê ghớm như thế. Phải đánh đập, làm chứng gian phải thế này thế kia... Ý nghĩ của ông Liêm có thể giống với ba người còn lại, tuy nhiên đối với những ai từng trải qua các lần xét xử trong các phiên tòa tại Việt Nam thì niềm tin của họ có giống như bốn nạn nhân này hay không? Mọi việc còn phải chờ đến ngày 26 tháng 1 sắp tới trong phiên tòa phúc thầm bốn người giáo dân Cồn Dầu nổi tiếng này. Theo dòng thời sự:
|
Monday, January 24, 2011
Giáo dân Cồn Dầu kháng án
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment