Tuesday, November 23, 2010

"Xin" dân 7 triệu vì "tội" ăn cháo quên mang giấy tờ

Vừa húp vội được bát cháo, anh Khánh và anh Ngọc bất ngờ bị một nhóm người (khoảng 6 người) tự xưng là công an đến "hỏi thăm". Khi biết anh Khánh không mang giấy tờ tùy thân, nhóm người này đưa 2 anh về trụ sở công an thị trấn Tào Xuyên và bị "xin" mất 7,5 triệu đồng trước khi cho về.

Lá đơn tường trình của anh Khánh 

Bát cháo "giá" bạc triệu

Theo đơn của anh Vương Quốc Khánh (trú tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) gửi đến chúng tôi, khoảng 4h ngày 7/11, anh đến thị trấn Tào Xuyên, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá để cắt thuốc Nam tại nhà bà Trương Thị Mạn, 70 tuổi. Khi đến nơi, anh Khánh có rủ anh Phan Đình Ngọc, là con trai bà Mạn đi ra quán cháo gần nhà để ăn sáng. 

Khi đang ăn thì có 1 người đàn ông dường như trong trạng thái chuếnh choáng hơi men, tự xưng là công an đến yêu cầu anh Khánh xuất trình giấy tờ tùy thân. Vì đi vội ra cắt thuốc chữa bệnh rồi về, nên anh Khánh không mang theo CMND. 

Ngay lập tức, người đàn ông này gọi thêm 5 người khác đến và áp tải 2 người về trụ sở công an thị trấn Tào Xuyên. Theo tường trình của anh Khánh, ngay tại đây, ông Lê Quang Long – Phó công an thị trấn đã cho khám người anh Khánh và lấy đi 4,5 triệu đồng với lí do anh Khánh không mang theo giấy tờ tuỳ thân nhưng không lập biên bản thu tiền.

Chưa hết, cũng theo anh Khánh, bên ngoài trụ sở công an thị trấn Tào Xuyên, ông Dương Công Thịnh là công an viên thị trấn cũng yêu cầu anh Ngọc phải đưa thêm 3 triệu đồng nữa. Nếu không sẽ đưa anh Khánh lên công an huyện tạm giam. 

Vì sợ anh Khánh đang bị bệnh, sức khoẻ yếu không chịu nổi bị giam giữ nên anh Ngọc đã xin về nhà lấy tiền và đưa cho công an viên Dương Công Thịnh 3 triệu đồng ngay tại cổng nhà mình. Sau đó, 2 người được tha cho về.

Bà Mạn xác nhận: "Anh Khánh hiện đang bị bệnh u hạch dây trên cổ, tình trạng sức khoẻ rất yếu và đang phải uống thuốc Nam của bà Mạn. Đích thân bà phải đi vay nóng 3 triệu đồng để anh Ngọc đưa cho công an".

Anh Khánh và bà Mạn đang kể lại vụ việc 

Cũng theo bà Mạn, ngay sau khi khi PV nhận được đơn của anh Khánh, công an huyện Hoằng Hoá đã cho gọi bà Mạn, anh Khánh và anh Ngọc lên công an huyện giải quyết. Anh Ngọc cho biết: "Anh Dương Công Thịnh đã gọi 2 mẹ con tôi vào một phòng kín rồi trả lại tiền và xin tha tội".

Bà Mạn xác nhận đã nhận lại được số tiền 3 triệu đồng từ tay công an Thịnh mà không thấy công an huyện Hoằng Hoá trả lại. 

"Mong các anh bỏ qua cho…"

Trong cuộc làm việc với phóng viên, ông Hoàng Ngọc Liên - Trưởng công an huyện Hoằng Hoá sau một hồi thoái thác trả lời PV, đã cho biết một cách chung chung: "Cám ơn các anh đã có sự phản ánh để giúp chúng tôi trong quá trình xử lí cán bộ. Chúng tôi sẽ xác định làm rõ vấn đề rồi có kết luận sau".

Quay về trụ sở công an thị trấn Tào Xuyên, ông Dương Văn Thái - Trưởng công an thị trấn Tào Xuyên thừa nhận: "Sự việc ông Lê Quang Long – Phó công an thị trấn và ông Dương Công Thịnh lấy tiền của anh Khánh và anh Ngọc tổng cả 7,5 triệu đồng một cách không giấy tờ gì tại trụ sở công an thị trấn là có thật. Về phía công an huyện đã yêu cầu anh Thịnh trả lại tiền cho anh Ngọc. Công an thị trấn đã yêu cầu anh Long đem tiền xuống nhà bà Mạn, nơi anh Khánh đang cắt thuốc tại đó để trả lại tiền và xin lỗi".

Ông Đinh Văn Thái - Trưởng Công an thị trấn Tào Xuyên làm việc với PV 

Ông Thái cho biết thêm, "Việc mấy anh công an này làm là sai rồi. Các anh đó hiểu biết chưa được nhiều, các anh thông cảm bỏ qua cho (!?)".

Đề cập đến hướng xử lí kỉ luật, ông Thái chỉ cho biết: "Sẽ cho anh Long trả lại số tiền và xin lỗi người bị hại. Sau đó, sẽ kiểm điểm, báo cáo Đảng uỷ chính quyền về việc làm sai trái của anh Long!".

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc diễn biến mới của vụ việc.

Theo Công Sơn (VTC News)

Chuyển sà lan, phát hiện thêm 5 vật thể là bom


23/11/2010 22:21:32

Chiều 23/11, trong quá trình bơm cát từ sà lan (biển số CT 05819) vào kho chứa vật liệu, công nhân của doanh nghiệp vật liệu xây dựng Bảy Bảnh (tại khu vực 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) lại phát hiện thêm 5 vật thể được nghi là bom Mỹ sót lại sau chiến tranh. 

TIN LIÊN QUAN

Nhiều công nhân có mặt trên sà lan khẳng định, 3 vật thể được cho là bom có ghi năm 1967 và 2 vật thể còn lại bị chìm dưới nước trong lòng sà lan được cho là 2 đầu đạn M79 có màu vàng.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, đây là quả bom của Mỹ còn sót lại sau chiến tranh.

Trước đó, cũng trên chiếc sà lan chở cát của doanh nghiệp này, những người công nhân làm việc trên sà lan cũng đã phát hiện quả bom nặng khoảng 300 kg, có 2 ngòi nổ chính và 1 ngòi nổ phụ với chiều dài của quả bom khoảng 2m.

Qủa bom cũng được phát hiện khi công nhân đang bơm cát từ sà lan lên kho chứa và hiện quả bom vẫn nằm trên sà lan vì chưa được cơ quan chức năng xử lý, tiêu hủy. 

Theo ông Lê Văn Bảnh, chủ sà lan (ngụ tại Phường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) cho biết, số cát trên sà lan phát hiện có bom do ông mua từ các điểm khai thác cát ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, rồi vận chuyển về Cần Thơ. 

Theo TTXVN, sau khi vận chuyển về Cần Thơ, sà lan cập sát mé sông Cần Thơ dưới chân cầu Hưng Lợi (thuộc phường Hưng Thanh, Quận Cái Răng) rồi hút cát lên kho chứa để cung ứng cho các công trình xây dựng. 

Hiện chiếc sà la chở cát CT 05819 chứa 1 quả bom khoảng 300 kg và hiện phát hiện thêm 5 vật thể được nghi là bom Mỹ còn sót lại sau chiến tranh đang neo đậu sát khu dân cư phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng và dưới chân cầu Hưng Lợi. 

T.Sang


"Bộ trưởng ơi! Tôi nằm hành lang còn hơn ghép giường!"


23/11/2010 11:47:44

"Bề ngang chiếc giường khoảng 8 tấc, mà có tới 3 - 4 cháu nằm cùng, chật chội, trẻ con quấy khóc… tôi đành ôm con ra hành lang nằm".

