14/12/2010 1:14 UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hôm qua cho biết tàu cá QNg-90585TS của ông Nguyễn Leo (ở xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang lai dắt tàu cá QNg-96020TS của ông Phùng Thoại (xã An Hải, H.Lý Sơn) bị nạn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa vào bờ. Dự kiến trưa nay tàu sẽ về đến cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu). Ngày 27.11, tàu cá QNg-96020TS cùng 16 ngư dân khi đang đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa thì bị hỏng hệ thống bơm dầu, chết máy giữa biển. Dù các ngư dân đi trên tàu cố gắng sửa chữa nhưng vẫn không khắc phục được sự cố trong khi biển động liên tiếp nhiều ngày nên bị "mắc kẹt" tại Hoàng Sa gần 20 ngày mới có tàu đến ứng cứu. Hiển Cừ |
Monday, December 13, 2010
Hiện trạng nhà siêu mỏng ở Hà Nội
Vũ Hoàng, phóng viên RFA2010-12-13Kỳ họp HĐND TP Hà Nội đang diễn ra với câu hỏi về quy hoạch kiến trúc cũng như việc xử lý những căn nhà "siêu mỏng", "siêu méo" hay các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng. AFP photo Những vấn đề người dân Thủ đô quan tâm hiện nay không chỉ là chuyện giải phóng mặt bằng, mở rộng đô thị để mang lại vẻ mỹ quan và giảm tình trạng giao thông cho Hà Nội, mà chính là hậu quả của những công trình xây dựng kia để lại. Tưởng chừng, Hà Nội sẽ có một không gian kiến trúc mới nhưng bộ mặt cho đô thị sau khi mở rộng đường xá lại là nhiều kiến trúc nhà cửa kỳ quái phát sinh từ những mẩu đất thừa thãi do quy hoạch để lại, và những khu nhà này được gắn với cái tên khá tượng hình nhà "siêu mỏng," "siêu méo." Phát triển không đồng bộTìm hiểu về nguyên nhân xảy ra hiện tượng nhà siêu mỏng, siêu méo này, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, T.S Phạm Sỹ Liêm giải thích là do quy hoạch đô thị không đúng, những người làm quy hoạch chỉ tập trung vào con đường chính mà không quan tâm đến những vùng đất xung quanh, ông Liêm cho biết: "Cách phát triển đô thị không đúng, nếu mà đúng đắn thì khi phát triển một con đường phải sắp xếp lại các khoanh đất ở 2 bên đường, bởi vì các thửa đất ở 2 bên đường trước tiên nó có một thứ trật tự riêng của nó. Nhưng khi làm đường, thì các miếng đất kia không nhất thiết vuông góc với đường, cho nên khi phát triển một con đường, phải kèm với việc sắp xếp lại các khu đất 2 bên đường, trở nên vuông góc với đường. Đằng này chỉ lo con đường thôi mà không lo đến việc sắp các khoảnh đất 2 bên đường cho nên những khoảnh đất đó méo, cho nên người ta làm nhà lên, cái miếng đất vuông góc đằng sau nó chéo thì đằng trước trở thành miếng vừa méo vừa hẹp nữa." Và TS Liêm cũng giải thích rằng, chuyện nhà méo, nhà mỏng này không chỉ diễn ra ở những con đường mới mở mà còn cả ở những con đường ngày xưa, nếu nhìn ở ngoài vào cứ tưởng nhà vuông góc với đường, nhưng kỳ thực thì những ngôi nhà này vẫn méo vì mặt tiền nó như vậy và ngôi nhà cũng dầy cho nên không thấy rõ lắm.
Nguồn gốc những ngôi nhà mỏng, nhà méo là như vậy, nhưng để hiện trạng này vẫn cứ tái diễn phần nào cũng bắt nguồn từ chính những người dân sinh sống tại vùng đất này. Tất nhiên, những diện tích đất sau khi thu hồi đương nhiên là người dân được phép sử dụng, không thể cấm được vì "tấc đất tấc vàng." Luật pháp Việt Nam hiện hành quy định, những thửa đất có diện tích dưới 15 m2, hoặc chiều dài các cạnh dưới 3 mét thì không được phép xây dựng, thế nhưng: "Miếng đất còn một mẩu rất nhỏ, không đủ làm cái nhà, thì người đằng sau muốn nhô lên đằng trước, để làm cái nhà vươn ra mặt tiền, nhưng người đằng trước thì bực mình vì mình mất đất, được đền bù rồi nhưng phải đi, còn lại một mẩu con con chẳng làm được việc gì, nếu mà nhường cho anh sau thì anh sau được hưởng lợi ghê gớm. Do đó người đằng sau trả cao tiền, họ cũng không nhượng lại và họ xây một cái nhà con con, bán được thì bán, không thì chặn anh đằng sau, có thể nói là cho bõ ghét, bõ tức." Quỹ đất dự trữCũng cần nhắc lại rằng, câu chuyện nhà mỏng, nhà méo không chỉ diễn ra ở Hà Nội, mà trước kia cũng đã từng xảy ra ở Đà Nẵng thế nhưng Đà Nẵng đã giải quyết triệt để được vấn đề này. "Tôi đã từng phát biểu làm con đường thì phải phát triển cả 2 bên đường, sắp xếp đất đai 2 bên đường, không thể để như thế được. Thế nhưng người ta nói không đủ tiền, đền bù đã đắt lắm rồi, lại còn trả 2 bên, làm như thế thì sẽ rất chậm, nhưng thực ra, dù như vậy thì tiến độ vẫn chậm. Rồi sau đó sinh ra mâu thuẫn nội bộ của những người có đất ở đó, người đằng trước, người đằng sau, tạo ra kiến trúc kỳ quái mà HĐND chất vấn." Nhớ lại mấy năm trước, sau khi hoàn thành con đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, được mệnh danh "con đường đắt đỏ nhất hành tinh", nhà nước đã phải bỏ ra tới 1,1 tỷ đồng cho mỗi mét vuông, nhưng sau khi hoàn thành thì Nhà nước hoàn toàn không được hưởng lợi mà chính những người 2 bên hưởng lợi vì giá đất tăng lên. Vì thế, theo TS Liêm, "khi làm một con đường mới trong đô thị thì phải phát triển cả khu vực hai bên đường, đây được xem là nguyên tắc để phát triển đô thị." Có khả năng, những căn nhà siêu mỏng, siêu méo sẽ bị xoá bỏ và Nhà nước sẽ lại tốn kém rất nhiều cho chi phí đền bù này vì khi đó giá cả đền bù cho những căn nhà mặt đường này đã được áp một mức mới cao hơn gấp nhiều lần so với khi chưa có đường mới chạy qua. Vì thế, theo ông Liêm, trong tương lai, Nhà nước có thể tạo ra một quỹ đất dự trữ trước khi có những qui hoạch về đất đai vì lúc này chưa có một sự phân cấp khác nhau về các loại đất: "Chúng tôi đang nghiên cứu, đề xuất với Hà Nội nên thực hiện chế độ dự trữ đất, Nhà nước phải đứng ra làm toàn bộ khu vực định phát triển đó. Chính quyền đứng ra đền bù khi chưa có dự án để lấy một quỹ đất gọi là quỹ đất dự trữ để phát triển. Nếu chưa có dự án, thì sự đền bù đã được tính toán là anh nào ở mặt tiền, mặt hậu gì đâu, cho nên chỉ đền bù bằng một giá bình quân nào đó thôi."
