Monday, May 16, 2011

'Ứng viên không được làm từ thiện, tặng quà cử tri' !!!

Ông Nguyễn Văn Pha, Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc cho biết, một số viên đại biểu Quốc hội tặng quà cho người dân hoặc làm từ thiện nơi ứng cử. Trong khi đó, luật cấm không được dùng tiền, quà tặng cho cử tri, vận động bầu cử.

Sáng 16/5, Bộ Nội vụ đã tổ chức giao ban trực tuyến lần cuối trước ngày bầu cử. Đại diện Sở Nội vụ 7 tỉnh trong cả nước đã tham gia giao ban, nêu lên vướng mắc khi chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày bầu cử - 22/5.

Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN Nguyễn Văn Pha cho biết, đã có thông tin một số ứng viên tại các địa phương tặng quà cho người dân, hoặc làm từ thiện tại nơi ứng cử. "Trong khi, luật quy định rõ không được dùng tiền nhà nước, tổ chức hay cá nhân để dụ dỗ cử tri", ông Pha nêu rõ.

Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc yêu cầu các địa phương chú ý vấn đề này để việc vận động bầu cử để cuộc bầu cử diễn ra bình đẳng, không dẫn tới sai lệch. Việc tặng quà hay làm từ thiện phải cách xa thời điểm bầu cử.

Ảnh: H.N.
Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn yêu cầu các địa phương tránh vì thành tích mà đóng hòm phiếu trước giờ quy định. Ảnh: H.N.

Trong buổi giao ban, lãnh đạo Sở Nội vụ nhiều địa phương đã đề nghị được kết thúc sớm việc bỏ phiếu, hoàn tất trước giờ quy định là 19h ngày 22/5. Ông Trần Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam đề nghị tỉnh này được bầu cử sớm tại 60 điểm. Đại diện Sở Nội vụ Đắk Lắk cũng đề nghị muốn được bỏ phiếu sớm và kết thúc công tác bầu cử sớm ở nhiều điểm bởi đang là vụ đi rẫy của người dân.

Riêng Sở Nội vụ Kiên Giang đề đạt đây là tỉnh có cả biên giới lẫn biển đảo nên mong muốn lực lượng vũ trang kết thúc bầu cử xong trước 19h vì lực lượng này không có cử tri vãng lai, bỏ phiếu sớm sẽ kết thúc sớm để cơ động xử lý các vấn đề xảy ra... Tới thời điểm này, một số khu vực ở 13 tỉnh đã thực hiện xong việc bỏ phiếu sớm. Riêng xã Pha Mu (huyện Than Uyên, Lai Châu) sẽ tổ chức bầu cử đại biểu HĐND cấp xã lùi 6 tháng.

Trong khi đó, tại Nam Định, Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định Trần Thất Tiệp lo lắng về nguồn điện cho bầu cử. 19h mới đóng hòm phiếu, vì thế đêm 22/5, hầu như cán bộ làm công tác bầu cử phải thức trắng, không có điện sẽ gây khó khăn lớn cho địa phương. Sở Nội vụ Thanh Hóa lại thắc mắc về vấn đề phiếu bầu đại biểu HĐND cấp xã. Toàn tỉnh này có khoảng 800.000 phiếu viết tay.

Trước ý kiến này Thứ trưởng Nội vụ Trần Hữu Thắng đã yêu cầu tỉnh này ngay lập tực kiểm tra vì lý do gì mà không in. Nếu khó khăn thì tính tới phương án huyện in cho xã. Tại các địa phương, cấp tỉnh in cho tỉnh, huyện, xã luôn...

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo an ninh, an toàn phục vụ công tác bầu cử. Việc khiếu nại tố cáo sát thời điểm bầu cử sẽ ngừng xem xét.

"Khi trúng cử, các đơn thư sẽ tiếp tục xem xét, nếu đại biểu có khuyết điểm tới mức phải rút tư cách đại biểu thì phải rút, điều này được quy định rõ trong pháp luật", ông Tuấn nói.

Để đối phó với các tình huống bất ngờ, các địa phương cần có phương án phòng thiên tai lũ lụt, chuẩn bị đối phó và thực hiện bầu cử an toàn; tập huấn cho tổ viên tổ bầu cử, khi công tác bầu cử xong khẩn trương có báo cáo theo quy định gửi về Bộ Nội vụ tổng hợp.

"Việc tổ chức khai mạc ngày bầu cử và kết thúc bỏ phiếu đảm bảo thời gian luật định, các địa phương đôn đốc cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu, tránh việc vì thành tích muốn kết thúc nhanh cuộc bỏ phiếu ở địa phương, đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu dễ dẫn đến các sai sót trong bầu cử", Bộ trưởng Nội vụ nhắc nhở.

Nguyễn Hưng

Phó trạm y tế vỡ nợ trên 20 tỷ đồng

Huy động vốn để làm ăn nhưng bị thua lỗ liên tục nên một cán bộ y tế xã đã vay thêm của nhiều người với tổng số nợ trên 20 tỷ đồng.
> Nguy cơ vỡ nợ tiền tỷ vì chủ tiệm vàng 'biến mất'

Ông Lê Hoàng Minh, cán bộ tư pháp xã Thành Triệu, huyện Châu Thành (Bến Tre) cho biết, ngày 18/5 sẽ tiến hành hòa giải, đưa ra hướng trả nợ trên 20 tỷ đồng giữa bà Hà Thị Thủy, Phó Trạm y tế xã Tiên Thủy với trên 40 chủ nợ đến từ nhiều xã của hai huyện Châu Thành và Bình Đại. Ngoài số vay bằng tiền mặt lãi suất 9-12% mỗi tháng, bà Thủy còn nợ trên chục lượng vàng và một dây hụi chết.

Theo ông Minh, việc vỡ nợ của bà Thủy có khả năng bắt nguồn từ việc huy động vốn của nhiều người với lãi suất cao để hùn hạp nuôi tôm ở Bình Đại vài năm trước vì có lúc nghề này được xem là siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, sau nhiều lần thua lỗ bà Thủy đã vay tiền của người này để lấp nợ cho người kia, trong đó có trường hợp lãi suất đến 15% mỗi tháng nên mới lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay. Vài ngày trước, một số chủ nợ điện thoại hăm xử theo kiểu "xã hội đen" nên gia đình bà Thủy đã nhờ công an xã can thiệp.

Một số chủ nợ của bà Thủy đang lo lắng rằng nếu vụ việc giải quyết kéo dài hoặc không đòi được tiền thì sẽ xảy ra tình trạng vỡ nợ dây chuyền. Để có tiền cho bà Thủy vay, nhiều người đã huy động vốn của cả trăm người với lãi suất 3-5% mỗi tháng. Do đó, theo ông Minh nếu hòa giải cấp xã không thành hồ sơ sẽ được chuyển lên Tòa án nhân dân huyện Châu Thành xem xét xử lý.

Tài sản lớn nhất của bà Thủy ở xã Thành Triệu là một khu vườn rộng hơn 0,7 ha và thửa đất chỉ hơn 30m2 ở ấp Chợ nên khó có khả năng trả được. Chồng bà Thủy hiện là phó giám đốc bệnh viện tuyến huyện.

Cũng tại huyện này, liên tiếp trong nhiều ngày trước Trưởng trạm Y tế xã Đại Điền cũng bị nhiều người tìm đến đòi nợ do vợ ông - chủ tiệm vàng đã huy động vốn lãi suất cao rồi đóng cửa tiệm "biến mất" từ ngày 9/5.