TIN LIÊN QUAN

Sau buổi đăng đàn của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu hôm 22/11 với câu chuyện kinh niên của ngành y tế: Ghép giường, quá tải!, PV Bee.net.vn đã quay trở lại các bệnh viện – nơi mà các bệnh nhân đang gánh nỗi đau bệnh tật, nhưng vẫn phải chịu thêm nhiều chuyện phiền toái vì bệnh viện quá tải.

Ôm con nằm hành lang còn hơn nằm ghép giường!

Thống kê mới đây của Khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, trung bình mỗi bác sĩ khám cho 50 bệnh nhân/ngày, thậm chí có khi lên đến100 bệnh nhân/ngày.

BS Hoàng Minh Anh, phòng Kế hoạch Tổng hợp, Viện Mắt TƯ thì cho hay: theo quy định của Bộ Y tế, mỗi bệnh nhân phải được thăm khám trong thời gian 10 phút nhưng trên thực tế, mỗi bệnh nhân chỉ được khám trong khoảng 3 phút.

Tương tự, tại Viện Nhi TƯ, trung bình mỗi bác sĩ phòng khám phải khám chữa bệnh cho 100-120 trẻ trong khi trên lý thuyết, để công tác khám chữa bệnh đạt chất lượng thì mỗi bác sĩ chỉ có thể khám từ 15-25 bệnh nhân/ngày.

Hàng trăm phụ huynh ôm con xếp hàng chờ vào khám bệnh. Ảnh: Bee
Hàng trăm phụ huynh ôm con xếp hàng chờ vào khám bệnh. Ảnh: Bee

Từ Thái Bình, vượt 100km đưa con xuống Hà Nội nhập viện Nhi TƯ, chị Nguyễn Thị Hiền xót xa: "Bề ngang chiếc giường khoảng 8 tấc, mà có tới 3 - 4 cháu nằm cùng, chật chội, trẻ con quấy khóc… tôi đành ôm con ra hành lang nằm".

Dạo qua một số bệnh viện khác như Xanh Pôn, Đống Đa, Thanh Nhàn… ta đều bắt gặp nhiều chiếc giường bạt được xếp song song nhau kéo dài hành lang khu vực nội trú đã bịt kín cả lối đi.

Đi toilet mà không đeo khẩu trang thì có khi… ngất!

Kèm theo việc quá tải này là rất nhiều hệ huy, trong đó, không thể không nhắc đến việc vệ sinh bệnh viện. Một phòng có 4 giường, trung bình 2 người/giường, tính cả những người nằm ngoài hành lang, người nhà phục vụ bệnh nhân… thì cũng phải 20 người chung một cái toilet.

Anh Nguyễn Thanh Tùng (Ngã Tư Sở, Hà Nội) đang nằm điều trị tại Viện Các bệnh Nhiệt đới và Truyền Nhiễm QG phàn nàn: Đi toilet không đeo khẩu trang, có khi… ngất trong đó.

Và có lẽ, việc phức tạp, rắc rối, thiếu khoa học trong thủ tục hành chính cũng là nguyên nhân khiến bệnh viện đã quá tải lại càng thêm quá tải!

Toilet kinh hoàng nằm ngay cạnh phòng bệnh nhân. Ảnh: Bee
Toilet kinh hoàng nằm ngay cạnh phòng bệnh nhân. Ảnh: Bee

 

Em Nguyễn Minh Ngọc (18 tuổi, Tôn Đức Thắng, Hà Nội) bị sốt xuất huyết, hàng ngày phải đến BV Xanh Pôn để thử máu và kiểm tra tiểu cầu thường xuyên. Em cho biết: 7 ngày liền, em đến xếp hàng từ 7h30 sáng nhưng đến tận 9h kém mới đến lượt khám.

Đã thế, bác sĩ chỉ hỏi thăm hỏi bệnh tình qua loa (khoảng 3 phút) rồi lại bảo em sang phòng khác xếp hàng thử máu. Em lại tiếp tục xếp hàng 1 tiếng đồng hồ nữa mới đến lượt.

Bà Bùi Thị Hiền, phụ huynh em Ngọc xót xa: Tôi chỉ sợ cháu nó xếp hàng lâu thế này mà ngất ra đấy thì nguy!

Xếp hàng thì rõ lâu mà bác sĩ khám và kê đơn chỉ có 3 phút, liệu chất lượng khám chữa bệnh có đảm bảo – Bà Hiền tỏ ra lo lắng.

Không chỉ có em Ngọc phải xếp hàng khám bệnh, phụ huynh của em cũng hơn một lần phải xếp hàng: Một lần xếp hàng đăng ký khám bệnh cho con, một lần xếp hàng thanh toán viện phí theo BHYT.

Chọn tuyến khám bệnh: Phải có chế tài chứ không dừng ở khuyên ngăn

Theo quy định mới của Luật BHYT, bệnh nhân được quyền khám trái tuyến, nhưng phải thanh toán 30% ở bệnh viện hạng 3, 50% ở bệnh viện hạng 2 và 70% ở bệnh viện hạng 1.

Chúng tôi đưa ra quy định này vì tâm lý người bệnh chỉ muốn lên trung ương khám, muốn lên mà ngành y tế không cho phép thì áy náy, khó xử – bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho hay.

Hay tin về quy định mới trên, chị Lã Thị Phương Dung (Hải Phòng) đang điều trị tại viện Mắt TƯ mừng ra mặt: Nếu Bảo hiểm chi trả thì tội gì không lên tuyến trên chữa bệnh. Tuy xa một chút nhưng khám chữa bệnh yên tâm hơn.

Bệnh nhân nằm chen chúc 3 người/giường. Ảnh: Bee
Bệnh nhân nằm chen chúc 3 người/giường. Ảnh: Bee

Tâm lí của chị Dung cũng là tâm lí của rất nhiều người dân ngoại tỉnh. Thế nhưng, phải thấy rằng, ngay cả khi người dân phải thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh trái tuyến thì những bệnh viện tuyến trên đã quá tải, huống chi với quy định mới này, việc quá tải e sẽ càng trở nên trầm trọng hơn!

Để tránh tình trạng vượt tuyến, BS Trần Thị Kim Oanh, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân đã cho rằng, với những bệnh thông thường, tuyến trên cần mạnh dạn từ chối và vận động người dân về tuyến dưới.

Cũng đề cập đến vấn đề này, ông Phạm Trí Dũng, chuyên gia về vấn đề BHYT, ĐH Y tế Cộng đồng Hà Nội cho rằng, chúng ta phải có chế tài nhất định chứ không chỉ dừng ở việc khuyên ngăn.

Thiện An


Bộ trưởng Đầu tư: 'Quốc hội cũng có lỗi về Vinashin'


Khẳng định Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm tốt vai trò tham mưu thí điểm mô hình tập đoàn Nhà nước, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khi bị chất vấn trách nhiệm về Vinashin đã nói thẳng cả Chính phủ và Quốc hội cũng có lỗi một phần.
>Bộ trưởng Vũ Văn Ninh bị chất vấn trách nhiệm về Vinashin

Câu chuyện Vinashin khiến ngày chất vấn thứ hai của Quốc hội trở nên sôi nổi, khi 3 bộ trưởng và cả Phó thủ tướng thường trực cùng tham gia giải trình. Đại diện cơ quan chủ quản, Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng giải trình các vấn đề chung về quản lý nhà nước với Vinashin. Từ góc độ của cơ quan quản lý tài chính quốc gia, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh giải trình về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc không nằm trong danh sách đăng đàn kỳ này, chiều 23/11, ông cùng tham gia với Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng giải trình về trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ về mô hình tập đoàn Nhà nước cũng như việc quản lý với tập đoàn Vinashin.