Ngoài ra với quỹ đất, Hà Nội cũng có thể kiềm chế được giá đất của các khu đô thị vì ông cho rằng sau khi có quỹ nhà đất, Nhà nước có thể nhượng lại cho dự án với mức giá thấp, rồi có những điều khoản cấm việc mua đi bán lại, chính việc này có thể làm hạ nhiệt thị trường đất đai của khu đô thị xuống. Và cuối cùng TS Liêm cho biết kinh nghiệm quỹ đất dự trữ đã được các nước khác áp dụng và mang lại hiệu quả cao như thế nào: "Các nước trên thế giới kể cả Hàn Quốc làm rất tốt, họ đô thị hoá rất nhanh mà lại hiệu quả. Ở VN giá đất như thế, nhưng đâu đền bù được nhanh đâu và do đó các dự án đều bị chậm." Với ý tưởng tạo dựng một quỹ đất dự trữ đi đôi với một quy hoạch tổng thể hai bên đường đi, các con đường mới sẽ góp phần tạo cho Hà Nội một gương mặt mới và những căn nhà kiểu siêu mỏng, siêu méo sẽ không còn lý do để tồn tại trong không gian quy hoạch của thành phố. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Lý do dẫn tới “Đại lộ giá nghìn tỷ”
Vũ Hoàng, phóng viên RFA2010-12-13Đại lộ Thăng Long, con đường hiện đại nhất và dài nhất Việt Nam cuối cùng cũng đã chính thức được phát lệnh thông xe vào đầu tháng 10/2010. Photo of chinhphu.vn Song phía sau những lời ca tụng hào nhoáng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, cũng giống như bao công trình để "chào mừng", để "kỷ niệm" thì đại lộ này cũng không phải là một ngoại lệ với những tai tiếng vốn có trong ngành xây dựng Việt Nam. Do lỗi thiết kế ...Những bất cấp tồn tại ở con đường chào mừng Đại lễ không chỉ xuất hiện ở đường dành riêng cho người đi bộ và hệ thống thoát nước với hàng loạt sai phạm trên hành lang an toàn giao thông hay những ngổn ngang của xây dựng đang dang dở trên nhiều tuyến cao tốc chưa hoàn thiện, mà còn nổi cộm lên với vấn đề chi phí xây dựng "đại lộ Thăng Long đội giá nghìn tỉ đồng" Ngay từ khi còn trên bản vẽ, những sai phạm kỹ thuật trong khâu quy hoạch, thiết kế đã là lời cảnh báo dẫn tới những chậm trễ và lơ là trong khâu thi công sau này. Với một bản thiết kế con đuờng thiên niên kỷ lên đến nhiều ngàn tỉ đồng ngân sách, mà người thiết kế lại chỉ chú tâm đến quy hoạch chiều ngang mà không thiết kế đến chiều đứng, Dưới góc nhìn của một nhà kiến trúc cảnh quan, KTS Trần Thanh Vân nhận xét: "Đã quy hoạch, thì có quy hoạch chiều ngang và quy hoạch theo chiều đứng, riêng quy hoạch đại lộ Thăng long họ chỉ làm được một việc là quy hoạch theo nằm ngang, người ta chưa quan tâm đến chiều đứng. Nên từ ngày làm đường đến nay, qua trận lụt 2008, chứng tỏ người ta không nghĩ đến chiều đứng, nên đường bị ngập. Và khi đường bị ngập thì xảy ra rất nhiều chuyện liên quan đến nền móng, đến hạ tầng ở xung quanh, các mối giao thông, các mối nối đường ngang, đường chéo, nên việc xảy ra hôm nay tôi cho là tất yếu. Tôi không phải là dân kỹ thuật, tôi không thể biết những con số cụ thể, nhưng chỉ cần liếc qua là chúng tôi thấy ngay rằng khâu thiết kế rất có lỗi. Đó là những cái thiết kế rất dốt, đầu tiên phải nói thẳng như thế."
