Friday, February 11, 2011

BÌNH MỚI RƯỢU CŨ


Rứa, Huynh, Dụ, Anh

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng vừa quyết định phân công tác cho 4 Ủy viên Bộ Chính trị nắm giữ các chức vụ quan trọng của Ban Bí thư để ngăn chận tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "trên bảo dưới không nghe", "suy thóai tư tưởng", "mất phẩm chất" và bảo đảm "an ninh nội bộ".

Theo quyết định do Thông Tấn Xã Việt Nam phổ biến ngày 9-2 (2011) thì:

- Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an, được giao phụ trách công tác nội chính.
- Tô Huy Rứa, rời chức Trưởng ban Tuyên giáo chuyên lo công tác tư tưởngh và tuyên truyền sang là Trưởng ban Tổ chức Trung ương thay Hồ Đức Việt,Khóa X không được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương XI.
- Ngô Văn Dụ, Chánh Văn phòng Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thay Nguyễn Văn Chi nghỉ hưu.
- Đinh Thế Huynh, lần đầu tiên được vào Bộ Chính trị đã thay Tô Huy Rứa làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

NHỮNG LÝ DO SAU LƯNG

Nhưng tại sao lại có chuyện phải cử một Bộ trưởng Công an trông coi vấn đề nội chính, một nhiệm vụ chưa bao giờ được công khai?

Vấn đề là từ vài năm nay, dù đã cố gắng tối đa, Công an vẫn không sao ngăn chận hay dẹp tan được những Trí thức và thành phần trẻ trong nước đưa ra những tư tưởng "nghịch nhĩ" với đảng.

Bằng chứng như trường hợp Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Bác sỹ Phạm Hồng Sơn và Linh mục Nguyễn Văn Lý, dù vẫn đang bị giam, được tạm tha hay đã được thả rồi mà vẫn không ngừng lên tiếng, viết bài chống chủ trương kìm kẹp tư tưởng, đóng cửa dân chủ và khóa miệng tự do của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngòai ra cũng còn phải kể đến hàng hà sa số những phát biểu và bài viết khác của nhiều Trí thức trong và ngòai nước đang quây quần quanh diễn đàn Bauxite Việt Nam chống chính sách của đảng.

Bộ Công an cũng không ngăn cấm nổi các Nhà báo tự do trong nước đã sử dụng mạng lưới điện tóan tòan cầu (internet) như một sân khấu để viết bài đối lập công khai với đảng và nhà nước.

Ngòai ra, quyết định chỉ định Lê Hồng Anh trông coi công tác nội chính cũng liên quan đến những bất ổn, tuy chưa đến mức "sống còn" đối với đảng, nhưng cũng đã khiến đảng "chột dạ".

Bằng chứng, trong Báo cáo Chính trị trước Đại hội đảng XI, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng Khóa X đã nói : "Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình". Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước."

Mạnh còn báo động rằng : "Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục."

Đối với Tô Huy Rứa, công tác Tổ chức Trung ương tiếp tục sẽ là một gánh nặng cho đảng CSVN, bởi vì sau 5 năm phục vụ của Hồ Đức Việt và trước Việt là Trần Đình Hoan, vấn đề chạy chức, chạy quyền, tranh dành quyền lợi, đưa con ông cháu cha vào những chỗ ngồi mát ăn bát vàng, trên bảo dưới không nghe, hành dân, học gian lấy bằng thật, lãng phí của công, suy đồi đạo đức, ăn đất, ăn gỗ rừng nhà nước cấm khai thác, bảo kê cho con buôn khai thác khóang sản, buôn lậu vượt biên giới và tham nhũng từ đầu xuống chân vẫn lan tràn trong tòan hệ thống.

Do đó, khi Rứa nhận nhiệm vụ mới, Tác gỉa Quốc Thái đã viết trên báo VietNamNet ng ày 8-2 (2011) rằng : "Xưa nay, bên cạnh "tứ trụ" (Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng), có lẽ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương là một trong những vị trí được đảng viên và người dân quan tâm nhất. Dân quan tâm, bởi đó là người đứng đầu một trong ba trụ cột để Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình: định ra đường lối, tổ chức cán bộ và kiểm tra giám sát.

Người ta càng quan tâm hơn bởi thời gian qua ai cũng thấy rõ yếu kém về tổ chức, cán bộ đang là nỗi lo thường trực, thậm chí đe dọa đến sự tồn vong của Đảng.

Như chính những người tiền nhiệm của ông, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Phước Thọ và Nguyễn Văn An thừa nhận: công tác cán bộ hiện nay chưa thể trở thành động lực, mà ngược lại, là rào cản cho sự phát triển. Việc đổi mới công tác cán bộ vẫn chưa theo kịp với đổi mới kinh tế và phát triển của xã hội. Đến mức nhiều nhà lãnh đạo lão thành, mới đây khi góp ý cho Đảng đã tha thiết đề nghị chọn vấn đề tổ chức và cán bộ làm khâu đột phá cho Đại hội XI mà đòi hỏi trước hết là một sự thay đổi lớn về nhận thức và tư duy chọn người.

Làm thế nào để tinh hoa của dân tộc trở thành những nhà lãnh đạo các cấp của Đảng?

Làm thế nào để xóa bỏ nạn chạy chức, chạy quyền đang bị nhân dân ca thán, một nỗi "nhức lòng" mà nhiều nhà lãnh đạo của Đảng đã thừa nhận, nhưng vẫn chưa thể tìm ra phương thuốc đặc trị?

Làm thế nào để những người có năng lực, có chính kiến, dám nói, dám chịu trách nhiệm, thậm chí có thể cá tính "nói lời khó nghe" nhưng chính trực và nặng lòng với dân tộc có chỗ đứng trong hệ thống cơ quan công quyền và có điều kiện phát huy cao nhất khả năng của mình?

Làm thế nào để xóa bỏ cách làm cán bộ thiếu công khai, minh bạch, thiếu tiêu chuẩn hóa rõ ràng – những yếu kém đã được chính những nhà lãnh đạo từng làm công tác cán bộ chỉ ra?

Những điều ấy không chỉ là kỳ vọng của nhân dân, mà còn là đòi hỏi đã đến mức bức xúc, chín muồi của cuộc sống đang đặt ra đối với Đảng."

Như vậy khi trao cho Tô Huy Rứa nhiệm vụ qúa lớn này, liệu Nguyễn Phú Trọng có nghĩ rằng 5 năm nữa những thất bại của Hồ Đức Việt và Trần Đình Hoan sẽ được xóa hết , hay những vi khuẩn xấu xa trong máu đảng sẽ sinh sôi nẩy nở lớn hơn gấp ngàn lần?

Bởi vì trước khi lên chức Tổng Bí Thư, Trọng đã từng đứng đầu ngành Tư tưởng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Chủ tịch Quốc hội, vậy chẳng lẽ Trọng không biết những căn bệnh trầm kha trong đảng hiện nay từ đâu mà có?

Trường hợp của Ngô Văn Dụ cũng không mấy sáng sủa vì người tiền nhiệm của Dụ là Nguyễn Văn Chi cũng đã không kiểm tra nổi tình trạng tham nhũng, lãng phí, trao tiền cho nhau dưới gầm bàn của cán bộ, đảng viên từ mấy chục năm qua.

Bằng chứng nhãn tiền như vụ làm ăn thua lỗ tới 86.000 tỷ đồng của Tổng công ty Tầu thủy Việt Nam (Vinashin) mà Ban Kiểm tra cũng phải bó tay đầu hàng, dù đã thanh tra nhiều lần có sai phạm nhưng báo cáo chẳng ai chịu xử lý, chỉ thấy Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nói khơi khơi chịu trách nhiệm bằng nước bọt!

Đấy là chưa kể hàng trăm vụ làm ăn thua lỗ, nợ nần chống chất khác của các Doanh nghiệp nhà nước từ năm này qua năm khác mà không thấy có cán bộ trách nhiệm nào bị trừng phạt. Có nhiều Công ty thiếu nợ lại tụ lại với nhau thành Tổng Công ty để bám trụ lấy tiến của dân kinh doanh cốt được tiếp tục ăn lương, đầu cơ dự án.

Lại còn chuyện kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên cấp lãnh đạo và những người ra ứng cử mới khôi hài. Lệnh của đảng bắt khai từ khóa đảng VIII mà nay đã là Khóa XI mà có ai được biết các hồ sơ khai báo thật, gỉa ra sao; có bao nhiêu người khai và hồ sơ cất đâu rồi?

Chính Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư đảng khoá VIII đã thành thật bảo rằng vấn đế xác định tài sản rất khó vì người phải khai không bao giờ giữ hết mà đã phân tán cho con cháu, dòng họ nên không thể nào biết được.

Nhưng quyền hạn của Ban Kiểm tra Trung ương thì rất nhiều như được :

"- Kiểm tra đảng viên ở bất cứ cương vị nào khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.

- Giám sát Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư), cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và về đạo đức, lối sống theo quy định Ban Chấp hành Trung ương."

Tất cả những việc được làm của Ủy ban Kiểm tra đếu có liên quan đến con người của đảng viên như lối sống, thi hành nhiệm vụ, tôn trọng luật pháp và điều lệ đảng, trong đó có những điều khỏan bắt buộc cán bộ, đảng viên phải: cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư như đảng vẫn tuyên truyền đó là lời dạy của Hồ Chí Minh.

Nhưng nếu làm đúng, sống đúng với tiêu chuẩn gương mẫu của một đảng vẫn tự khoe là " đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc" thì làm sao mà tham nhũng có thể leo lên đầu đảng mà ngồi vuốt râu?

Như vậy thì có người dân nào dám hỏi đảng : Tại sao một cán bộ tép riu mà có nhà lầu, xe hơi và có tiền gửi con ra nước ngòai học?

Sau cùng là chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của Đinh Thế Huynh, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân.

Huynh năm nay (2011) được 58 tuổi, quên người Nam Định, đương kim Chủ tịch Hội Nhà báo của đảng vì tất cả trên 600 cơ quan ngôn luận đều do đảng lập ra và chi tiền hoạt động để tuyên truyền.

Trước khi được bầu vào Bộ Chính trị khóa XI, Huynh đã có lời tuyên bố để đời đáng xấu hổ khi nói với Báo chí tại Hà Nội ngày 10-1-2011 rằng :"Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng. Bởi một lẽ đơn giản, chúng tôi đã từng thử nghiệm đa nguyên đa đảng thông qua cuộc tổng tuyển cử năm 46, với nhiều đảng tham gia Quốc hội. Nhưng đến khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước tôi thì chỉ có Đảng Cộng sản cùng với nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại và giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Và nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Đây là lời nói xuyên tạc lịch sử nhằm bôi nhọ các đảng phái Quốc gia tham gia chính phủ liên hiệp năm 1946 với Hồ Chí Minh. Ai cũng biết chính Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã phản bội sự đóng góp xương máu của những người Việt không Cộng sản để chiếm quyền và cướp công cách mạng của tòan dân trong cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Do đó, việc Đinh Thế Huynh được cho nắm cơ quan tuyên truyền và tư tưởng trong đảng chỉ có nghĩa đảng đang lúng túng về vấn đề làm sao không để cho báo chí và hệ thống tuyên truyền không bị chệch hướng và giữ được đảng viên.

Đinh Thế Huynh còn là người kiên quyết chống việc cho tư nhân ra báo.

Tóm tắt thì tuy có những người mới giữ nhiệm vụ mới nhưng những bức xúc và lực cản thì vẫn còn nguyên đó giống như chiếc bình mới chứa rượu cũ. -/-

Phạm Trần
(02/011)


Toilet trên sông


 
11/02/2011 16:11 
Toilet nổi do nhóm sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thiết kế - Ảnh: C.T.V
Mô hình toilet nổi của nhóm sinh viên khoa Kiến trúc công trình trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đang được xây dựng phục vụ riêng cho khu vực chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ).

Trưởng nhóm Trần Vũ Linh cho biết: "Người dân sống trên sông nước thường hay bỏ chất thải, rác sinh hoạt ra sông. Đồng thời, họ cũng dùng chính nước sông để tắm rửa, giặt giũ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của họ. Bên cạnh đó, nếu lượng chất thải trên sông ít thì dòng sông có thể tự làm sạch được, nhưng với lượng người sinh sống đông đúc như tại chợ nổi Cái Răng thì dòng sông sẽ ô nhiễm nặng". Linh cũng tâm tư: "Một khu du lịch với lượng du khách nước ngoài khá đông mà không sao kiếm được nơi "giải quyết nỗi buồn" thì thật đáng suy nghĩ. Do đó, nhóm đã quyết định làm toilet nổi để vừa giúp giải quyết "nhu cầu" cho người dân ở đây, vừa bảo vệ môi trường...

Toilet được thiết kế giống như trạm xăng dầu trên sông. Mô hình có diện tích sàn là 15 m2 gồm một bệ nổi, phía trên là hai buồng vệ sinh. Tất cả đều được làm từ vật liệu thép tấm, thép thanh dày 6 li. Toilet thiết kế có thêm phần sàn bên ngoài để các thuyền, ghe dễ cập vào và được cố định bằng 4 trục gỗ. Điểm độc đáo của mô hình là toilet giữa vùng sông nước nhưng lại không sử dụng nước. Nguyễn Hoàng Anh - người vẽ mô hình - diễn giải: "Toilet sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời tạo ra dòng điện thắp sáng và nguồn điện cho máy bơm hoạt động. Nước rửa tay thì bơm lên từ sông qua hệ thống lọc và được diệt khuẩn. Sau khi tiêu tiểu, nước và phân được tách riêng. Nguồn nước thải có nước tiểu và nước rửa tay được chứa vào một bình và ủ chờ thu gom. Phân đi xuống bệ nổi được ủ thành phân compost. Chu trình đơn giản này cũng đang được khoa Nông nghiệp trường ĐH Cần Thơ chuyển giao cho bà con nông dân. Đặc biệt, bệ nổi được thiết kế giống như một giỏ rác. Chỉ cần đặt bao nhựa vào sọt, đến ngày thu gom, người dân chỉ việc lấy bao nhựa đi và thay vào đó một bao nhựa khác".

Điều khiến nhóm tâm đắc nhất là mô hình khép kín: từ nhà sản xuất đến nhà vệ sinh và ra nhà vườn. Thành viên Nguyễn Hùng Giang giải thích thêm: "Nhóm đã chọn phương án tự làm sạch khép kín để xử lý nguồn nước thải cho nhà vệ sinh đặt trên mặt nước. Nếu xử lý bằng nước sông, chất thải cũng sẽ biến thành nước, rất nặng, sẽ không thành toilet nổi. Và phương án này cũng không giải quyết được tình trạng ô nhiễm nước trên sông. Sau nhiều lần nghiên cứu và thử nghiệm, cuối cùng nhóm quyết định thiết kế toilet khô, vừa đảm bảo vệ sinh vừa có đường phân riêng và đường nước riêng là tiện lợi nhất".

Theo thạc sĩ - kiến trúc sư Nguyễn Thị Kim Tú (trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) thì mô hình toilet nổi đã đáp ứng được các yêu cầu của một công trình kiến trúc về các mặt: kiến trúc, quy hoạch, sinh học và kinh tế.                                                                                       

Tuyết Vân


Giá điện sẽ tăng từ tháng 3


11/02/2011 21:48:54

Theo công điện 167 của Thủ tướng vừa ký ban hành cuối chiều 11/2 về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô năm 2011, giá điện mới sẽ được phê duyệt và thực hiện vào tháng 3 tới.

Chiều 11/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký công điện gửi các bộ, các tỉnh thành yêu cầu thực hiện toàn diện các giải pháp cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Trong 11 nhiệm vụ giao cho các bộ ngành, vấn đề liên quan tới lợi ích sát sườn nhất của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng là thông điệp điều chỉnh giá các mặt hàng chiến lược nhạy cảm.
 
Thủ tướng nêu rõ,giá các mặt hàng gồm điện, than, xăng dầu sẽ thực hiện điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương triển khai theo lộ trình, đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng nghèo, khó khăn.

Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì trình Thủ tướng phê duyệt phương án giá điện năm 2011 để thực hiện từ tháng 3 năm 2011. 

 

giá các mặt hàng gồm điện, than, xăng dầu sẽ thực hiện điều chỉnh theo cơ  chế thị trường.
Thông lệ 3 năm vừa qua, giá điện mới thường được áp dụng từ ngày 1/3 hàng năm.

 

Chiều 11/2, Cục Điều tiết điện lực Việt Nam cũng đã họp tại Văn phòng Chính phủ báo cáo về vấn đề giá điện cho năm 2011. Trong tháng 1, Bộ Công thương cũng đã có nhiều cuộc họp bàn vấn đề này, song đến nay, các phương án giá điện vẫn chưa công khai.
 
Theo nhiều nguồn tin, hầu hết các phương án giá điện được đề xuất đều tăng bình quân trên 10% so với giá bán điện bình quân năm 2010. Nếu được phê duyệt thì nhiều khả năng, mức tăng giá điện năm nay sẽ là mức tăng cao nhất trong lộ trình thị trường hóa. Thông lệ 3 năm vừa qua, giá điện mới thường được áp dụng từ ngày 1/3 hàng năm. Các mức tăng giá điện cũng đều dưới 10%, năm 2010 tăng 6,8%, năm 2009 tăng 8,92%.

Cùng với vấn đề giá điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phải chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm cung ứng điện và đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án điện. Các chủ dự án cần làm việc với các tổ chức tín dụng, tài chính để thu xếp vốn sớm khởi công các công trình, dự án điện trọng điểm.

Ngoài ra, nhấn mạnh vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty lớn như dầu khí, than, điện, dệt may, xăng dầu…phải tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Các doanh nghiệp xuất khẩu phấu đấu đẩy mạnh kim ngạch, làm sao để tỷ lệ nhập siêu trên tổng giá trị xuất khẩu năm 2011 ở mức phải dưới 18%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải sớm đề xuất với Thủ tướng việc bảo đảm vốn cho các dự án, đồng thời đề xuất việc rà soát, cắt giảm những dự án, công trình chưa thật sự cấp bách. Việc thu hút đầu tư nước ngoài cần hướng lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bám sát diễn biến thị trường tiền tệ, từng bước giảm lãi suất tín dụng và sớm báo cáo Thủ tướng việc điều hành chính sách tiền tệ cho phù hợp với mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô năm 2011.

(Theo VEF.vn)


Lượng tiền đổ về Hà Nội mua nhà đất là rất lớn


11/02/2011 23:24:55

Tăng giá mạnh nhất là BĐS phía tây như các KĐT Văn Phú, Văn Khê, Nam Cường, Gelexemco, Bắc An Khánh... Theo khảo sát thực tế, năm 2010, giá đất trung bình ở Hà Nội tăng 30%. Cục bộ có những khu vực, dự án, giá đất tăng từ 100% đến vài trăm phần trăm.

 
Chỉ là một chủ gara sửa ôtô ở thị xã Lai Châu, anh Nguyễn Văn Tuyên vẫn tiết lộ đang sở hữu tới bốn căn hộ chung cư tại Hà Nội (hai căn ở dự án phía tây Thủ đô và đang đặt tiền mua hai căn hộ cao cấp ở dự án Royal City). 