Với thái độ khá thẳng thắn, rành rọt, không vòng vo, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định theo phân cấp nhiệm vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ có vai trò tham mưu cho Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển của Vinashin. "Đối với việc làm tham mưu cho Chính phủ thì chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ, phải khẳng định như vậy, bởi vì những văn bản mà chúng tôi tham mưu, nếu đọc lại đến bây giờ mà nói thì hoàn toàn đúng với các tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị ", ông Phúc khẳng định.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khá thẳng thắn trong các phiên chất vấn dù chuẩn bị từ trước hay bất ngờ. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo ông, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 ra đời quy định rất rõ chức năng nhiệm vụ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng như vai trò của Hội đồng quản trị, tổng giám đốc. Trong đó, tập đoàn tự huy động vốn, sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm. Nói chung, vai trò và quyền hạn của tập đoàn là khá lớn. Các bộ ngành chỉ có vai trò trách nhiệm giám sát quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ.

"Báo cáo với Quốc hội là Bộ Kế hoạch và đầu tư đã làm tròn nhiệm vụ của mình trong vấn đề Vinashin. Chúng tôi không có một trách nhiệm gì để mà phải chịu trách nhiệm như đại biểu yêu cầu", ông Phúc nhắc lại quan điểm của mình.

Theo ông, doanh nghiệp hoạt động và được điều chỉnh bởi Luật do Chính phủ xây dựng trình và được Quốc hội thông qua. Tại thời điểm đó, mô hình tập đoàn thí điểm, các quy định cũng thí điểm. Do vậy, nếu nói các quy định trong đó sai tức là nói quy định sai, vậy Ban soạn thảo cũng có trách nhiệm, suy rộng ra, các đại biểu bấm nút thông qua thì cũng chịu một phần trách nhiệm.

"Tôi từng góp ý về cách làm Luật của chúng ta, thường thảo luận ở tổ, tại hội trường rồi bấm nút thông qua, mà không có cơ hội cho Chính phủ, cơ quan soạn thảo có cơ hội trình bày lại quan điểm của mình", ông Phúc nói.

Phần phát biểu của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khiến cả hội trường cười ồ khi nói rằng: "Có người nói với tôi rằng: 'Anh Phúc ơi, chúng ta chẳng khác nào 'đười ươi giữ ống' khi chẳng có quyền hành gì'". Nói như vậy, tức là quyền hành tập trung trong hội đồng quản trị, tổng giám đốc tập đoàn.

Dù phủ nhận trách nhiệm của mình trong vấn đề Vinashin, song ông Phúc cho rằng vụ "đắm tàu" này cũng là bài học đau đớn mà không chỉ Chính phủ, các bộ ngành mà bản thân mỗi đại biểu Quốc hội cũng cần rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, Nguyễn Văn Thuận - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Quốc hội thẳng thừng phản bác Bộ trưởng Phúc. Ông cho rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ về việc thí điểm mô hình tập đoàn, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng xây dựng chiến lược nên không thể vô can. "Nếu nói như Bộ trưởng Phúc thì lỗi đổ hết cho Ủy ban Thường vụ. Như vậy là không ổn", ông Thuận nói.

Theo ông trong diễn đàn quan trọng này cần phải ngồi lại với nhau bình tĩnh giải trình từng vấn đề cho thấu tình đạt lý. Không thể đổ lỗi cho Ủy ban Thường vụ vì các bộ ngành chủ trì và xây dựng Luật dưới dự hậu thuẫn của Chính phủ. "Cái gì chưa rõ thì cần phải báo cáo để chỉnh sửa, Bộ trưởng nói như vậy là võ đoán, dân không hiểu lại cho rằng lỗi của Ủy ban", ông Thuận nói thêm.

Cuối buổi chất vấn chiều 23/11, với tư cách Trưởng ban Tái cơ cấu Vinashin, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng được mời lên "nói cho rõ". Ông tận dụng tối đa 15 phút mà chủ tọa cho phép để nói lại lịch sử hình thành Vinashin, những tiềm năng, cơ hội của ngành đóng tàu và cả khó khăn, trở ngại đối với quá trình phát triển của con tàu khổng lồ này. Ông cho biết quá trình tái cơ cấu Vinashin đã được tiến hành từ nhiều năm trước, chứ không phải chờ cho đến khi dư luận lên tiếng.

"Năm nay Vinashin tiếp tục lỗ, sang năm sẽ lỗ ít nếu làm tốt, quản trị tốt, năm 2012 sẽ bớt lỗ hoặc hòa vốn trả nợ. Sang năm 2013-2014 có thể có lãi", Phó Thủ tướng tin tưởng.

Liên quan đến vấn đề trách nhiệm trong vụ Vinashin, ông Hùng cho biết việc kiểm điểm trách nhiệm đang được thực hiện một cách nghiêm túc từ người đứng đầu Chính phủ, các Phó Thủ tướng, bộ ngành, tổng công ty. "Kết quả kiểm điểm công khai trước công luận. Việc tái cơ cấu chúng ta làm trong 3-4 năm và không đơn giản nên chúng tôi không chủ quan", Phó Thủ tướng cho biết thêm.

Đánh giá phần chất vấn buổi chiều, sôi nổi có chiều sâu với những vấn đề liên quan đến sự vụ Vinashin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Chúng ta chờ đợt và đặt niềm tin và kỳ họp này rằng các bài học kinh nghiệm sẽ được rút ra và khắc phục được tình trạng Vinashin trong thời gian tới".

Ông Trọng cho rằng phần trình bày của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chi tiết và quyết liệt trong vấn đề tái cơ cấu Vinashin. "Nếu làm được như vậy thì tốt, nhưng hiện tại vẫn chỉ là nếu. Còn kết quả thế nào chúng ta vẫn còn phải chờ và hy vọng", ông Trọng nhấn mạnh.

Hồng Anh


Cuộc đấu giá từ thiện bị biến thành trò đùa


Thứ ba, 23/11/2010, 21:40 GMT+7


12 ngày sau khi công bố bức tranh đá quý, viên rubi nặng 10 kg, chiếc trống đồng, được nhiều nhà hảo tâm chịu mua với giá hàng chục tỷ đồng ủng hộ miền Trung, chiều 23/12, Hội Chữ thập đỏ TP HCM cho biết họ đã bị lừa.
>Đấu giá từ thiện đá ruby khổng lồ ủng hộ dân vùng lũ/Bộ linh vật do Ngọc Hân đại diện thu gần 48 tỷ đồng

Bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP HCM, chia sẻ, dù đã có kinh nghiệm trong việc bán đấu giá gây quỹ từ thiện, là rằng nhiều lần cũng bị những người giả danh nhà hảo tâm hứa mua vật phẩm giá cao, hoặc hứa ủng hộ tiền thật nhiều rồi sau đó bặt vô âm tín, nhưng chưa lần nào nghiêm trọng như lần này.

Viên đá ruby khổng lồ được đẩy giá lên 11 tỷ đồng. Ảnh: Thiên Chương.
Viên đá ruby khổng lồ được đẩy giá lên 11 tỷ đồng. Ảnh: Thiên Chương.

"Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung", do Công ty Cổ phần đá quý Gia Gia mua bản quyền từ của tập đoàn Thanh Niên Media diễn ra tại khách sạn Queen Plaza, TP HCM đêm 11/11. Sự kiện được đăng ký kỷ lục Việt Nam với việc "Hơn 90 hoa hậu thế giới và doanh nhân cùng có mặt để chung tay làm từ thiện.

Chương trình đã được phát sóng trên các kênh quốc tế như NBC, StarWorld và các kênh truyền hình trong nước.

Bộ Tứ linh (Long - Ly - Quy - Phụng) - tác phẩm nhận giải xuất sắc tại Triển lãm sinh vật cảnh cao cấp toàn quốc trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, có giá đấu khởi điểm là 40 tỷ đồng, chỉ sau vài phút số tiền cho linh vật này tăng dần từ 42 lên 45 rồi dừng lại ở con số 47,9 tỷ đồng. Người thắng cuộc để sở hữu tác phẩm nghệ thuật này là đại diện của Công ty gốm sứ Bảo Long.

