Wednesday, November 24, 2010

# DB Cao Quang A'nh Ddu+a Ra 2 Du+. Lua^.t Ve^` NQ Cho VN

DB Cao Quang Ánh Đưa Ra Hai Dự Luật Về Nhân Quyền Cho Việt Nam

Trong nỗ lực cuối cùng trước khi rời nhiệm sở, DB Cao Quang Ánh, vị dân biểu liên bang Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên và độc nhất, đã đưa vào Hạ Viện hai dự thảo luật nhằm thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam: Đạo Luật Phát Huy Tự Do và Dân Chủ Việt Nam (HR 6432) và Đạo Luật Chế Tài Về Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam (HR 6433).

"Điều nhất thiết là chúng ta kêu gọi sự chú ý của công luận Hoa Kỳ đối với thành tích tồi tệ của Việt Nam về nhân quyền để tạo áp lực tức thì lên Hà Nội và buộc họ tôn trọng tự do và nhân phẩm của người Việt Nam", DB Ánh nói.

Trong cả hai bản dự thảo luật, phần nhận định đều nhắc đến những diễn biến tiêu cực trong thời gian gần đây, kể cả sự bắt bớ hàng loạt các bloggers, các luật sư nhân quyền, và những nhà đấu tranh cho xã hội dân sự. Các cuộc đàn áp tôn giáo qua hình thức tịch thu đất đai, dùng "côn đồ", bắt bớ, tra tấn... được đưa ra ánh sang. Vấn đề Cồn Dầu được đề cập đến một cách chi tiết. Tình trạng buôn lao động cũng được nhấn mạnh. Đây là những vấn đề mà DB Ánh đã quan tâm vận động, khi công khai khi âm thầm, trong thời gian hai năm tại chức.

Hai dự thảo luật này bắt nguồn từ dự thảo Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1969) mà Dân Biểu Christopher Smith đã đưa vào Hạ Viện ngày 2 tháng 4, 2009. Dự thảo luật này của DB Smith đã không được đưa ra biểu quyết.

DB Cao Quang Ánh và phái đoàn vận động cho Cồn Dầu, 18/8/10 (ảnh BPSOS)



HR 6432 có nội dung rất giống với HR 1969 với các điều khoản: cấp ngân sách cho các tổ chức phi chính phủ để phát huy tự do và dân chủ ở Việt Nam và để bảo vệ những nhà tranh đấu bị lâm nạn; tăng ngân sách cho Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do; đòi hỏi các chương trình trao đổi về giáo dục và văn hoá với Việt Nam phải bao gồm những người có tư tưởng dân chủ; mở lại một số chương trình tị nạn cho người Việt; và đòi hỏi Bộ Ngoại Giao thực hiện bản báo cáo thường niên về tình trạng tự do và dân chủ ở Việt Nam.

HR 6432 ngăn không cho chính phủ Hoa Kỳ tăng khoản viện trợ ngoài viện trợ nhân đạo cho Việt Nam trừ khi Tổng Thống Hoa Kỳ xác định được rằng Việt Nam đã hoặc sẽ có những cải thiện đáng kể về tình trạng tự do và dân chủ.

Phần chế tài của HR 1969 được tách ra và đưa vào HR 6433. Đạo luật này ấn định các biện pháp chế tài đối với những cá nhân, đặc biệt là các giới chức chính quyền, đã vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Nếu trở thành luật thì Tổng Thống Hoa Kỳ hàng năm phải nộp cho Quốc Hội và công bố danh sách của những thủ phạm ấy. Các thủ phạm sẽ không được đặt chân vào Hoa Kỳ, dù là quá cảnh, hay xin quy chế di dân ở Hoa Kỳ. Cùng lúc, TNS Sam Brownback (Cộng Hoà - KS) đã đưa vào Thượng Viện bản dự luật cùng ngôn ngữ với HR 6433.

HR 6433 được mô phỏng theo Đạo Luật Chế Tài Về Vi Phạm Nhân Quyền Ở Iran, được DB Michael McMahon (Dân Chủ - NY) cùng với TNS John McCain (Cộng Hoà - AZ) đưa ra vào đầu năm nay.

Lý do DB Ánh đã tách HR 1969 làm hai vì DB Howard Berman (Dân Chủ - CA), Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao của Hạ Viện, không chịu đưa đạo luật này ra biểu quyết.

Tại buổi họp ngày 3 tháng 12, 2009 với DB Ánh và phái đoàn vận động gồm Hoà Thượng Thích Nguyên Trí và Hoà Thượng Thích Vân Đàm cùng với Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, DB Berman cho biết là đồng ý với tinh thần của đạo luật HR 1969 của DB Smith nhưng thấy khó vượt qua sự chống đối từ nhiều uỷ ban liên hệ của Hạ Viện về điều khoản chế tài trong HR 1969. 

Trước tình hình ấy, DB Ánh quyết định tách đạo luật HR 1969 ra thành hai, để điều khoản chế tài không ảnh hưởng phần còn lại.

"Vận động cho cả hai đạo luật được thông qua trong lúc này là điều cam go vì thời gian làm việc còn lại của Quốc Hội rất ngắn", Ts. Thắng giải thích. "Tuy nhiên, dù kết quả ra sao thì qua cuộc vận động này phần lớn các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng vi phạm nhân quyền và thiếu tự do ở Việt Nam hiện nay."

Theo Ts. Thắng, đây là hành động rất đáng thán phục của vị dân biểu liên bang đầu tiên và độc nhất gốc Việt: "Ngay giây phút đầu khi vừa nhậm chức DB Ánh đã cùng với đồng viện đưa ra nghị quyết để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Vào giây phút cuối khi tại chức, Ông vẫn cố gắng tranh đấu cho dân chủ và tự do cho đồng bào ở Việt Nam."

# Dân G?p Công An Nhu Th? G?p Chó Sói

 
# Dân Gặp Công An Như Thỏ Gặp Chó Sói
 
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1801/1801

Nghĩ cũng lạ, ở Mỹ này, mình mong mấy tên cảnh sát Mỹ nó đến nhà mình, tịch thu máy computer của mình, chờ mấy chục năm, chẳng thằng nào chịu đút đầu tới.  Có gì đâu, nó tịch thu là mình giàu to.  Này nhá, mình giở cuốn điện thoại, gọi ngay cho ông luật sư nào cũng được.  Ông luật sư nào được mình hân hạnh gọi, kể như đã trúng số, phen này giàu to rồi.  Thứ nhất, cái tội xâm phạm và nhà dân mà không có lệnh của tòa án (trát tòa), tội này lớn lắm, sở cảnh sát thường bạc triệu chớ chẳng chơi.  Thứ hai, tịch thu máy computer của tui vô cớ, chỉ vì muốn xem tôi viết cái gì.  Xin lỗi, tội xâm phạm đời tư của tui, chắc cái này cũng phải bồi thường bạc triệu đô la.  Chỉ cần luật sư của tui bày vẽ đủ cách thiệt hại, đủ cách tổn thương, tổn thương danh dự chẳng hạn, cái này vô gía à nha, tui có bạc triệu như chơi, và thằng cảnh sát đó chắc phải vào tù.  Bên Mỹ này, nhờ đến luật sư thường không phải trả tiền.  Tự luật sư nhận thấy trường hợp nào sẽ thắng kiện, là nó xung phong cãi cho liền, và đợi khi thắng kiện chia nhau 6/4 chẳng hạn, mình được 6, luật sư 4, hay tùy theo hợp đồng khi thương thảo với nhau.  Thân chủ thường không phải bỏ ra 1 đồng nào trước khi thắng hay thua kiện, còn thua thì thôi, mình chẳng phải trả.  Ấy thế mà ở Việt Nam quê hương tôi, rất ngược đời.  Mới hôm qua thôi, hàng chục công an ĐakNông đã tự tiện vào nhà của thày giáo Đinh Đăng Định, khám xét lung tung về 2 bài viết anh gởi trên mạng có tựa: "Những Suy Nghĩ Cá Nhân Về Tình Hình Đất Nước", và "Yêu Nước Không Có Độc Quyền".  Công an còn vô cớ cướp luôn cái máy computer của anh, dù anh đã bao lần năn nỉ.  Đúng như thày giáo Định tuyên bố: "Dân gặp công an như thỏ gặp chó sói" chẳng sai tí nào.
 