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho rằng những lỗi kỹ thuật nảy sinh từ bản thiết kế sai cộng với những thực tiễn trong khi sử dụng đã tạo nên nhiều bất cập hơn, bà nói: "Đầu tiên là do chỉ đạo về thiết kế, thiết kế không chu đáo. Đã là quy hoạch thì phải quy hoạch theo cả chiều đứng lẫn chiều ngang. Nối từ điểm A đến điểm B, chỗ nào là thấp, cao, trũng, sông, suối thì phải nghiên cứu hết. Con đường hiện nay kém chất lượng là ở chỗ đó. Vạch một con đường, nhưng người ta không nghĩ đến mưa thế nào, lụt thế nào, cho nên người ta cho rất nhiều các xí nghiệp, nhà máy bám hai bên đường. Hôm nay các công ty xí nghiệp, nhà máy đó lại nằm ở dưới gầm các đường, để tránh đường khỏi ngập thì đường cứ nâng lên. Các công trình nằm dưới mặt đường rất sâu, đường không có cầu vượt, cầu chui không giải quyết được." Cũng chính vì những sai phạm như thế mà giờ đây, ở nhiều đoạn đường trên đại lộ Thăng Long vừa mới được đưa vào sử dụng ít ngày đã bị sụt lún, rạn nứt hay những thiết kế rất bất hợp lý đã khiến cho người dân phải bê xe qua dải phân cách khi không có ngã rẽ hoặc "nhìn thấy cây xăng phía bên kia đường nhưng phải đi thêm đến 10 cây số rồi lộn lại mới đổ được xăng" là lời chia sẻ của KTS Vân. ... lẫn thi công! Thiết kế công trình là như thế, thế còn thi công thì ra sao, KTS Trần Thanh Vân nhận xét:"Thi công là bước thứ hai. Nếu thi công tốt, thì người ta đã biết dừng lại để yêu cầu thiết kế bổ sung, khắc phục, nhưng người ta cũng thi công lấy được, để thanh toán, để làm theo tiến độ nên mới xảy ra những hậu quả như vậy. Thi công, tôi dùng chữ là "điêu" ví dụ 140 mét bây giờ chỉ 134 mét, chứng tỏ ăn bớt ăn xén. Chuyện ăn bớt ăn xén đó có rất nhiều lý do, thứ nhất là ngại chuyện đền bù, thứ hai là cũng không lường trước được chuyện đền bù là nó đẻ ra rất nhiều phát sinh." Tuy bớt xén khổ rộng của con đường không đúng thiết kế ban đầu để rút ngắn được thời gian hoàn thành dự án, thế nhưng trên thực tế dự án lại còn chậm hơn rất nhiều so với tiến độ trong quyết định đầu tư, và hợp đồng ký kết lần đầu là bốn năm, được khởi công vào tháng 5/2005 và dự kiến sau 30 tháng sẽ hoàn thành, còn lần thứ hai khoảng gần một năm, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào tháng 12/2010. Rõ ràng là thiếu sót này nối tiếp sai phạm kia, người thiết kế đã bắt đầu một bản vẽ sai, còn nhà thi công thì chậm trễ. Song những sai phạm đó dường như vẫn còn chưa đủ, mà vấn đề lựa chọn nhà thầu xây dựng cũng lại là một dịp để dư luận một lần nữa phải lật lại câu hỏi những dự án xây dựng tiền tỉ của Việt Nam sử dụng Ngân sách Nhà nước có mức tiêu cực đến thế nào? Chính vì vậy mà KTS Trần Thanh Vân phải lên tiếng:
"Thầu chính lại là POSCO E&C mà POSCO E&C là ai, đó lại là một công ty con của tập đoàn thép POSCO Hàn Quốc, nghĩa là họ chỉ mang cái nghĩa là họ giầu có, đấu thầu đâu cũng trúng thôi, nhưng họ lại không có chuyên môn. Họ chỉ là nhánh của tập đoàn thép, họ có thể thuê vài người có tên tuổi, họ có thể kể ra những công trình họ đã dính vào nhưng họ không phải là người giải quyết tốt." Cả một hệ thống từ bản thiết kế, đến việc lựa chọn nhà thầu và thi công xây dựng đều có vấn đề. Vậy thì chuyện "đội giá tiền tỷ" cũng không phải là vấn đề khó để tìm được câu trả lời. Căn bệnh khó chữa Tuy thế, những người trong cuộc vẫn tìm ra những lý do cho việc "đội giá tiền tỷ" như trượt giá khi thi công so với dự toán, hay chuyện quỹ đất giao cho nhà đầu tư, mà ở đây là công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) khai thác tạo vốn xây dựng hạ tầng chưa đúng nguyên tắc, hay chuyện nhà đầu tư chưa đủ khả năng tài chính nên dẫn đến việc thi công bị chậm hơn so với kế hoạch dự án, giải phóng mặt bằng phức tạp vân vân và vân vân. Cuối cùng để có một phác thảo sơ bộ về những công trình xây dựng tại Việt Nam, KTS Trần Thanh Vân đúc kết "Có những lĩnh vực mà trong nghề không nói chúng tôi cũng hiểu, người ta dùng đấu thầu, thật ra chỉ là hình thức, thực chất, người ta sắp xếp với nhau, có thoả thuận ngầm với nhau, đấu thầu không đảm bảo chất lượng là chuyện bình thường. Khi đấu thầu là số 1 và khi quyết toán là số 10, người ta có rất nhiều cách để tính phát sinh là hợp lý. Đây là một cái bệnh nặng suốt cả quá trình từ trên xuống dưới. Khi chi ra thì bao giờ người ta cũng chi ít đi, nhưng thực tế lại chi nhiều lên, cho nên là các hạng mục khi đề xuất là 10 hạng mục nhưng cắt dần chỉ 5 hạng mục. Kém chất lượng, xuống cấp chỉ ở chỗ là sự cắt xén đó và sự cắt xén đó không có nguyên tắc nào cả."