Thiên Phước

Vay tiêu dùng lùi về kỳ hạn ngắn, lãi suất ngày một cao

Chấp nhận lãi cao, khách hàng cá nhân vẫn không dễ vay tiền ở ngân hàng. Hầu hết các nhà băng đang có xu hướng dâng cao lãi suất vay tiêu dùng và rút ngắn kỳ hạn cho vay.
>Khách vay tiêu dùng xót xa vì lãi suất/ Vay tiêu dùng: Dễ mà khó

Anh Hùng, nhân viên tín dụng một ngân hàng lớn trên phố Bà Triệu (Hà Nội) cho biết nhà băng này đang cân nhắc tăng lãi suất cho vay tiêu dùng vượt 22,5% một năm. Nguyên nhân là huy động vốn khó khăn, lãi suất đầu vào thậm chí vượt trần lên mức 17-18% mà vẫn không đủ.

Ở một số ngân hàng khác như SeAbank, Eximbank..., lãi suất vay tiêu dùng cũng đã lên tới 22,8-24% một năm. Mức này so với mặt bằng chung thời điểm trước và sau Tết nguyên đán đã nhích thêm 2-3%. Đại diện Eximbank cho biết lãi suất dâng cao ngoài lý do thu hút vốn đầu vào khó khăn, còn do ảnh hưởng của quy định các ngân hàng duy trì mức dư nợ 22% đối với cho vay phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng...) trước 30/6.

Một số nhà băng cỡ lớn còn thậm chí từ chối thẳng thừng ngay cả khi khách chấp nhập lãi suất cao. Chị Sinh, nhà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) kể với VnExpress. net, đáo hạn vay 500 triệu đồng hợp đồng 5 năm của một ngân hàng lớn, chị đến làm thủ tục trả và vay tiếp. Tuy nhiên, nhân viên nhà băng này lập tức từ chối ngay cả khi chị Sinh đồng ý mức lãi suất 18% một năm (thay vì 14% như lần vay trước). Thắc mắc, chị Sinh được nhân viên giải thích là ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn vì không "đi đêm" lãi suất huy động với khách.

Lãi suất vay tiêu dùng ngày càng cao và quy dần về thời hạn ngắn khiến người có nhu cầu thêm khó khăn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Lãi suất vay tiêu dùng ngày càng cao và quy dần về thời hạn ngắn khiến người có nhu cầu thêm khó khăn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Song song với tăng lãi suất, ngân hàng có xu hướng ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn.

Tại Techcombank, đối với vay tiêu dùng, kỳ hạn 15 năm đã dừng, thay vào đó, theo gợi ý của nhân viên tín dụng, người có nhu cầu nên vay tiêu dùng thấu chi. Hình thức này linh hoạt trả gốc, lãi và số tiền tối đa có thể vay là 500 triệu đồng. Lãi suất hiện hành với vay tiêu dùng tại ngân hàng này là 22,5% một năm. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng nâng mức phí đảm bảo giá trị tài sản từ khoảng 1% lên 2,75% (đã bao gồm thuế VAT).

Nhân viên công ty bảo hiểm Prudential cho hay, hiện tại với nhu cầu vay tiêu dùng, ngoài có các giấy tờ cần thiết, khách hàng còn phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có bảo hiểm... Số tiền giải ngân cũng chỉ cao nhất 190 triệu đồng, thời hạn trả từ 1 đến 4 năm thay vì dài hơn như trước. Lãi suất dao động 1,3 đến 1,8% một tháng (khoảng 15,6-21,6% một năm).

Chị Thúy ở Mỹ Đình (Hà Nội) vay vài trăm triệu của một ngân hàng với lãi suất 22% một năm cho biết chị phải chạy vạy khắp nơi lo giấy tờ. Ngoài tiền lãi như trong hợp đồng (22% có thể linh hoạt điều chỉnh theo thị trường), chị Thúy phải trả 1,5 triệu đồng cho công ty thẩm định cùng hơn 2% phí đảm bảo giá trị tài sản.

Lãi suất
Khó huy động lãi suất cộng thêm việc ngân hàng ồ ạt chạy đua huy động được cho là nguyên nhân chính đẩy lãi suất cho vay lên cao chót vót như hiện nay. Ảnh minh họa: Tuệ Minh

Đánh giá về xu hướng nâng lãi suất vay tiêu dùng của một số nhà băng trong thời gian vừa qua, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) cho rằng đó là giải pháp riêng của một số ngân hàng trong bối cảnh khó khăn như hiện tại.

Ông Toại cũng nói thẳng, huy động vốn khó khăn và công cuộc chạy đua lãi suất của ngân hàng là nhân tố chính khiến cho lãi suất cho vay thường xuyên được điều chỉnh cao lên. Thậm chí, việc siết cho vay phi sản xuất trong đó có bất động sản có thể khiến cho số lượng người đi vay đầu tư vào lĩnh vực này giảm đi. Khi ấy, có khả năng nguồn huy động sẽ bớt ảm đạm hơn so với hiện nay.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, 30/6 là hạn chót để ngân hàng kéo tỷ trọng cho vay phi sản xuất về mức 22%. Những biện pháp được một số nhà băng áp dụng trong thời gian vừa qua nhằm giảm dư nợ sản xuất là thu hẹp cho vay chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng... bằng cách đẩy lãi suất lên cao.

30/6 cũng là thời hạn cuối cùng các ngân hàng thương mại phải báo cáo về lộ trình tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Do đó, theo ý kiến của một số chuyên gia, việc tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đồng thời lùi về cho vay kỳ hạn ngắn trong thời điểm hiện nay cũng là một trong những phương án để ngân hàng nhỏ bảo toàn vốn.

Tuệ Minh

# Dân Tộc Thiểu Số Bị Cướp Đất, Ủi Nhà, Đánh Đập

Dưới dây là lời chứng của một người dân tộc M Nông thuộc tỉnh Đắc Nông được đại diện cho 56 hộ dân của dân tộc thiểu số và hơn 300-400 hộ dân Kinh lên tiếng bị cướp đất, ủi nhà nhiều lấn và những hộ dân bên cạnh có bị đánh đập tàn nhẫn phải vào cấp cứu. Phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH đã thực hiện cuộc phỏng vấn này trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com.

Đang bận phải đi gấp, xin qúy vị lắng nghe đoạn thâu âm này.

Ngày 16 tháng 5 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do

PS: Đoạn thâu âm giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH và anh thanh niên dân tộc thiểu số người M Nông.

Attachment: ThanhNienMNong.mp3

Ngư dân bất chấp Trung Quốc cấm biển

2011-05-16
Ngư dân miền trung vẫn ra khơi bất chấp lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc kể từ trưa 16/5 bao gồm nhiều vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

AFP PHOTO

Ngư dân Đà Nẵng sau một chuyến đánh bắt.


Lệnh cấm đơn phương

Đây là năm thứ ba kể từ khi Trung Quốc mở rộng lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong thời gian 2 tháng rưỡi, kéo sâu xuống Hoàng Sa Trường Sa. Cụ thể lệnh cấm đơn phương được cho là bảo vệ thời kỳ cá sinh sản, bắt đầu 12g trưa ngày 16/5 kéo dài tới 12g trưa ngày 1/8. Vùng cấm là toàn bộ vùng biển từ 12 độ Vĩ Bắc tới 113 độ Kinh Đông  tức từ đảo Hải Nam xuống tận Nha Trang, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng, Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Một chủ tàu đánh cá ở Đà Nẵng nói với chúng tôi là nhiều đồng nghiệp đang đánh bắt xa bờ, trong vòng vài ngày nữa ông sẽ xuất bến và sẽ tìm cách né tàu Trung Quốc. Theo lời ông 'mùa cá nam' này nếu không đi đánh bắt thì nên giải nghệ vì đây là thời gian nhiều cá nhất trong năm. Ông chủ tàu nói:

Mình nghĩ mình là ngư dân làm ăn thôi chứ có phải trộm cướp gì đâu mà sợ nó. Đi ra ngoài họ có làm mô thì làm nhờ trời thôi.                    