Không phải chỉ riêng công an ở tỉnh ĐakNông hành xử như thế, mà công an khắp mọi nơi ở Việt Nam đều đã hành xử như thế.  Bao nhiêu máy computer, điện thoại di động, sim card... công an đã tịch thu của linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn còn chưa trả.  Bao nhiêu máy chúng từng tịch thu của anh Đỗ Nam Hải vẫn còn chưa trả.  Bây giờ đến lượt thày giáo Đinh Đăng Định chắc cũng thế thôi.  Cái bọn Công An Còn Đảng Còn Mình là như thế đấy.  Đời sống của chúng chẳng khác chi bọn súc vật, không có nhiều suy nghĩ, chỉ biết cúi đầu vâng phục chủ, để mong chủ cho ăn mỗi ngày.  Công an cũng rứa, chẳng thằng nào có bộ óc, chỉ biết cúi đầu tuân lệnh Đảng, để mong Đảng cho kim bài miễn tử, và Đảng có thể giảm nhẹ bản án nếu có lỡ phạm tội.  Vừa rồi trung úy công an khu vực Nguyễn Văn Côn (*1) đã cưỡng dâm em bé NTY, mới 12 tuổi, khi ra tòa được hưởng 9 tháng tù treo, có nghĩa rằng khi nào làm lần thứ 2 nữa, sẽ lãnh án thực thụ.  Trong khi gia đình em bé, không rõ "án treo" là như thế nào, cứ tưởng là treo anh chàng này suốt 9 tháng, nên đã không phản đối lại bản án bất công này.  Bé NTY có kể lại, chính Côn đã 6 lần quan hệ tình dục với em, và mỗi lần trả cho em là 10.000 đồng tiền Hồ.  Qúa sướng, sướng đê mê luôn, làm công an sướng thiệt, tội tày trời, chỉ có án treo. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cũng rứa thôi.  Cưỡng dâm cả khối vài chục em học sinh, có cả bằng chứng hình ảnh "truồng như nhộng", cùng lắm là bị ngồi chơi xơi nước, còn riêng 2 em nữ sinh nạn nhân Hằng và Thúy lại phải vào tù với bản án 11 năm.   
 
Thày giáo Đinh Đăng Định đang dạy học tại thị xã ĐakNông.  Tại trường, thày Định đã công khai tuyên bố lên án cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa, lên án Điều 4 Hiến Pháp độc quyền độc đảng, thày chỉ trích luôn cái gọi là "tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh" và lên án bản án bất công giam giữ 2 em học sinh 11 năm trời, trong khi tên cưỡng dâm Nguyễn Trường Tô lại nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật.
 
Hôm nay đây, trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*2), phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH đã thực hiện một cuộc hội luận với thày Đinh Đăng Định trên một tiếng đồng hồ, dù rằng thày Định đã bị khan tiếng vì làm việc với công an trong suốt ngày hôm qua, khi họ vào nhà và tịch thu máy computer của thày vì một số bài viết thày đã phát tán trên mạng như đã nói ở trên.  Thày lên tiếng như sau:
 
- Công an tỉnh ĐakNông làm việc với tôi 2 đợt, đợt thứ nhất là 10 ngày, tức 19/10 cho tới 28/10, đợt thứ 2, từ ngày 15/11 cho đến hôm nay... Họ đánh 2 cái ô tô đến nhà tôi... Nó nói để kiểm tra máy tính cá nhân... Đại úy Vũ Thế Anh đòi niêm phong máy... Nhà tôi, cả cơ nghiệp chỉ có cái máy tính... Tôi tố cáo hành vi ăn cướp trắng trợn máy của tôi... Đất nước này là quyền của các anh, muốn gì lại không được... Mấy ông còn đưa cả Nông Dân Tự Phát đến nhà sỉ vả tôi nữa chứ...
 
Cuộc hội luận (*3) rất hay, rất có ý nghĩa, và có rất nhiều điều lý thú để qúy vị có thể hiểu rõ bản chất của những tên công an còn đảng còn mình cũng như một Nhà nước lưu manh, bất lương đối với những công dân lương thiện, yêu nước như thày giáo Đinh Đăng Định.
 
Ngày 24 tháng 11 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:

(*2) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

(*3) http://www.4shared.com/audio/tpykOi0d/1-_Hi_Lun_voi_anh_DDD_24-11-20.html (Cuộc hội luận giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH với thày giáo Đinh Đăng Định)

# Da^n Ga(.p Co^ng An Nhu+ Tho? Ga(.p Cho' So'i

# Dân Gặp Công An Như Thỏ Gặp Chó Sói
 
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1801/1801

Nghĩ cũng lạ, ở Mỹ này, mình mong mấy tên cảnh sát Mỹ nó đến nhà mình, tịch thu máy computer của mình, chờ mấy chục năm, chẳng thằng nào chịu đút đầu tới.  Có gì đâu, nó tịch thu là mình giàu to.  Này nhá, mình giở cuốn điện thoại, gọi ngay cho ông luật sư nào cũng được.  Ông luật sư nào được mình hân hạnh gọi, kể như đã trúng số, phen này giàu to rồi.  Thứ nhất, cái tội xâm phạm và nhà dân mà không có lệnh của tòa án (trát tòa), tội này lớn lắm, sở cảnh sát thường bạc triệu chớ chẳng chơi.  Thứ hai, tịch thu máy computer của tui vô cớ, chỉ vì muốn xem tôi viết cái gì.  Xin lỗi, tội xâm phạm đời tư của tui, chắc cái này cũng phải bồi thường bạc triệu đô la.  Chỉ cần luật sư của tui bày vẽ đủ cách thiệt hại, đủ cách tổn thương, tổn thương danh dự chẳng hạn, cái này vô gía à nha, tui có bạc triệu như chơi, và thằng cảnh sát đó chắc phải vào tù.  Bên Mỹ này, nhờ đến luật sư thường không phải trả tiền.  Tự luật sư nhận thấy trường hợp nào sẽ thắng kiện, là nó xung phong cãi cho liền, và đợi khi thắng kiện chia nhau 6/4 chẳng hạn, mình được 6, luật sư 4, hay tùy theo hợp đồng khi thương thảo với nhau.  Thân chủ thường không phải bỏ ra 1 đồng nào trước khi thắng hay thua kiện, còn thua thì thôi, mình chẳng phải trả.  Ấy thế mà ở Việt Nam quê hương tôi, rất ngược đời.  Mới hôm qua thôi, hàng chục công an ĐakNông đã tự tiện vào nhà của thày giáo Đinh Đăng Định, khám xét lung tung về 2 bài viết anh gởi trên mạng có tựa: "Những Suy Nghĩ Cá Nhân Về Tình Hình Đất Nước", và "Yêu Nước Không Có Độc Quyền".  Công an còn vô cớ cướp luôn cái máy computer của anh, dù anh đã bao lần năn nỉ.  Đúng như thày giáo Định tuyên bố: "Dân gặp công an như thỏ gặp chó sói" chẳng sai tí nào.
 
Không phải chỉ riêng công an ở tỉnh ĐakNông hành xử như thế, mà công an khắp mọi nơi ở Việt Nam đều đã hành xử như thế.  Bao nhiêu máy computer, điện thoại di động, sim card... công an đã tịch thu của linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn còn chưa trả.  Bao nhiêu máy chúng từng tịch thu của anh Đỗ Nam Hải vẫn còn chưa trả.  Bây giờ đến lượt thày giáo Đinh Đăng Định chắc cũng thế thôi.  Cái bọn Công An Còn Đảng Còn Mình là như thế đấy.  Đời sống của chúng chẳng khác chi bọn súc vật, không có nhiều suy nghĩ, chỉ biết cúi đầu vâng phục chủ, để mong chủ cho ăn mỗi ngày.  Công an cũng rứa, chẳng thằng nào có bộ óc, chỉ biết cúi đầu tuân lệnh Đảng, để mong Đảng cho kim bài miễn tử, và Đảng có thể giảm nhẹ bản án nếu có lỡ phạm tội.  Vừa rồi trung úy công an khu vực Nguyễn Văn Côn (*1) đã cưỡng dâm em bé NTY, mới 12 tuổi, khi ra tòa được hưởng 9 tháng tù treo, có nghĩa rằng khi nào làm lần thứ 2 nữa, sẽ lãnh án thực thụ.  Trong khi gia đình em bé, không rõ "án treo" là như thế nào, cứ tưởng là treo anh chàng này suốt 9 tháng, nên đã không phản đối lại bản án bất công này.  Bé NTY có kể lại, chính Côn đã 6 lần quan hệ tình dục với em, và mỗi lần trả cho em là 10.000 đồng tiền Hồ.  Qúa sướng, sướng đê mê luôn, làm công an sướng thiệt, tội tày trời, chỉ có án treo. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cũng rứa thôi.  Cưỡng dâm cả khối vài chục em học sinh, có cả bằng chứng hình ảnh "truồng như nhộng", cùng lắm là bị ngồi chơi xơi nước, còn riêng 2 em nữ sinh nạn nhân Hằng và Thúy lại phải vào tù với bản án 11 năm.   
 
Thày giáo Đinh Đăng Định đang dạy học tại thị xã ĐakNông.  Tại trường, thày Định đã công khai tuyên bố lên án cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa, lên án Điều 4 Hiến Pháp độc quyền độc đảng, thày chỉ trích luôn cái gọi là "tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh" và lên án bản án bất công giam giữ 2 em học sinh 11 năm trời, trong khi tên cưỡng dâm Nguyễn Trường Tô lại nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật.
 
Hôm nay đây, trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*2), phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH đã thực hiện một cuộc hội luận với thày Đinh Đăng Định trên một tiếng đồng hồ, dù rằng thày Định đã bị khan tiếng vì làm việc với công an trong suốt ngày hôm qua, khi họ vào nhà và tịch thu máy computer của thày vì một số bài viết thày đã phát tán trên mạng như đã nói ở trên.  Thày lên tiếng như sau:
 
- Công an tỉnh ĐakNông làm việc với tôi 2 đợt, đợt thứ nhất là 10 ngày, tức 19/10 cho tới 28/10, đợt thứ 2, từ ngày 15/11 cho đến hôm nay... Họ đánh 2 cái ô tô đến nhà tôi... Nó nói để kiểm tra máy tính cá nhân... Đại úy Vũ Thế Anh đòi niêm phong máy... Nhà tôi, cả cơ nghiệp chỉ có cái máy tính... Tôi tố cáo hành vi ăn cướp trắng trợn máy của tôi... Đất nước này là quyền của các anh, muốn gì lại không được... Mấy ông còn đưa cả Nông Dân Tự Phát đến nhà sỉ vả tôi nữa chứ...
 
Cuộc hội luận (*3) rất hay, rất có ý nghĩa, và có rất nhiều điều lý thú để qúy vị có thể hiểu rõ bản chất của những tên công an còn đảng còn mình cũng như một Nhà nước lưu manh, bất lương đối với những công dân lương thiện, yêu nước như thày giáo Đinh Đăng Định.
 
Ngày 24 tháng 11 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:

(*2) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

(*3) http://www.4shared.com/audio/tpykOi0d/1-_Hi_Lun_voi_anh_DDD_24-11-20.html (Cuộc hội luận giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH với thày giáo Đinh Đăng Định)

Tìm ra “địa ngục” của các cháu bé

Từ video clip bạo hành trên mạng: 

 
25/11/2010 1:37 
Bà Phụng đang làm việc với cơ quan công an
* Tạm giữ hình sự bảo mẫu hành hạ trẻ em

Đến chiều tối qua, Công an huyện Thuận An (Bình Dương) vẫn tạm giữ hình sự bà Trần Thị Phụng để điều tra về hành vi bạo hành trẻ em. Trước đó, một đoạn video clip quay cảnh bạo hành cháu bé được tung lên mạng gây xôn xao dư luận.

Sáng qua, sau khi xem xong đoạn phim do báo chí cung cấp, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Thuận Giao (H.Thuận An, Bình Dương) chỉ đạo công an phối hợp với Hội LHPN và Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em làm rõ. Đến khoảng 10 giờ, công an xã đã xác định hình ảnh trong clip chính là cơ sở nuôi trẻ tư nhân của bà Trần Thị Phụng (SN 1958) và ông Trần Văn Đỏ (SN 1956), tại ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao. Bà Phụng là "nhân vật chính" trong đoạn video clip.

Dùng vũ lực để tắm cho trẻ

Đoạn video clip dài hơn 1 phút xuất hiện trên mạng vào tối 23.11, nhanh chóng gây phẫn nộ vì những hình ảnh của một người phụ nữ trang phục màu hồng tắm rửa cho cháu bé khoảng 3 tuổi với nhiều hành động hết sức tàn bạo. Ban đầu người phụ nữ có thân hình hộ pháp này dùng bàn chân đè lên thân hình gầy gò của cháu bé đang nằm dưới nền xi măng. Sau đó, bà ta dùng thau nhôm múc nước liên tục tạt vào mặt cháu, rồi lấy chân "kỳ cọ" và miệng thì chửi mắng cho dù cháu bé cố la hét, vùng vẫy do bị ngợp nước. Rồi bà ta túm lấy tóc cháu, kéo ngược lại phía sau để tạt nước vào mặt trong tiếng gào thét. Khi bà ta rút chân ra, cháu bé chới với cố đứng dậy (do ngợp nước), thì ngay lập tức bị kéo lại, dùng nước tạt liên tục vào mặt...

Trên diễn đàn YouTube, một thành viên (có khả năng là người quay video clip rồi tung lên mạng) còn hé lộ, cảnh này quay ở xã Thuận Giao (H.Thuận An) làm lóe lên manh mối cho cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Khi đoàn kiểm tra xuất hiện, bà Phụng vẫn còn mặc nguyên bộ đồ màu hồng, giống như hình ảnh trong đoạn clip. Ban đầu, bà ta chối cãi, nhưng sau khi công an mở đoạn clip thì bà ta tái mặt và phải thừa nhận hành vi của mình. Cháu bé trong clip được xác định tên Hồ Thị Thúy Ngân (SN 2007). Lời khai ban đầu tại công an, bà Phụng thừa nhận nhiều lần hành hạ Ngân, vì mỗi lần tắm cháu hay vùng vẫy, làm té nước lên người của mình. "Do nó trở chứng, không chịu cho gội đầu nên phải hắt nước vậy thôi chứ tôi không đánh", bà Phụng cố thanh minh.