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hà, quê Bắc Giang, tuy không phải "đại gia" nhưng cũng đang sở hữu hai mảnh đất (một mảnh đất ở và một mảnh đất nông nghiệp thuộc quận Hà Đông) và một căn hộ thuộc tòa chung cư Hattoco, quận Thanh Xuân. Vị bác sĩ này đang tìm mua các loại đất dự án dạng góp vốn ở Hà Nội với kỳ vọng rủi ro lớn, lợi nhuận cao. 

Theo khảo sát thực tế, năm 2010, giá đất trung bình ở Hà Nội tăng 30%.
Theo khảo sát thực tế, năm 2010, giá đất trung bình ở Hà Nội tăng 30%.

Theo bà Vân Khánh, phụ trách sàn bất động sản Hanoi Home, trong giới buôn bất động sản Hà Nội, số người có vốn từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng không hiếm. Khi đã đầu tư là họ mua cả sàn chung cư (6-8 căn/sàn) hoặc cả một khu đất nền (8-12 lô) trong các dự án đô thị mới. 

Bà Vân Khánh nói, chỉ lo Hà Nội không có nhà, đất giá hợp lý để bán, còn hàng có bao nhiêu các nhà buôn bất động sản Hà Nội đều mua tất. "Tôi không hiểu vốn họ lấy ở đâu mà nhiều thế. Khi có hàng tốt, chỉ cần alô là vài tiếng sau họ đã chồng đủ tiền…", bà Vân Khánh cho biết. 

Vào đầu năm 2010, không ít chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam trong năm này sẽ lặng sóng, giá đất sẽ giảm nhẹ bởi kinh tế khó khăn, lãi suất cao, sức cầu yếu.

Thế nhưng, hiện tượng giá bất động sản suy giảm chỉ xảy ra đối với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn được coi cung đã vượt cầu. Còn tại Hà Nội, trong năm 2010, hầu như giá đất trên toàn địa bàn đều tăng.

Tăng giá mạnh nhất là bất động sản tại phía Tây như các khu đô thị Văn Phú, Văn Khê, Nam Cường, Gelexemco, Nam An Khánh, Bắc An Khánh... Đơn cử như giá đất chia lô và biệt thự tại đô thị Văn Khê, nếu đầu năm 2010, giá dao động từ 52 - 57 triệu đồng/m² (tùy diện tích) thì cuối năm, giá đã tăng vọt lên 80 - 90 triệu đồng/m².

Phía đông Hà Nội gồm các quận Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, nơi có các cây cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì vừa khai thông và các cây cầu Nhật Tân, Đông Trù đang xây dựng, giá bất động sản cũng tăng chóng mặt. Giá đất mặt đường khu vực chân cầu Vĩnh Tuy giữa năm 2009 chỉ khoảng 40-60 triệu đồng/m², đến cuối năm 2010 tăng vọt lên từ 120-160 triệu đồng/m².

Lý giải hiện tượng giá bất động sản Hà Nội tăng từ góc độ sức cầu, ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, từ Quảng Trị, Quảng Bình trở ra, nhiều người có tiền đều đã về Hà Nội mua nhà, đất.

Bổ sung giải thích của ông Tống Văn Nga, ông Vũ Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Tư vấn thiết kế xây dựng Việt Nam cho biết, khảo sát thị trường của công ty tại các dự án đô thị trên địa bàn Hà Nội cho thấy, trung bình mỗi năm, mỗi tỉnh tiêu thụ một số lượng lớn căn hộ hoặc đất nền tại các đô thị mới ở Hà Nội. Ông Tùng tỏ ra ngạc nhiên về sự giàu có của các khách hàng "tỉnh lẻ", họ nói là họ mua nhà với mục đích sau này cho con cháu ra Hà Nội học.

"Có lẽ nắm được sức cầu khá ổn định này nên các nhà đầu tư bất động sản của Hà Nội mới không ngần ngại có tiền là ném vào "găm" bất động sản. Chính vì tình trạng đầu cơ quá lớn nên giá đất Hà Nội mới cao...", ông Tùng nói.

(Theo TTXVN)

Chốt thời điểm cứu Cụ Rùa Hồ Gươm



11/02/2011 10:33:10

- Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ diệt rùa tai đỏ cứu Cụ Rùa vào tháng 3, sau Hội thảo Quốc tế bảo vệ rùa tổ chức ngày 15/2 tới.

Ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở này cho biết, Sở đã gửi đề xuất lên UBND TP.Hà Nội về vấn đề này.

Theo ông Rao, vào tháng 3, thời tiết đi vào ổn định, ấm dần. Đây là lúc rùa tai đỏ thích phơi nắng, nên các biện pháp tiêu diệt sẽ thực hiện dễ dàng hơn.

 

Cụ Rùa nổi với nhiều vết thương trên lưng. Ảnh HL
Cụ Rùa nổi với nhiều vết thương trên lưng. Ảnh HL


Hiện các cơ quan ban ngành và nhà khoa học đang gấp rút hoàn thành hai loại thiết bị lồng và bè bắt rùa tai đỏ.

Chỉ tính trong khoảng thời gian Tết âm lịch đến nay, theo thống kê của nhà rùa học, PGS.TS Hà Đình Đức, Cụ Rùa Hồ Gươm đã nổi vào ngày 1, 2, 4 và mùng 7. Thời gian Cụ nổi khá lâu. 

Riêng hôm mùng 7 Tết, nhiều người thấy Cụ nổi lên với vệt trắng lớn trên lưng Cụ.

Về điều này, PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng, đây là vệt trắng mới xuất hiện, nhưng chưa thể kết luận đó là thương tổn, ông cho biết, đây có thể là một loại nấm mốc nào đó.
 
TS Pháp


"Triều đại" Mubarak đã kết thúc


2011-02-11

Hàng triệu người dân Ai Cập vẫn đứng chật mọi ngã đường ở thủ đô Cairo và những thành phố lớn, hô to những khẩu hiệu mang nội dung chào mừng một quốc gia vừa hồi sinh sau 30 năm bị cai trị bởi chế độ độc tài Hosni Mubarak.

AFP photo

Cairo bùng nổ niềm vui khi cuộc cách mạng lật đổ ông Mubarack thành công hôm 11/2/2011.

Hình ảnh phổ biến trên các đài truyền hình quốc tế cho thấy dân chúng Ai Cập hân hoan đón chào ngày hội mới của quốc gia, đánh dấu sự thành công của một cuộc cách mạng huy hoàng sau gần 3 tuần lễ đấu tranh không ngừng nghỉ. Rất nhiều người đã gục đầu khóc vì sung sướng và vì hãnh diện đã góp phần cho cuộc cách mạng mới thành công.

Trên trang mạng xã hội, khôi nguyên Nobel Hòa Bình và cũng là lãnh tụ đối lập hàng đầu Mohamed ElBaradei viết rằng Ai Cập đã thật sự tự do và mọi người đều hãnh diện về quốc gia của họ.

Trước đó khi trả lời phiỏng vấn của đài truyền hình Al-Jazeera, ông ElBaradei nói rằng người dân Ai Cập đã được giải phóng, và kêu gọi mọi người tận dụng điều quý báu này để cùng xây dựng đất nước tự do, dân chủ, theo đúng với nguyện vọng đã nuôi từ bao nhiêu năm qua.

Tình hình của Ai Cập thay đổi trong không đầy 24 tiếng đồng hồ, kể từ khi Tổng Thống Hosni Mubarak đọc bài diễn văn hồi khuya hôm qua, nói rằng sẽ không từ chức nhưng trao quyền lãnh đạo cho phó Tổng Thống Omar Suleiman. 

Ngay sau đó một làn sóng người đã đua nhau tràn ra đường, tiến về Dinh Tổng Thống và đóng chốt trước trụ sở Đài Truyền Hình Quốc Gia, tiếp tục làm áp lực buộc ông Mubarak phải từ chức. Cuối cùng, nhà lãnh đạo 82 tuổi này đã cùng với gia đình lên máy bay rời Cairo. Tin tức nói là cựu tổng thống Ai Cập hiện đang có mặt ở khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh thuộc Hồng Hải.

Khi thông báo tin Tổng Thống Hosni Mubarak từ chức, Phó Tổng Thống Omar Suleiman cũng cho biết một hội đồng quân nhân sẽ được thành lập để điều hành guồng máy lãnh đạo quốc gia, và một cuộc bầu cử tự do, dân chủ, công bằng sẽ được tổ chức vào tháng Chín tới đây. Tuy nhiên cũng có dư luận nói rằng có thể cuộc bầu cử sẽ diễn ra sớm hơn.

Một số nhà quan sát đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại vì không rõ quân đội của Ai Cập sẽ thực hiện bước tiến dân chủ như thế nào. Hiện giờ quân đội đang nằm dưới quyền điều khiển của Thống Chế Mohamed Hussein Tantawi, vị Bộ Trưởng Quốc Phòng thân tín của ông Mubarak.

Ngay chính các viên chức Mỹ hiểu rõ tình hình chính trường Ai Cập cũng nói là Thống Chế Tantawi, 72 tuổi, là người không ủng hộ đổi mới và chủ trương phải có biện pháp mạnh với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Tổ chức này là một trong những tổ chức đối lập bị cấm hoạt động dưới thời Mubarak, nhưng được dự đoán sẽ giữ một vai trò quan trọng trong chính trường tương lai.

Ông Essam el-Erian, phát ngôn viên của tổ chức này nói với hãng thông tấn AFP rằng thành công là thành công của mọi người Ai Cập, đồng thời ngợi khen quân đội đã giữ đúng lời hứa đứng về phía nhân dân.

Tại Washington, Tổng Thống Barack Obama nói rằng dân chúng Ai Cập đã cất tiếng nói bày tỏ quyết định của họ, và việc làm này đã tạo khí thế cho người dân toàn cầu. Nhiều vị dân cử Mỹ cũng đã lên tiếng cho rằng quyết định từ chức của ông Mubarak là quyết định sáng suốt.

Các quan chức Nhà Trắng nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì có thể làm để duy trì mối quan hệ đang có với quân đội Ai Cập, là lực lượng lãnh trách nhiệm duy trì an ninh và ổn định cho quốc gia đến khi một chính phủ dân cử thành hình. Dưới thời ông Mubarak, số tiền Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Ai Cập lên đến 1.3 tỷ dollars.

Tổng thư ký NATO là ông Anders Fogh Rasmussen cũng đưa ra phát biểu mang nội dung tin tưởng Ai Cập sẽ ổn định và cuộc chuyển quyền sẽ diễn ra êm thắm.

Thủ Tướng Đức là bà Angela Merkel thì  nhắc nhở những nhà lãnh đạo tương lai của Ai Cập đừng quên xây dựng hòa bình cho vùng Trung Đông, và tiếp tục tuân thủ bản hiệp ước hòa bình mà Ai Cập đã ký kết với Israel trước đây. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức


Ông Hosni Mubarack đã quyết định rời khỏi chức vụ Tổng thống Ai Cập và chỉ định Hội đồng Quân lực cao cấp điều hành đất nước.

AFP PHOTO/ Al-Masriya TV

Trong một thông báo đọc trên truyền hình hôm 11-2-2011, Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman tuyên bố Tổng thống Hosni Mubarak đã từ chức.

Chiều tối thứ Sáu ngày 11-2-2011, Phó Tổng thống Omar Suleiman loan báo sự kiện này trong một diễn từ ngắn trên đài truyền hình nhà nước.

Hàng chục ngàn người biểu tình ở Quảng Trương Tahir Thủ đô Cairo đã reo hò cuồng nhiệt trước thông tin Tổng thống Hosni Mubarack đã từ chức, rời bỏ quyền lực sau ba thập niên cai trị độc đoán trên đất nứơc Ai Cập.

Ông Mubarack và gia đình hiện có mặt ở Khu nghỉ mát Sharm-el-Shiekh vùng Biển Đỏ.

Đài truyền hình Nhà nước loan báo, ông Mubarack có thể xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với bài diễn văn quan trọng vào tối Thứ Sáu theo giờ địa phương.



Re: Dan Ai Cap hoan ho tin Mubarak tu chuc

Thật vui, khi nghe tin này, chúc mừng, chúc mừng toàn dân Ai Cập.
 
 
In a message dated 2/11/2011 12:45:37 P.M. Eastern Standard Time, lyvanxuan2006@yahoo.de writes:

Dân Ai Cập hoan hô tin Mubarak từ chức

Phó Tổng thống Ai Cập, Omar Suleiman vừa phát biểu trên truyền hình rằng Tổng thống Hosni Mubarak đã quyết định từ chức.

Tin ra lúc 16 giờ chiều giờ (theo giờ châu Âu) khiến đám đông tại Quảng trường Tahrir ở Cairo reo hò mừng rỡ.

Như thế, sau gần ba tuần dân chúng biểu tình, nhà lãnh đạo 82 tuổi phải ra đi sau ba thập niên cầm quyền liên tục.

Nhưng chừng 300 người đã thiệt mạng trong đợt biểu tình khi phe an ninh dùng vũ khí ngăn chặn họ và phe ủng hộ Mubarak cũng xuống đường.

Tin sau đó nói ông Mubarak đã rời phủ tổng thống ở thủ đô đến trú ngụ tại khu nghỉ mát Sharm El-Sheikh bên bờ Hồng Hải.

Trước đó, sau lãnh đạo Hoa Kỳ, Thủ tướng Đan Mạch là lãnh đạo từ Liên hiệp châu Âu đầu tiên công khai đề nghị ông Hosni Mubarak từ chức tổng thống Ai Cập trong lúc làn sóng biểu tình vẫn tiếp diễn ở Cairo.

Ông Lars Loekke Rasmussen phát biểu trong ngày thứ Sáu 11/2 tại Copenhagen, nói rằng ông Mubarak "đã thuộc về lịch sử".

Lãnh đ̣ạo Đan Mạch phê phán "sự ngoan cố" của ông Mubarak khi Tổng thống Ai Cập lên truyền hình tối qua, thứ Năm, nói ông sẽ không từ chức.

Ông Mubarak đồng ý chuyển giao quyền lực nhưng không từ chức trước tháng 9 năm nay.

Phát biểu của một lãnh đạo EU được cho là dấu hiệu Liên minh 27 nước châu Âu nay thay đổi quan điểm, từ chỗ quan sát đến có thái độ chủ động về diễn biến tại Ai Cập.

Sức ép từ trong lẫn ngoài

Trong bài diễn văn dành cho quốc dân đồng bào tối thứ Năm, tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nhắc lại kế hoạch tại vị cho đến cuộc bầu cử tháng Chín. Cạnh đó nói thêm, ông sẽ chuyển giao bớt quyền lực.

Người biểu tình ở Quảng trường Tahrir phản ứng giận dữ trước phát biểu của ông Mubarak.

Hoa Kỳ, qua lời tổng thống Obama nói: "Người dân Ai Cập được thông báo sẽ có sự bàn giao quyền lực. Hiện chưa ai biết sự chuyển giao này được thực hiện ra sao, có nhanh chóng, toàn diện và thực chất hay không.

"Chính phủ Ai Cập cần trưng ra lộ trình cụ thể, khả tín, và dứt khoát hướng đến dân chủ. Họ chưa tận dụng được cơ hội này," ông Obama nói.

Trong bài phát biểu đọc tối thứ Năm, tổng thống Mubarak nói ông sẽ chuyển giao một số quyền lực cho phó tổng thống Omar Suleiman.

Nay thì chính ông Suleiman chính thức tuyên bố rằng "vì quyền lợi đất nước", ông Mubarak quyết định từ chức.

Phóng viên BBC, Ben Brown tại Cairo cho rằng sự thay đổi này là kết quả của "sức mạnh quần chúng".

Bấm Quý vị bấm vào đây để chia sẻ ý kiến.

Cuộc xuống đường ở Quảng trường Tahrir đã lật đổ ông Mubarak sau 18 ngày đấu tranh

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110211_mubarak_resign.shtml


# Ðã Ð?n Lúc Chúng Ta Ph?i Cùng Ð?ng D?y R?i Ð?ng Bào Oi

 
# Đã Đến Lúc Chúng Ta Phải Cùng Đứng Dậy Rồi Đồng Bào Ơi
"Tôi nói chuyện với các bạn như người cha nói chuyện với các con," Mubarak.

Đúng là giọng điệu của một tên lưu manh độc tài Mubarak, y chang như con cà cuống ... HCM, ai là con của ông ta?  Chính vì ông ta cũng tự xưng "cha gìa dân tộc" đối với người dân Egypt, cái độc tài nó nằm 30 năm ở chỗ lưu manh đó, mà ông Mubarak cũng chẳng biết mình đã lưu manh. 30 năm làm chuyện lưu manh, làm riết rồi tự nhiên chính cá nhân ông ta cũng không biết đó là điều lưu manh.
 
Chế độ CSVN cũng thế, nó cũng lưu manh cái kiểu y chang như tên Mubarak này, bọn cầm quyền độc tài Dũng Trọng Sang nói chung là bọn CS này, cũng hay đưa ra thí dụ "người dân" là con cái của bọn cầm quyền CS.  "Con cái không được chê bố mẹ nghèo, quê hương ta có chùm khế chua, khế thúi cũng ráng mà ăn".  Đấy, đấy là bản chất của những tên độc tài, tự xem mình đứng trên người dân của mình.  Nên nhớ cho, dân chủ là bình đẳng, mọi người dân được xem là bình đẳng với nhau trong việc người dân giao phó cho quyền lực, hôm nay anh cầm quyền, ngày mai anh xuống chức thì tới phiên tui nếu được giao phó, anh không thể ví như làm "cha mẹ" tui, rồi suốt đời cầm quyền, hay mỗi khi anh cầm quyền.  Đó cũng là thái độ lưu manh của Hồ Chí Minh khi tự xưng mình là "cha gìa dân tộc", rồi truyền xuống cho cho bọn cầm quyền trong mấy chục năm qua, và tiếp tục kéo dài cho đến hiện tại.
 
Với làn sóng dân chủ đang trào dâng tại các quốc gia như Tunisia, tại Ai Cập, Jordan, Yemen, Algeria, Albania... để chống lại và giựt sập các thể chế độc tài, bắt buộc trào lưu đó nó phải ảnh hưởng đến với đất nước Việt Nam.  Dân tộc Tunisia, dân tộc Ai Cập làm được, dân tộc Việt Nam phải làm được.  Chúng ta cùng đẩy mạnh thêm nữa việc chuyển lửa đấu tranh đòi dân chủ của thế giới về Việt Nam, bằng emails, bằng Facebook, bằng Multiply, bằng Twitter, bằng Paltalk, hay bằng bất cứ phương tiện internet nào, để đồng bào ta thấy được sức mạnh của toàn dân như một.  Coi như chúng ta đã chứng nghiệm được sự thành công tại Tunisia, tại Ai Cập, thì chúng ta phải làm cho bằng được với tất cả sức lực của mình.
 
Phải biết rằng sự sụp đổ của chế độ CSVN chỉ còn là thời gian.  Hiện tại, sau Tết, vật gía vẫn tiếp tục gia tăng chóng mặt vì lạm phát phi mã.  Một chế độ cầm quyền để xảy ra lạm phát phi mã chính là chế độ đó đã ăn cướp đi đồng tiền xương máu của người dân.  Thêm nữa, theo tin tức từ Bộ Trưởng Kế Hoạch Và Đầu Tư Võ Hồng Phúc, báo cáo về ngoại hối của quốc gia chỉ còn khoảng 10 tỉ đô la, nhưng điều cũng rất khó tin.  Nếu thế, tại sao không trả nổi 60 triệu đô cho ngân hàng Credit Suisse và 25 triệu cho Natixis, vì Vinashin là tập đoàn quốc doanh của Nhà nước.  Theo Skynet Finance (*1), trong năm 2009, việt nam thâm thủng mậu dịch 12.2 tỉ, nhưng trong qúy 1 của năm 2010, thâm thủng đã lên đến 3.6 tỉ, vậy theo dự đoán, 4 qúy của năm 2010 lên đến 14.4 tỉ, hoặc cao hơn nữa.  Nếu thật sự còn 10 tỉ, giỏi lắm là trang trải được cho 2 qúy = 6 tháng là cao tay.  Cuối tháng 6 là khánh tận. đất nước không còn tiền để điều hành kinh tế xuất nhập cảng, phải vay mượn ai đây?  Khi mà các cơ sở tài chánh như Moody's, Fitch, Standard & Poor đã đánh gía tín dụng của VN rất thấp thì làm sao vay mượn được.  Còn nếu vay mượn được, tiền lãi xuất phải chịu thật cao.  Lãi mẹ đẻ lãi con thì làm sao mà trả nỗi.  Theo trang http://vietnameconomy.vn  "Tính tới thời điểm 16h40 ngày 12/10/2010 theo giờ Việt Nam, số nợ công toàn cầu được hiển thị trên đồng hồ nợ công trên The Economist đạt mức 39.942.437.066.497 (gần 40 nghìn tỷ USD). Đồng hồ nợ này đang liên tục quay theo chiều tăng, cho thấy mức nợ công của toàn thế giới đang không ngừng tăng lên." (*2).   Đất nước VN giàu có tài nguyên thiên nhiên, con người Việt Nam lại thông minh, hiếu học, và giàu có nếu được đi ra khỏi Việt Nam, vậy tại sao VN phải mắc nợ thế giới 40 tỉ USD ? con số khủng khiếp qúa.  Thêm nữa, tổng cộng người Việt hải ngoại gởi về 8 tỉ đô hàng năm vẫn không đủ trang trải cho túi tham của bọn CS này.  Chúng chỉ biết cai trị dân, phè phỡn trên xương máu của người dân Việt Nam.  Tiền bạc bọn chúng tham nhũng, rồi còn dư thì thuê bọn công an, xã hội đen, đầu gấu để đi rình mò, đánh đập, tông xe các nhà dân chủ.  Chúng ta phải chịu đựng cho đến bao giờ đây, thưa qúy anh chị em ? 
 
Vấn đề thông tin là quan trọng nhất để tạo ra những đột biến, những biến động có tầm cỡ.   Ở Tunisia, một thanh niên tự tử, nhờ những thông báo trên mạng, trên Facebook, trên Twitter, nên người dân có thể cùng đồng loạt xuống đường.  Ở VN, Nhà cầm quyền tồn tại được là nhờ vào việc luôn luôn bưng bít thông tin đấu tranh, biểu tình.  Vì thế, chúng ta cần đẩy mạnh thông tin về trong nước qua emails, Facebook, Twitter, Paltalk, qua điện thoại di động... như những trường hợp dân chúng xuống đường biểu tình tại Tunisia, Ai Cập, Sudan, Yemen, Algeria, Albania...  Người dân trong nước nghe được, sẽ có tác động.  Nếu toàn dân biết được, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng dây chuyền, vì đa số lòng dân giờ đã căm phẫn tột độ rồi.  Đã có quá nhiều trường hợp cho chúng ta thấy, mỗi khi ở nơi đông người, chỉ cần một tiếng tri hô: "Công An đánh dân" là sẽ xấu số cho bọn công an.  Người dân lập tức tụ tập đông lại và những tên công an lúc đó chỉ biết chạy thoát thân mà thôi.  Có qúa nhiều vụ người dân đánh đập công an, đốt xe, lật xe, đốt đồn công an, hay các Ủy Ban Nhân Dân... Điều này cũng chứng tỏ người dân Việt Nam không sợ hãi nhà cầm quyền, mỗi khi có biến động liên quan đến đám đông, tập thể.
 
Muốn giải quyết bài toán Việt Nam, các tổ chức đấu tranh cần lưu ý một số điều:
 
1) Tập trung cuộc biểu tình ngay tại thủ đô Hà Nội, cần chọn địa điểm thích hợp nhất, thuận tiện nhất.
2) Tạo ra những biến động để nắm chắc phần chủ động.  Chủ động ở đây là hoạch định tất cả những kế sách làm cho cuộc biểu tình đông đảo người dân tham dự, cùng những dự trù dài hạn, đi đến dứt điểm.
3) Móc nối với một số công an và một số bộ đội để tiếp tay tiếp sức và bảo vệ thành qủa cho cuộc biểu tình.
4) Nếu  linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt lại vào ngày 13/5/2011 này, chúng ta có thể  thực hiện những cuộc biểu tình đòi thả ngay linh mục Lý và nếu có thể đòi thả luôn tất cả các nhà dân chủ đang bị giam cầm vì đây là cuộc biểu tình chính đáng.   Chúng ta cùng đấu tranh cho một linh mục yêu nước bất khuất và chúng ta không muốn linh mục Lý phải bị mất mạng trong nhà tù CS, vì vừa qua, linh mục Lý đã để lại Bản Di Chúc Số 1, được trích đoạn: "Khi bạo quyền bắt, tôi sẽ uyệt thực vô thời hạn liên tục nhiều đợt nối tiếp nhau và khước từ mọi điều trị của bạo quyền CS."   Điều này có nghĩa là linh mục Lý đã chấp nhận cái chết, một khi bi bắt giam.  Bản di chúc này được xem gần như là một bản Tuyệt Mạng Thư, thách đố sự bắt giam của Hà Nội vào ngày 15/3/2011 sắp tới này.  Đây là việc làm chính đáng, bạo quyền cũng không có cớ mà bắt giam, hoặc xử nặng với chúng ta.
 
Đây là trường hợp vô cùng khó khăn của bạo quyền Hà Nội, gọi là "tiến thoái lưỡng nan".
  Bắt linh mục Lý vào tù có lẽ sẽ làm bùng nổ ngọn lửa đấu tranh lan nhanh hơn bao giờ hết, chưa nói đến việc bạo quyền Hà Nội sẽ bị lên án bởi toàn thể nhân loại yêu chuộng tự do, dân chủ, hòa bình.  Còn Hà Nội không bắt giam, có lẽ tiến trình cuộc giải thể chế độ CS này sẽ chậm hơn, nhưng không kém phần quyết liệt và hấp dẫn vì có sự hiện diện của linh mục Lý, bảo đảm chế độ CS này sẽ ăn không ngon và ngủ không yên. 
 
Có người nói, chờ đi, hãy chờ cho dân tộc Trung Hoa đứng lên giật sập chế độ Tàu Cộng, rồi tự nhiên VC cũng sụp đổ tương tự.  Rồi cũng có những bài sấm, những lời tiên tri của môt vài dị nhân nào đó cho rằng chế độ CS sẽ sụp đổ năm 2012 hoặc 2014.  Những điều này chẳng khác gì chờ sung rụng, chẳng khác nào tiếp sức, hay mua thêm thời gian cho bạo quyền VC củng cố quyền lực.  Hãy lấy sức của chính mình, sức của toàn dân ta.  Đã đến lúc chúng ta phải cùng đứng dậy rồi đồng bào ơi.  Há dân tộc chúng ta thua kém dân tộc Tunisia, dân tộc Ai Cập? 100 lần không, 1000 lần không, dân tộc Việt Nam kiêu hùng, bất khuất

Ngày 11 tháng 2 năm 2011
Xin phổ biến tự do
 
PS:
(*1)
(*2)
 
In a message dated 2/11/2011 12:58:32 A.M. Eastern Standard Time, dongtran.vktn@gmail.com writes:
 

Tổng thống Mubarak sắp từ chức?

Hot news: 7:30PM (giờ New York, 2:20 sáng 11/02 tại Cairo)

Hơn 2.000 người đã vây quanh Dinh Tổng thống tại Cairo.

DCVOnline - Tin nóng

CAIRO (Egypt) – Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011. Ngày thứ 17 dân chúng Egypt về công trường Giải phóng (Tahrir) ở Cairo đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức để Ai Cập bắt đầu tiến trình chuyển đổi sang xã hội dân chủ thực sự.

Description: http://184.73.254.98/images/022011/tahrir.jpg

Quảng trường Tahrir (Cairo, Egypt)
Nguồn: worldblog.msnbc.msn.com


Theo tin CBC News, trong thời vài giờ nữa, Tổng thống Mubarak sẽ tuyên bố từ chức, và thỏa mãn những yêu cầu của dân chúng Ai Cập biểu tình từ 17 ngày qua tại thủ đô Cairo. Đại diện của tổ chức Muslim Brotherhood cho hay tổ chức này sẽ đưa ứng củ viên vào cuộc tổng tuyển cử tự do trong tương lai nhưng sẽ không đưa người tranh cử Tổng thống Ai Cập.

Trong 17 ngày qua, kinh tế Ai Cập bị thiệt hại nặng nề; nhiều công ty đa quốc gia đã đóng cửa, tạm ngưng hoạt động; lượng tàu và hàng hóa vào kinh Suez đã giảm thiểu. Thiệt hại thực tế ước lượng được là 310 triệu đô la mỗi ngày.

Tổng thống Obama trong một diễn văn ở Northern Michigan University, Marquette hôm nay cho biết Hoa Kỳ sẽ hết sức yểm trợ cuộc chuyển đổi sang nền dân chủ thực sự ở Egypt.

Bức tường Berlin 1989, công trường Tahrir 2011 là niềm tin của dân chúng ở Cairo và nhiều nơi khác trên toàn thế giới.




TT Hosni Mubarak chưa từ chức
3:45PM (giờ New York, 10:45 tối tại Cairo)


"Tôi hãnh diện vì các bạn, những người đang ở quảng trường Giải Phóng đòi thay đổi xã hội." "Tôi sẽ không tranh cử Tổng thống trong kỳ tranh cử sắp tới."

TT Mubarak hứa sẽ có một cuộc chuyển đổi, trao quyền sang dân chủ trong hòa bình và nêu lên yêu cầu cần có một lộ trình dân chủ rõ ràng cùng một ủy ban tu chính hiến pháp - 6 điều khoản cân thay đổi.

"Cuộc đối thoại trên toàn quốc đã bắt đầu để cùng nhau dựng lại lòng tin. Quan trọng là Egypt chứ không phải là Mubarak." "Tôi sẽ không khấu đâu trước áp lực từ bên ngoài."

"Chúng ta phải tái lập an ninh cho toàn dân Ai Cập." Ai Cập trên hết." "Tôi sẽ không rời Egypt và sẽ chết tại quê hương."

"Tôi nói chuyện với các bạn như người cha nói chuyện với các con," Mubarak.

"Tôi cũng đã nghĩ đến việc trao quyên lại cho Phó Tổng Thống."

Hosni Mubarak xác định, đặc biệt với với dân chúng ở quảng trường Tahrir, ông vẫn là Tổng thống Ai Cập.

Dân chúng tại Tahrir chuyển từ vui mừng khi TT Mubarak lên đài truyền hình sang giận dữ khi TT Mubarak chấm dứt bài diễn văn. Tiếng hô vang ở quảng trường và 8 bloc đường chung quanh (khoảng 250.000 người) "Mubark hãy đi đi!"

4:30PM (giờ New York, 11:20 tối tại Cairo) Phó TT Omar Suleiman yêu cầu dân chúng đang biểu tình về nhà và đi làm trở lại.

Description: http://184.73.254.98/images/022011/tahrir1.jpg

Quảng trường Tahrir (tối ngày 10/02/2011)
Nguồn: ninemsn.com.au


Description: http://184.73.254.98/images/022011/tahrir2.jpg

Quảng trường Tahrir - Thiếu nhi Ai Cập
Nguồn: cbc.ca/Tara Todras-Whitehill/Associated Press




© DCVOnline




Sent by DONG TRAN

Email: dongtran.vktn@gmail.com

VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

Web: www.vktnvn.com

Ph: (+1) 714 982 9300 (USA) 

       (+61) 403 578 467 (Australia)