Một chủ tàu
"Sợ Trung Quốc chứ, nhưng mùa này là mùa làm ăn. Mai mốt có mấy chiếc nữa đi miễn biên phòng cho đi là đi. Sợ Trung Quốc là vùng phía trên đảo Hoàng Sa ngang qua đoạn 11 Bắc 111 Đông. Đi qua đoạn đó mình theo dõi đoàn, tàu bạn báo có tàu Trung Quốc rà hay không. Mấy năm nay đi qua là nó đuổi thôi nó không có hành động với mình. Nó đuổi mình phải đi chỗ khác khỏi khu vực nó. Mình nghĩ mình là ngư dân làm ăn thôi chứ có phải trộm cướp gì đâu mà sợ nó. Đi ra ngoài họ có làm mô thì làm nhờ trời thôi, năm ngoái năm nay nó không giữ tàu nữa chỉ tới đuổi khỏi khu vực thôi."    

Nhận định về sự kiện Trung Quốc tiếp tục năm thứ ba cấm đánh bắt trên Biển Đông lấn lướt chủ quyền lãnh hải Việt Nam, gây nguy hiểm cho ngư dân, ông Nguyễn Tử Cương Ủy viên Thường vụ Hội nghề Cá Việt Nam từ Hà Nội phát biểu:

001_GR252134-250.jpg
Bản đồ lưỡi bò do TQ đơn phương công bố chủ quyền trên biển đông. AFP.
"Chính phủ Việt Nam có đủ bằng chứng tuyên bố với thế giới và đã gởi văn bản lên Liên Hiệp Quốc rằng Việt Nam có đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên phía Trung Quốc lại nói rằng Hoàng Sa Trường Sa là của họ và ra lệnh cấm ra khơi. Việt Nam đã phản đối hành động này, bởi vì họ chỉ có thể cấm ở vùng biển thuộc chủ quyền của họ thôi, còn ở những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì Việt Nam đề nghị rút lại lệnh cấm và ngư dân Việt Nam cũng như những năm trước đây vẫn đi biển bình thường tại những vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền. Đương nhiên khi có chủ quyền thì bên cạnh ngư dân có lực lượng an ninh ven biển lực lượng hải quân và bản thân ngư dân đã có những kiến thức để tự bảo vệ."

Hải Quân VN chỉ bảo vệ gần bờ

Trả lời câu hỏi của chúng tôi là trong khi hoạt động trên biển, ngư dân có dịp nào trông thấy tàu Hải Quân Việt Nam hay cảnh sát biển tuần tra để bảo vệ vùng biển tổ quốc và ngư dân hay không. Ngư dân Đà Nẵng phát biểu tàu Hải Quân Việt Nam thường ở gần bờ không ra xa đến những ngư trường mà ngư dân họat động. 

Thấy tàu của Hải Quân VN đi ở 110 độ kinh đông trở vô thôi 16 độ vĩ Bắc trở xuống chứ còn lên 17 Bắc-111 đông thì không có Việt Nam mình, chỉ có tàu Trung Quốc thôi.

Một ngư dân
"Thấy tàu của Hải Quân VN đi ở 110 độ kinh đông trở vô thôi 16 độ vĩ Bắc trở xuống chứ còn lên 17 Bắc-111 đông thì không có Việt Nam mình, chỉ có tàu Trung Quốc thôi. Tàu Quảng Ngãi hay đánh bắt gần đảo Hải Nam lì quá nên bị nó bắt chứ bọn em Đà Nẵng bị nó đuổi một lần là lần sau đi chỗ khác không dám trở lại. Nếu có gì mình điện báo Biên phòng hỗ trợ."

Ngư dân Đà Nẵng cũng mô tả tình hình làm ăn trong thời kỳ bão giá hiện nay, nhưng ông nói rằng nước lên thuyền lên giá cá trên thị trường đã tăng trong thời gian qua nên mới có thể tiếp tục hành nghề.

"Chuyến đi 20 ngày 12 ngư dân 'tổn' 110 tới 120 triệu đồng, nếu giá cá như năm ngoái thì "bi chừ" dứt khoát dầu mỡ không đủ. Năm nay giá cá nó lên, ngư dân đi các ngư trường kiếm ăn cũng được chứ không đến nỗi. Đi 20 ngày nhưng vô chừng, có khi mình đi được 7 ngày ơn trên cho mình gặp, được 500 triệu là mình vô, đi không gặp là cỡ 20 ngày thì vô, có khi chia cho 'bạn' 4 triệu, 5 triệu có khi trúng mánh kiếm cho 'bạn' chục triệu vô chừng, có khi mình ra gặp sớm thì tổn nhẹ cỡ 50-70 triệu còn đi 20 ngày thì tổn hơn 100 triệu."                  

036k305-250.jpg
Công an biên phòng Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009. Photo courtesy of Lyson Forum.
Trung Quốc thiết lập vùng cấm đánh bắt trên Biển Đông từ 1999 nhưng từ 2009 mở rộng vùng cấm xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. bất chấp sự phản đối của Hà Nội, mỗi năm Bắc Kinh tái diễn áp đặt vùng cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 tới đầu tháng 8. Trung Quốc phớt lờ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam theo đó: "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982."
Trong những năm qua, Trung Quốc hàng chục lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam đòi nạp phạt mới trả tàu thả người, dù các tàu này hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Dù không có tàu Hải Quân hoặc Cảnh sát Biển tuần tra để bảo vệ ngư dân của mình, nhưng chính quyền vẫn khuyến khích ngư dân ra khơi đánh bắt.

Theo dòng thời sự:

Nhân viên sứ quán VN ở Ấn Độ bị nghi tiếp tay cho buôn lậu

Có viên chức sứ quán Việt Nam và Bắc Hàn ở New Dehli đang là đối tượng theo dõi của cơ quan tình báo Ấn Độ Directorate of Revenue Intelligence, DRI.
Truyền thông Ấn Độ cho biết như vừa nêu hôm qua.

Lý do những đối tuợng đó bị tình nghi giúp đỡ cho một thủ phạm có tên Sumit Walia, biệt danh Sunny, trong việc sử dụng các loại chứng từ giả mạo để tiêu thụ những loại xe nhập khẩu đắt tiền tại Ấn Độ.

Nguồn tin cuả DRI cho biết, thủ phạm Sumit Walia bị bắt hôm thứ bảy vừa rồi. Hoạt động phạm tội của người này được cho biết là đưa những xe ăn cắp hoặc là xe đã qua sử dụng từ nước ngoài vào trong nước để bán lại cho những cá nhân giàu có ở ngay New Dehli và những thành phố lân cận khác.

Điều tra cuả DRI cho thấy Walia có dính líu với những viên chức như tuỳ viên sứ, viên chức lãnh sự tại hai đại sứ quán Việt Nam và Bắc Hàn ở New Dehli. Những viên chức đó được phép đưa xe vào Ấn Độ mà không bị đánh thuế.


Chính quyền VN gây khó dễ tín đồ Cao Đài

2011-05-16
Ngày 12 tháng 5 vừa qua, tức là ngày 10 tháng 4 năm Tân Mão, các tín đồ Cao Đài trong nước và ở hải ngoại tổ chức ngày vía Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc quy tiên.

AFP PHOTO

Các tín đồ Cao Đài trong một lần chờ hành lễ trước đây.


Buổi lễ được cử hành tại Tòa Thánh Tây Ninh do Hội Đồng Chưởng Quản được nhà nước thành lập, nay đổi là Hội Thánh Tây Ninh phụ trách. Nhiều phái đoàn Cao Đài Bảo Thủ Chân Truyền, không do chánh quyền chi phối, từ các địa phương tập trung về Tòa Thánh đã bị ngăn cản, gây khó dễ. Mời quý vị theo dõi Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết.

Không cho cầu nguyện

Ông Hứa Phi, Chánh Trị Sự Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tỉnh Lâm Đồng, một chức sắc từng bị hành hung, trong một sinh hoạt tôn giáo trước đây kể lại sự việc đã xảy ra:

"Như thường năm, chúng tôi về Tổ Đình ở Tòa Thánh Tây Ninh, cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng, ban bố Hồng ân cho tất cả nhân loại trên hoàn cầu được hưởng thái bình, an cư, lạc nghiệp. Đồng đạo chúng tôi, về Tòa  Thánh Tây Ninh cầu nguyện nhưng đã bị Hội Đồng Chưởng Quản dùng một số người trong Ban Trật tự không cho chúng tôi cầu nguyện, giựt máy quay phim của chúng tôi, xô đuổi đồng đạo một cách thô bạo. Đi chung trong phái đoàn của chúng tôi gồm có đồng đạo từ Miền Nam ra Miền Trung rất nhiều, là đại diện cho từng Vùng, cho  đồng đạo ở các tỉnh trong nước Việt Nam, công việc này xảy  ra ở ngay nội ô Tòa Thánh Tây Ninh."

Về số tín hữu từ các địa phương thuộc nhiều tỉnh thành, tập trung về Tòa Thánh Tây Ninh tham dự buổi lễ, Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng thuộc Hội Thánh Cao Đài Chân Truyền Vĩnh Long cho biết thêm chi tiết, đồng thời nói lên nguyện vọng chung của mọi tín hữu Cao Đài chân chính:

Hội Đồng Chưởng Quản dùng một số người trong Ban Trật tự không cho chúng tôi cầu nguyện, giựt máy quay phim của chúng tôi, xô đuổi đồng đạo một cách thô bạo.

Ông Hứa Phi
"Khoảng 100 vị trở lại, từ Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Gò Công, Vũng Tàu, Phan Thiết, chúng tôi cũng xin gởi đến quý đồng đạo Cao Đài khắp nơi, trong nước và trên thế giới, quý cấp lãnh đạo tôn giáo, nhân sĩ trí thức nước, yêu chuộng công lý, hòa bình, yên chuộng nền văn minh, văn hóa của dân tộc Việt Nam, tranh thủ thời gian cho công cuộc bảo vệ tự do tính ngưỡng, cùng các quyền  tự do khác của mọi con người bị áp bức, bất công, nhất là dân tộc Việt Nam, trình bày cụ thể cho Liên Hiệp Quốc biết rõ, vì đã có đủ chứng cứ và đủ tính thuyết phục."

Bị gây khó khăn, bị cản trở, các tín hữu Cao Đài đã gởi đơn khiếu nại đến Trụ Sở Tiếp Dân của đảng và nhà nước, số 35 Hồ Ngọc Lãm, thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu làm sáng tỏ nội vụ, các chức sắc Cao Đài hiện diện trong đoàn thuật lại với phóng viên RFA, Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng cho hay:

"Chúng tôi đã đến văn phòng trung ương 2 để đưa đơn tố cáo đó, và mong rằng vấn đề này được truyền thông quốc tế và dư luận hỗ trợ, giúp về tinh thần để chúng tôi có được cái quyền tự do, có sự dễ dãi để chúng tôi đòi hỏi quyền sinh hoạt đạo được thành tựu." 

Kế đó, một chức sắc Cao Đài khác là Chánh Trị Sự Nguyễn Ca, từ Bình Định vào Tây Ninh, nhân ngày Vía Đức Hộ Pháp kể tiếp:

"Người ta cũng nhận đơn rồi chuyển về tỉnh Tây Ninh giải quyết, nhưng tôi nhận thấy, hình như bây giờ Nội ô Toà Thánh Tây Ninh, chuyện an ninh, trật tự bỏ ngỏ, Đầu Sư Nguyễn Thành Tám bỏ ngỏ, ai muốn làm gì thì làm. Chúng tôi đến cầu nguyện cho sự phục quyền Hội Thánh, có những người mặc đồ thường dân, không mang phù hiệu, mang brassard (băng đeo ở cánh tay) khi chúng tôi tập trung hàng ngũ, quay phim, chụp hình, mấy ông ngang nhiên xong tới giựt điện thoại, đập máy quay phim.

000_APH2002092507979-250.jpg
Các tín đồ Cao Đài trong một lần hành lễ trước đây. AFP PHOTO.
Những người mặc áo dài trắng (đồng phục của tín đồ Cao Đài) có mang brassard cũng hùa vô, xua đuổi không cho chúng tôi cầu nguyện. Tòa Thánh Tây Ninh là của ông cố, ông nội, ông cha chúng tôi đã góp công, xây dựng nên chứ không của riêng gì ông Nguyễn Thành Tám, bây giờ chúng tôi dến cầu nguyện ngoài sân cỏ mà vẫn bị xua đuổi."

Chính quyền không giải thích

Mọi liên lạc về  cấp lãnh đạo Hội Đồng Chưởng Quản Toà Thánh Tây Ninh đều bất thành, tuy nhiên khi nói chuyện với ông Võ Thành Công, Phó Ban Tôn Giáo, Sở Nội Vụ, tỉnh Tây Ninh thì được ông giải thích rằng, không có chuyện cấm cản như một số chức sắc Cao Đài thuật lại, trả lời câu hỏi của phóng viên Ban Việt Ngữ, ông giải thích:

Không có chuyện đó, chúng tôi cũng không gặp ai đến, anh em ở cơ quan cũng nói không có ai đến hết, thông tin như ông nói không có thật.

Ô. Võ Thành Công

"Không có chuyện đó, chúng tôi cũng không gặp ai đến, anh em ở cơ quan cũng nói không có ai đến hết, thông tin như ông nói không có thật. Bây giờ không còn gọi Hội Đồng Chưởng Quản, nay là Hội Thánh Tây Ninh, ông có về Tây Ninh bao giờ chưa? Các ông ở hải ngoại, nên về thăm quê nhà để thấy được cách sinh hoạt tôn giáo trong nước, có nhiều thông tin thiết thực hơn, chứ bây giờ, lâu ngày bà con đi xa, ít có thông tin có khi nghe chỗ này, chỗ kia, nói không được chính xác lắm. Việt Nam mở cửa rộng rãi, các hoạt động tôn giáo trong nước cũng vậy, chúng tôi được nhà nước giao việc hướng dẫn các hoạt động tôn giáo cho đúng theo quy định của nhà nước, chúng tôi thấy rằng hoạt động của Cao Đài rất thuận lợi."

Lập luận của quan chức Ban Tôn giáo Tây Ninh cũng tương tự như phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, thường khẳng định ở Việt Nam không có tù nhân tôn giáo, chỉ có tù hình sự bị kêu án vì vi phạm pháp luật.

Nếu Việt Nam thật sự có tự do tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng đều khắp thì tại sao nhiều chánh phủ Tây Phương, cộng đồng người Việt hải ngoại, Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cùng nhiều tổ chức nhân quyền, truyền thông quốc tế thường yêu cầu bộ Ngoại giao Mỹ đưa Hà Nội trở lại danh sách CPC tức là danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về sinh hoạt tôn giáo?