Cứ ngỡ con nghịch ngợm rồi té ngã...

Chiều qua, đại diện Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương đã có mặt tại UBND xã Thuận Giao đề nghị phụ huynh đưa cháu Ngân đi khám sức khỏe. Kết quả, Bệnh viện Đa khoa Thuận An xác định bé Ngân bị viêm phế quản, suy hô hấp do ngạt nước.

 

Anh Lực và bé Ngân tại phòng trọ - Ảnh: Bá Dương

Anh Hồ Minh Lực (SN 1979, bố cháu Ngân) nói: "Cả 2 vợ chồng đều làm công nhân (anh Lực quê ở Vĩnh Long, còn vợ quê ở Hà Tĩnh - PV) ở KCN Bình Chuẩn. Lương ba cọc ba đồng nên không có điều kiện gửi vào các trường công lập. Do đó phải gửi nhờ bà Phụng với giá 300.000 đồng/tháng, hôm nào tăng ca phải trả 350.000 đồng/tháng. Mấy lần đón cháu về nhà, thấy chân tay bị trầy, đầu bị sưng bầm, cứ ngỡ là cháu nghịch ngợm rồi té ngã...".

Nhà giữ trẻ của bà Phụng nằm khuất sau con đường nhỏ của ấp Bình Thuận 1. Trong nhà lúc đó có 6 bé, gồm 2 trai, 4 gái, từ 1 đến 3 tuổi. Sàn nước mà bà Phụng hành hạ bé Ngân rộng khoảng 2m2 nằm sau ngôi nhà cấp 4. Khi thấy đoàn kiểm tra, những đứa trẻ tỏ ra rất sợ sệt. Các cháu tìm nơi lẩn trốn, có cháu khóc thét lên như bị đánh đập. Đặc biệt, một bé trai 4 tuổi (chưa rõ họ tên) cũng có nhiều vết bầm tím trên thân thể, trên đầu bị rách một đường khá dài, khâu nhiều mũi. Một số người dân ở trọ gần đó cho biết, rất nhiều lần họ nghe tiếng trẻ khóc thét bên trong nhà bà Phụng, nhưng không ai dám lên tiếng.

Bà Huỳnh Thị Sanh, Trưởng ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em xã Thuận Giao, nói: "Toàn xã hiện có khoảng 20 nhóm trẻ gia đình không phép. Chúng tôi đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở nhưng họ vẫn lén lút hoạt động. Nay để xảy ra việc bạo hành trẻ nhưng xã không biết để ngăn chặn kịp thời là rất đáng tiếc". Trong khi đó, theo hồ sơ của Công an xã, cơ sở này hoạt động không phép 10 năm nay. Ngày 11.8.2008 đã bị lập biên bản vi phạm hành chính nhưng đến ngày 15.1.2009 vẫn tiếp tục tái phạm, bị lập biên bản vi phạm lần 2 và bị yêu cầu ngưng hoạt động giữ trẻ, nhưng vợ chồng bà Phụng vẫn bất chấp.

Những hình ảnh bà Phụng bạo hành bé Ngân lấy từ video clip:

 
 
 
 
 
 

Bá Dương


Giá vàng và đôla lại tăng mạnh


Lạm phát được cho là do giá vàng, giá đô la tăng vọt trong tháng qua. Sau khi tạm lắng dịu, giá vàng chiều thứ tư lại tăng mạnh theo giá thế giới, lên tới 36 triệu và 36 triệu mốt- một lượng, tăng 440 ngàn so với chiều thứ ba.

Giá vàng Sài Gòn là 35,87 và 35,94. 
Giá đô la trên thị trường tự do tại Sài Gòn cũng tăng mạnh, từ hơn 21 ngàn 200 tới hơn 21 ngàn 300 đồng  một đô la. 
Tin Bloomberg cho hay trái phiếu Nhà nước của Việt Nam tuột xuống giá thấp nhất trong năm tháng nay, sau khi chỉ số lạm phát tăng cao, tiền đồng Việt Nam mất giá. 
Lãi suất trái phiếu 5 năm vọt lên tới gần 11,4%, cao nhất kể từ 21 tháng 6, tăng hơn 14 điểm so với hôm qua là 11,23%. 

Lời thú tội của bảo mẫu hành hạ bé 3 tuổi


24/11/2010 21:00:43

 - Bảo mẫu hành hạ bé gái 3 tuổi trong lúc tắm cho bé có thể bị khởi tố hình sự. Cơ quan CSĐT đang củng cố chứng cứ. 

TIN LIÊN QUAN

Hành hạ gần 1 năm nay 


Tại cơ quan cảnh sát điều tra, bà Trần Thị Phụng (52 tuổi) khai nhận đã tắm cho  Ngân bằng cách dã man như trong clip suốt 1 năm nay.  

Từ lời khai này, Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã kiến nghị tạm giữ  để điều tra bà Phụng về hành vi "hành hạ người khác". 

Theo lời khai chi tiết, khoảng 15h ngày 23/11, như thường nhật, bà Phụng đưa các cháu ra phía sau nhà để tắm. 2 lu nước đã được ông Trần Văn Đô (chồng bà Phụng) bơm đầy. Cháu Ngân là người được đưa ra tắm sớm nhất.

 

Cháu Ngân, người bị bảo mẫu hành hạ tắm clip. Ảnh: Xuyên Phương
Cháu Ngân, người bị bảo mẫu hành hạ tắm clip. Ảnh: Xuyên Phương



Do bé Ngân thường xuyên nghịch nước, tạt nước ra xung quanh nên bị bà Phụng túm tóc giật ngược lên mỗi khi bé cúi xuống vuốt mặt vì rát. Chưa hết, tỏ rõ bực bội bà Phụng còn tạt thẳng ca nước vào giữa mặt khiến bé đứng không vững.  

Tất cả  cảnh tượng trên đã được một công nhân dùng điện thoại di động quay lại. Trong cảnh quay, có lúc bà Phụng đã xối thẳng gáo nước vào miệng cháu bé khiến cháu ho sặc sụa.

 

Hàng chục gáo nước từ những chiếc lu này đã được bà Phụng tạt vào mặt bé Ngân
Hàng chục gáo nước từ những chiếc lu này đã được bà Phụng tạt vào mặt bé Ngân



Trong khi bà Phụng bị triệu tập lấy lời khai thì ông Đô, chồng bà này vẫn thản thiên trả lời hàng xóm rằng "người ta mời lên rồi lại cho về thôi mà, chuyện có cái gì đâu mà cứ làm to chuyện, chuyện con nít mà". 

Nỗi đau xé lòng 

Chiều ngày 24/11, có mặt tại nơi bé Ngân sống cùng bố  mẹ, chúng tôi không khỏi xót xa khi thấy bé luôn miệng bảo: "Con sợ nước lắm, tại bà Phụng đó". 

Căn phòng trọ nơi gia đình bé Ngân sống ở ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao chật cứng người. Họ hay thông tin về việc cháu bé bị bà Bảy (tên gọi khác của bà Phụng) tắm bằng cách dã man nên đến hỏi thăm, an ủi. 

Chị Huỳnh Phương Hồng (32 tuổi), hàng xóm của gia đình bé Ngân cho biết: "Tôi cũng gửi con gái cùng đợt với bé Ngân ở chỗ bà Bảy. Nhưng sau đó khoảng 20 ngày thấy con thường xuyên giật mình tôi đâm sinh nghi và hỏi bà Bảy nhưng bà ấy bảo "trẻ con nó hay thế". 

Theo chị Hồng, ngoài hiện tượng đó, con gái 2 tuổi của chị cũng xuất hiện nhiều vết thương lạ trên người. Cụ thể, cháu bị sưng u đầu liên tục mà bà Bảy giải thích là do chơi với bạn bị ngã.

 

Các cháu bé tại nhà bà Phụng
Các cháu bé tại nhà bà Phụng



Anh Lực, ba bé Ngân tâm sự, do cả 2 vợ chồng thường xuyên làm tăng ca nên không thể gửi bé Ngân ở trường mầm non. Biết bà Bảy có nhận muôi giữ trẻ 350 ngàn đồng 1 tháng và đồng ý giữ thêm giờ nên đưa cháu Ngân đến gửi. 

Buổi tối cúp điện, bé Ngân ngồi lọt thỏm trong lòng ba đưa ánh mắt len lét nhìn mọi người xung quanh. Bé nói: "Mai ba ở nhà với con nha". Anh Lực kể, trước hôm bé Ngân bị bà Bảy tắm bằng cách dã man như trong clip, bé cũng đã đòi ở nhà chứ nhất định không chịu đến nhà bà Bảy. Sau một hồi dỗ dành mà bé cứ khóc mãi nên anh Lực đành nghỉ việc ở nhà với con. 

Theo diễn biến sự việc, sang mai ngày 25/11, Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương sẽ chuyển hồ sơ xác minh ban đầu sang Viện KSND cùng cấp để trao đổi về các biện pháp nghiệp vụ, nếu đủ cơ sở sẽ đề nghị khởi tố vụ án "Hành hạ người khác" để tiếp tục điều tra. 

Xuyên Phương


Những 'mạng nhện' chết người ở TP HCM

Các loại dây điện, dây cáp... quấn lòng thòng, sà cả xuống mặt đường vừa gây mất mỹ quan lại nguy hiểm cho người dân. VnExpress.net ghi lại những hình ảnh này trên nhiều tuyến đường ở TP HCM.

Dây điện, dây cáp tại góc giao lộ Hai Bà Trưng - Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) có đoạn thòng xuống chỉ cách mặt đường một m.
Tương tự, một "màng nhện" trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1.
Tại góc giao lộ Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.
Trên đường Bùi Viện (khu phố Tây, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) nhiều đoạn dây điện, dây cáp "đánh võng" cách mặt đường chỉ 2 m.
Những bó cáp thừa do đơn vị thi công lắp đặt đường dây để lại trông rất mất mỹ quan đô thị.
Dây điện, dây cáp thòng xuống đường trên đường Hiệp Bình, đoạn giao với quốc lộ 13 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) trở thành những cái bẫy nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Các công nhân điện lực TP HCM đang "chiến đấu" với đống bùi nhùi dây cáp điện trong chiến dịch làm đẹp thành phố.
Đường Lê Lợi, quận 1, một trong những tuyến đường đã ngầm hóa mạng lưới điện từ lâu.

Vĩnh Phú

Cha bé 3 tuổi đau đớn khi biết con bị hành hạ


Thứ tư, 24/11/2010, 18:37 GMT+7


"Trời ơi, con tôi bị người ta hành hạ thế này sao, khổ thân quá con ơi...", anh Hồ Minh Lực thảng thốt khi công an xã Thuận Giao sáng nay đưa con gái anh về nhà để thông báo bé bị người phụ nữ trông trẻ hành hạ dã man.

Như thường lệ, sớm nay, cô bé Hồ Thị Thùy Ngân (3 tuổi) được bố mẹ chở đến gửi cho bà Phụng ngay trong xóm (ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao, tỉnh Bình Dương) trông giữ, rồi đi làm. Bố mẹ cô bé không biết rằng, 2 ngày trước, con họ đã bị người phụ nữ to béo này cởi trần truồng, "tắm" bằng cách dẫm lên lưng, nắm tóc dội liên tiếp từng ca nước vào mặt, khóc ngất.

Anh Lực vội vã chở con lên cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Ảnh: Thi Ngoan.

Khi biết tin đứa con gái nhỏ bị bà Phụng "nhồi" nước, người cha (anh Lực) nghẹn ngào ôm cô bé gầy gò vào lòng, xoa đầu đứa trẻ: "Đau lắm không con...". "Mỗi ngày đón về thường nghe cháu kêu đau nhức ở chỗ này, chỗ kia và thấy những vết trầy xước trên người, song gia đình tôi cứ nghĩ cháu chơi với bạn bị ngã nên không nghi ngờ gì".

Anh Lực cho biết, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, hai vợ chồng đều làm công nhân trong công ty giày ở Bình Dương, nên từ khi Ngân còn rất nhỏ đã phải gửi ở nhà bà Phụng nuôi với tiền phí 300.000-350.000 đồng một tháng. Sáng nay khi công an đến báo sự việc, vợ anh vẫn đi làm ca chưa về.

Người bố cho biết, sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ việc bà Phụng hành hạ con anh.

Clip bà Phụng hành hạ bé Ngân
Hiện trường xảy ra vụ hành hạ cháu bé 3 tuổi

Sáng nay, khi xem clip về hành động dã man của mình, bà Phụng tỏ ra rất bất ngờ khi bị quay phim. Người đàn bà này cũng thừa nhận đã đánh bé Ngân và nói rằng vì bé không ngoan nên bà giận quá, phạt.

ádg
Người thím của bé Ngân xót xa khi nghe tin cháu mình bị ngược đãi. Ảnh: Thi Ngoan.

Người dân nơi đây cho biết, lâu lâu vẫn nghe tiếng trẻ em khóc thét từ trong nhà bà Phụng, tuy nhiên chẳng ai để ý bởi cho rằng chuyện con nít mè nheo, khóc không chịu ăn là bình thường. Một người dân trong ấp gửi con 7 năm nay ở nhà bà Phụng, cũng tỏ ra bất ngờ khi xem đoạn clip ghi lại cảnh bà hành hạ bé Ngân. "Chúng tôi tin tưởng và giao con cho bà ấy nuôi vì phải đi làm, lại thương gia cảnh của bà, chồng bị bệnh nặng, nhà nghèo".

Căn nhà giữ trẻ của bà Phụng nằm giữa khu trọ lụp xụp của khoảng 50 hộ gia đình công nhân. Hàng ngày, bà này trông giữ 6 em bé (từ 1 đến 3 tuổi). Khi phóng viên đến thấy chiếc chiếu rách được trải ra giữa nhà, mỗi em nằm một góc, có bé nằm ôm bình sữa ngủ. Phía sau nhà là những lu nước và là nơi mà bà Phụng đã tắm bé Ngân dã man như trong clip được quay.

Những đứa bé nằm ngủ la liệt trên sàn nhà bà Phụng. Ảnh: Thi Ngoan.

Bà Huỳnh Thị Xanh, Cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em xã Thuận Giao cho biết, cơ sở giữ trẻ của bà Phụng là hoàn toàn tự phát, không có giấy phép nhưng đã hoạt động được khoảng 10 năm. Trẻ em được nhận nuôi ở đây chủ yếu là con của công nhân lao động nghèo. Trong khu vực xã còn có khoảng 20 điểm giữ trẻ tự phát như thế này.

Theo ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Thuận Giao, chính quyền đã từng xử phạt 5 cơ sở nuôi dạy trẻ tự phát vì không có giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên ông rất bất ngờ khi biết tin và xem đoạn clip ghi lại cảnh bà Phụng ngược đãi cháu bé.

"Chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống nạn bạo hành trẻ em", ông Trung nói.

Thi Ngo
a


Cán bộ ban an toàn giao thông bị kỷ luật vì in tờ rơi sex


Thứ tư, 24/11/2010, 16:59 GMT+7


Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Kiên Giang vừa quyết định cắt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với ông Nguyễn Văn Phương, cán bộ Ban an toàn giao thông tỉnh vì liên quan đến vụ in 50.000 tờ rơi có nội dung độc hại. 
50.000 tờ rơi an toàn giao thông có nội dung sex

Ông Trần Xuân Thủy chủ cơ sở in, quảng cáo ở phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá bị phạt vi phạm hành chính 22,5 triệu đồng. Ban An toàn giao thông tỉnh Kiên Giang cũng bị phạt 15 triệu đồng.

Sở cũng tiêu hủy gần 47.000 tờ rơi có tính khiêu dâm chưa kịp phát cho học sinh.

Tờ rơi mang nội dung khiêu dâm của Ban an toàn giao thông tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Quỳnh Như
Tờ rơi mang nội dung khiêu dâm của Ban an toàn giao thông tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Quỳnh Như.

Trước đó vào tháng 9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang "đặt hàng" Ban an toàn giao thông tỉnh in 50.000 tờ rơi, nội dung thể hiện các biển báo, ký hiệu liên quan đến giao thông nhằm tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ luật, hạn chế tai nạn khi tham gia giao thông.

Sau đó Ban an toàn giao thông tỉnh đã đặt in số tờ rơi này ở cơ sở của ông Xuân Thủy. Ông Nguyễn Văn Phương, cán bộ Sở Giao thông vận tải, là người đem nội dung tờ rơi đến cơ sở in ấn. Khi ông Thủy giao hàng, Ban không kiểm tra nội dung mà đã phát trên 3.000 tờ cho học sinh các huyện Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quau.

Sự việc chỉ được phát giác khi phụ huynh học sinh xem nội dung tờ rơi, hoảng hốt báo cho Công an tỉnh Kiên Giang.

Liên quan đến vụ việc, trước đó, ông Nguyễn Văn Chánh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Phó trưởng Ban Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh Kiên Giang, người trực tiếp ký hợp đồng in ấn tờ rơi với cơ sở in ấn, đã tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách.

Thanh Nh
ư


Tạm giữ người đàn bà hành hạ dã man bé 3 tuổi


Xác định người đàn bà hành hạ dã man bé gái trong clip ngụ tại địa phương, công an xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tạm giữ bà này ngay trong sáng nay.
Clip hành hạ trẻ em khiến cộng đồng mạng nổi giận

Thông tin trên đã được ông Nguyễn Văn Trung - Chủ tịch xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và công an huyện xác nhận với VnExpress.net. Danh tính người đàn bà này sau đó được xác định là Trần Thị Phụng (52 tuổi, ngụ số nhà 2/91 ấp Bình Thuận 1 - Thuận Giao - Bình Dương).

Bà Trần Kim Phụng bất ngờ khi biết tin có người quay video clip cảnh bà tắm cho em bé 3 tuổi được tung lên mạng. Ảnh: Ngoan Ngoan
Bà Trần Kim Phụng bất ngờ khi biết tin có người quay video clip cảnh bà tắm cho em bé 3 tuổi được tung lên mạng. Ảnh: Ngoan Ngoan

Theo cơ quan chức năng, ngay sau khi xem qua clip, lãnh đạo huyện phối hợp với công an địa phương đã tiến hành rà soát, nắm tình hình. Hàng loạt điểm giữ trẻ tại các ấp lập tức được kiểm tra.

Nhận thấy khung cảnh trong đoạn clip giống với ngôi nhà của bà Trần Thị Phụng tại ấp Bình Thuận 1, huyện Thuận Giao, tỉnh Bình Dương - cơ quan chức năng lập tức có mặt. Xác nhận mình chính là nhân vật trong clip đó, bà Phụng đã được mời về trụ sở công an làm việc.

Khai nhận với công an, bà Phụng cho biết, nạn nhân là bé gái 3 tuổi, con một gia đình ngụ gần nhà. Lý do có những hành động dã man với bé gái đáng thương được người đàn bà này giải thích là do cháu không cho lau chùi mặt mũi nên "nóng giận".

Bà Phụng cũng khai rằng, ban đầu chỉ trông nom các cháu trong nhà. Nhưng sau đó được nhiều gia đình nhờ giữ trẻ nên bà này đã nhận lời để "kiếm thêm thu nhập".

Tại thời điểm kiểm tra, căn phòng nhỏ của bà đang trông giữ 6 trẻ, đều là con em công nhân với mứa giá mỗi trẻ là 350.000 đồng một tháng. Trong đó có một bé trai 4 tuổi khác trên cơ thể có nhiều vết bầm tím, đặc biệt trên đầu của cháu bị khâu nhiều mũi. Bà Phụng nói đó là do cháu té ở nhà chứ không phải do bà Phụng gây ra.

Chiều cùng ngày, bé gái bị hành hạ trong clip đã được đưa khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận An, Bình Dương. Bước đầu bác sĩ cho biết, cháu bị viêm hô hấp trên, nhiều khả năng nguyên nhân do bị bà Phụng xối nước liên tục vào mặt cháu.

Hiện vụ việc đã được chuyển cho Công an huyện Thuận An tiến hành điều tra làm rõ.

Clip hành hạ trẻ em ở Bình Dương

Nhóm phóng viên


'Không có chuyện Thủ tướng không dám kỷ luật ai'


Thứ tư, 24/11/2010, 04:00 GMT+7


Không chỉ truy trách nhiệm cá nhân, đại biểu Quốc hội còn nhắc lại câu nói một năm trước của Thủ tướng về chuyện chưa kỷ luật cán bộ nào như để làm rõ hơn nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của tập đoàn Vinashin. Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định, chính phủ giữ đúng tính kỷ cương và thượng tôn pháp luật.

Phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội sáng nay nóng ngay từ đầu khi các đại biểu liên tiếp yêu cầu làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan tới vụ "đắm tàu" Vinashin, cho dù nhiều lần Thủ tướng nhận trách nhiệm với tư cách người đứng đầu Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường đăng đàn vào các kỳ họp Quốc hội cuối năm. Ảnh: Hoàng Hà

Vừa dứt phần đọc văn bản giải trình một số vấn đề kinh tế xã hội, Thủ tướng nhận ngay câu hỏi hóc búa của những đại biểu trực ngôn như Phạm Thị Loan, Nguyễn Minh Thuyết.

Là người điều hành một tập đoàn tư nhân phải tự bươn trải, vật lộn bằng những đồng vốn tự có để đạt được quy mô lớn như ngày nay, đại biểu Loan luôn trăn trở về hiệu quả sử dụng vốn tại các tập đoàn, tổng công ty một thời được xem là con cưng của nhà nước. Băn khoăn nếu Chính phủ chủ trương khoanh nợ cho Vinashin, các ngân hàng có thể chịu thiệt 15.000 tỷ đồng mỗi năm, bà Loan còn lo lắng hơn khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - nơi nhận chuyển giao một phần tài sản của Vinashin, cũng có những biểu hiện đầu tư dàn trải và nguy cơ lâm vào tình trạng tương tự nếu Nhà nước không chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát.

"Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ khác Vinashin ở chỗ Vinashin phải đi vay để đầu tư, còn họ có sẵn tiền Nhà nước để lại để rộng tay đầu tư. Họ mở trường đại học, lập ngân hàng, thậm chí có cả taxi dầu khí và nay lại thêm nhiệm vụ đi đóng tàu. Đề nghị Quốc hội có nghị quyết đặc biệt về giám sát sử dụng vốn tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam", bà Loan cương quyết nói và không quên chất vấn tại sao Chính phủ quyết để lại cho Tập đoàn Dầu khí hơn 3.000 tỷ đồng cho dù hơn 50% đại biểu phản đối.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã gửi trước 2 câu hỏi tới Thủ tướng, nhưng cũng đứng lên chất vấn trực tiếp nhằm truy đến cùng trách nhiệm cá nhân liên quan tới sự sụp đổ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Điểm lại nỗ lực của Chính phủ và các thành viên đã nhiều lần báo cáo, giải trình và nhận trách nhiệm, tuy nhiên ông Thuyết nói thẳng mình không đồng tình với sự tự phê bình của Thủ tướng cũng như việc Thủ tướng chỉ nhận trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu Chính phủ. Ông muốn làm rõ trách nhiệm của người được pháp luật giao thực hiện quyền chủ sở hữu ở các tập đoàn và Tổng công ty 91.

"Thủ tướng là người được pháp luật giao quyền đối với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Trong quá trình thực hiện đó có nhiều sai phạm, vì vậy Thủ tướng nên dựa vào các quy định của pháp luật để xác định trách nhiệm cụ thể của mình. Trước Quốc hội, trước dân, chúng tôi mong đợi sự tự phê bình mạnh mẽ hơn của Chính phủ", ông Thuyết nói. Để dẫn chứng cho nhận định của mình, đại biểu Thuyết nhắc lại chuyện ông Phạm Thanh Bình vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc Vinashin trong thời gian dài, vi phạm các quy định hiện hành. Ông Thuyết là đại biểu từng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm với Chính phủ về câu chuyện Vinashin hồi đầu kỳ họp, nhưng không được Quốc hội tán thành.

Sau chất vấn của 3 đại biểu đầu tiên, cả nghị trường lặng yên chờ đợi phản ứng của Thủ tướng. Mất vài giây ngập ngừng, Thủ tướng nhanh chóng đi vào từng câu hỏi của các đại biểu. Ông mong Quốc hội thông cảm vì mình không thể trả lời từng chi tiết trong đề án tái cơ cấu Vinashin, cũng như những vấn đề cụ thể mà đại biểu Loan nêu ra. Ông nhắc lại những việc Chính phủ đã làm nhằm nỗ lực tái cơ cấu Vinashin theo đúng chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước, và tin tưởng đề án tái cơ cấu sẽ khả thi.

Song ông thừa nhận để các mục tiêu trở thành hiện thực và thành công không phải quá trình dễ dàng, đỏi hỏi quyết tâm của Chính phủ, nỗ lực của các bộ ngành và đặc biệt là sự chia sẻ, ủng hộ, giám sát của đại biểu Quốc hội và nhân dân cả nước.

"Đại biểu Thuyết có hỏi nhận trách nhiệm thế nào, tôi muốn nói là chúng tôi đã trình bày nghiêm túc trước Quốc hội. Những người lãnh đạo tập đoàn cố ý làm trái, cơ quan chức năng xử đúng theo pháp luật. Còn Chính phủ, Thủ tướng có trách nhiệm quản lý nhà nước và chủ sở hữu, chúng tôi cũng đã nói rõ. Từ đó, là người đứng đầu tôi cũng xin nhận trách nhiệm", Thủ tướng nói.

Ông cho biết thêm, Thủ tướng, các Phó thủ tướng và các thành viên Chính phủ có liên quan tới việc quản lý nhà nước và chủ sở hữu với Vinashin đang kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm. "Kết luận kiểm điểm trách nhiệm cụ thể thế nào chúng tôi sẽ công khai", Thủ tướng Dũng cam kết.

Giải trình rõ hơn về trách nhiệm của Thủ tướng với tư cách được pháp luật giao một số quyền với Vinashin nói riêng và tập đoàn nhà nước nói chung, Thủ tướng cho biết đã ban hành các văn bản cụ thể hóa các nhiệm vụ cho các cơ quan, cá nhân liên quan. Về phần mình, Thủ tướng có nhiệm vụ ra quyết định thành lập tập đoàn, các tổng công ty theo đề nghị của các cơ quan chức năng, phê duyệt chiến lược, quy hạch phát triển và quyết định hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị.

Thừa nhận còn nhiều lúng túng trong việc triển khai thí điểm mô hình tập đoàn Nhà nước, tuy nhiên, ông giải thích việc kiêm nhiệm chức vụ tại Vinashin có nguồn gốc từ quá khứ, qua hai đời Thủ tướng tiền nhiệm là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Về phần mình, Thủ tướng Dũng cho biết đã có văn bản nhắc nhở các cơ quan chức năng phải tìm tổng giám đốc cho Vinashin để thực hiện đúng luật, nhưng các đơn vị báo cáo chưa tìm được.

"Chúng tôi sẽ kiểm điểm, làm rõ việc này như thế nào", Thủ tướng hứa. Ông cũng tái khẳng định quyết tâm của Chính phủ khi tái cơ cấu Vinashin và rút kinh nghiệm để ngăn không cho xảy ra những chuyện tương tự tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác.

Cho dù Thủ tướng nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt phiên chất vấn rằng ông xin nhận trách nhiệm với tư cách người đứng đầu Chính phủ, song các đại biểu dường như chưa thỏa mãn. Ngay sau giờ giải lao, đại biểu Vũ Hoàng Hà nhắc lại câu chuyện Vinashin ở một khía cạnh khác. Ông không đánh giá cao đề án tái cơ cấu tập đoàn bởi nó mang tính một chiều, lệ thuộc vào thị trường bên ngoài vì thế sẽ không khả thi nếu bên ngoài thay đổi, có khó khăn. Bản đề án này, theo ông, cũng không đưa ra được giải pháp đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Dẫn lại cam kết của Chính phủ về việc tập trung xử lý vụ việc Vinashin để báo cáo Hội nghị Trung ương Đảng sắp tới, đại biểu Vũ Hoàng Hà lo lắng tình trạng xử lý qua loa cho "kịp tiến độ" và thiếu nghiêm túc.

"Tôi e rằng việc kiểm điểm khó có thể nghiêm túc. Trước Quốc hội, Thủ tướng nghiêm túc nhận trách nhiệm về mình, nhưng các thành viên khác của Chính phủ trong hai ngày chất vấn vừa qua không ai chịu nhận trách nhiệm, thậm chí còn khẳng định mình vô can. Tôi muốn biết thái độ của Thủ tướng với các thành viên này như thế nào, để còn về trả lời cho cử tri", ông Hà tranh thủ cơ hội bày tỏ trăn trở với Thủ tướng.

Tâm tư của ông được đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai chia sẻ. Cả ông Hà và bà Mai chưa hết bức xúc về câu trả lời của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu Tư Võ Hồng Phúc trước Quốc hội chiều qua, rằng Bộ trưởng vô can, vì đã làm tròn trách nhiệmvà chính các đại biểu Quốc hội cũng phải chịu trách nhiệm liên đới khi bấm nút thông qua các quy định liên quan đến quản lý doanh nghiệp nhà nước.

"Đề nghị Thủ tướng cho biết để xảy ra vụ việc Vinashin là vì các bộ chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình hay do lỗ hổng của pháp luật, do khiếm khuyết của Quốc hội khi làm luật", bà Mai căn vặn.

Nhắc lại lời phát biểu của Thủ tướng khi trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái về chuyện 3 năm đương nhiệm Thủ tướng chưa kỷ luật một cán bộ nào, bà Mai không những không đồng tình mà còn chỉ ra sự buông lỏng quản lý với Vinashin cũng như thiếu kỷ cương hành chính. Khi vụ việc Vinashin vỡ lở, ngoài các nguyên nhân chủ quan, khách quan mà Chính phủ nêu ra, dư luận lo ngại có chuyện bao che khiến tập đoàn rơi vào tình cảnh gần phá sản mà không kịp trở tay.

"Thủ tướng không cho mua tàu cũ mà Vinashin vẫn mua, cho thấy sai phạm nghiêm trọng trong quản lý hành chính. Thời gian tới Chính phủ rút ra bài học gì và có giải pháp gì để lập lại kỷ cương?", bà nói.

Trước các chất vấn gai góc của hai đại biểu, Thủ tướng một lần nữa lại nhận trách nhiệm về mình, với tư cách người đứng đầu Chính phủ. Ông cũng thừa nhận tập đoàn nhà nước là mô hình thí điểm, nên cơ chế quản lý với mô hình này còn nhiều lúng túng, bất cập, cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Về câu nói "3 năm làm Thủ tướng chưa kỷ luật một cán bộ nào" của mình năm ngoái, Thủ tướng cho rằng mình không định nói như vậy mà có thể do cách diễn đạt chưa tròn khiến người nghe hiểu sai. Theo ông, mỗi cán bộ lãnh đạo phải có phẩm chất, đạo đức, năng lực và phải nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc chấp hành kỷ cương, không vi phạm pháp luật; có như vậy mới hạn chế thấp nhất số người bị xử lý.

"Tinh thần tôi nói là thế, có lẽ cách diễn đạt chưa đúng. Chứ không phải Thủ tướng không dám kỷ luật ai hay trong thực tế chưa kỷ luật ai. Mà muốn không kỷ luật không được, vì quy định của Đảng và Nhà nước yêu cầu Thủ tướng kiểm tra, giám sát và kỷ luật nếu có sai phạm. Khi xử lý, Thủ tướng cũng không thể theo ý riêng mà phải đúng pháp luật. Không thể cứ nghe một thông tin nào đó mà Thủ tướng ra ngay quyết định kỷ luật", Thủ tướng giãi bày.

9 đại biểu đã đứng lên chất vấn trực tiếp Thủ tướng trong phiên làm việc sáng nay, cho dù danh sách đăng ký có tới 19 người. Ngoài vấn đề Vinashin, các đại biểu còn quan tâm tới tình trạng thiếu điện, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, và đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm khi kinh tế xã hội còn bất cập, yếu kém. Thủ tướng đã cố gắng giải đáp không sót một câu hỏi nào.

Ngay cả khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị dừng phần chất vấn, Thủ tướng vẫn xin thêm mấy phút để trải lòng về những gì Chính phủ và các thành viên đã nỗ lực làm thời gian qua. Theo ông, bên cạnh những thành công, còn có những yếu kém cần khắc phục, nhưng hơn hết Chính phủ và các thành viên Chính phủ đều làm hết sức vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.

"Rất mong các đại biểu, Quốc hội và nhân dân cả nước tiếp tục chia sẻ, ủng hộ, hợp tác để Chính phủ và Thủ tướng hoàn thành chức trách của mình với đất nước, với Đảng, với nhân dân", ông tha thiết nói trước khi rời bục, nơi ông đã đứng suốt 3 tiếng đồng hồ để trao đổi với các đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng Chính phủ và các thành viên đã tỏ rõ tinh thần cầu thị khi tham gia đầy đủ các buổi thảo luận về kinh tế xã hội cũng như hai ngày chất vấn vừa qua. Tinh thần chất vấn, theo Chủ tịch Trọng, cũng rất cởi mở, cầu thị, thẳng thắn nhưng không đao to búa lớn, giúp đại biểu và các thành viên Chính phủ hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau và thương nhau hơn. Ông cũng không quên nhắc lại quyết định của Quốc hội về việc không thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm các thành viên Chính phủ về Vinashin, vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thủ tướng là thành viên Chính phủ cuối cùng đăng đàn Quốc hội kỳ này.Trong 228 chất vấn bằng văn bản mà các đại biểu Quốc hội gửi tới Chính phủ và các bộ trưởng, trưởng ngành kỳ này, có tới 28 chất vấn với 44 câu hỏi dành cho Thủ tướng, nhiều thứ hai sau Bộ trưởng Công Thương (38 chất vấn).

Hai ngày qua, 4 bộ trưởng Công ThươngY tếTài chính và Giao thông Vận tải đã thay nhau giải trình về những vấn đề nóng hổi như thiếu điện, nhập siêu, nợ công, lạm phát, quá tải bệnh viện, viện phí, ùn tắc, tai nạn giao thông... Ngoài danh sách đăng đàn chính thức, 3 vị bộ trưởng khác là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư và đích thân 2 phó thủ tướng cũng tham gia giải đáp thắc mắc của các đại biểu.

Mỗi phiên chất vấn, hàng chục lượt đại biểu đăng ký đặt câu hỏi và tranh luận trực tiếp. Các bộ trưởng đều chuẩn bị kỹ càng và cố gắng trả lời cặn kẽ, tuy nhiên chừng đó chưa đủ để các đại biểu hài lòng, nhiều câu hỏi vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng.

Tại kỳ họp trước, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng là thành viên cao cấp nhất của Chính phủ đăng đàn trước Quốc hội và nhận được nhiều chất vấn sắc sảo từ các đại biểu đặc biệt về siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam 56 tỷ USD. Tuy nhiên, dự án này sau đó đã không được Quốc hội phê duyệt chủ trương triển khai.

Song Lin
h


Cúm gia cầm xuất hiện tại Nam Định


Theo báo cáo hôm nay từ Cơ quan Thú Y thuộc Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, ổ dịch xuất hiện tại hai trại chăn nuôi gia súc ở Nam Định.

Để ngăn chận sự lây lan, chính quyền địa phương áp dụng ngay mọi biện pháp phòng ngừa, trong đó có lệnh thiêu hủy trên một ngàn con vịt có triệu chứng nhiễm H5N1.

Bên cạnh đó, biện pháp tẩy trùng và phun thuốc quanh nơi có dịch bệnh cũng được thực hiện, bên cạnh sự giới hạn vận chuyển ra vào vùng dịch để tránh việc mang vi khuẩn H5N1 lan xa tới những vùng phụ cận.   


Quốc hội chưa thông qua dự án đường sắt cao tốc


Quốc hội Việt Nam một lần nữa đưa dự án đường sắt cao tốc ra trước phiên họp chiều ngày thứ Ba.

Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Hồ Nghĩa Dũng là người trả lời chất vấn, bên cạnh những vấn đề khác như hạ tầng cơ sở, tai nạn, ùn tắc giao thông. 

Theo lời ông Hồ Nghĩa Dũng, cho đến lúc này dự án đường sắt cao tốc vẫn nằm ở mức độ nghiên cứu tính khả thi của nó, và có thể là phải còn khá lâu thì Việt Nam mới có đường sắt cao tốc như Nhật Bản.

Tình hình cho thấy chính phủ chưa thể thuyết phục quốc hội thông qua dự án xây đường sắt. Vẫn theo lời bộ trưởng Bộ Giao Thông vận Tải Hồ Nghĩa Dũng, chuyện nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc là hoàn toàn đúng pháp luật.