Những "căn bệnh" trong các dự án xây dựng tiền tỉ đã được "bắt mạch" KTS Vân mô tả: "Những người có quyền quyết định là những người không có nghề, không có kinh nghiệm làm việc mà chỉ khoán làm sẵn thôi, cho nên nó mới nảy sinh ra như thế. Cứ coi như có chức là có thể làm rất nhiều điều, mà không có một chút kiến thức chuyên môn nào cả. Người ta coi thành tích, ngày nọ tháng kia mà không coi chất lượng công trình là quan trọng. Nó thành một hệ thống rồi, bây giờ sửa rất là khó vì sửa việc này xong, mai nó lại đẻ ra việc khác. Quả thật đó là đầu đề 1000 tỷ chứ nếu như 500 tỷ nữa chưa chắc đã chữa được." Dư luận cho rằng quy cho đến cùng chính là vấn đề ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho sự thất thoát hàng ngàn tỉ đồng của ngân sách Nhà nước? Xét về bản chất, thì số tiền "đội giá" đó chính là tiền đóng thuế của người dân, không thể vì chuyện nhà thầu chậm trễ mà Chính phủ phải "bù lỗ" được. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Le^~ Pha't Gia?i Nha^n Quye^`n Vie^.t Nam 2010 Ta.i Tha`nh Pho^' Houston TX
Lễ Phát Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2010 tại thành phố Houston (TX)
Ngày 10/12/2010 -- Vào ngày Nhân Quyền Thế giới 10/12, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã tổ chức Lễ Phát Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2010 cho hai vị khôi nguyên: Nhà tranh đấu cho người lao động Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành) và Ký giả Trương Minh Đức (thành viên Đảng Vì Dân). Đặc biệt là cả hai người được chọn nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2010 đều đang bị giam cầm trong lao tù Cộng sản.
Hình ảnh chụp bởi ông Trần Đông và Nguyên Thuỷ
Buổi lễ được bắt đầu vào lúc 6 giờ chiều tại Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, thuộc thành phố Houston (tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) và quan khách đồng hương ngồi đầy kín phòng sinh hoạt.
Phái đoàn đại diện MLNQVN gồm có Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, đến từ Nam California, và sự tham dự của ông Vũ Văn Hoa, bà Hồng Liên và Giáo sư Nguyễn Chính Kết tại thành phố Houston (Texas).
Sau phần nghi thức khai mạc, MC Nguyễn Ngọc Bảo (Việt ngữ) và Anh Lan (Anh ngữ) đã điều hợp chương trình phát giải. Ông Nguyễn Phi Hiệp mở đầu chương trình, thay mặt BTC chào mừng quan khách và tuyên bố mục đích của buổi lễ.
Kế đến, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng nói về ý nghĩa của Ngày Kỷ niệm lần thứ 62 ngày Liên Hiệp Quốc biểu quyết thông qua và công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Pháp; đồng thời giới thiệu sơ lược về quá trình thành hình, hoạt động của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, cũng như quá trình của Giải Nhân Quyền Việt Nam trong 9 năm qua. Theo Ông, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thành lập từ năm 1997 nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân Quyền Việt Nam nhằm bày tỏ sự liên đới của người Việt khắp nơi đối với những cá nhân và đoàn thể đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người của người công dân Việt Nam. Ngoài ra, còn thể hiện sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam .
Từ năm 2002 đến nay, Mạng Lưới nhân Quyền Việt Nam đã tuyên dương những nhà đấu tranh hàng đầu cho nhân quyền Việt Nam, gồm Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Tađêô Nguyễn văn Lý (2002), Ông Nguyễn Vũ Bình, Luật sư Lê Chí Quang, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (2003), Ông Phạm Quế Dương và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (2004), Cụ Lê Quang Liêm, Linh mục Phan văn Lợi và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ (2005), Kỹ sư Đỗ Nam Hải và Giáo sư Nguyễn Chính Kết (2006), Gs. Hoàng Minh Chính, Ls. Lê thị Công Nhân và Ls. Nguyễn văn Đài (2007), Thượng tọa Thích Thiện Minh, Nhà báo Điếu Cày Nguyễn văn Hải và Bán nguyệt San Tự Do ngôn Luận (2008), Nhà văn Nữ Trần Khải Thanh Thủy và Mục sư Nguyễn Công Chính (2009).
Phần trao Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2010 được tiến hành một cách trang trọng.
Đầu tiên, chị Liên Bích đến từ thành phố Dallas đọc tiểu sử của nhà hoạt động công nhân Đoàn Huy Chương bằng tiếng Việt, và sinh viên Cindy Đinh đọc bản Anh ngữ. Chị Thuỳ Hương được uỷ nhiệm của chị Chiêm Thị Tường Mạnh (vợ của anh Đoàn Huy Chương) lên khán đài nhận bản Tuyên Dương và có lời phát biểu.
Tiếp đến, Kỹ sư Cung Nhật Thành đọc tiểu sử của Ký giả Trương Minh Đức (thành viên Đảng Vì Dân) bằng Việt ngữ và Nha sĩ Chu văn Cương đọc bản Anh ngữ. Cô Anh Trinh (Giám đốc Radio Hoa-Mai) được BTC mời lên nhận bản Tuyên Dương thay mặt cho chị Nguyễn thị Kim Thanh (vợ của ký giả Trương Minh Đức). Cô chia sẻ cảm tưởng rằng: "Đảng Vì Dân và Khối 8406 rất tự hào về Ký giả Trương Minh Đức, là một thành viên đã anh dũng tranh đấu dưới một nhà tù lớn của Cộng sản Hà Nội để bênh vực cho những người dân oan thấp cổ bé miệng, và hiện nay vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần bất khuất trong một nhà tù biệt giam của chế độ."
Cô cũng chia sẻ thêm rằng: "Ký giả Trương Minh Đức xem vinh dự nhận giải Nhân Quyền Việt Nam như là một niềm vinh dự chung cho tất cả chiến sĩ chân đất của các tổ chức khác nhau đang dấn thân tranh đấu cho quyền làm người tại Việt Nam."
Phần cảm động sau giây phút trao Giải Nhân Quyền là lời cảm tưởng của chị Chiêm thị Tường Mạnh (vợ anh Đoàn Huy Chương), và Nguyễn thị Kim Thanh (vợ ký giả Trương Minh Đức). Những lời phát biểu được thu âm sẵn, tuy mộc mạc song đầy nghĩa khí của hai người phụ nữ đã làm cho một số cử toạ không dấu được sự cảm động. (Xin xem nội dung đính kèm).
Kế đến, cả hội trường yên lặng lắng nghe lời phát biểu của Linh mục Phan Văn Lợi (Khối 8406) và Luật sư Lê Thị Công Nhân gửi từ Việt Nam. Cả hai đã có nhiều lời tuyên dương sự dũng cảm của anh Đoàn Huy Chương và ký giả Trương Minh Đức. Trong đó, tính chất đấu tranh sát với nhu cầu và nguyện vọng thực tế của người dân đã được Ls. Lê thị Công Nhân trân trọng nêu lên.
Theo lời Ban Tổ Chức, Giải Nhân Quyền Việt Nam mỗi năm gồm một bản tuyên dương và một ngân khoản 3.000 Mỹ kim giúp cho gia đình mỗi người nhận giải. Như thông lệ đã có, MLNQVN không trực tiếp gây quỹ hay kêu gọi đóng góp trong mỗi lần phát giải, song một số đồng hương đã tự nguyện đóng góp vào ngân quỹ để tổ chức Giải Nhân Quyền hằng năm.
Trong phần phát biểu của quan khách, Ban Tổ Chức đã trân trọng mời Hoà Thượng Thích Huyền Việt, thay mặt Hội đồng Liên Tôn có lời phát biểu cảm tưởng. Là một tu sĩ có tinh thần đấu tranh vì đất nước, dận tộc và tôn giáo, Hoà Thượng Thích Huyền Việt đã nhiệt tình khen ngợi nỗ lực của hai khôi nguyên Giải Nhân Quyền năm nay và có lời khích lệ cho các tổ chức đấu tranh một cách mạnh mẽ ở quê nhà.
Tiếp theo là phần phát biểu bằng Anh ngữ của ông Phan Như Học (đương kim Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston & VPC), tuyên dương sự dấn thân đấu tranh của anh Đoàn Huy Chương và ký giả Trương Minh Đức, cũng như của các nỗ lực đấu tranh giành dân chủ, tự do ở Việt Nam.
Cuối cùng, ông Jay Guerrero đã đọc và chuyển bằng Tuyên Dương của Thượng Nghị sĩ John Cornyn đến MLNQVN. Ngay sau đó, bà Catherine Lê cũng đã đọc và chuyển tặng MLNQVN bằng Tuyên Dương của Dân biểu Liên Bang Al Green. Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng đã thay mặt MLNQVN nhận lãnh.
Lễ Phát Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2010 kết thúc và BTC đã mời quan khách dùng một số thức ăn nhẹ do Radio Hoa-Mai bảo trợ, và thức uống do Nha sĩ Phạm Thuỳ Linh khoản đãi. Hội Phụ Nữ Houston và Hội Phụ Nữ Âu Cơ đã nhiệt tình phục vụ phần ẩm thực cho quan khách.
Đặc biệt, Cô Anh Trinh đã thực hiện một chương trình văn nghệ đấu tranh đặc sắc, với sự đóng góp của ca sĩ Kim Loan, Nguyễn Thọ, Nguyễn Hữu Thiết và phu nhân, với phần âm thanh do Kim Bằng - Ban nhạc One-man Band được đồng hương Houston quý mến.
Được biết Giải Nhân Quyền năm nay được sự bảo trợ tinh thần của các tổ chức như Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hạt Tarrant, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Austin, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Antonio, Hội Phụ Nữ Houston, Hội Phụ Nữ Âu Cơ, Radio Hoa-Mai, Ủy Ban Tranh Đấu cho Nhân Quyền Việt Nam, Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại tại Houston, và Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh tại Texas.
Đại diện cho Ban Tổ Chức có quý ông Nguyễn Phi Hiệp (CĐNVQG/Houston), Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo (Hội Văn khoá Khoa học Kỹ thuật), Gs. Nguyễn Chính Kết (Khối 8406), Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng (Trưởng Ban Điều hành MLNQVN), và cô Anh Trinh (Radio Hoa-Mai).
Quý vị lãnh đạo tinh thần có Hoà thượng Thích Huyền Việt (GHPGVNTN) và Linh mục Vũ Thành (CĐCGVN/Houston & Galveston). Đồng thời có sự hiện diện của Cư sĩ Trần Hiến (GHPGVNTN) và ông Nguyễn Anh Dũng (PGHH).
Về phía Dân cử có ông Jay Guerrero (đại diện Thượng Nghị sĩ John Cornyn), bà Catherine Lê (đại diện Dân biểu Liên Bang Al Green), và Nghị viên Luật sư Al Hoàng.
Đại diện Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston và VPC có ông Chủ tịch Phan Như Học, PCT. Bác sĩ Trần Văn Thuần, và PCT Đông Y Sĩ Nhất Nguyên.
Về phía các tổ chức chính trị có đại diện các chính đảng như các ông Nguyễn Hoàng Thắng (UBPHCCĐ/Houston), Nguyễn Tấn Trí, Nguyễn Văn Sơn (LMDCVN), Nguyễn Hữu Thiết (LMQPVN), Trần Quang Tích, Đào văn Thảo (VT), Trịnh Kim Duyên, Trịnh Du, Lê Đình Cương (VNQDĐ), Trần Minh Triết (ĐVCMĐ), Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thanh Thuỷ, Anh Trinh và Nguyễn Công Bằng (ĐVDVN).
Về quý vị Nhân sĩ có Cựu Thiếu tướng Trang Sĩ Tấn, ông Nguyễn Văn Nam, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, bà Lê thị Thu Cúc, v.v... Bên cạnh đó là một số quan khách đồng hương thường xuyên sinh hoạt cộng đồng như: nhà thơ Tuý Hà (Văn Bút Việt Nam), bà Hoàng thị Thanh, Ngọc Nguyễn, Kim Dung (Hội Phụ Nữ Houston), chị Phạm Thuỳ Linh, Nguyễn Mỹ Dung (Hội Phụ Nữ Âu Cơ); ông Nguyên Khôi (Đoàn TN Hồn Việt), ông Ngô San, nhà thơ Lan Cao, Cù Hoà Phong, v.v...
Về phần cơ quan truyền thông, báo chí có cô Nguyên Thuỷ (Radio Hoa-Mai), Ký giả Nguyễn Đạt Thịnh (Thời Báo Houston), Nguyễn Quốc Cường (Báo Ngày Nay), Ký giả Lê Phát Được (Báo Thế Giới / Sống), Ký giả Hưng Yên (BYN.TV), Bác sĩ Vũ Ban và Ký giả Michael Hoà (VAN.TV), Ký giả Đào Chí Nhân (Radio Dallas), Thông tín viên Hiền Vy (Đài RFA), anh Trần Linh và các nhóm truyền thông PalTalk.
Đặc biệt, buổi lễ năm nay có ông Trần Đông (Giám đốc Trung tâm Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam) đến từ Melbourne (Úc Châu), ghé thăm dự khi trên đường chuẩn bị cho chuyến gây quỹ được dự trù tổ chức tại Houston (Texas), San Jose và Orange County (California) vào khoảng đầu tháng 4/2011 để trùng tu các ngôi mộ tập thể thuyền nhân Việt Nam bỏ mình trên đường tìm tự do ở Nam Dương và Mã lai. Người ta còn nhìn thấy sự tham dự của năm vị khách đại diện cho Cộng đồng người Đại Hàn tại địa phương, và một phái đoàn đại diện Cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở Dallas-Fortworth, Austin và San Antonio.
Một điểm cần ghi nhận là buổi lễ có sự tham dự của nhiều đồng hương ít khi có mặt trong các sinh hoạt thường lệ trong cộng đồng.
Buổi lễ kết thúc trong tinh thần phấn khởi của những người tham dự khi biết được rõ hơn là ở trong nước đã, đang và chắc chắn sẽ có những người dấn thân đấu tranh chống độc tài, tham ô và bất công. Điểm đặc biệt là bên cạnh những khuôn mặt trí thức, luôn có vô số những người chiến sĩ chân đất đầy nhiệt tình sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa cứu nguy đất nước và dân tộc.
Tường trình tại Houston ngày 10 tháng 12 năm 2010
Hoàng Mai
* Kính mời bạn đọc xem thêm hình ảnh và đón nghe phần âm thanh của buổi lễ ở địa chỉ: www.dangvidanvietnam.net và www.radiohoamai.us
Theo Bản Thông Cáo Báo Chí của MLNQVN phổ biến ngày 7/11/2010, thành tích đấu tranh cho nhân quyền của hai vị đoạt GNQVN 2010 được tóm tắt như sau:
Nhà Đấu Tranh cho Công Nhân Đoàn Huy Chương
Đoàn Huy Chương gia nhập đội ngũ công nhân và tham gia tranh đấu từ khi còn rất trẻ, cũng là một công nhân có tay nghề cao. Năm 2006, Đoàn Huy Chương dưới tên Nguyễn Tấn Hoành đã cùng bốn bạn trẻ khác viết bức thư ngỏ gửi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam tố cáo những đối xử bất công đối với công nhân trong các nhà máy, yêu cầu trả lương cho công nhân đúng với sức lao động họ bỏ ra, và đòi dẹp bỏ công đoàn nhà nước.
Trong những năm 2005 - 2006, Đoàn Huy Chương cùng một số công nhân tổ chức nhiều cuộc đình công tại các nhà máy nơi mình làm việc. Cuối năm 2006 Đoàn Huy Chương cùng cha là Đoàn Văn Diên và một số người khác thành lập "Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông" tranh đấu cho quyền lợi người lao động do Đoàn Huy Chương làm chủ tịch. Một thời gian ngắn sau khi thành lập, các thành viên HHDKCN bị bắt và bị kết án nhiều năm tù, riêng Đoàn Huy Chương bị kết án tù 18 tháng. Lúc ở trong tù, Đoàn Huy Chương đã tỏ rõ khí phách của người tranh đấu, không đầu hàng, không nhận tội, thường xuyên bị đánh đâp, bị cùm, bị biệt giam.
Giữa năm 2008, Đoàn Huy Chương bị bệnh nặng và được ra khỏi tù. Sau một thời gian khi sức khoẻ hồi phục, Đoàn Huy Chương lại kết nối với những người đã cùng tham gia tranh đấu trước đây, tiếp tục dấn thân vì quyền lợi của người lao động. Ngày 11/02/2010, công an tỉnh Trà Vinh bắt em vợ của Đoàn Huy Chương, kết tội tham gia rải truyền đơn tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ môi sinh và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời yêu cầu Đoàn Huy Chương đến trình diện vì vi phạm lệnh quản chế nếu không sẽ bỏ tù em vợ.
Ngày 13/2/2010 Đoàn Huy Chương bắt buộc phải ra trình diện để cứu em, nhưng công an cộng sản đã bắt và biệt giam Đoàn Huy Chương từ ngày đó. Công an cũng khám nhà và tịch thu một số tài sản trong đó có chiếc xe máy là phương tiện đi lại của người vợ làm việc để nuôi con.
Ngày 23/02/2010, Công an cộng sản cũng bắt Đỗ Thị Minh Hạnh tại Di Linh khi Hạnh về quê làm chứng minh nhân dân. Ngày 24/02 Công an bắt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng khi đang di chuyển trên đường tại Đồng Nai vì nghi có liên quan đến nhóm Đoàn Huy Chương.
Trong tù Đoàn Huy Chương cùng các bạn vẫn rất kiên cường, không khai báo, không nhận tội.
Ngày 26/10/2010 trong một phiên toà chớp nhoáng, toà án tỉnh Trà Vinh đã tuyên án Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh mỗi người 7 năm tù, riêng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù.
Trước toà án CS với lực lượng công an dày đặc, Đoàn Huy Chương và Hai người bạn là Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã rất hiên ngang, không thuê luật sư, tự bào chữa, tỏ khí phách can trường, không nhận tội.
Ký giả Trương Minh Đức
Kể từ năm 1994, ông là tác giả của nhiều bài viết chống cường hào, tham nhũng, bất công, ức hiếp, bóc lột trên các tờ báo Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Kiên Giang, Pháp Luật, Thanh Niên ở Việt Nam, qua các bút hiệu Lưu Quốc Thắng, Hạnh Chi, Minh Hà, PV, Đức Minh, CTV, TMĐ, Trương Minh Đức, v.v…
Kể từ năm 2002, ông cũng đã gửi nhiều bài viết tố giác tham nhũng và đấu tranh cho dân oan qua các bút hiệu Hoàng Hà, Hoàng Thành, Phương Nam, Quốc Thắng, Nam Phương, v.v… Bài của ông hiện được đăng tải trên nhiều mạng điện tử ở nước ngoài.
Trong suốt thời gian hoạt động cho nhân quyền và dân quyền, ký giả Trương Minh Đức đã liên tục thể hiện lòng nhân ái qua quá trình trợ giúp thiết thực cho nhiều gia đình đồng bào lâm cảnh ngặt nghèo, khốn khổ.
Vào ngày 5 tháng 5 năm 2007, ông bị bắt tại tư gia ở Thị trấn Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Sau 10 tháng giam giữ điều tra, ông bị tuyên án 5 năm tù giam trong một phiên toà sơ thẩm xử cấp tốc vào ngày 28-3-2008, bởi Toà án Nhân dân huyện Vĩnh Thuận. Ký giả Trương Minh Đức đã lập tức kháng án.
Đến ngày 18-7-2008, Toà án Nhân dân tỉnh Kiên Giang xử y án sơ thẩm đối với Ký giả Trương Minh Đức, mặc dầu Luật sư Lê Trần Luật đã trình bày một biện minh trạng một cách thật xúc tích và đầy tính thuyết phục.
Đặc biệt, trước ngày bị đưa ra xử phúc thẩm, Ký giả Trương Minh Đức đã có lời phát biểu chuyển qua thân nhân rất đáng chú ý là: "Tôi sẽ tiếp tục kháng án, vì tin rằng việc đấu tranh cho dân chủ tự do, công bằng xã hội và quyền lợi của dân nghèo KHÔNG phải là một cái tội. Tôi sẽ tiếp tục bênh vực, đấu tranh cho công lý, cho lẽ phải và cho quyền sống chính đáng của con người, ngay cả trong thời gian bị giam cầm ở trong nhà tù".
Khi Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh Kiên Giang đọc xong quyết định tuyên án, Ký giả Trương Minh Đức đã phản đối kịch liệt với lời phát biểu: "Tôi hoàn toàn phản đối bản án phi lý này của đảng Cộng sản Việt Nam!"; đồng thời hô to: "Đả Đảo Cộng sản tham nhũng cướp đất của người dân".
Cho đến nay, qua 3 năm rưỡi trong lao tù với muôn vàn ngược đãi và hành hạ, Ký giả Trương Minh Đức vẫn giữ vững chí khí, không chịu khuất phục, luôn luôn chứng tỏ phẩm chất của của một người tù lương tâm.
* Xem Hồ sơ Nhân Quyền của Ký giả Trương Minh Đức
Nội dung lời phát biểu của chị Nguyễn thị Kim Thanh (vợ ký giả Trương Minh Đức)
Kính thưa quý vị lãnh đạo Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam,
Kính thưa quý vị quan khách.
Tôi là Nguyễn Thị Kim Thanh, xin được thay mặt chồng tôi -- ký giả Truơng Minh Đức, kính gửi lời chào đến toàn thể quý vị.
Thưa quý vị,
Vào ngày 5 tháng 5 năm 2007, công an bao vây bắt anh Trương Minh Đức tại nhà chúng tôi ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, cáo buộc anh đã có những hành động tuyên truyền và chống lại nhà nước Cộng sản.
Nhưng biến cố này không khuất phục được anh. Tại phiên xử, anh đã can đảm lên tiếng phản đối "tà án" bất công. Xin được nói rõ là anh Đức đã gọi những tòa án xử oan ức Nguời Dân Khiếu Kiện là "tà án" chứ không phải tòa án. Và khi nói đến nhà nước Việt Nam, anh luôn dùng chữ "tà quyền" chứ không bao giờ gọi là "chính quyền".
Thưa quý quan khách,
Đến ngày hôm nay, anh Đức đã bị giam cầm tổng cộng 1317 ngày đêm. Trong 3 năm rưỡi qua anh đã tiếp tục giữ vững lập trường đấu tranh chống độc tài, tham ô và bất công. Cùng lúc đó, anh đã thể hiện tinh thần chia sẻ một cách nhiệt tình với những tù nhân lương tâm khác. Vì vậy, vào cuối tháng 3 vừa qua, ban quản giáo trại đã bất ngờ chuyển anh sang phận trại K4 để giam chung với những tù nhân hình sự có án lâu năm. Tại đây, họ đã cô lập, phân biệt đối xử với anh một cách thậm tệ để nhằm hành hạ thể xác và tinh thần của anh, áp lực anh phải đầu hàng. Nhưng dù vậy, anh Đức vẫn tiếp tục đứng vững.
Thưa quý vị,
Hai tuần lễ trước đây tôi được Tiến sĩ Lê Bá Tùng báo tin cho biết là Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã anh Trương Minh Đức đã được tuyển chọn là một trong hai người được nhận giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay. Cá nhân tôi vô cùng xúc động, không phải vì giá trị tài chánh của giải thưởng mà là phần thưởng tinh thần vô cùng to lớn này. Anh Đức đã vô cùng xúc động trước tin vui này. Chúng tôi hân hạnh nhận lãnh vinh dự này, vì đây là một sự kiện xác tín rằng những cơ quan yểm trợ nhân quyền Việt Nam không bỏ quên những người chiến sĩ dân chủ không có những địa vị, bằng cấp lớn.
Nhân dịp này tôi xin được cảm ơn quý vị lãnh đạo Đảng Vì Dân đã hết lòng chăm sóc cho gia đình chúng tôi sau khi anh Đức bị tù đày.
Xin cảm ơn Khối 8406 đã nhiệt tình làm hồ sơ đề nghị Mạng Lưới Nhân Quyền cứu xét cho trường hợp anh Đức.
Tôi không quên cảm ơn Luật sự Lê Trần Luật đã dành thật nhiều tâm sức để bênh vực cho ký giả Trương Minh Đức trong phiên xử của "tà án" tỉnh Kiên Giang.
Tôi đồng thời chân thành cảm ơn các đoàn thể, cơ quan báo, đài ở nước ngoài đã giúp tranh đấu nhân quyền cho anh Đức trong hơn ba năm qua.
Và gần đây là nhà báo Nguyễn khắc Toàn đã viết một bài phỏng vấn khách quan để nói lên những bất công mà anh Đức đã bị bắt buộc phải gánh chịu.
Tôi không quên cảm ơn chị Anh Trinh đã thay mặt chúng tôi để nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2010 cho anh Đức ngày hôm nay, cũng như đã luôn yểm trợ tinh thần, vật chất trong suốt thời gian qua.
Thay mặt cho ký giả Trương Minh Đức, tôi xin chân thành tri ân tất cả tình cảm và sự yểm trợ của toàn thể quý vị và bà con người Việt ở nước ngoài.
Kính chúc Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam luôn vững mạnh để yểm trợ cho những người đấu tranh cho tự do và công lý ở quê hương Việt nam chúng ta.
Kính chúc sức khỏe quý vị. Kính chúc đại hội thành công.
Kính chào quý vị!
Nội dung lời phát biểu của chị Chiêm Thị Tường Mạnh (vợ Công nhân Đoàn Huy Chương)
Kính thưa các bác, các cô, các anh chị và các bạn,
Con là Chiêm Thị Tường Mạnh, vợ của anh Đoàn Huy Chương, xin trân trọng kính chào quý bác, quý cô, quý anh chị và quý bạn.
Bản thân con và gia đình cảm thấy rất vinh dự và tự hào vì chồng con là anh Đoàn Huy Chương được Mạng lưới Nhân Quyền VN vinh danh và trao giải thưởng vì tranh đấu cho nhân quyền cùng với nhà báo Trương Minh Đức.
Hôm nay con đang có mặt tại Trà Vinh trước nhà tù của nhà nước Việt Nam cùng với ba má của chị Đỗ Thị Minh Hạnh và ba của anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đợi để ngày mai được vào thăm nuôi.
Chồng con -- anh Chương, chị Hạnh và Anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng không làm gì nên tội, chỉ vì thương những người công nhân nghèo khó làm việc lam lũ đồng lương không đủ sống, thương những người nông dân bị mất đất nên đã giang tay giúp đỡ. Bản thân gia đình con đều là công nhân lao động nên thấu hiểu những nổi thống khổ của những người công nhân bị đối xử bất công. Đáng lẽ những việc làm của chồng con, chị Hạnh, anh Hùng được nhà nước vinh danh, nhưng họ lại bắt và buộc tội chồng con, chị Hạnh, anh Hùng. Toà án đã tuyên phạt anh Chương, chị Hạnh mỗi người 7 năm tù, riêng anh Hùng bị 9 năm tù. Trước toà án cả 3 người đều không nhận tội.
Bản thân con, gia đình chị Hạnh, anh Hùng cũng cảm thấy yên tâm và tự hào vì thái độ tự tin, bình tĩnh của anh Chương, chị Hạnh, anh Hùng trước toà án,.
Kính thưa quý bác, quý cô, quý anh chị, quý bạn,
Sau khi toà tuyên án, ba gia đình chúng con càng hiểu rõ hơn những việc làm chính đáng của chồng con mình. Chúng con đã không cô đơn. Chúng con nhận được sự động viên và giúp đỡ của bà con trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới.
Nhân dịp này, con xin thay mặt ba gia đình cám ơn sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của bà con cộng đồng đối với gia đình chúng con.
Cám ơn ML Nhân Quyền vinh danh chồng con. Chỉ tiếc chị Hạnh và anh Hùng chưa được vinh dự đó, dù hai người rất xứng đáng.
Hiện nay, anh Chương, chị Hanh, anh Hùng đang kháng án và chắcc chắn tiếp tục chịu cảnh tù đày.
Lần nữa, con xin chân thành cám ơn Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Cám ơn quý bác, quý cô, quý anh chị, quý bạn./.
# Lo+`i Ke^u Go.i Cuo^'i Na(m - Xin Tie^'p Tay Cho^'ng Na.n Buo^n Ngu+o+`i
Xin Tiếp Tay Chống Nạn Buôn Người | |
|
Subscribe to:
Posts (Atom)