Chiều cao người Việt tăng 4cm đến năm 2020

2011-05-16
Đến năm 2020, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam sẽ từ 1m65, tăng thêm 4cm so với hiện nay.

AFP photo

Trẻ em đang đo chiều cao với nhau tại một lớp học múa Ballet ở New York, ảnh minh họa

Đây là một trong những chỉ số quan trọng được đề ra trong chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Liệu yếu tố dinh dưỡng có phải là một khâu quan trọng để giải quyết vấn đế này và làm thế nào để đạt mục tiêu tăng thêm chiều cao của người Việt trong vòng 9 năm tới.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Theo thống kê của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch mới đây, chiều cao và thể lực của người Việt Nam hiện nay vẫn còn phát triển chậm so với chuẩn quốc tế. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam, ở trẻ gái vào khoảng là 153cm, còn trẻ trai là 163cm. Các chỉ số này cũng thấp so với một số nước ở khu vực Châu Á.

Theo những nghiên cứu gần đây của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chậm phát triển chiều cao ở thanh niên Việt Nam có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Tại Việt Nam tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng từ nhỏ, nhất là suy dinh dưỡng mãn tính thể thấp – chiều cao tính theo tuổi, cũng cao. Và theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, vấn đề suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng đến tầm vóc con người ở tuổi trưởng thành.

Mặc dù trong những năm gần đây tình hình kinh tế trong nước phát triển tương đối tốt, và Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá là nước đạt được mức giảm tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng nhanh trong khu vực, nhưng tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng trong nước vẫn còn cao và chênh lệch giữa các địa phương và khu vực nông thôn-thành thị.

Giải thích về nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay. Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết vấn đề này do nhiều nguyên nhân:
Ở các vùng miền núi, vùng nghèo, các bà mẹ cũng chưa có đầy đủ kiến thức về việc nuôi con, cháu bé sinh ra bị ảnh hưởng, nên đó là nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm
"Thứ nhất là, ngay cả thời kỳ mang thai, ví dụ như cũng có một số bà mẹ còn chưa chú ý để nâng cao sức khoẻ, thì có thể sinh ra con nhẹ cân. Rồi trong quá trình trước tuổi học đường thì vẫn còn nhiều cháu bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng ở thể thấp – chiều cao tính theo tuổi thì hiện nay ở Việt Nam cũng còn khoảng 31%. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến đến tận tuổi trưởng thành, vì những cháu bị suy dinh dưỡng hồi nhỏ thì đến tuổi trưởng thành các cháu bị thiệt thòi từ 3 đến 5cm.

Nguyên nhân chủ yếu là do khẩu phần ăn của các cháu còn thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng, nếu ở khu vực nông thôn, miền núi. Ví dụ như chất đạm cũng chỉ thiếu một phần thôi, không thiếu nhiều, nhưng các vi chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, chất kẽm, thì đó là những vấn đề còn thiếu ở bà mẹ và trẻ em Việt Nam. Đó là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.

Bên cạnh đó, kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ Việt Nam ở những khu vực thành phố, thị xã, và một số vùng nông thôn thì tốt. Nhưng ở các vùng miền núi, vùng nghèo, các bà mẹ cũng chưa có đầy đủ kiến thức về việc nuôi con, cháu bé sinh ra bị ảnh hưởng, nên đó là nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ."

Dinh dưỡng học đường

Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chậm phát triển sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai. Trong khi nhu cầu đòi hỏi phải có một đội ngũ thanh niên phát triển toàn diện có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, trí tuệ phát triển, kỹ năng nghề nghiệp cao mới có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh hơn nữa chiến lược phát triển nhân lực. Tuy nhiên cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành liên quan, cũng như sự phối hợp giữa gia đình, học đường, và các tổ chức trong cộng đồng để giải quyết vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em.

000_Par6177592-250.jpg
Công chúa Hà Lan Maxima (T) thăm một dự án giáo dục cho trẻ em tại TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng ba năm 2011. AFP photo
Trong cuộc Hội thảo liên ngành về vấn đề dinh dưỡng học đường, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Chí Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, "vấn đề dinh dưỡng học đường cho đến nay vẫn chưa được triển khai đầy đủ và có chất lượng trên diện rộng". Lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo là giai đoạn tăng trưởng nhanh trong sự phát triển thể lực ở trẻ. Nên sự can thiệp vào giai đoạn này để kích thích sự tăng trưởng chiều cao cho trẻ là một khâu vô cùng quan trọng

Tiến sĩ Trần Chí Liêm cũng nói thêm, "việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em cần được tiến hành liên tục và bền bỉ trong nhiều năm. Đồng thời phải có những giải pháp riêng cho từng vùng, đặc biệt ở những vùng khó khăn."

Kinh nghiệm từ Nhật

Một chuyên gia dinh dưỡng hiện đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đào tạo chuyên ngành tại Nhật bản chia sẻ kinh nghiệm của nước Nhật trong kế hoạch cải thiện chiều cao của người Nhật do những năm bị đói kém sau chiến tranh. Bà nói:

"Sau Đệ nhị Thế chiến, chiều cao trung bình của người dân Nhật bị hụt xuống mất 8cm so với 10 năm trước. Cho nên Nhật có chiến lược gọi là bữa ăn học đường; chính phủ cho mỗi đứa trẻ đi học được uống hai ly sữa mỗi ngày – nghiã là bữa ăn phụ uống một ly sữa và một củ khoai và buổi chiều được uống thêm một ly sữa với một củ khoai. Chính phủ hỗ trợ như vậy để tác động vào trẻ nhất là trẻ mẫu giáo, dưới 5 tuổi, rồi trẻ tiểu học. Nhật làm một chương trình như vậy mà phải mất tới mười mấy năm thì mới bù lại 8cm bị thiếu chứ không ít đâu."

Tại sao chính phủ Nhật đưa ra giải pháp can thiệp ở trẻ dưới 5 tuổi để phát triển chiều cao dân Nhật trong tương lai. Nữ bác sĩ dinh dưỡng này giải thích như sau:

"Cái tuổi rất quan trọng. Nghiã là tuổi càng nhỏ thì tốc độ tăng càng cao. Cho nên đối với chuyện muốn phát triển nòi giống. Thứ nhất là phải nuôi dưỡng người mẹ, nghiã là bà mẹ phải được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phải uống bổ sung thêm sữa, để cho bào thai phát triển tốt. Đến giai đoạn nhà trẻ phải chăm sóc cho tốt, rồi giai đoạn mẫu giáo, là hai thời điểm cực kỳ quan trọng. Nhưng chậm hơn nữa thì ở lứa tuổi tiểu học thì vẫn còn can thiệp được chút chút."

Đối với trẻ nhỏ, sữa là món ăn bổ dưỡng nhất giúp trẻ phát triển tốt vì:
Nhật làm một chương trình như vậy mà phải mất tới mười mấy năm thì mới bù lại 8cm bị thiếu chứ không ít đâu.

Một Chuyên gia DD
"Calci sữa có giá trị sinh học cao, đạm sữa cũng có giá trị sinh học cao. Tôi nhận thấy ở những đứa trẻ uống sữa được khoảng 600 đến 800 ml sữa/ngày thì chúng cao dữ lắm."

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, vận động thể dục-thể thao cũng là một yếu tố giúp chiều cao phát triển. Nhà trường phải tổ chức các sinh hoạt thể thao ngoài trời cho các em học sinh. Bên cạnh đó gia đình cũng chú ý đến vấn đề dinh dưỡng và luyện tập của con em mình.

Để thực hiện mục tiêu nâng chiều cao của người Việt Nam hiện nay lên so với chuẩn quốc tế, cần phải có một chiến lược dài hạn với sự tham gia đồng bộ, tích cực của nhiều ban, ngành, đoàn thể, và xã hội. Trong đó việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là một khâu quan trọng để cải thiện chiều cao của thanh niên Việt Nam trong tương lai.


Theo dòng thời sự:

Tạm đình chỉ công tác cô giáo dán miệng học sinh

(Dân trí) - Liên quan đến hành vi dùng băng keo dán miệng học sinh của cô Triệu Ngọc Diễm, cô giáo này đã bị đình chỉ công tác trong vòng 15 ngày để làm rõ sai phạm, bắt đầu tính từ ngày 16/5.
 >> Cô giáo dùng băng keo dán miệng học sinh

Trao đổi với PV Dân trí về trường hợp của cô Diễm, giáo viên chủ nhiệm lớp 3/3, trường Tiểu học thị trấn Phú Lộc 1, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng), ông Danh Hoàng Nguyên, Trưởng Phòng Giáo dục đào tạo huyện Thạnh Trị, cho biết: "Ngay sau khi xảy ra vụ việc đáng tiếc trên, theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện đã đề nghị trường Tiểu học Phú Lộc 1 tiến hành tạm đình chỉ công tác cô Triệu Ngọc Diễm trong thời gian 15 ngày để làm rõ sai phạm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với cô Diễm".

 

Trước đó, đã nhiều lần cô Diễm buộc học sinh lớp trưởng lấy băng keo để… bịt miệng những học sinh cá biệt, hay nói chuyện riêng trong lớp. Theo dư luận giáo viên ở địa phương, hành vi của cô Diễm vừa phản giáo dục, vừa nguy hiểm cho tính mạng học sinh (trong trường hợp học sinh đang bị ngạt mũi, nếu bị bịt nốt đường thở bằng miệng sẽ vô cùng nguy hiểm), vừa gây hiệu ứng không tốt trong dư luận về vẻ đẹp của người thầy giáo nên cần có hình thức xử lý nghiêm đủ tính răn đe.

 

B.D

Mang cô dâu ra đường ray... "chờ tàu"

(Dân trí) - Đoàn tàu hú còi vun vút lao tới, cô dâu chú rể cùng các "phó nháy" tất tả xách váy chạy. Chỉ vì vài kiểu hình "hot" trước ngày cưới, nhiều cặp tình nhân đã bất chấp tính mạng của mình đưa nhau ra đường sắt nghiêng ngửa tạo dáng.
 >>  Bị tàu đâm vì ngồi nghe nhạc trên đường ray
 >>  Tuốt lúa, gảy đàn trên... đường ray

Chỉ trong hai ngày 12 và 13/5 trên địa bàn TPHCM đã xảy ra hai vụ tai nạn đường sắt thương tâm. Nhưng nhiều người dường như "điếc không sợ súng" vẫn phớt lờ những cảnh báo nguy hiểm của các cơ quan chức năng và phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh việc tự ý băng qua đường sắt, nhiều đôi uyên ương sắp cưới còn mang nhau đến đây "mượn" cảnh chụp hình.




Nhiều đôi uyên ương bất chấp nguy hiểm trên đường ray

Tại khu vực đường sắt bắc qua cầu Gò Dưa, chạy song song với đường Kha Vạn Cân thuộc phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức ngày nào cũng có vài cặp "tân nương" và "tân giai nhân" được các "phó nháy" đưa đến đây.

Dường như, họ chẳng mấy bận tâm đến những nguy hiểm đang rình rập mình. Cô dâu chú dể váy áo xúng xính dắt díu nhau, "hiên ngang" đứng giữa đường ray xe lửa tạo dáng để các "phó nháy" thi nhau bấm lia lịa.

Kiểu ngồi, kiểu đứng, nghiêng bên nọ, ngửa bên kia… nhưng vẫn chưa đủ. Để có những kểu hình độc, "phó nháy" còn đề nghị cô dâu chú dể đi sát ra mé cầu sắt, nơi mà chỉ có cách duy nhất là nhảy xuống sông khi tàu đến mới có thể thoát chết. Nhiều đôi còn mạo hiểm chờ tàu chạy đến gần để "lấy cảnh cho tâm hình sinh động".


Nếu đoàn tàu lao tới liệu ngày cưới của họ có còn chăng?

Trong vai một người chuẩn bị làm lễ thành hôn, đang có nhu cầu chụp hình cưới dã ngoại, tôi đến hỏi một "phó nháy" tên Thanh Tú, anh này vồn vã chào mời: "Thuyền chạy dưới nước, tàu chạy trên bờ, sông nước hữu tình… đây là một trong những cảnh đẹp nhất thành phố này đấy. Anh có nhu cầu thì cứ định ngày đi."

Khi thấy khách hàng bày tỏ lo ngại về việc tàu sẽ lao tới, Tú thản nhiên trả lời: "Tàu tới thì chạy, lo gì. Bao nhiêu cặp đã được tụi tôi chụp ở đây rồi, có vấn đề gì đâu. Ngược lại, nếu anh chị giữ được bình tĩnh khi đoàn tàu gần tới thì sẽ có được những kiểu hình độc nhất vô nhị".

Hỏi thăm những người dân sống gần khu vực, chị Cao Thị Thu cho biết: "Chỗ này ngày nào mà chẳng có các cặp đến đây chụp hình, đông nhất là vào thứ 7, chủ nhật. Nhiều hôm, khi họ đang mải mê tạo dáng thì đoàn tàu hú còi vun vút lao tới, cô dâu chú rể rồi thợ ảnh ôm váy, ôm đồ chạy tán loạn".

Vân Sơn

VIDEOS & AUDIO: TST PV Nguyễn Bá Thanh & Những Thông Tin Liên Quan Tới Cồn Dầu

Những hình ảnh, video, và các đoạn phỏng vấn trong bài viết này đo anh em ops của diễn đàn ChinhTri TranhLuan DanChu trên Paltalk.

PHỎNG VẤN GIÁO DÂN CỒN DẦU

4/5/2010

5/5/2010
  1. http://www.ustream.tv/recorded/6685093
  2. http://www.ustream.tv/recorded/6686497
  3. http://www.ustream.tv/recorded/6694743 Gọi Điện Thoại Nói Chuyện Với Nguyễn Bá Thanh
  4. http://www.ustream.tv/recorded/6703184 Gọi Điện Thoại Nói Chuyện Với Nguyễn Bá Thanh
6/5/2010
  1. http://www.ustream.tv/recorded/6734766  Danh Sách Nạn Nhân Bị Công An Bắt...>>> Xem danh sách tại đây 
7/5/2010
  1. http://www.ustream.tv/recorded/6758890 Gọi điện thoại đến tòa Tổng Giám Mục
12/5/2010

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VIDEO GỮI RA NGOÀI TỪ GIÁO XỨ CỒN DẦU











4.





Cảnh sát được huy động dày đặc để cướp xác bà Tân


Giáo dân Cồn Dầu tiễn đưa bà Tân ra nghĩa trang giáo xứ


Cảnh sát và hàng rào ngăn cản giáo dân


Cảnh sát không cho quan tài di chuyển



Giáo dân phản đối hành động của cảnh sát


Gia đình người quá cố chỉ biết kêu Trời trước hành động dã man của cảnh sát






Cảnh sát và quan tài - tấm ảnh biết nói


Sao đứng đây nhiều thế mà không đi giành lại Hoàng Sa, Trường Sa,...?


(*) Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, sau khi cướp xác cụ bà Maria, công an đã ép người cháu gái của bà ký vào quyết định hỏa táng bà. Hiện nay xác bà Maria đã bị công an mang đi hỏa táng một cách cưỡng bức và vô nhân đạo. Công an đã bắt đi khoảng 20 người.

free counters


Nhân viên sứ quán VN ở Ấn Độ bị nghi tiếp tay cho buôn lậu


Có viên chức sứ quán Việt Nam và Bắc Hàn ở New Dehli đang là đối tượng theo dõi của cơ quan tình báo Ấn Độ Directorate of Revenue Intelligence, DRI.

Truyền thông Ấn Độ cho biết như vừa nêu hôm qua.

Lý do những đối tuợng đó bị tình nghi giúp đỡ cho một thủ phạm có tên Sumit Walia, biệt danh Sunny, trong việc sử dụng các loại chứng từ giả mạo để tiêu thụ những loại xe nhập khẩu đắt tiền tại Ấn Độ.

Nguồn tin cuả DRI cho biết, thủ phạm Sumit Walia bị bắt hôm thứ bảy vừa rồi. Hoạt động phạm tội của người này được cho biết là đưa những xe ăn cắp hoặc là xe đã qua sử dụng từ nước ngoài vào trong nước để bán lại cho những cá nhân giàu có ở ngay New Dehli và những thành phố lân cận khác. 

Điều tra cuả DRI cho thấy Walia có dính líu với những viên chức như tuỳ viên sứ, viên chức lãnh sự tại hai đại sứ quán Việt Nam và Bắc Hàn ở New Dehli. Những viên chức đó được phép đưa xe vào Ấn Độ mà không bị đánh thuế.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hệ thống Đảng không giúp phát huy lòng yêu nước (phần 2)


2011-05-16

Khánh An rất vui được tái ngộ với quý vị và các bạn trong chương trình Café Wifi.

AFP photo

Học sinh trung học ở Hà Nội giờ tan học, ảnh chụp hôm 04/11/2010

Trong chương trình kỳ này, mời quý vị gặp lại các bạn trẻ là Trang, sinh viên tại Hà Nội, Hà Thanh, sinh viên tại Sài Gòn, Thái Học, kỹ sư ở miền Tây, Trình từ tiểu bang California và một bạn nữ mới tham gia vào chương trình kỳ này, xin mời Dung.

Dung: Vâng, em chào chị Khánh An, em chào các anh chị. Em là Dung, em mới tốt nghiệp và mới đi làm được mấy tháng thôi. Đây là lần đầu tiên em tham dự chương trình này.

Cách thể hiện lòng yêu nước

Khánh An: Rồi, bây giờ thì mình sẽ bắt đầu ngay vào chương trình của mình. Rất tiếc là lần trước Dung không tham dự vào phần đầu của chương trình, tụi mình đã nói với nhau thử định nghĩa xem thế nào là yêu nước và yêu nước thì có thể làm được gì. Trong chương trình lần trước, khi Trang nói là Trang tham gia vào rất nhiều hoạt động tình nguyện, đó là một cách để bạn thể hiện lòng yêu nước. Trang cũng có hướng phấn đấu để trở thành đảng viên và Trang xem tất cả những việc đó là những cách để Trang thể hiện lòng yêu nước. 

Thái Học đã có lời khen Trang là một người trẻ nhiều nhiệt huyết và Thái Học chúc cho Trang trong tương lai vẫn giữ được nhiệt huyết đó mà không bị mất đi giống như những bạn trẻ trước đây mà Thái Học đã gặp được… 

Thái Học: Mình gặp những tâm trạng như vậy rất nhiều, thành ra mình thấy những người mà suy nghĩ có nhiều nhiệt huyết quá thì cuối cùng người ta thất vọng. Với bạn Trang còn trẻ, mình mong là bạn đừng bị thất vọng. 

Trang: Thật ra, em thấy là mỗi người có một hướng phấn đấu riêng, mỗi người có một cách thể hiện riêng. Đối với em, hiện tại em đang là sinh viên, những gì em được học trong nhà trường cũng như những gì mà bản thân em thấy, em nghĩ em đang mơ ước cũng như sẽ đóng góp thì nó cũng là một cái xứng đáng và đúng với cái tâm của mình thôi, chứ còn sau này ví dụ mình có đi làm hay như thế này đấy thì em không dám chắc. Nhưng hiện tại với những gì mà em được học, được giác ngộ thì em nghĩ rằng em đang làm đúng. 

Khánh An: Vâng, đó là những điều mà Trang đang cảm thấy như thế. Nhưng Khánh An có một thắc mắc khi Thái Học nói rằng là nếu muốn làm tốt, cống hiến được nhiều cho đất nước thì phải vào hệ thống phải không? Mà khi vào hệ thống thì lại bị cản trở, không làm được hết nhiệt huyết của mình, lòng của mình cho đất nước. Thế thì điều này, theo ý các bạn, các bạn thấy trong thực tế đúng bao nhiêu? Và nếu đúng như Thái Học nói thì như vậy phải chăng hệ thống cản trở người ta yêu nước?

Trang: Thực ra thì em cũng không đồng tình lắm. Cái gì cũng mang tính chất tương đối thôi. Có thể hệ thống cơ quan quyền lực của mình chưa thực sự hoàn hảo như chúng ta mong đợi, nhưng nó là cái cố gắng, là thành tựu từ rất lâu đời rồi và để phát triển được như bây giờ, có lẽ đã là rất cố gắng của cả dân tộc rồi. Khi mình tham gia vào hệ thống các cơ quan mà mình nghĩ là mình bị cản trở lòng yêu nước thì em nghĩ là không hợp lý lắm, bởi vì như em nói từ lúc đầu, mình có rất nhiều cách để thể hiện, không phải là mình tham gia vào hệ thống đấy và có một chức vụ hay quyền hạn nào đấy thì mới là người yêu nước. Đơn giản thôi, chúng ta làm bảo vệ thôi cũng thế. Những cái đấy đã thể hiện tinh thần chung rồi chứ không hẳn phải làm được một cái gì đấy to tát thì mới thể hiện lòng yêu nước. 

Khánh An: Ừ, ở đây Khánh An chỉ xin được bổ sung một chút thôi, nếu Khánh An hiểu không lầm thì "hệ thống" mà Thái Học nói nghĩa là vào đảng phải không?

Thái Học: Có lẽ là vậy. Từ "hệ thống" của mình là hệ thống nhà nước đó. 

Khánh An: Vâng, hệ thống chính trị phải không?

Thái Học: "Lề phải" đi. Đúng rồi. Thật ra là vào đảng cũng đúng vì bây giờ mà làm quan chức hoặc làm bất cứ vấn đề gì mà ăn lương thì phải vào đảng, vào hệ thống rồi. 

Yêu nước không có nghĩa là yêu Đảng

000_Hkg4476050-250.jpg
Các đại biểu tại Đại hội ĐCS VN lần thứ 11 giơ cao thẻ Đảng trong phiên bế mạc tại Hà Nội ngày 19 Tháng Một, 2011. AFP photo
Khánh An:
 Ừ, vậy thì nhắc lại nhé, nói thẳng ra là nếu vào đảng thì có nhiều điều khiến bạn không thể hiện hết được lòng yêu nước của bạn. Không có nghĩa là không thể hiện được, nhưng là không thể hiện hết được nhiệt huyết, tấm lòng của bạn dành cho đất nước, phải không?

Thái Học: Ý của bạn Trang mình rất thích. Tuổi trẻ mà như vậy mình rất thích. Không phải ai cũng được như vậy đâu. Nhưng mình sợ là rồi bạn Trang cũng gặp giống như bạn của mình. Mình chỉ mong bạn Trang đừng bị như vậy thôi. Còn không phải là ai vào cũng chán nản hoặc không thích, nhưng mình cũng gặp nhiều người như vậy. Mình chỉ mong bạn Trang đừng thất vọng. Vậy thôi.

Khánh An: Ừ. Hà Thanh?

Hà Thanh: Mình cũng thích cách suy nghĩ của bạn Trang, tức là không hẳn mình vào cơ quan quyền lực của nhà nước thì mình mới có thể thể hiện tình yêu nước, mà mình có thể là một công dân bình thường, là một người làm ăn chân chính hoặc là người tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người khác thì mình cũng đóng góp vào lòng yêu nước. 

Hồi cách đây khoảng 3 năm, khi mình học cấp III, nhà mình bố mẹ đều là đảng viên cho nên mình cũng từ giáo dục từ nhà trường, gia đình, mình cũng có suy nghĩ là có lẽ trong tương lai mình sẽ phấn đấu vào Đảng. Nhưng hiện giờ thì chắc là mình không giữ ý định đó nữa thì có thể khác với bạn Trang.

... Đảng lãnh đạo Nhà Nước, Đảng lãnh đạo mọi mặt, nhưng không có nghĩa yêu nước là phải yêu đảng hoặc chỉ có một con đường phát huy lòng yêu nước của mình triệt để nhất là vào Đảng.

Bạn Hà Thanh

Khánh An: Ừ, điều gì làm cho bạn từ bỏ ý định đó, điều mà ba mẹ bạn đã đi theo?

Hà Thanh: Tất nhiên ở Việt Nam thì đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, tức là Đảng lãnh đạo Nhà Nước, Đảng lãnh đạo mọi mặt. Nhưng không có nghĩa yêu nước là phải yêu đảng hoặc yêu nước là chỉ có một con đường phát huy lòng yêu nước của mình triệt để nhất là vào Đảng. Như mình nói lúc đầu, ông Võ Văn Kiệt có nói là "có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau". 

Đất nước, dân tộc là của mỗi chúng ta chứ không phải là của bất cứ một đảng phái, phe phái tôn giáo hay bất kỳ một nhóm nào. Nếu nói như ông Võ Văn Kiệt thì ông đã đặt trách nhiệm đối với đất nước lên vai của mỗi người, chứ không đặt lên Đảng Cộng Sản nặng hơn những người không có tư tưởng tương đồng với Đảng Cộng Sản. Ông ta nói rằng không có một lý do nào có thể so sánh lòng yêu nước của những người không theo chủ nghĩa cộng sản với những người theo chủ nghĩa cộng sản. Ông ta nói là không thể so sánh lòng yêu nước của bên nào thì nhiều hơn vì không có cơ sở. Ông dẫn chứng là trong quá khứ, ông bà tổ tiên như Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo… những người đó họ không hề biết chủ nghĩa cộng sản là cái gì, nhưng chúng ta không thể đánh giá họ là vì không yêu chủ nghĩa cộng sản nên họ không yêu nước bằng những người theo chủ nghĩa cộng sản. 

Thái Học: Ý kiến của Hà Thanh rất hay, đúng rất nhiều và rất thực tế. Nhưng khổ nỗi hiện tại đất nước mình, những người không vào Đảng hoặc không vào cơ quan nhà nước thì không có cơ hội gì để mà cống hiến, để làm được việc gì mà mình hài lòng đâu. Nghĩa là bây giờ nếu anh muốn đóng góp, thể hiện khả năng của anh trong lĩnh vực nào đó thì anh cũng phải có một vị trí nào đó. Còn nếu không có vị trí nào đó thì dân đen mà yêu nước hơi khó. Nếu vậy thì cứ bỏ túi để dành thôi. 

Bây giờ như bản thân mình đi, hồi nhỏ, hồi trẻ mình có nhóm bạn cũng gặp nhau nói chuyện về tình hình đất nước, cũng có nhiều mơ ước lắm. Nhưng đến giờ này thì mình cũng ít nhắc tới nữa, bởi vì bây giờ lo kiếm cơm đã khó rồi, cái đó thì vẫn còn thôi nhưng mình cứ giả như mình không biết gì đi. Mình suy từ mình ra nhưng mình muốn các bạn khác đừng giống mình. Hơi buồn một chút!

Dân chủ phát huy lòng yêu nước

Khánh An: Vâng, việc bạn thể hiện lòng yêu nước và việc bạn phấn đấu vào một tổ chức, một hệ thống thì hai điều này có hỗ trợ nhau không hay nó làm cho bạn ở vào tình trạng mâu thuẫn?

nguyen-anh-tuan-250.jpg
SV Nguyễn Anh Tuấn gửi tới Viện KSND HN bức thư yêu cầu bắt anh vì đã tàng trữ những tài liệu của TS Cù Huy Hà Vũ.
Hà Thanh:
 Việc tham gia vào hệ thống thì nếu như hệ thống đó mạnh thì nó sẽ phát huy được những hành động mà mình muốn làm vì tình yêu đất nước của mình. Ví dụ như yêu nước thì phải có những hành động cụ thể. Một hệ thống, ở đây mình đang nói đến hệ thống chính quyền ở Việt Nam, thì hầu như việc cấp dưới phê bình cấp trên là một điều rất khó. Có thể nói, trong nhiều trường hợp nó là điều không tưởng. Cho nên mình nghĩ nếu như hệ thống gặp lỗi và có những cơ chế chưa phát huy được tinh thần dân chủ thì những người tham gia vào hệ thống đó với mục đích là muốn giúp ích cho đất nước thì rất khó phát huy. 

Khánh An: Đó là ý kiến của Hà Thanh. Còn các bạn khác?

Trình: Trình rất đồng ý với Hà Thanh. Bây giờ chúng ta cần phải có một sự tự do hơn, cởi mở hơn ở trong nước. Trình ở nước ngoài nên tiếp xúc rất nhiều với vấn đề dân chủ và tự do, phải có những cơ chế thoáng như vậy thì đất nước mới có cơ hội phát triển được.

... nếu như hệ thống gặp lỗi và có những cơ chế chưa phát huy được tinh thần dân chủ thì những người tham gia vào hệ thống đó với mục đích là muốn giúp ích cho đất nước thì rất khó phát huy.

Bạn Hà Thanh

Khánh An: Dung có muốn có ý kiến gì không?

Dung: Em cũng cùng quan điểm với anh Hà Thanh và anh Trình. Về phía bạn Trang thì đúng là bạn ấy còn trẻ nên còn giàu nhiệt huyết và đam mê, muốn cống hiến cho đất nước. Đó là điều rất đáng quý ở các bạn trẻ mà ai cũng cần.

Ngày xưa, em cũng từng nghĩ như vậy, cũng rất đam mê. Hồi là sinh viên em cũng tham gia tích cực trong các phong trào tình nguyện, làm cán bộ nho nhỏ trong lớp hay trong các tổ chức, cũng từng có ý định phấn đấu vào Đảng. Nhưng lớn lên một chút thì thấy là có thể vào Đảng đối với ngày xưa là thể hiện lòng yêu nước nhưng bây giờ nhìn vào hiện tại thì có thể đó chưa chắc là thể hiện lòng yêu nước, có thể vào đó mình còn bị thui chột đi hoặc mình bị dồn nén. Cho nên em cũng có thay đổi quan điểm sống của mình, không phải không yêu nước nữa mà là thể hiện bằng cách khác…

Khánh An: Quý vị và các bạn vừa nghe ý kiến của bạn Dung. Đã đến lúc chương trình Café Wifi phải tạm dừng, Khánh An và các bạn hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới để tiếp tục thảo luận về những phương cách thể hiện lòng yêu nước qua các sự kiện diễn ra gần đây. Bây giờ thì Khánh An xin kính chào tạm biệt.