Các vật phẩm quý khác gồm chiếc trống đồng kỷ vật 1000 năm Thăng Long được một người xưng tên Lương Đức Hải trả mua với giá thu về 12 tỷ đồng; bức tranh đá quý có chữ ký của khoảng 80 thí sinh Miss Earth một người tên Thanh Bình trả mua mức giá 3 tỷ đồng và viên đá rubi khổng lồ được người tên Phát xưng là đại diện Công ty Bình Điền, Long An mua giá 11 tỷ đồng.

"Tuy nhiên sau đó, chúng tôi liên lạc lại thì người mua bức tranh đá quý và trống đồng đều không bắt máy. Đại diện Công ty Bình Điền thì cho rằng không có cá nhân nào tên đó tham gia đấu giá", bà Nguyễn Thị Huệ nói.

Riêng thất bại giao dịch bộ tứ linh, bà Huệ cho hay, do sau buổi đấu giá, chủ sở hữu của bộ long - lân - quy - phụng tự ý đưa sản phẩm về Lâm Đồng và yêu cầu đơn vị thắng đấu giá phải giao 47,9 tỷ đồng trực tiếp cho họ, sau đó họ muốn quyên góp từ thiện bao nhiêu là quyền của họ nên công ty gốm sứ Bảo Long không đồng ý.

Theo bà Huệ, phía Bảo Long từ chối giao dịch vì hai lý do, thứ nhất: chủ sở hữu của bộ tứ linh đã tự ý đưa sản phẩm đi nơi khác; thứ hai: Bảo Long chỉ giao tiền cho Hội Chữ thập đỏ TP HCM chứ không giao cho chủ của linh vật. "Đại diện Công ty Bảo Long sau đó chỉ đồng ý góp cho Hội 1 tỷ đồng tiền mặt", bà Huệ nói.

Như vậy, tính đến nay, dù đã công bố trên các phương tiện truyền thông số tiền trên lý thuyết có được từ đêm đấu giá là 74 tỷ đồng, Hội Chữ thập đỏ TP HCM chỉ thu được hơn 1 tỷ đồng (bao gồm số tiền 1 tỷ đồng ủng hộ của Bảo Long, 100 triệu đồng của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất và vài triệu đồng của các cá nhân).

Trống đồng được cũng được đồng ý mua giá 12 tỷ đồng.
Trống đồng được cũng được đồng ý mua giá 12 tỷ đồng.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự cố, đại diện ban tổ chức "Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung", ông Đinh Gia Diên, Giám đốc Công ty cổ phần đá quý Gia Gia cho rằng, ban tổ chức đã bị người tham gia đấu giá lừa bằng cách xưng bừa danh tính hoặc dùng số điện thoại giả để gọi đến chương trình.

"Có thể họ lợi dụng chúng tôi để quảng bá thương hiệu, cũng có thể họ xem đây như một trò đùa. Phần khác, người dẫn chương trình do thiếu kinh nghiệm hoặc trong tâm lý muốn bán được giá cao nhất nên bị kẻ xấu lừa", ông Diên nói.

Cũng theo ông Diên, đã có nhiều doanh nghiêp thật mà người đại diện là ông biết mặt, trả giá khá cao nhưng bị những kẻ giả danh trả giá cao hơn để phá hoại. "Chúng tôi đang nhờ luật sư tư vấn và sẽ trình sự việc đến cơ quan công an", ông Diên nói.

"Sự thật là tôi từng nhiều lần bị lừa kiểu này, nhưng đây chính là bài học kinh nghiệm cho những người làm từ thiện, rằng chớ vội mừng và công bố những kết quả có được từ những lời hứa ủng hộ từ thiện", Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP HCM nói.

Thiên Chươn
g


Kiện Sở Giao thông vì để lô cốt ‘mọc rễ’ quá lâu


Thứ ba, 23/11/2010, 15:49 GMT+7


Cho rằng các lô cốt chắn ngữ trước cửa nhà quá lâu gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh và hư hỏng nhà, ông Nguyễn Văn Lang đã đệ đơn kiện Sở GTVT cùng nhà thầu công trình đòi bồi thường hơn 370 triệu đồng.

Theo đơn khởi kiện, từ năm 2001 gia đình ông Lang mở quán ăn tại tư gia là căn nhà mặt tiền đường Hoàng Sa (phường Đa Kao, quận 1) và có thu nhập rất ổn định. Đến tháng 1/2005, nhà thầu xây dựng Tmec & Chec-3 (Trung Quốc) làm một lô cốt sát cửa nhà ông để thi công công trình cống bao giếng S27. Từ đó, việc kinh doanh của quán gặp khó khăn.

Đúng 2 năm sau, lô cốt kia được phá bỏ. Chưa kịp mừng vì "thoát nạn" thì một lô cốt khác lại mọc lên và án ngữ trước cửa nhà ông Lang đến tận cuối năm 2009.

Ông Nguyễn Văn Lang: "Nếu thua là pháp luật thua chứ không phải tôi thua". Ảnh: Vũ Mai.

Theo "khổ chủ", trong suốt thời gian (42 tháng) do các lô cốt "mọc rễ" trước cổng nhà, gia đình ông đã bị thất thu mỗi tháng 6 triệu đồng từ việc kinh doanh quán ăn. Quá trình xây dựng tuyến cống bao giếng S27 còn khiến nhà của ông Lang bị lún, nứt, thiệt hại khoảng 120 triệu đồng.

Về vấn đề này, Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TP HCM và chính quyền địa phương đã nhiều lần mời nhà thầu và ông Lang đến thương lượng. Tuy nhiên, tại các lần làm việc, phía Tmec & Chec-3 cho rằng nhà của ông Lang bị hư hỏng là do… nằm gần bờ kênh nên chỉ đồng ý "đền" 8 triệu đồng, rồi tăng lên 31 triệu đồng.

Quá bức xúc trước "thiệt hại đơn, thiệt hại kép", gia đình ông Lang đã khởi kiện vụ việc ra tòa, yêu cầu Sở GTVT TP HCM (chủ đầu tư công trình), Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và nhà thầu Tmec & Chec-3 phải liên đới bồi thường thiệt hại tổng cộng hơn 370 triệu đồng.

Ông Lang và các luật sư sau buổi làm việc sáng nay. Ảnh: Vũ Mai.
Ông Lang lạc quan cho biết sẽ theo đuổi vụ kiện tới cùng. Ảnh: Vũ Mai.

Hôm nay, TAND TP HCM đã tiến hành buổi hòa giải đầu tiên giữa các bên nhưng bước tố tụng này đã không thực hiện được do đại diện phía nhà thầu Tmec & Chec-3 chưa có giấy ủy quyền hợp lệ. Vì vậy, lần làm việc này, cơ quan xét xử chỉ đơn thuần ghi nhận ý kiến các bên.

Ngoài ra, tòa cũng xác định BQLDA vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không liên quan đến vụ kiện vì đơn vị này cũng trực thuộc Sở GTVT quản lý, còn nhà thầu Tmec & Chec-3 được xác định tư cách là đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do đó, bị đơn trong vụ án này chỉ là Sở GTVT.

Cuối cùng, TAND TP HCM quyết định gia hạn đến ngày 30/11 phía bên nhà thầu phải xuất trình giấy ủy quyền nếu không sẽ phải làm thủ tục ủy thác tư pháp để lấy ý kiến chính thức từ TMEC 3 (trụ sở chính đặt tại Trung Quốc).

Trao đổi với VnExpress.net sau buổi làm việc sáng nay, ông Lang tỏ ra lạc quan và cho biết sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng.

"Chưa thể hòa giải với họ (bị đơn) nhưng điều tôi tâm đắc nhất là phía tòa án đã khẳng định, dù thi công công trình phục vụ công cộng nhưng nếu gây thiệt hại cho người dân vẫn phải bồi thường. Tất cả những gì tôi làm là theo luật pháp quy định, nếu thua kiện vụ này thì là luật thua chứ không phải tôi thua", ông lão móm mém nói.

Vũ Ma
i


'Muốn hiện đại thì phải làm ngay đường sắt cao tốc'


Thứ ba, 23/11/2010, 18:20 GMT+7


Trả lời câu hỏi của đại biểu về căn cứ pháp lý nào cho phép Bộ Giao thông tái khởi động dự án đường sắt cao tốc, khi trước đó Quốc hội đã bác, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng khẳng định: Bộ nghiên cứu thì luật cho phép.
>Tái khởi động nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc

Chiều 23/11, đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng về các vấn đề xung quanh đường sắt cao tốc, vay nợ của Vinashin, đường cho dự án bô xít Tây Nguyên.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn: "Căn cứ pháp lý nào để Chính phủ tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam".

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết, tại kỳ họp trước, Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Chính phủ chưa có chỉ đạo và Bộ cũng chưa tiến hành đầu tư. Tuy nhiên, Bộ có nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc, bởi luật cho phép.

"Bộ chúng tôi đang nghiên cứu rất nhiều dự án, trong đó có đường sắt cao tốc dưới dạng báo cáo khả thi. Khuôn khổ báo cáo tiền khả thi trước đó chưa phục vụ công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch tuyến đường sắt Bắc Nam như Quốc hội yêu cầu. Tất cả mới chỉ là bước nghiên cứu, lập đầu tư, nếu Quốc hội thấy có tính khả thi thì Chính phủ mới đầu tư", ông Dũng giải trình.

Bộ trưởng Dũng cũng cho biết, Bộ đã nghiên cứu khả thi một số dự án như đường sắt trên cao nối vành đai 3 tới sân bay Nội Bài, đường sắt Hà Nội - Thanh Hóa, Nha Trang - TP HCM, TP HCM - Cần Thơ.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: "Với đường sắt khổ một mét đã có 130 năm nay, việc nâng cấp là bất khả kháng bởi hành lang đường sắt bị xâm phạm nghiêm trọng, việc hiện đại hóa sẽ không khả thi". Ảnh: Đoàn Loan.

Chung mối quan tâm tới đường sắt, nhà sử học Dương Trung Quốc đặt câu hỏi: "Nước ta còn nghèo, ưu tiên hàng đầu là mở rộng khổ đường sắt hiện tại, vậy Bộ Giao thông Vận tải có coi đây là ưu tiên hàng đầu?".

Theo Bộ trưởng Dũng, Chính phủ giao xây dựng quy hoạch mạng lưới đường sắt cả nước, trong đó có đường sắt cao tốc Bắc Nam, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu dự án này. Với đường sắt khổ một mét đã có 130 năm nay, việc nâng cấp là bất khả kháng bởi hành lang đường sắt bị xâm phạm nghiêm trọng, việc hiện đại hóa sẽ không khả thi. Ngoài ra, phải ngưng tuyến vài ba năm để làm dự án là không khả thi.

"Nếu theo hướng hiện đại thì phải làm ngay đường sắt cao tốc. Trên tuyến đó sẽ ưu tiên cái nào trước, cái nào sau thì phải nghiên cứu cụ thể", ông Dũng khẳng định.

Bộ trưởng Giao thông cho biết thêm, đường sắt Bắc Nam phải kết nối với đường sắt đô thị. 5 dự án ở TP HCM đã khởi công, 6 dự án ở Hà Nội cũng đã khởi động, như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, Ngọc Hồi - Yên Viên đến nay đã xong thiết kế kỹ thuật. Các dự án này sẽ kết nối với đường sắt Bắc Nam trong tương lai.

Đại biểu Dương Trung Quốc thẳng thắn: "Tôi chưa thỏa mãn câu trả lời của Bộ trưởng. Trong Quốc hội chúng ta luôn nói thiếu vốn, song Chính phủ lại đặt đường sắt cao tốc lên trên đường sắt phổ biến của thế giới là khổ 1,435 m. Loại đường này đáp ứng nhu cầu số đông người dân và nền kinh tế. Còn đường sắt cao tốc chỉ phù hợp người có tiền".

Còn đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nhận xét: "Chính phủ trình ra dự án cực lớn, không được thông qua, nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu. Bộ trưởng dẫn ra biên bản cuộc họp Quốc hội có hợp lý không? Đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Xin đừng nêu Quốc hội vào đây".

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trả lời ngắn gọn rằng ông lĩnh hội ý kiến của đại biểu Quốc về khổ đường sắt 1,435 m.

Đường chuyên chở sản phẩm từ dự án bô xít Tây Nguyên cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Dương Trung Quốc nêu vấn đề, hạ tầng ở Tây Nguyên không đảm bảo, đã xuống cấp và quá tải, Bộ trưởng đã khảo sát đường 20 chưa? Nếu thêm cường độ sử dụng như thế nữa thì sẽ luôn ở trong tình trạng bị động.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trả lời Thủ tướng đã chỉ đạo về kết nối hạ tầng cho dự án bô xít, từ nhà máy Nhân Cơ (Đăk Nông) đi theo đường 14, tuyến đường này đang được cải tạo. Đường 20 cũng đang được duy tu, lập dự án mở rộng.

Được Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc đứng lên giải trình, một ngày cần 200 chuyến xe nên lưu lượng của đường 20 là đảm bảo. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải bố trí vốn đầu tư đoạn đèo Bảo Lộc đến ngã tư Dầu Giây và đến cảng Cái Mép. Về lâu dài sẽ sử dụng đường sắt.

Ông Phúc khẳng định với đường sắt hiện nay thì không thể mở rộng được bởi đường khổ hẹp một mét, bán kính cong rất nhỏ không thể chạy tàu tốc độ cao. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ vẫn tiếp tục nâng cấp tuyến đường này, đáp ứng nhu cầu người dân.

Đoàn Loa
n


Việt Nam nhập siêu 71 tấn vàng


Thứ ba, 23/11/2010, 18:23 GMT+7


Số liệu xuất nhập khẩu vàng 12 năm qua do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu công khai trên diễn đàn Quốc hội ngày 23/11 thấp hơn nhiều so với tiết lộ gần đây của một số nguồn tin.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu không nằm trong danh sách các thành viên Chính phủ phải đăng đàn tại Quốc hội kỳ này, nhưng sáng 23/11 ông cũng tham gia giải trình cùng Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh về vấn đề thị trường, giá cả.

Biến động trên thị trường vàng, ngoại tệ thời gian qua được cho là một nguyên nhân khiến giá tiêu dùng tăng cao, cho dù cả hai đã được loại ra khỏi rổ hàng hóa tính chỉ số giá (CPI). Theo Thống đốc Giàu, giá vàng thế giới năm nay tăng giảm thất thường, từ dưới 1.200 USD tháng 7 đến đầu tháng 11 đã lên tới 1.424 USD một ounce, chủ yếu do các nước lớn điều chỉnh chính sách kinh tế và giới đầu cơ gia tăng hoạt động.

Diễn biến giá vàng thế giới đã tác động mạnh tới thị trường trong nước. Việt Nam không phải là nước sản xuất và xuất khẩu vàng nhưng theo ông, gần đây hoạt động kinh doanh vàng phát triển rất nhanh, và hoạt động đầu cơ cũng xuất hiện.

Dẫn số liệu 12 năm qua, đại diện cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý xuất nhập khẩu vàng miếng như muốn khẳng định lượng vàng ra vào Việt Nam có lớn song không quá "khủng" như một nguồn tin gần đây công bố. Theo ông Giàu, từ 1998 đến 2010, Việt Nam nhập khẩu 339,8 tấn và nhập khẩu 268,8 tấn, như vậy nhập siêu vàng chỉ vào khoảng 71 tấn. Trong khi đó, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia mới đây dẫn số liệu của Hội đồng Vàng thế giới cho biết lượng vàng còn đọng lại trong nền kinh tế sau 10 năm xuất nhập khẩu lên tới 1.000 tấn.

Tuy nhiên, ông Giàu thừa nhận hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh từ 2003 và đặc biệt có biểu hiện đầu cơ trong hai năm 2009-2010. "Biến động giá vàng thời gian qua có thể từ cung cầu, nhưng vì có cả dấu hiệu đầu cơ nên các giải pháp xử lý tình thế phải đánh cả vào tâm lý, đặc biệt là cho phép nhập vàng để tạo tâm lý ổn định của thị trường trong nhân dân", ông Giàu nói. Trong tháng 11, lần thứ hai trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã mở quota cho phép gần 10 đơn vị nhập khẩu vàng.

Cùng với giải pháp xử lý tình thế, ông Giàu cho biết Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án hoàn chỉnh để xử lý thị trường vàng với 2 kịch bản khác nhau, song sẽ thiên về hướng khai thác số vàng đang đọng trong xã hội để đưa trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, tạo giá trị gia tăng cho xã hội, thay vì huy động vào trong ngân hàng.

Liên quan tới vấn đề tỷ giá, Thống đốc Giàu cho rằng những khó khăn trên thị trường ngoại hối thời gian qua chủ yếu do thâm hụt cán cân tổng thể, đặc biệt là nhập siêu. Năm 2009 mặc dầu Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp rất cố gắng nhưng cán cân tổng thể vẫn thâm hụt 8,8 tỷ USD. Năm nay, con số này được kỳ vọng giảm xuống còn 4 tỷ USD và nhiều khả năng có thể chỉ còn trên dưới 2 tỷ USD nếu kiểm soát nhập siêu ở mức trên dưới 12 tỷ USD.

Vì vậy, theo Thống đốc, giải pháp căn cơ và lâu dài để ổn định tỷ giá chính là kiểm soát nhập siêu, chứ không chỉ dùng tiền dự trữ ngoại hối quốc gia để can thiệp mạnh ra thị trường như đề xuất của một số chuyên gia gần đây.

"Muốn kiểm soát được nhập siêu phải xem lại các chính sách của chúng ta, từ chính sách tài khóa, kể cả chính sách tiền tệ, làm sao để tác động giảm cầu. Đồng thời trong nước cần gia tăng sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp phụ trợ. Chúng tôi rất mong các bộ, ngành tiếp tục ủng hộ", ông Giàu nói.

Song Lin
h


Lượng vàng tồn đọng trong nền kinh tế là 1 ngàn tấn hay 71 tấn?


Số lượng nhập khẩu vàng trong 12 năm nay được công bố trước Quốc hội thấp hơn nhiều so với số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia. VNExpress loan báo tin này hôm thứ ba 23 tháng 11.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tuyên bố tại diễn đàn Quốc hội hôm thứ ba rằng từ 1998 đến nay Việt Nam nhập khẩu gần 340 tấn vàng, và xuất khẩu gần 269 tấn, nhập siêu vàng chỉ ở khoảng 71 tấn. 
Tuy nhiên Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia dẫn số liệu của Hội đồng vàng thế giới cho thấy lượng vàng còn tồn đọng trong nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm xuất nhập khẩu lên tới 1 ngàn tấn.  Chưa có viên chức trách nhiệm nào của Việt Nam giải thích sự chênh lệch này. 
Về vấn đề lạm phát gia tăng, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết một nguyên nhân của việc chỉ số CPI gia tăng là do giá vàng và tỉ giá ngoại tệ tăng vọt.  Tỉ giá ngoại tệ tăng mạnh là do nhập siêu gây thâm hụt cán cân tổng thể tới 8,8 tỉ đô la trong năm ngoái.  Ông Giàu tỏ ý hy vọng năm nay nếu kiểm soát được nhập siêu thì con số này chỉ còn 2 tỉ đô la.  
Thống đốc ngân hàng Nhà nước bác bỏ ý kiến dùng ngoại hối dự trữ can thiêp và thị trường để ổn định tỷ giá.  Ông chọn giải pháp kiểm soát nhập siêu, mà ông gọi là giải pháp căn cơ và lâu dài.


Miền Trung: hàng trăm hộ dân và gần 20 làng xã vẫn bị cô lập hoàn toàn


Đến chiều ngày 23/11, nhiều xã tại miền Trung vẫn còn bị cô lập do sạt lở núi, hậu quả từ những cơn mưa lũ kéo dài trong thời gian trước.

Lũ đã rút hơn một tuần nhưng các xã Trà Quân, Trà Trung, Trà Thanh, Trà Khê, Trà Xinh, Trà Thọ thuộc huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi vẩn bị cô lập do các tuyến đường đến khu vực này bị hàng chục nghìn mét khối đất đá chắn ngang.
Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết có hơn 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu tại xã Trà Trung bị cô lập hoàn toàn, trụ điện bị gãy, dây cáp điện thoại hư hại nặng nề, sinh họat người dân gặp nhiều khó khăn.
Tại các tỉnh Quảng Nam và Bình Định, tình hình cũng nguy ngập không kém khi hàng trăm gia đình vẫn chưa được di dời ra khỏi các vùng bị cô lập trong hơn 2 tuần qua.
Tin không nói tới nỗ lực cứu trợ đặc biệt của chính quyền, ngoài việc cố gắng thông đường.  

Chính sách phòng ngừa lạm dụng rượu bia


2010-11-23

Bộ Công thương Việt Nam sẽ đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế sự lạm dụng uống bia và rựơu, dễ dẫn tới những hậu quả tai hại cho trật tự và an tòan xã hội.

AFP

Không có gì dễ mua bằng rượu !


Cử tri thuộc nhiều tỉnh thành khắp nước đã gởi kiến nghị đến quốc hội và chánh phủ để yêu cầu các cơ quan chức năng sớm ban hành những quy định chung trong việc quản lý các hoạt động cung cấp, mua bán các loại bia và rượu,  hầu tránh tình trạng lạm dụng gây nhiều hậu quả xấu cho xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Theo báo chí thì hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Công thương để soạn thảo chính sách phòng chống lạm dụng rượu và bia, sau đó sẽ trình lên chánh phủ xem xét, ban hành.

Lạm dụng rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng xã hội

Qua trao đổi với RFA, ông Võ Ngọc An, cựu phó Giám đốc sở Văn hóa Thể Thao, thành phố Hồ Chí Minh, nay là thành viên Hội Khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh cho rằng,  hạn chế việc lạm dụng rượu và bia là điều rất cần làm:
Khi uống quá đáng các loại rượu, tới say xỉn thì không đúng chút nào, nếu có ý kiến cấm uống rượu và bia, khi say lái xe không được đàng hoàng, ngôn ngữ đối với nhau không được văn minh, cái chuyện cấm rượu, tôi ủng hộ.
" Chưa nghe nói về việc hạn chế uống rượu và bia, nhưng cấm hút thuốc lá  và hạn chế thuốc là thì người ta đã làm từ lâu rồi, hồi xưa khi tôi còn làm việc ở huyện Cần Giờ, thì đã có nghị quyết về cấm uống rượu. Khi uống quá đáng các loại rượu, tới say xỉn thì không đúng chút nào, nếu có ý kiến cấm uống rượu và bia, khi say lái xe không được đàng hoàng, ngôn ngữ đối với nhau không được văn minh, cái chuyện cấm rượu, tôi ủng hộ."     
Trong trách nhiệm tham vấn cho chánh phủ về xây dựng văn hóa gia đình, giòng tộc, ông An nhấn mạnh đến căn bản về đạo đức hầu hướng tới cuộc sống xã hội lành mạnh:
Những buổi tiệc nào cũng không thể thấy thiếu bia và rượu. RFA file
Những buổi tiệc nào cũng không thể thấy thiếu bia và rượu. RFA file
"Tôi đang góp phần tiến tới việc xây dựng giòng họ có văn hóa, từ chuyện lễ nghi, tu thân, tích đức, trong đó có vấn đề cấm say xỉn, hút thuốc lá, nói tục. Làm được như vậy là gia đình lành mạnh, con cháu mình làm được bao nhiêu tiền, đổ ra mua bia rượu, say sưa, cái đó coi không được. Hiện nay ở vùng nông thông chuyện say xỉn cũng xảy ra rất nhiều rồi."
Vẫn theo ông, vai trò của bậc cha mẹ trong việc dạy dổ con cái rất quan trọng:
"Trách nhiệm giáo dục trong gia đình là chủ yếu, chúng tôi đang gia công việc này để tham mưu cho nhà nước, các cơ quan, hội đoàn, tăng cường giáo dục giòng họ, họ rất hưởng ứng khi đề cập tới nếp sống gia đình, từ việc tu thân, tề gia thì mới nghỉ tới trị quốc, bình thiên hạ, mà nếu cứ say xỉn thì đâu được." 
Trách nhiệm giáo dục trong gia đình là chủ yếu, chúng tôi đang gia công việc này để tham mưu cho nhà nước, các cơ quan, hội đoàn, tăng cường giáo dục giòng họ, họ rất hưởng ứng khi đề cập tới nếp sống gia đình, từ việc tu thân, tề gia thì mới nghỉ tới trị quốc, bình thiên hạ

Trách nhiệm của cha mẹ là chính

Ông cũng đặt vấn đề trách nhiệm hàng đầu của cha mẹ bên cạnh học đường và xã hội trong việc uống nắn con cái, tránh rơi vào hoàn cảnh nghiện ngập, say sưa:
"Giáo dục là do xã hội phụ trách, nhưng trước hết là từ gia đình, rồi mới đến trường học, cả ba bộ phận này cần nối kết với nhau để cùng lo, trong đó có vấn đề chống uống rượu, chống cờ bạc, chống nói tục, rồi mới nói tới học văn hóa, có cái đạo đức tốt đẹp, học nghề này, nghề kia cho giỏi, chúng tôi kêu gọi các gia đình cùng làm công việc đó."
Giáo dục là do xã hội phụ trách, nhưng trước hết là từ gia đình, rồi mới đến trường học, cả ba bộ phận này cần nối kết với nhau để cùng lo, trong đó có vấn đề chống uống rượu, chống cờ bạc, chống nói tục, rồi mới nói tới học văn hóa, có cái đạo đức tốt đẹp, học nghề này, nghề kia cho giỏi
Bà Hòa, một giáo viên trung học từng chứng kiến cảnh học sinh vị thành niên uống rượu, hút thuốc thì cho rằng , con cái tập tành uống rượu, hút thuốc là do sự thiếu nghiêm khắc dạy dổ của cha mẹ:
"Lỗi là do cha mẹ, nếu không dạy bảo từ nhỏ thì con cái ra ngoài chơi, cứ thử bia, thử rượu, rồi ghiền, nếu ở nhà cha mẹ cấm đoán thì cũng đở hơn. Con trai ra đường cũng tập tành theo chúng bạn, nếu cha mẹ quyết cấm đóan thì cũng giảm được nhiều cái xấu."
Khác với lúc bà còn nhỏ, bây giờ cha mẹ ít thấy sai con cái đi mua dùm rượu hay thuốc lá:
"Thời buổi bây giờ cha mẹ không sai các con đi mua những thứ ấy nửa, bây giờ thấy người ta vô siêu thị mua rồi chở cả xe về. Hồi xưa khi thêm thuốc, hay sai đứa con đi mua thuốc lá lẻ, nay không thấy ai sai con chạy
Trẻ em lén lút hút thuốc lá. AFP
Trẻ em lén lút hút thuốc lá. AFP
mua điếu thuốc. Nếu cần mua thì mua một lần số nhiều." 
Bà nói thêm, tấm gương xấu chính là do các cha mẹ gieo cho con cái mình:
Lỗi là do cha mẹ, nếu không dạy bảo từ nhỏ thì con cái ra ngoài chơi, cứ thử bia, thử rượu, rồi ghiền, nếu ở nhà cha mẹ cấm đoán thì cũng đở hơn. Con trai ra đường cũng tập tành theo chúng bạn, nếu cha mẹ quyết cấm đóan thì cũng giảm được nhiều cái xấu
"Ba mẹ uống rượu, hút thuốc chắc chắn là một gương xấu, cha mẹ hút thuốc, uống rượu thì làm sao  mà cấm đóan và bảo các con chừa được. Nếu nói các con đừng làm chuyện không tốt như thế, thì tại sao ba mẹ không chịu bỏ thói đó đi." 

Phải có quy định nghiêm khắc kiểm soát rượu bia

Được biết, cách đây hai năm, Bộ Công thương đã trình chánh phủ quy định về quản lý các hoạt động mua bán rượu và bia được thể hiện trong tinh thần của nghị định số 40/2008, theo đó thì mọi sản phẩm bia và rượu cần phải được kiểm sóat, quản lý chặt chẽ từ gian đoạn sản xuất đến lưu thông phân phối.
Nghị định số 40/2008, theo đó thì mọi sản phẩm bia và rượu cần phải được kiểm sóat, quản lý chặt chẽ từ gian đoạn sản xuất đến lưu thông phân phối
Nghị định đó đề ra những điều khoản cụ thể như bắt buộc doanh nghiệp phải có giấy phép sản xuất kinh doanh rượu. Bên cạnh những điều kiện như vậy, nghị định cũng liệt kê nhiều biện pháp xử lý nghiêm khắc nếu kinh doanh rượu không đúng địa điểm, không đúng nội dung ghi trong giấy phép, cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi, cấm khuyến mại rượu trái với quy định của pháp luật.
Mặt khác, để bảo đảm trật tự, an tòan xã hội, chánh phủ cũng đã ban hành nghị định số 150/2005 về xử phạt hành chánh trong lãnh vực an tòan xã hội, trong đó có điều khoản triệt để cấm bán rượu, bia cho trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi. Bán đồ uống có độ cồn từ 14 độ trở lên cho trẻ dưới 16 tuổi, hoặc ép trẻ dưới 16 tuổi uống rượu sẽ bị phạt từ 200 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng.
Việt Nam có thể xếp vào những nước hàng đầu thế giới, nhà nước cho phép mở quá nhiều hãng sản xuất bia và rượu, giá lại rẻ nên người dân tha ồ mà uống, lâu  ngày trở thành thói quen nghiện rượu, khó mà bỏ được.
Qua ý kiến của dư luận thì nói về chuyện nhậu nhẹt, Việt Nam có thể xếp vào những nước hàng đầu thế giới, nhà nước cho phép mở quá nhiều hãng sản xuất bia và rượu, giá lại rẻ nên người dân tha ồ mà uống, lâu  ngày trở thành thói quen nghiện rượu, khó mà bỏ được.
Phần lớn góp ý gởi đến báo chí đều cho rằng muốn hạn chế hữu hiệu việc uống rượu, bia, hút thuốc là thì nhà nước cứ đánh thuế tối đa vào các sản phẩm không cần thiết cho đời sống như vừa kể, vì ăn nhậu liên miên sẽ lao động, sản xuất kém và đương nhiên kinh tế khó phát triển.

Theo dòng thời sự:


Những kiến nghị rơi tõm vào thinh không (phần 2)


2010-11-23

Kiến nghị của người dân gửi cho các cơ quan chính phủ nhà nước những năm gần đây không được hồi đáp.

RFA photo

Trụ sở UBND phường 3, một điểm tiếp dân của quận Gò vấp

 

Liệu điều này khiến cho không ít người dân đặt câu hỏi về việc liệu chính quyền có thực sự lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ? Hay vấn đề người dân đặt ra đã khiến cho chính quyền lúng túng trong cách giải quyết?

Quyền của người dân

Hình thức gửi thỉnh nguyện thư, đặc biệt là thỉnh nguyện thư tập thể đã bắt đầu trở nên phổ biến tại Việt Nam. Theo Luật sư Trần Đình Triển, luật pháp Việt Nam khuyến khích những đóng góp, kiến nghị hay thỉnh nguyện của người dân nhằm mục đích đem lại lợi ích cho cá nhân, tập thể hay đất nước. LS. Trần Đình Triển cho biết: 

"Lấy trước hết là với vai trò đóng góp của người dân về những ý kiến, đường lối, chủ trương, chính sách, quy định chung để đưa lại một lợi ích tốt thì điều đó luật pháp Việt Nam khuyến khích mọi công dân. Thứ hai, trong đơn thư của người dân còn có một lĩnh vực liên quan đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể hay lợi ích của cá nhân họ thì ở đây có một quyền gọi là quyền khiếu nại. 

Thứ ba, liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của những tổ chức hay cá nhân khác mà người công dân có trách nhiệm phải nói ra điều đó để xem xét, giải quyết và xử lý thì đó là quyền tố cáo của công dân. Cả hai quyền khiếu nại và tố cáo được quy định trong luật khiếu tố, khiến nại của Việt Nam."

Trên thực tế hiện nay, nội dung các thỉnh nguyện thư hay kiến nghị tập thể đúng là có liên quan đến những vấn đề về lợi ích chung của tập thể hay của đất nước, chẳng hạn như kiến nghị nổi tiếng đề nghị dừng dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên mà cho đến nay đã tập hợp hơn 2700 chữ ký của các trí thức và nhân vật quan trọng trong và ngoài nước, kiến nghị của 31 tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp gửi cho Bộ chính trị và các ủy viên trung ương Đảng về những vấn đề thời sự của đất nước v.v… 

Bên cạnh đó, cũng có những kiến nghị, thỉnh nguyện thư có nội dung bênh vực cho quyền lợi của những cá nhân, tập thể khác tiêu biểu, chẳng hạn như thỉnh nguyện thư kêu gọi thả blogger Điếu Cày vừa được giới bloggers truyền đi vào cuối tháng trước, thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho các bloggers, các luật sư, các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm mà cụ thể là trường hợp Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vừa bị bắt giữ vào ngày 5/11… 

Đối với các trường hợp này, nhiều người trong cuộc cho biết chuyện thỉnh nguyện hay kiến nghị không được trả lời là lẽ đương nhiên! 
Blogger Mẹ Nấm kể về kinh nghiệm riêng của chị:

Cả hai quyền khiếu nại và tố cáo được quy định trong luật khiếu tố, khiến nại của Việt Nam.

LS. Trần Đình Triển

"Mình cũng đã làm một cái thư kiến nghị về việc kêu gọi trả tự do cho hai em Hằng và Thúy trong vụ án mua bán dâm nữ sinh ở Hà Giang của ông Sầm Đức Sương với ông chủ tịch Tô, mình thu thập được khoảng một ngàn một trăm mười mấy chữ ký của mọi người trên mạng và cả ở ngoài, sau đó mình gửi thư đến khoảng 9 hay 10 hộ, Hội Bảo vệ Trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ, mà cho đến giờ thì họ vẫn im lặng, coi như cái thư đó đi lạc mất rồi."   

Theo blogger Mẹ Nấm, chuyện đơn thư kiến nghị "đi lạc" hay rơi vào sự "im lặng đáng sợ" không những phản ánh thái độ vô trách nhiệm của cơ quan chính quyền mà còn cho thấy sự lúng túng của họ trong cách giải quyết các kiến nghị hay thỉnh nguyện thư và chắc chắn đây không phải là lối hành xử của những người văn minh! Chị nói tiếp:

"Không nói gì đến chuyện một chính quyền có do dân hay không, cách hành xử của những con người văn minh là khi mình nhận được thư hoặc yêu cầu, góp ý gì của người ta thì ít nhất mình cũng phải nói là mình đã nhận được bằng văn bản hoặc là thông báo ngay trên phiếu người ta gửi thư cho mình là "tôi đã nhận được, thư của anh gửi đúng địa chỉ rồi đó", đó là cách hành xử của những con người văn minh và tôn trọng nhau." 

Hình thức tiếp dân

Trở lại với việc tiếp nhận và trả lời đối với những đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, theo GS. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, điều này đã được quy định rõ ràng trong trách nhiệm của các văn phòng tiếp dân:

me-nam-250.jpg
Mẹ Nấm và con gái. RFA file
"Thực ra cơ quan nhà nước thì đã có rồi, có nhiều lắm rồi đấy. Ngay cả bên chính phủ thì từ lâu lắm rồi đã có một cơ quan chính thức đặt ngay tại Hà Nội để tiếp dân nhưng thực ra mà nói là không đủ. Một cơ quan trung ương đặt ra để tiếp dân thì làm sao xuể được. Cho nên người ta đã có quy định là Chủ tịch tỉnh thì phải có định kỳ cái ngày để tiếp dân, huyện cũng thế. Chỉ có điều người ta chấp hành điều đó như thế nào thôi."

Riêng trong cách thức các văn phòng tiếp dân thi hành trách nhiệm của mình, trên thực tế đã có không ít than phiền, khiếu nại của người dân đối với chính cơ quan công quyền đầu tiên chịu trách nhiệm giải quyết kiến nghị, khiếu nại của họ. Thậm chí đối với những khiếu kiện liên quan đến lợi ích kinh tế cá nhân, nhiều người dân còn phải chấp nhận chạy chọt chút tiền bạc cho "đường dây" tiếp dân để… được tiếp! Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng văn phòng tiếp dân thực chất là để hành dân. Chia sẻ về điều này, blogger Mẹ Nấm nói:

"Nếu cho mình nói chính xác thì văn phòng tiếp dân chỉ hoạt động được 10% công suất của nó. Mình cũng đã đi tham dự một buổi tiếp dân rồi. Hình thức văn phòng tiếp dân là chỉ nhằm làm giảm áp lực lên các cơ quan phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong các buổi tiếp dân thôi, tức là chúng tôi đã lắng nghe, chúng tôi sẽ chuyển ý kiến lại rồi sau đó trong buổi tiếp dân lắng nghe thì tất cả nó cũng như cũ thôi.

Nếu cho mình nói chính xác thì văn phòng tiếp dân chỉ hoạt động được 10% công suất của nó. Mình cũng đã đi tham dự một buổi tiếp dân rồi. 

Blogger Mẹ Nấm

Nó không thay đổi gì đâu, tức là nó là cầu nối làm giảm áp lực lên UBND thành phố, tức là thay vì người dân đến thẳng UBND thành phố thì người ta sẽ phải qua phòng tiếp dân. Nó chỉ là một hình thức đi vòng để kéo giãn sự chú ý ra thôi."

Khoan nói đến những kiến nghị hay thỉnh nguyện thư liên quan đến những vấn đề được xem là "nhạy cảm" mà người kiến nghị thường biết trước kết quả là con số 0, chỉ nói riêng những nguyện vọng, những ý kiến rất đỗi bình thường của người dân trong cuộc sống mà lẽ ra phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng thì nay lại bị làm tiền hoặc làm ngơ. 

Như vậy, khái niệm về một nhà nước muốn lắng nghe nguyện vọng của người dân có thực sự hiện hữu, hay ngược lại, câu nói "con kiến kiện củ khoai" lại tiếp tục được chứng minh? 

Theo dòng thời sự: