Vũ Hoàng, phóng viên RFA2011-01-10Trong phần trước Vũ Hoàng đã trình bày đến quý vị những động cơ và khuynh hướng tiêu dùng hàng đắt tiền, nhất là những mặt hàng nhập khẩu cao tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có tính hai mặt và có những tác động ngược chiều nhau đến đời sống xã hội. Trong phần hai này, Vũ Hoàng xin được trình bày đến quý thính giả những góc nhìn khác nhau ấy. Ngoài những nguyên nhân chủ quan khiến nhu cầu về hàng hoá xa xỉ nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2010, chẳng hạn như thu nhập của người dân cao hơn, trình độ hưởng thụ những tiện nghi và giải trí tăng mạnh hay chính yếu tố nội tại của mỗi con người là được xã hội công nhận một cách tích cực qua việc sở hữu những mặt hàng đắt tiền, sang trọng. nguyên nhân chủ quan khiến nhu cầu về hàng hoá xa xỉ nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2010, chẳng hạn như thu nhập của người dân cao hơn, trình độ hưởng thụ những tiện nghi và giải trí tăng mạnh hay chính yếu tố nội tại của mỗi con người là được xã hội công nhận một cách tích cực qua việc sở hữu những mặt hàng đắt tiền, sang trọng.Ở góc độ khách quan, việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ cũng tạo ra cho xã hội những phân khúc thị trường tiêu dùng mới, khiến cơ cấu thị trường được cải thiện một cách phong phú và toàn diện hơn. Đồng thời, với những mặt hàng mới xuất hiện, đi kèm với nó là hàng loạt các dịch vụ ăn theo, tạo thêm việc làm mới hoặc những ngành nghề bổ trợ, trong kinh tế học, hiện tượng này gọi là "chảy tràn." Đây cũng là những yếu tố tích cực mà hàng hoá xa xỉ mang lại cho xã hội. Tuy nhiên, nếu đặt toàn bộ xã hội vào một bức tranh chung, thì dường như thấp thoáng đâu đó là những khoảng sáng của những người có thu nhập cao với một bữa ăn bằng cả tháng lương của người nghèo và đâu đó vẫn dầy đặc vệt tối của những gia đình quanh năm chỉ bữa rau, bữa cháo. Nhìn nhận ở góc độ xã hội và nhân văn thì nếu tiêu dùng quá mức, sẽ gây phản cảm, bất bình đẳng, gây sự căng thẳng trong xã hộiTheo lời Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế, viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Hà Nội bình luận trên báo Dân Việt gần đây cho biết "Nhìn nhận ở góc độ xã hội và nhân văn thì nếu tiêu dùng quá mức, sẽ gây phản cảm, bất bình đẳng, gây sự căng thẳng trong xã hội (…), tạo ra xu hướng ăn chơi tiêu dùng trước khi phát triển sản xuất, tạo sự ganh đua ngầm trong một bộ phận giới trẻ." Tình trạng không lành mạnh trong xã hộiNói về tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập, phân hoá giầu nghèo, nhất là ở một đất nước còn chưa phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn, tiêu dùng vượt quá khả năng của nền kinh tế, thì biểu hiện đó được xem là không lành mạnh. Sự "không lành mạnh" đó được G.S, T.S Tương Lai giải thích với chúng tôi như sau:Người VN cũng có nhiều loại người, đa số nhân dân vẫn sống trong mức nghèo hoặc là cận nghèo. Phải nói là đất nước VN chúng ta hiện nay còn rất nghèo. Đại bộ phận nhân dân chưa có tiêu dùng khá được, chưa nói là còn thiếu thốn triền miên. Ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, có đủ áo ấm cho trẻ con cũng còn khó khăn chứ đừng nói gì đến tiêu xài xa xỉ cả. Tuy nhiên, có một lớp người họ chạy theo thị hiếu nhất thời, cho nên điều đó gây nên một tình trạng không lành mạnh trong xã hội, là tâm lý tiêu dùng chạy theo hàng ngoại, hàng xa xỉ. Người VN cũng có nhiều loại người, đa số nhân dân vẫn sống trong mức nghèo hoặc là cận nghèo. Phải nói là đất nước VN chúng ta hiện nay còn rất nghèo. Đại bộ phận nhân dân chưa có tiêu dùng khá được, chưa nói là còn thiếu thốn triền miên.Sự "không lành mạnh" đó tạo nên một tâm lý hãnh tiến cho những người có tiền và theo G.S thì đây là một sự lạc hậu, ông cho biết tiếp Cũng có những kẻ làm ăn bất chính, phất lên to nhờ vào tham nhũng, nhờ vào những thủ đoạn làm ăn gian manh, lừa dối, trốn thuế, đem số tiền ra tiêu xài. Thì tâm lý tiêu xài vung lên, là một tâm lý rất không lành mạnh. Trong một nước còn nghèo, đáng ra phải biết cần kiệm để xây dựng, nhưng ở một số người lại vung tay quá trán. Số đó không nhiều nhưng tạo nên một tâm lý hãnh tiến cho những người có tiền. Tôi đánh giá nếu như, với một nước còn nghèo, số tiền phải nhập khẩu hàng bên ngoài để tiêu dùng hàng xa xỉ lên một con số như anh vừa nói, thì đó là một điều đáng buồn chứ không có gì phải kiêu hãnh cả, mà đó thực ra là một sự lạc hậu. Tôi đánh giá nếu như, với một nước còn nghèo, số tiền phải nhập khẩu hàng bên ngoài để tiêu dùng hàng xa xỉ lên một con số như anh vừa nói, thì đó là một điều đáng buồn chứ không có gì phải kiêu hãnh cả, mà đó thực ra là một sự lạc hậu.Theo lời G.S, T.S Tương Lai thì chuyện giầu có của những người biết cách làm ăn, bằng mồ hôi công sức, thì chuyện giầu có đó là rất đáng quý, rất đáng trân trọng và xã hội phải tự hào vì những cá nhân này. Họ xứng đáng được tận hưởng những tiện nghi và xa xỉ do đồng tiền chân chính mang lại. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam, một tầng lớp mới phất lên do làm ăn bất chính, tham nhũng, và việc tiêu xài hoang phí của những kẻ này đối lập lại với số đông người dân còn nghèo khổ đã tạo nên một sự phân cấp giầu nghèo rất rõ rệt, G.S Lai cho biết thêm: Một số người phất lên do làm ăn bất chính, tham nhũng, vì đồng tiền đó không phải mồ hôi nước mắt, không phải do lao động ngày đêm cần cù, mà do sự gian manh và thủ đoạn, thì cái loại ấy đi liền với sự tiêu xài, hoang phí, chạy theo thị hiếu, thậm chí chớp lấy những cái cặn bã của nền văn minh, mà ở những xã hội tiến bộ người ta loại bỏ, thì ở đây những lớp người ấy lại hớp vào. Cho nên nó diễn ra sự phân hoá trong xã hội, thì cái sự phân hoá này mới là sự phân hoá đáng sợ. Thước đo giá trị con người thay đổiChuyện tiêu xài hàng xa xỉ không chỉ đào thêm hố sâu ngăn cách về khác biệt thu nhập, phân cấp giầu nghèo, mà thông qua những mặt hàng đắt tiền, cao cấp hay thông qua vẻ hào nhoáng bên ngoài mà dường như xã hội Việt Nam đang tự đặt ra cho mình một thước đo mới, một tiêu chuẩn mới về giá trị con người. Giờ đây, xã hội không chỉ đánh giá con người đơn thuần qua giá trị thật, mà họ nhìn nhận bạn qua chiếc điện thoại đời mới nhất bạn dùng, hay chiếc xe hơi láng cóng bạn đi và trang phục quần áo đắt tiền bạn mặc. Điều đó không có gì là sai trái, nhưng giá trị thật của con người qua lăng kính vật chất đã bị bóp méo và không còn nguyên vẹn.Lối sống chạy theo vật chất đang tạo ra trong xã hội một tầng lớp chỉ biết a dua, đua đòi, thường hay xảy ra nhất là ở lứa tuổi "choai choai" của những cô chiêu, cậu ấm.Lối sống chạy theo vật chất đang tạo ra trong xã hội một tầng lớp chỉ biết a dua, đua đòi, thường hay xảy ra nhất là ở lứa tuổi "choai choai" của những cô chiêu, cậu ấm. Do những đồng tiền kiếm được không bằng mồ hôi nước mắt, ngửa tay xin của cha mẹ, mà họ "thả phanh" đuổi theo lối sống thụ hưởng, tiêu xài bừa bãi, những lọ nước hoa giá vài trăm đô la, những giỏ sách tay giá vài ngàn đô la hay những thứ thời trang mà nhiều người nước ngoài cũng không dám mơ tới. Những hệ luỵ của việc tiêu xài hoang phí cũng giống như một con nghiện, khi không đủ tiền để thoả mãn "cơn khát" thì những chuyện trộm cướp, giết người chỉ để có tiền chứng tỏ "bản lĩnh" là chuyện không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Người xưa đã nói "Một đồng tiết kiệm được là một đồng kiếm được." Việt Nam dù hiện đã thoát khỏi nhóm những nước nghèo nhất trên thế giới, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng bất cân bằng phân chia giầu nghèo, theo lời G.S, T.S Tương Lai, trước hết về mặt kinh tế, ông cho biết: Những hệ luỵ của việc tiêu xài hoang phí cũng giống như một con nghiện, khi không đủ tiền để thoả mãn "cơn khát" thì những chuyện trộm cướp, giết người chỉ để có tiền chứng tỏ "bản lĩnh" là chuyện không hề hiếm trong xã hội hiện nay.Phải làm cho nền kinh tế phát triển lên, bằng nhiều cách, trong đó phải làm thế nào để hàm lượng chất xám trong sản phẩm, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, để tạo nên nhiều giá trị tăng, như vậy, mới làm cho nền kinh tế tăng trưởng khá và bền vững được. Bên cạnh đó, G.S cũng đề cập đến biện pháp xã hội để nâng cao đời sống người nghèo và giảm thiểu tối đa số những kẻ xấu hưởng lợi trên công sức người khác: Phải làm thế nào để của cải tăng lên đó, lo lắng cho an sinh xã hội, tìm mọi cách nâng đời sống người nghèo lên, mà đây là đại đa số. Do đó, cần chính sách đặc biệt và hết sức quyết liệt, nâng đời sống người nghèo lên. Bên cạnh đó, cũng phải chống tham nhũng, làm thế nào để những kẻ giầu lên một cách bất chính, không có quyền làm giầu trên mồ hôi nước mắt của người khác. Khi mua một vật dụng, bạn cần phải phân biệt liệu đó là tài sản hay tiêu sản. Tài sản là những thứ sẽ làm tăng cột thu nhập cho bạn, ví dụ các hàng hoá kinh doanh có lời, chứng khoán có lãi…còn tiêu sản là những thứ chỉ làm tăng cột chi phí cho bạnTrước khi kết thúc, Vũ Hoàng muốn lấy câu kết cuốn sách "Dạy con làm giàu" nguyên bản tiếng Anh – Rich Dad, Poor Dad của tác giả nổi tiếng Robert Kyosaki để làm kết luận cho bài viết của mình. Khi mua một vật dụng, bạn cần phải phân biệt liệu đó là tài sản hay tiêu sản. Tài sản là những thứ sẽ làm tăng cột thu nhập cho bạn, ví dụ các hàng hoá kinh doanh có lời, chứng khoán có lãi…còn tiêu sản là những thứ chỉ làm tăng cột chi phí cho bạn, chẳng hạn như xe hơi, điện thoại di động đắt tiền hay thẻ hội viên câu lạc bộ đánh gôn. Bạn đừng nên quá sa đà vào "tiêu sản" mà bỏ quên việc xây dựng "tài sản." Người ta hoàn toàn có quyền có tiêu sản, nhưng trước hết, hãy tạo ra tài sản và dùng thu nhập từ tài sản để mua tiêu sản mình thích. Đó sẽ là phần thưởng xứng đáng sau những nỗ lực xây dựng cột tài sản. |
Monday, January 10, 2011
Hàng xa xỉ – có thực sự cần thiết? (part 2)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment