21/01/2011 22:35
Hà Nội lại rơi vào cảnh tắc đường trầm trọng. Hàng loạt giải pháp được tung ra để tháo gỡ như tăng cường lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát hay phân luồng hướng dẫn giao thông từ xa, nhưng người dân vẫn đang phải sống chung với cảnh rối loạn, ùn tắc. 8 giờ 40 phút sáng ngày 21.1, đã qua giờ cao điểm, nhưng tại một loạt các tuyến đường như Kim Mã - Nguyễn Thái Học, Đê La Thành - Khâm Thiên… từng đoàn xe vẫn nối đuôi nhau, nhích từng vòng bánh xe. Chị Nguyễn Thu Hiền, nhà ở ngõ 54, phố Hoa Bằng (Q.Cầu Giấy), làm việc tại một cơ quan có trụ sở trên phố Tô Hiến Thành cho biết, đã hơn một tuần nay chị liên tục gặp tình trạng tắc đường vào bất cứ thời điểm nào trong một ngày. Phân luồng từ xa... vẫn tắc Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc xảy đến trước Tết Nguyên đán, ngay từ tháng 12.2010, Sở GTVT Hà Nội đã có quyết định hướng dẫn phân luồng giao thông từ xa cho các phương tiện. Cụ thể, các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ từ 1 tấn trở lên và xe chở khách 25 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu ưu tiên) bị cấm hoạt động và dừng đỗ từ 6 - 21 giờ hằng ngày trên các tuyến phố từ vành đai II trở vào. Nhưng trên thực tế thì tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra, và nguy cơ ùn tắc kéo dài hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà mật độ phương tiện tham gia giao thông đang tăng nhanh vào những ngày cuối năm. Trung tá Đinh Thanh Thảo, Đội trưởng đội khám nghiệm, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội cho biết, sẽ tăng cường xử lý nghiêm, tập trung các trường hợp vi phạm như xe khách nhồi nhét khách, bắt trả khách không đúng điểm quy định. Đồng thời bố trí tối đa quân số ứng trực, tham gia điều tiết, phân luồng tại các ngã tư, ngã năm, tại những "điểm đen", trên những tuyến phố chính, những tuyến đường huyết mạch dẫn vào nội đô, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc ùn tắc. Còn theo ông Đinh Văn Hải, Phó chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội, lực lượng thanh tra đang tập trung rà soát lại các điểm, các nút có nguy cơ ùn tắc cao như: Minh Khai, Đại La, Trường Chinh, Láng, Bưởi, Lạc Long Quân, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi... để có những giải pháp hiệu quả. Sở cũng sẽ tiến hành sơn lại kẻ vạch, tuyên truyền để người tham gia giao thông đi đúng làn đường. Nhưng cũng đồng thời tiến hành xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, đi không đúng làn đường. Ông Hải cho rằng, việc phân luồng từ xa, cụ thể là cấm xe tải trên một tấn từ vành đai II trở vào tỏ ra khá hiệu quả, khi hạn chế được tối đa xảy ra xung đột tại các ngã tư - nguyên nhân chính gây tắc đường. Tuy nhiên, việc cấm xe tải trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống dân sinh, khi mà thời gian gần tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa vào nội đô tăng cao. Thiếu một giải pháp căn cơ TS Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cho rằng, bùng phát tắc đường cuối năm do lưu lượng tham gia giao thông tăng tới 20-30% so với bình thường khi người dân đi sắm tết, các địa phương về T.Ư chúc tết, đặc biệt trời lạnh khiến người dân sử dụng ô tô cá nhân nhiều hơn để tránh rét. "Các ban ngành của Hà Nội theo cách làm của mình đã cố gắng hết sức như tổ chức giao thông lại, mở nút, bịt nút… Nhưng có giải pháp cần phải làm ngay khẩn cấp, mạnh tay là hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt là ô tô, nhưng Hà Nội lại rất e dè gần như không có động thái nào về việc này, trong khi TP.HCM đã làm nghiên cứu khả thi và chuẩn bị kết thúc nghiên cứu khả thi này", ông Hùng nói. Cũng theo ông Hùng, "giai đoạn trước mắt khi năng lực cơ sở hạ tầng, vận tải công cộng của Hà Nội đến năm 2020 vẫn hết sức hạn chế, đặc biệt là khu vực trung tâm, Hà Nội sẽ phải kiểm soát rất chặt chẽ quyền tiếp cận, khả năng được tiếp cận hạ tầng của các phương tiện cơ giới, đặc biệt taxi và ô tô". Cụ thể, theo ông Hùng cần kiểm soát quyền sử dụng đường, có thể dùng biện pháp hành chính như không cho sử dụng đường A, đường B trong thời gian nhất định hoặc thu phí giờ cao điểm. Hay việc cân nhắc lại phí đỗ sao cho hợp lý, tương ứng với giá trị cung ứng cơ sở hạ tầng. "1m2 đường Hàng Bè (Q.Hoàn Kiếm) đền bù tới 1 tỉ đồng, nhưng thu phí đỗ xe chỉ 10.000 đồng/lần cũng trên diện tích 1m2 là quá thấp", ông Hùng phân tích. "Hiện nay Nhà nước trợ cấp, trợ giá ngầm quá nhiều cho người sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô, trong khi xe buýt trợ giá 3.000 đồng/lượt đã bị kêu ầm lên", ông Hùng nói. Chuyên gia này cũng cho rằng, mục tiêu thu phí không phải lấy tiền mà để giảm ách tắc giao thông, nên phải đủ mạnh để người tham gia giao thông cân nhắc chọn phương tiện, chọn đường đi, điểm đến hay thời gian đi.
Minh Sang - Mai Hà |
Friday, January 21, 2011
# Thông Báo (1) Tuy?t Th?c G?i TBT Nguy?n Phú Tr?ng Ðòi Ða Ð?ng
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2122/2122
Linh đã nhịn ăn và nhịn uống từ 7 giờ sáng ngày hôm qua thứ năm 20/1/2011 giờ miền Đông Hoa Kỳ. Trước đó, Linh có ăn một dĩa bánh cuốn. Tính đến giờ, đã tuyệt thực và tuyệt ẩm luôn được 37 tiếng rồi. Hồi nảy, khi đi tắm thấy rất sảng khoái, nhất là miệng được thấm tí nước. Hiện tại, Linh đã bị nhức đầu, hơi nhức cổ và vai bên phải, và đi đứng hơi chóng mặt. Bụng thấy đói, nhưng không thèm ăn mấy, có lẽ cơn đói hôm qua đã qua khỏi, và đã ngủ được.
Nhớ lần trước Linh đã tuyệt thực được qua 5 ngày, nhưng không tuyệt ẩm, nên không thấy bị nhức đầu. Lần này chưa chi đã bị nhức đầu rồi, tuy vậy, Linh vẫn ráng sức thêm xem sao, khi chịu đựng không nỗi, sẽ tin cùng qúy anh chị em trong lần thông báo tới.
Mong rằng qúy anh chị em phổ biến Thư Tuyệt Thực đến mọi người quen biết ở Việt Nam, để chúng ta cùng vận động cho việc Đa Đảng. Linh tham dự Facebook đã lâu, nhưng không có thì giờ nhiều để sử dụng nó, hôm nay rảnh rổi, vào tìm thêm bạn, và đã biết cách chuyển bài từ http://www.multiply.com qua Facebook để qúy bạn bên Facebook có thể đọc Thư Tuyệt Thực của Linh.
Lần này Linh có chụp hình bàn tay trái của mình, vài ngày sau, Linh sẽ chụp lại bàn tay của mình để xem nó thay đổi như thế nào và sẽ thông báo cho qúy vị sau.
Hiến Pháp là luật pháp cơ bản của một đất nước và luật pháp khi đặt ra phải dựa vào sự công bằng. Trong khi đó Điều 4, khẳng định quyền lãnh đạo Nhà nước là của ĐCSVN, đã phá nát đi sự công bằng. Chẳng lẽ các đảng phái khác không được quyền lãnh đạo đất nước? Thêm nữa, ĐCSVN là một danh từ riêng của một đảng phái, không thể đưa vào Bản Hiến Pháp. Nếu sau này ĐCSVN phải thay đổi tên đảng như Đảng Lao Động chẳng hạn, vậy bắt bản HP phải thay đổi Điều 4?
Hai sự kiện nêu trên chỉ có câu trả lời thích hợp là phải hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, có nghĩa là Phải Đa Đảng Cho Việt Nam.
Ngày 21 tháng 1 năm 2011 (20:18)
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS: Thư Tuyệt Thực (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2121)
# Thu Tuy?t Th?c Không Tem G?i Ông T?ng Bí Thu Nguy?n Phú Tr?ng Ðòi Ða Ð?ng
1) Đảm bảo là trinh nữ.
2) Trong vòng 3 tháng cưới về nhà.
3) Không phải trả thêm chi phí nào.
4) Trong vòng 1 năm nếu cô dâu trốn sẽ được đền bù 1 cô dâu mới.
Kính thưa ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng,
Là một người Việt Nam, tôi thiết nghĩ ông TBT chắc chắn không thể chấp nhận những điều sỉ nhục như thế này. Vì những lý do nêu trên, tôi kính gởi thư đến ông để mong được cứu xét chấp thuận việc Đa Đảng. Tôi không cần giải thích nhiều, ông chỉ cần nhìn qua Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Hai quốc gia, cùng một dân tộc, cùng văn hóa, cùng ngôn ngữ, nhưng mức sống của người dân Hàn Quốc với thể chế tự do, đa đảng đã vượt trội hơn Bắc Triều Tiên với thể chế cộng sản độc đảng xa lắm.
Vừa rồi, tôi có đọc qua một bài viết mang tựa đề "Các Thế Lực Thù Địch" (*1) của thượng tọa Thích Viên Định, đã nêu lên tình trạng xâm lăng của Trung Quốc, với sự mất nước gần kề, với nguyên văn như sau: "Không nên điên đảo, nhìn kẻ cướp là bạn, xem đồng bào ruột thịt là thù." Đây mới thật sự là thế lực thù địch mà các ông cần quan tâm.
Giờ phút này mà ông vẫn huyênh hoang tự đắc kiên định chủ nghĩa Mác Lê, một chủ nghĩa đã từng gieo đau thương tang tóc cho toàn dân tộc Việt Nam trong suốt 66 năm qua ở miền Bắc và 36 năm qua ở miền Nam là một điều vô cùng ngu xuẫn, có thể nói là phải mang tội làm trì trệ sự phát triển của đất nước, và tiếp tục làm chia rẽ sự đoàn kết của toàn dân, trong khi chủ nghĩa Mác Lê này đã sụp đổ hoàn toàn tại những nơi đã sinh sản ra nó.
Kính thưa ông Trọng,
Ông có biết, người dân Việt Nam, hiện tại, được xem như những người ăn nhờ ở đậu trên chính quê hương của mình. Độc Lập, Thống Nhất, Tự Do, Hạnh Phúc chỉ là những sáo từ dỏm. Người dân Việt Nam trở thành những kẻ nô lệ da vàng đang sống trên chính quê hương của mình. Đơn giản là họ không có quyền bầu ra người lãnh đạo, để thay thế họ điều hành đất nước. Nghĩa là từ hồi ĐCSVN lãnh đạo tới giờ, chưa khi nào có cuộc trưng cầu dân ý (quyền phúc quyết) như nguyên chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An đã từng lên tiếng. Mong ông thực hiện cuộc trưng cầu dân ý xem người dân có đồng ý việc đa đảng hay không.
Trước Lời Kêu Gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý, hôm nay tôi bắt đầu cuộc biểu tình tuyệt thực 10 ngày tại nhà để đòi hỏi việc ông tuyên bố chấp nhận đa đảng.
Kính,
Ngày 21 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS: Hình ảnh bàn tay trái của người viết:
Các thế lực Thù Địch
Không một quốc gia văn minh, dân chủ nào trên thế giới có "các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền", không luật pháp nước nào có tội danh đó.
# Tho^ng Ba'o (1) Tuye^.t Thu+.c Go+?i TBT Nguye^~n Phu' Tro.ng Ddo`i Dda Dda?ng
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2122/2122
Linh đã nhịn ăn và nhịn uống từ 7 giờ sáng ngày hôm qua thứ năm 20/1/2011 giờ miền Đông Hoa Kỳ. Trước đó, Linh có ăn một dĩa bánh cuốn. Tính đến giờ, đã tuyệt thực và tuyệt ẩm luôn được 37 tiếng rồi. Hồi nảy, khi đi tắm thấy rất sảng khoái, nhất là miệng được thấm tí nước. Hiện tại, Linh đã bị nhức đầu, hơi nhức cổ và vai bên phải, và đi đứng hơi chóng mặt. Bụng thấy đói, nhưng không thèm ăn mấy, có lẽ cơn đói hôm qua đã qua khỏi, và đã ngủ được.
Nhớ lần trước Linh đã tuyệt thực được qua 5 ngày, nhưng không tuyệt ẩm, nên không thấy bị nhức đầu. Lần này chưa chi đã bị nhức đầu rồi, tuy vậy, Linh vẫn ráng sức thêm xem sao, khi chịu đựng không nỗi, sẽ tin cùng qúy anh chị em trong lần thông báo tới.
Mong rằng qúy anh chị em phổ biến Thư Tuyệt Thực đến mọi người quen biết ở Việt Nam, để chúng ta cùng vận động cho việc Đa Đảng. Linh tham dự Facebook đã lâu, nhưng không có thì giờ nhiều để sử dụng nó, hôm nay rảnh rổi, vào tìm thêm bạn, và đã biết cách chuyển bài từ http://www.multiply.com qua Facebook để qúy bạn bên Facebook có thể đọc Thư Tuyệt Thực của Linh.
Lần này Linh có chụp hình bàn tay trái của mình, vài ngày sau, Linh sẽ chụp lại bàn tay của mình để xem nó thay đổi như thế nào và sẽ thông báo cho qúy vị sau.
Hiến Pháp là luật pháp cơ bản của một đất nước và luật pháp khi đặt ra phải dựa vào sự công bằng. Trong khi đó Điều 4, khẳng định quyền lãnh đạo Nhà nước là của ĐCSVN, đã phá nát đi sự công bằng. Chẳng lẽ các đảng phái khác không được quyền lãnh đạo đất nước? Thêm nữa, ĐCSVN là một danh từ riêng của một đảng phái, không thể đưa vào Bản Hiến Pháp. Nếu sau này ĐCSVN phải thay đổi tên đảng như Đảng Lao Động chẳng hạn, vậy bắt bản HP phải thay đổi Điều 4?
Hai sự kiện nêu trên chỉ có câu trả lời thích hợp là phải hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, có nghĩa là Phải Đa Đảng Cho Việt Nam.
Ngày 21 tháng 1 năm 2011 (20:18)
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS: Thư Tuyệt Thực (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2121)
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII vào ngày 22/5/2011
22/01/2011 07:01:00 Sẽ tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày Chủ nhật, 22/5/2011.
Ngày 21/1, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Theo đó, sẽ tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày Chủ nhật, 22/5/2011. Hội đồng bầu cử được thành lập để phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, do Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử. Bà Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử. Ngoài ra, Hội đồng bầu cử còn có các PCT: Ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bà Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 16 thành viên khác... (Theo TTXVN) |
Giá lương thực - ẩn số lớn của lạm phát
Nam Nguyên, phóng viên RFA2011-01-21Lạm phát 2010 của Việt Nam là 11,75% nhưng có những cảnh báo lạm phát năm nay có thể rất cao tương tự như 2008 là năm lạm phát 23,1%. AFP photo Trong khi đó, TS Lê Xuân Nghĩa Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định trên VnExpress: "Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm'. Nhập khẩu lạm phát của thế giớiTrong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đạt Chí Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đồng thuận về việc giá điện than xăng dầu không phải là yếu tố mạnh ảnh hưởng lạm phát. TS Lê Đạt Chí nhận định: "Tác động lạm phát của Việt Nam năm nay 2011 là nhập khẩu lạm phát. Bởi vì tác nhân của Việt Nam là tình trạng nhập siêu rất là lớn, mà trong đó các yếu tố về hàng hóa nguyên liệu cơ bản trên thế giới dự kiến gia tăng trong năm nay. Điều đó sẽ góp phần gia tăng lạm phát của Việt Nam. Nhóm ngành thứ hai tác động nữa là thực phẩm, bởi vì cơ cấu chi tiêu cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, người dân dành phần lớn chi tiêu cho nhóm lương thực thực phẩm. Cho nên sự biến động của giá lương thực thực phẩm trong nước cũng như thế giới sẽ là một yếu tố tác động lớn thứ hai." TS Lê Đạt Chí phân tích, nếu nhập khẩu lạm phát từ hàng hóa nguyên liệu cơ bản, thì nhóm này còn chịu tác động kép là điều chỉnh tỷ giá ở Việt Nam làm gia tăng mức nhập khẩu lạm phát của nước ngoài. Cộng với nhóm thứ hai là cơ cấu chi tiêu trong những nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam, lương thực thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn, sẽ làm duy trì trạng thái lạm phát của Việt Nam trong năm 2011. Trên VnExpress, TS Lê Xuân Nghĩa ước tính mức tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI năm nay riêng về ảnh hưởng tăng giảm giá xăng dầu chỉ vào khoảng 1,1-1,4%, trong điều kiện cơ quan quản lý điều chỉnh giá nhiên liệu tương tự như năm ngoái, tức là 3 lần điều chỉnh tăng, 2 lần điều chỉnh giảm. Nhiều tổ chức tài chính ở nước ngoài dự báo lạm phát Việt Nam 2011 quanh mức 10%. Tuy nhiên các dự báo cho thấy có yếu tố tùy thuộc vào biến động diễn biến giá thế giới là chính yếu. Cùng với cách tính toán này, nếu giá lương thực thực phẩm tăng 10% thì mức tăng CPI sẽ vào khoảng 2,6%. Nhóm nghiên cứu của TS Lê Xuân Nghĩa nhận định rằng, mức tác động vừa nêu là rất đáng quan tâm bởi tỷ trọng trong tổng chi tiêu dùng của nhóm lương thực thực phẩm trong công thức tính CPI là khá lớn. Hơn nữa việc tăng giá thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống đại đa số người dân Việt Nam vốn là tầng lớp nghèo. Theo lời vị Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: thống kê chính thức thể hiện mức tăng giá lương thực thực phẩm năm ngoái khoảng 16%, nhưng trên thực tế người tiêu dùng đã chịu đựng nhiều hơn. Hơn nữa, đợt lũ lụt tại miền Trung hai tháng cuối năm ngoái cũng gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương. Đồng tiền mất giáMột bà nội trợ ở TP.HCM nói với chúng tôi, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã tăng trong năm ngoái tiếp tục tăng trong thời gian gần đây. Đáp câu hỏi của chúng tôi là có quá nhiều ẩn số liên quan tới tỷ lệ lạm phát, vậy dự báo lạm phát năm nay sẽ có tồi tệ như năm 2008 hay không. TS Lê Đạt Chí phát biểu: "Nhiều tổ chức tài chính ở nước ngoài dự báo lạm phát Việt Nam 2011 quanh mức 10%. Tuy nhiên các dự báo cho thấy có yếu tố tùy thuộc vào biến động diễn biến giá thế giới là chính yếu. Kịch bản ở đây lệ thuộc vào kinh tế thế giới chứ không phụ thuộc vào nền kinh tế Việt Nam nữa. Cho nên mục tiêu lúc này vấn đề đặt ra là đề phòng thích ứng nguy cơ biến động giá thế giới chứ không phải là yếu tố trong nội tại nền kinh tế là yếu tố chính." TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và nhóm nghiên cứu của ông có đầy đủ dữ kiện để đưa ra nhận định 'Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm'. Các chuyên gia nói với chúng tôi, Việt Nam có thể kiểm soát giá lương thực thực phẩm như chính phủ đã làm trong quá khứ. Chỉ một quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo cũng có thể chặn đứng đà tăng giá lương thực. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp trong nước bao gồm trồng trọt, nuôi thủy sản và chăn nuôi bị lệ thuộc vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với tỷ lệ khá lớn. Giá lương thực thực phẩm dù được kềm chặt cũng không thể tạo ra một thị trường giá rẻ. Nhận định về giá vật tư nông nghiệp đầu vào đang tăng cao, Cục trưởng Cục Trồng Trọt Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nhận định: "Giá hiện nay theo mặt bằng chung, theo tình hình hiện nay. Tuy nhiên điều này bất lợi cho người nông dân vì giá đầu vào sẽ làm tăng chi phí sản xuất của nhà nông." Nông dân ở vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long, những người đã đóng góp vào tổng lượng 6,8 triệu tấn gạo xuất khẩu năm ngoái với trị giá kỷ lục hơn 3 tỷ USD, mong muốn được hưởng phần lợi nhuận tương ứng. Một nông dân nói: "Vật giá tất cả đều tăng, giá lúa cũng tăng so với năm rồi và các năm trước, nhưng tôi thấy thu nhập của mình vẫn vậy. Bán lúa được nhiều tiền hơn nhưng khi mua lại các thứ cũng cao hơn. Cụ thể phân bón tăng khoảng gần 30%, có một số loại phân tăng trên 30%, thuốc sâu thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng từ 20% đến 30%.
Cuộc sống bây giờ khó khăn vật giá cái gì cũng lên hết kể cả con cái đi học, tiền học phí tiền mua sách, tất cả mọi thứ linh tinh đều tăng. " Ngay từ đầu tháng Giêng, báo chí trong đó có Tuổi Trẻ, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam đưa tin giá lương thực thế giới đã chạm mức kỷ lục mới trong tháng 12 năm ngoái, vượt qua những kỷ lục cũ thiết lập trong thời kỳ khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007-2008. Theo đó Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) công bố chỉ số giá lương thực cuối năm 2010 là 214,7 điểm vượt qua mức 213,5 điểm thời gian khủng hoảng lương thực 2008. Giá ngũ cốc toàn cầu tăng nhanh, ngoại trừ giá gạo vẫn đứng thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục. Giá đường tăng cao nhất trong vòng 30 năm gần đây, giá các loại hạt có dầu và thịt cùng leo thang. Lạm phát được đẩy lên cao vì giá lương thực tăng, đây là mối quan ngại lớn lao của những nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Trong tình hình biến động giá thế giới như vậy, rõ ràng 'ẩn số lớn của lạm phát Việt Nam 2011 là giá thực phẩm.' Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |