Thursday, April 7, 2011

Fwd: [GoiDan] [BA LINH - 05-4-2011] - Tân Chu tich Dang FDP Duc la goc VN

Sự nghiệp của ông Philipp Rosler chắc chắn không dừng lại ở đây.
 

From: Pham_hoaiviet1@msn.com
Reply-to: GoiDan@yahoogroups.com
To: goidan@yahoogroups.com, thaoluan9@yahoogroups.com, lienhoinqvn@gmail.com, diendanquocgia@yahoogroups.com, SGHN_9@Yahoogroups.com, ChinhLuan@Yahoogroups.com, diendantranhluan@yahoogroups.com, NguoiVietQuocGia@yahoogroups.com, diendanchinhtri@yahoogroups.com, VN-Express@yahoogroups.com
CC: hoangquochoa@yahoo.com
Sent: 4/8/2011 12:39:56 A.M. Eastern Daylight Time
Subj: [GoiDan] [BA LINH - 05-4-2011] - Tân Chu tich Dang FDP Duc la goc VN
 
 



----- Original Message -----
Sent: Thursday, April 07, 2011 9:18 AM
Subject: Fw: Tân Chu tich Dang FDP Duc la goc VN

 
----- Forwarded Message ----
From: qthanh nguyen <ngquocthanh21@gmail.com>
To: ngthanh14645@yahoo.com; Sent: Thu, April 7, 2011 12:18:23 AM
Subject: Tân Chu tich Dang FDP Duc la goc VN

                            


Tân Chủ Tịch đảng FDP gốc Việt Nam trong nội các chính quyền 




Bá Linh, 05/4/2011 - Cuối cùng sự tiên đoán và kỳ vọng vào một nhà chính trị trẻ gốc Việt Nam trong bộ máy chính quyền Đức đã trở thành sự thật.

Chức vụ chủ tịch đảng cho một đảng đang cầm quyền tại Đức là bậc thang cao nhất trong sự nghiệp của một người làm chính trị. Điều lý thú hơn nữa lại là một người ngoại quốc đầu tiên trong lịch sử nước Đức nắm giữ vị trí quan trọng này.

Ông Dr. Philipp Rösler, 38 tuổi, đương kim Bộ trưởng Y Tế, là người đầu tiên không phải gốc Đức tham gia trực tiếp vào bộ máy chính quyền Đức tại thủ đô Bá Linh từ năm 2009. Nếu nhìn trên thế giới thì ông Dr. Philipp Rösler cũng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tham gia trực tiếp cầm quyền cho một quốc gia sở tại. Tại các quốc gia khác như Mỹ, Canada, Úc, v.v… đều có các nghị viên hoặc dân biểu gốc VN đang có sự nghiệp chính trị trong quốc hội liên bang hoặc tiểu bang, nhưng trong giới này chưa có một ai tham dự trực tiếp điều khiển guồng máy quốc gia bằng một chức vụ bộ trưởng.

Trưa ngày 05/4/2011 ông Dr. Philipp Rösler đã được ban chấp hành trung ương đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) đồng thuận chấp nhận việc ứng cử vào chức vụ Chủ tịch liên bang FDP. Với chức vụ này theo thông lệ cho một đảng liên minh cầm quyền tại Đức thì sẽ kiêm nhiệm thêm chức vụ Phó Thủ Tướng, là người đứng thứ nhì trong nội các của nước Đức.

Ông Dr. Philipp Rösler sẽ là vị chủ tịch đảng trẻ nhất của nước Đức, cũng là vị Phó Thủ Tướng Đức trẻ nhất từ trước tới nay. Và điều ngạc nhiên và tưởng rằng không bao giờ xảy ra được tại Đức, một quốc gia khó chấp nhận bỏ phiếu ủng hộ các ứng cử viên không là gốc Đức, thì ông Rösler đang viết lên trang sử đầu tiên trong lịch sử nước Đức về việc nắm giữ chức vụ trọng yếu này trong nội các của nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel.

Với tư cách Phó Thủ Tướng Đức ông Dr. Philipp Rösler sẽ trực tiếp điều khiển nội các Đức 2 lần trong năm khi nữ thủ tướng vắng mặt.

Đảng FDP tại Đức là đảng Tự Do Dân Chủ tranh đấu cho quyền tự do của mỗi người dân, nghiêng về thành phần trung lưu, tầng lớp trí thức và luôn thúc đẩy canh tân thị trường kinh tế tự do.

Cuộc bầu cử Liên Bang Đức đã được tổ chức vào tháng 9/2009 đảng Dân Chủ Tự Do FDP thắng lớn với tổng số phiếu 14,6% đạt được 93 ghể trong quốc hội. Sau 11 năm vắng mặt cầm quyền từ 1989 đảng FDP trở lại nghị trường tham gia nội các Đức với Liên Minh CDU/CSU.

Trong cuộc đàm phán liên minh nội các của 2 đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU và Tự Do Dân Chủ FDP sau cuộc bầu cử Liên Bang năm 2009, tên tuổi Dr. Philipp Rösler tỏa sáng và làm cho nữ thủ tướng Angela Merkel chú ý và đề nghị ông tham gia trực tiếp nội các với chức vụ Bộ trưởng Y Tế.

Bộ Y Tế Đức là một bộ rất khó điều động để đạt hiệu qủa tốt vì chẳng lúc nào mà đủ tiền cho việc chi tiêu với mức lượng 263 tỷ Euro, đổ đồng lên đầu người là 3.210 Euro cho nhu cầu y tế trong năm. Đến nay tiền đóng bảo hiểm y tế tại Đức cho mỗi người làm việc là 15,5% của mức lương tháng chưa đóng thuế. Thuế y tế được tính như sau: người nhân viên trả 8,2% thuế hàng tháng và người chủ trả bù vào đó thêm 7,3% cho một người làm việc.

Thêm vào đó y tế Đức được bao bọc với bao nhiêu mạng lưới Lobby chằng chịt: nhà thương, nhà dưỡng lão, nghiệp đoàn bác sĩ và nhà thuốc, các đại công ty dược phẩm, công ty chế tạo dụng cụ y khoa, v.v… Nhóm nào cũng có những nhà chính trị làm Lobby cho nhóm riêng của mình.

Ai cũng nói khi dính vào bộ Y Tế thì người bộ trưởng lúc nào cũng phải tứ đầu thọ địch. Tân bộ trưởng Rösler muốn cải cách nền y tế tại Đức sau khi nhậm chức bằng phương cách giầu nghèo đều trả tiền đều như nhau thì bị chính người trong đảng liên minh chống đối kịch liệt, nhất là từ Bang Bayern với đảng CSU. Tiến trình cải cách bị ngừng trệ, từ đó mức đánh giá bản năng chính trị của ông Dr. Philipp Rösler không được lên cao trong nội các Đức khi so sánh lúc làm việc tại tiểu bang Niedesachsen.

Một sự nghiệp chính trị mới của tân Chủ Tịch đảng FDP gốc Việt Nam 

Đảng Dân Chủ Tự Do FDP khi còn là phe đối lập trong quốc hội Đức trong 10 năm thì đã tạo ra được rất nhiều ấn tượng với chủ tịch đảng Dr. Guido Westerwelle, một người trẻ tài năng về hùng biện, rất cao ngạo và thủ đoạn. Phe đối lập FDP lúc nào cũng làm cho đảng cầm quyền, có lúc liên minh SPD với Grün và SPD với CDU gặp khó khăn tại quốc hội. Đại thắng của ông Dr. Westerwelle là cuộc bầu cử liên bang vào năm 2009 với số phiếu cử tri đạt cao nhất 14,6% trong lịch sử đảng FDP.

Quá tự tin chủ tịch Dr. Guido Westerwelle, 49 tuổi gây ra nhiều lỗi lầm và không giữ được chữ tín trong mùa bầu cử: Ai làm việc thì hưởng thành qủa (tiền làm ra), nghĩa là giảm thuế cho giới lao động. Nhưng sự việc không diễn ra tốt đẹp như ý muốn, nhất là đảng FDP đã thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử Tiểu Bang vào cuối tháng 3 vừa qua tại Baden-Württemberg (Stuttgart), Rheinland-Pfalz (Mainz) và Sachsen-Anhalt (Magdeburg). 

Một điều không may mắn cho ông Dr. Guido Westerwelle vào giữa mùa bầu cử tiểu bang 2011 lại xảy ra tai nạn nhà máy nguyên tử Fukushima sau cơn sóng thần tại Nhật. Làn sóng chống đối nhà máy nguyên tử tại Đức dâng cao và đảng Xanh Grün như được chắp thêm đôi cánh cho ngày bầu cử đạt được những thành quả kỷ lục cho họ. Đảng Dân Chủ Tự Do FDP mất phiếu cử tri vào cuối tháng 3/2011 và mất cả cầm quyền tại Bang Baden-Württemberg, xấu hơn nữa FDP không vượt qua được ngưởng cửa 5% để bước vào 2 quốc hội tiểu bang Rheinland-Pfalz và Sachsen-Anhalt. Cuộc sống còn của đảng FDP đang đứng bên bờ vực thẳm nếu các cử tri cứ ngoảnh mặt quay đi trong chính quyền tiểu bang.

Điều mỉa mai chính trị cho ông chủ tịch Dr. Guido Westerwelle vì người dân không nhìn đến thành quả kinh tế to lớn của Đức sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, quốc gia này vẫn đạt đến năng xuất xuất khẩu nhất nhì thế giới, nạn thất nghiệp giảm tối đa xuống con số 7,6%, ít hơn cả con số thất nghiệp cách đây 20 năm sau thống nhất. Trong tất cả quốc gia của khối Liên Minh Âu Châu, duy nhất chỉ có nước Đức đứng vững về kinh tế hiện nay. Dân Đức không cho ông Dr. Westerwelle hưởng thành quả kinh tế hiện tại mà ngược lại còn trừng phạt ông bằng cánh không bỏ phiếu cho đảng FDP tại các tiểu bang.

Sau 2 năm cầm quyền trong nội các của nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel đảng FDP đang tụt dốc. Chủ tịch Dr. Guido Westerwelle không tìm ra lối thoát để kiếm được phiếu của cử tri và đồng thời bị nhiều chỉ trích từ nội bộ đảng cho đến việc đòi ông không ứng cử vào chức vụ chủ tịch cho nhiệm kỳ kế tiếp vào tháng 5/2011. Đảng FDP đang gặp khủng hoảng nặng nề và họ muốn canh tân đảng với các đảng viên trẻ. Đúng ra các nhà chính trị trẻ của FDP đang cưa chân ghế nhằm lật đổ chủ tịch Dr. Guido Westerwelle. 

Truyền thông và báo chí Đức trong vài ngày qua đã nhắc nhở nhiều đến ông Dr. Philipp Rösler. Tối ngày 04/4 trên truyền hình quốc gia ARD bí thư đảng FDP, ông Christian Lindner đã nhận định về ông Philipp Rösler là một „nhà chính trị xuất sắc và, hơn thế nữa đặc biệt có thiện cảm chính trị" và từ đó ông Rösler sẽ mang đến mối quan hệ lòng tin cho người dân.

Nhật báo Süddeutsche Zeitung cũng bình luận thêm: „Dr. Philipp Rösler luôn bày tỏ rõ ràng lòng ao ước của một đảng từ quần chúng để tạo ra một khuôn mặt mới trong giới lãnh tụ nhằm kết nối những người trẻ với phẩm chất".

Cựu Bộ Trưởng Giao Thông và Kinh Tế của bang Niedersachsen, ông Walter Hirche nhận định về người kế vị Philipp Rösler vào năm 2009: „Ý tưởng bén nhọn và những lời nói chau chuốt chính là nhãn hiệu của Tân Bộ Trưởng Rösler. Sự Phân tích chớp nhoáng và cho ứng dụng nhanh chóng cũng như nhìn ra con đường mà ai cũng có thể đi được: Đó là tài năng lớn của Dr. Philipp Roesler." 



Cựu chủ tịch đảng FDP, ông Otto Graf Lambsdorff đã khen không ngớt trong bài phỏng vấn với tờ báo Handelsblatt khi được hỏi về Dr. Philipp Rösler: „Đó là một nhà chính trị trẻ sẽ mang nhiều hy vọng (Hoffnungsträger) cho đảng FDP."

Hôm nay Đảng Dân Chủ Tự Do FDP tại Đức chọn lại lãnh tụ của đảng và đứa bé mồ côi cha mẹ từ Việt Nam khi còn bọc trong tã được nước Đức nuôi nấng tạo nên một nhà chính trị xuất sắc để đảm nhận chức vụ chủ tịch đảng FDP là ông Dr. Philipp Rösler. Ngày họp đảng FDP toàn quốc, 13/5/2011 tại tỉnh Rostock ông Rösler sẽ được chính thức bầu vào chức vụ chủ tịch và sẽ là người đứng thứ nhì trong nội các của nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel. Đồng thời Dr. Philipp Rösler sẽ là vị chủ tịch thứ 13 từ ngày thành lập đảng FDP.

Với tài năng thiên bẩm về chính trị ông Dr. Philipp Rösler đang đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, tuy rằng hoàn cảnh mồ côi không cho ông cơ hội tiếp cận được với nền văn hoá Việt Nam trong thời thơ ấu và trưởng thành, nhưng ông Philipp Rösler đang là một biểu tượng thành công và rất đáng quý cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại nói chung và cho riêng cộng đồng Việt Nam đang sinh sống tại Đức.

Đảng liên minh CDU trước đây vài năm cười miả mai ông Dr. Philipp Rösler thì giờ đây dưới sự dẫn dắt của tân chủ tịch đảng FDP sẽ làm cho họ phải kính trọng người gốc Việt Nam này.

Người Việt Nam sống tại Đức và trên thế giới sẽ nhìn thấy thường xuyên người đồng hương Dr. Philipp Rösler trong chính trường Đức và thế giới. Và trong tất cả các quyết định vận mạng của nước Đức cho đối nội cũng như đối ngoại tại quốc hội đều có sự hiện diện quyết định của vị Phó thủ tướng Dr. Philipp Rösler bên cạnh nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel.

Vài hàng tiểu sử về ông Dr. Philipp Rösler

Philipp Rösler là một đứa bé sơ sinh Việt Nam sống trong một trại mồ côi công giáo. Bố mẹ nuôi người Đức đón nhận về làm con nuôi vào năm 1973 lúc còn là baby bú sữa đúng 9 tháng tuổi và đặt tên là Philipp Rösler. Trong giấy tờ em bé Philipp sinh ngày 24/2/1973 tại Khánh Hưng. Từ lúc này em bé Philipp hoàn toàn không còn quan hệ với Việt Nam và cũng không có tên Việt Nam. Philipp Rösler lớn lên trong gia đình Đức và môi trường Đức như một đứa trẻ Đức thực thụ và chưa bao giờ có cơ hội gặp người Việt Nam trong lứa tuổi thơ cho nên Philipp Rösler không hề biết tiếng Việt. 

Vào năm 2006 với sự thúc đẩy của vợ, ông Rösler về thăm quê hương Việt Nam lần đầu tiên để tìm lại cội nguồn của mình nhưng không khám phá được các chi tiết liên quan vì các hồ sơ cá nhân thuộc diện con nuôi cho người nước ngoài đã bị nhà cầm quyền cộng sản VN sau ngày 30/4/1975 thiêu hủy toàn bộ.

Báo chí luôn tò mò hỏi về nguồn gốc của ông Rösler, một lần ông Rösler trả lời với phóng viên: "Nếu bạn thích, đúng! tôi là một đứa trẻ mồ côi. Rõ ràng cha mẹ tôi đã chết trong trong sự hỗn loạn của cuộc chiến tranh tại thời điểm đó, và ai đó đã đưa tôi vào một trại mồ côi Công giáo." 

Khi được hỏi tên gọi Việt Nam thì ông Rösler phải thú nhận về số phận hẩm hiu của mình: „Tôi phải làm bạn thất vọng vì tôi không có tên Việt Nam." 

Theo công việc của bố mẹ nuôi người Đức Philipp Rösler phải di chuyển nhiều nơi vào thời niên thiếu trong vùng Bắc Đức như ở Hamburg, Bückeburg und Hannover. Sau bậc trung học chàng thanh niên Philipp Rösler gia nhập quân đội Đức với tương lai sẽ trở thành bác sĩ quân y. Sau chương trình học y khoa tại Hannover Philipp Rösler học chuyên khoa về mắt và trở thành bác sĩ trong quân đội Đức.

Sự nghiệp chính trị của Dr. Philipp Rösler 



- Năm 1992 (19 tuổi) Philipp Rösler gia nhập vào đảng FDP của giới trung lưu tại tiểu bang Niedersachsen. FDP tuy là đảng nhỏ nhưng trong nhiều năm đã kết hợp với một trong hai đảng lớn CDU (Thiên Chúa Giáo) và SPD (Xã Hội) để điều khiển chính quyền Liên Bang Đức. Riêng tại tiểu bang Niedersachsen đã bầu lại chính phủ vào ngày 27/01/2008 và đảng FDP dưới sự dẫn dắt của chủ tịch Philipp Rösler đạt được số phiếu 8,2%. Hai đảng liên minh FDP và CDU tiếp tục đủ trên 50% số phiếu để cầm quyền cho 5 năm tới. 

- 1996 (23 tuổi) Philipp Rösler trở thành một thành viên trong ban chấp hành đảng FDP của tiểu bang Niedersachsen. 

- Năm 2000 (27 tuổi) Philipp Rösler đã tiến lên thật mau với chức vụ tổng thư ký của đảng FDP tại tiểu bang Niedersachsen. 

- Năm 2003 (30 tuổi) tiến thêm bước nữa trong sự nghiệp chính trị Dr. Philipp Rösler được tín nhiệm vào chức vụ trưởng khối FDP trong quốc hội tiểu bang Niedersachsen. Lúc ấy đảng liên minh CDU nhìn Dr. Philipp Rösler có vẻ mỉa mai cho vóc dáng Á Châu của anh.

- Từ năm 2005 (32 tuổi) Dr. Philipp Rösler được bầu làm chủ tịch đảng FDP tại tiểu bang Niedersachsen trong một cuộc đại hội đảng tại Göttingen với đa số số phiếu tín nhiệm tuyệt đối 96%, người chủ tịch đảng trẻ nhất tại Đức từ trước đến nay khi mới 32 tuổi đời. 

- Năm 2007 (34 tuổi), sau một bài phát biểu hùng hồn tại thủ đô Berlin Dr. Philipp Rösler được bầu vào ban chấp hành đảng FDP của toàn Liên Bang Đức với số phiếu thật ấn tượng 95%. Đó là sự tin tưởng không những tuyệt đối so với các ứng cử viên khác mà còn vô tình tạo ra cuộc tranh luận ai sẽ là chủ tịch đảng FDP tại Đức sau này.

- Năm 2008 (còn trong tuổi 34), dưới sự dẫn dắt của chủ tịch Philipp Rösler, đảng FDP đạt được số phiếu 8,2% trong cuộc bầu cử tại tiểu bang Niedersachsen và tiếp tục cầm quyền với đảng CDU cho đến năm 2013.

- Ngày 18/2/2009 (còn trong tuổi 35) Dr. Philipp Rösler tuyên thệ trở thành Bộ Trưởng Kinh Tế và Giao Thông, đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Phó Thống Đốc của tiểu bang Niedersachsen, người quan trọng thứ nhì trong bộ máy cầm quyền tại đây.

- Ngày 28/10/2009 (36 tuổi), sau 8 tháng từ nội các tiểu bang Dr. Philipp Rösler tuyên thệ trở thành Bộ Trưởng Ý Tế Liên Bang trong nội các nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel. Ông Dr. Philipp Rösler, một nhà chính trị đầu tiên mang chức vị bộ trưởng tại Đức không sinh ra trong phần đất Âu Châu, một trong những Bộ Trưởng trẻ nhất tại Đức được ghi vào lịch sử nước Đức.

Dr. Philipp Rösler đặt hạnh phúc gia đình lên hàng đầu

Với vóc dáng của một người cao 1,79 mét mảnh khảnh mặc dù luôn tập luyện thể thao nhưng Dr. Philipp Rösler là một nhân vật chính trị có tính cách quyết định mau lẹ, thực tiễn, ứng khẩu tài tình và khôn ngoan, không ngại một câu trả lời và không bao giờ chạy trốn trước một thách đố.

Cho vóc dáng Á Châu của một người gốc Việt Nam mà đạt được đến đỉnh cao trong sự nghiệp chính trị tại nước Đức thì đúng là khó khăn hơn tại các quốc gia khác, tuy nhiên đó không phải là điều trở ngại cho ông Dr. Philipp Rösler: „Tôi biết, tôi nhìn khác người Đức. Tôi có một cái mũi tẹt, mái tóc đen và đôi mắt nhỏ như tất cả các người Á Châu," câu trả lời rất rõ ràng cho báo chí Đức của ông về cội nguồn. Nhiều hơn nữa Dr. Philipp Rösler không có thể đón nhận được nét văn hóa Á Đông vì là một đứa con mồ côi và lớn lên với bố mẹ Đức thời còn bú sữa.

Hạnh phúc gia đình là một điều thiêng liêng đối với Dr. Philipp Rösler, khi còn ở Bang Niedersachsen năm 2009 từ sở làm về điều đầu tiên là vui sướng được thay tã cho 2 cô con gái sinh đôi lúc ấy được 4 tháng, hai cháu được đặt tên là Grietje Marie und Gesche. Người vợ Đức yêu thương tên Wiebke và cũng là một là nữ bác sĩ. Chính người vợ này đã hướng dẫn ông Dr. Philipp Rösler học giáo lý để trở thành một người Công Giáo và vị phu nhân cũng là người đỡ đầu cho ông lúc được rửa tội tại nhà thờ St. Clement, Hannover. 

Điều quý báu và đặc biệt báo chí Đức có nhắc đến Dr. Philipp Rösler là người giữ đạo và xác tín với đạo mình theo (bekennender Katholik). Hôm tuyên thệ nhận chức tại quốc hội ở thủ đô Bá Linh, ông Dr. Philipp Rösler đã rõ ràng tuyên xưng với câu trả lời truyền thống Kitô về đạo: „Tôi nhận chức với sự giúp đỡ của Thiên Chúa!" - „So wahr mir Gott helfe!" (Chúng ta nên biết câu nói về đức tin này rất hiếm được nghe từ cửa miệng của một nhà chính trị Đức theo đảng FDP).

Ngoài ra ông Dr. Philipp Rösler còn là một thành viên cao cấp của tổ chức Trung Ương Phong Trào Giáo Dân Công Giáo Đức (Das Zentralkomitee der deutschen Katholiken).

Chủ nhật vừa qua, 03/4/2011 ai đi nhà thờ St. Joseph tại Hannover-Liste sẽ nhìn thấy đôi vợ chồng Dr. Philipp Rösler dẫn hai con gái đi nhà thờ tham dự thánh lễ, cho dù hai đứa con độ hơn 2 tuổi luôn ngồi đứng không yên nhưng ông bà Rösler vẫn thi hành nhiệm vụ trung tín của người Kitô hữu giữ lễ ngày Chúa nhật. Tấm gương này đáng cho người công giáo chúng ta noi theo. Ông Dr. Philipp Rösler chỉ về thăm gia đình tại Hannover mỗi 2 tuần một lần từ thủ đô Bá Linh vì công vụ không có nhiều thời gian. Báo chí cho biết ông sống tạm trong chiếc phòng bên cạnh văn phòng làm việc tại Bộ Y Tế ở Bá Linh.






__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___

DB Smith Và Dda.o Luâ.t Nhân Quyê`n Cho VN

DB Smith và Đạo Luật Nhân Quyền Cho VN

Tin Téc ThÝi Sñ

Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam Vào Hạ Viện Hoa Kỳ

Báo Mạch Sống (machsong.org), BPSOS

Ngày 7 tháng 4, 2011 - Hôm nay DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ) đưa dự thảo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vào Hạ Viện.

Nếu được thông qua, đạo luật này sẽ gắn liền việc tăng viện trợ, không kể các khoản viện trợ nhân đạo, cho Việt Nam với mức cải thiện về tình trạng nhân quyền ở quốc gia này.

Đạo luật còn đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ khi tăng viện trợ thì cũng phải tăng một cách tương xứng ngân sách tài trợ cho các chương trình phát triển nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.

Trong phần nhận định, dự thảo luật nêu lên cuộc đàn áp gần đây nhất nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc Cách Mạng Hoa Lài lan đến Việt Nam từ Bắc Phi và Trung Đông.

"Ngôn ngữ của dự luật phản ánh những sự kiện vừa mới xảy ra như việc bắt bớ và xử án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của tổ chức BPSOS, nhận định.



Dự thảo luật cũng nêu lên cuộc đàn áp đẫm máu ở Giáo Xứ Cồn Dầu vào đầu tháng 5 năm ngoái, đặt trong bối cảnh của chính sách đàn áp ngày càng lan rộng đối với mọi tôn giáo.

Tình trạng buôn người từ Việt Nam đến các quốc gia khác cũng được đặt ra như là mối quan tâm của các vị dân cử liên bang.

"Mặc dù Chính Quyền Việt Nam báo cáo về những tiến bộ trong việc chống nạn buôn người, họ đã không tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu về bài trừ nạn buôn người", bản dự thảo viết.

Dự thảo luật tái lập các chương trình định cư tị nạn của Hoa Kỳ ở Việt Nam để giải quyết cho những trường hợp trước đây bị từ chối oan ức hoặc đã không được ghi danh tham gia vì lý do ngoài sự kiểm soát của đương sự.

"Văn bản luật dự thảo bao gồm phần lớn những vấn đề mà cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ hằng quan tâm đến", Ts. Thắng nói.

Theo Ông, việc đưa dự thảo luật vào Hạ Viện ngay lúc này mang ý nghĩa đặc biệt vì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang cân nhắc việc đưa một số quốc gia vào danh sách cần quan tâm đặc bi ệt (CPC) vì vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng.

Đồng thời Bộ Ngoại Giao cũng đang phân hạng các quốc gia về tình trạng buôn người. Hiện nay Việt Nam nằm trong danh sách "Cần Theo Dõi" về buôn người.

"Nếu bị đưa vào danh sách CPC vì đàn áp tôn giáo hay bị xếp Hạng 3 về buôn người thì Việt Nam đều sẽ đứng trước nguy cơ bị chế tài bởi chính phủ Hoa Kỳ theo luật định," Ts. Thắng giải thích.

Các vị dân biểu cùng ký tên bảo trợ cho dự luật gồm có DB Frank Wolf (Cộng Hoà, VA), Zoe Lofgren (Dân Chủ, CA) và Loretta Sanchez (Dân Chủ, CA).

Trước khi soạn thảo dự luật, DB Smith mời Ts. Thắng và cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, Cố Vấn Đặc Biệt về các Vấn Đề Quốc Tế của BPSOS, họp bàn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và những hành động cần thiết ở Quốc Hội.

"Ngoài dự thảo luật nhân quyền, chúng tôi còn bàn đến một số buổi điều trần cũng như việc gởi phái đoàn Quốc Hội đi Việt Nam trong năm nay", Ts. Thắng nói.

Tại buổi tiếp xúc, DB Smith cho biết vẫn giữ ý định sẽ đến thăm xứ đạo Cồn Dầu khi đến Việt Nam.

DB Smith và DB Wolf (Cộng Hoà, VA) đang thảo văn thư gởi cho Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc về thân phận của các giáo dân Cồn Dầu đang lánh nạn ở ngoài Việt Nam.

DB Smith hiện là Chủ Tịch Tiểu Ban về Phi Châu, Sức Khoẻ Toàn Cầu, và Nhân Quyền thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao của Hạ Viện Hoa Kỳ.

THÁI HÀ TIẾP TỤC CẦU NGUYỆN CHỐNG BẤT CÔNG ĐÒI CÔNG LÝ


Trong tuần vừa rồi, khi Giáo xứ Thái Hà thông báo hai Thánh Lễ vào ngày 2 và 3 tháng 4/2011 để cầu nguyện cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, chúng tôi nhìn qua đó một cuộc NỔI DẬY chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ. Đó là khởi đầu một cuộc Đấu tranh mới. Thực ra đây là việc tiếp nối của TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM sau khi cuộc đấu tranh chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ trước đây đã bị một số Giám mục tay sai CSVN dùng quyền, ngay cả với lừa đảo tận Vatican, để đưa TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi Hà Nội và giải tán những cuộc Cầu Nguyện.

Thái Hà đã lấy lại TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM và Giáo dân đã kéo về Thái Hà trong hai ngày 2-3.04.2011 rất đông đảo để cầu nguyện cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, một trường hợp cụ thể của BẤT CÔNG CSVN.

Việc tụ họp đấu tranh đưa đến thành công hay không, không phải là sự ồ ạt lúc đầu theo tình cảm, rồi sau đó xẹp xuống, mà chính ở cái Ý CHÍ TRƯỜNG KỲ LIÊN TỤC. Nếu sau khi CSVN kêu án 7 năm tù ở và 3 năm quản chế cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, rồi mọi người chỉ mạ lỵ sự tàn nhẫn của CSVN, rồi nguôi đi và không tiếp tục Cầu Nguyện đấu tranh nữa, thì CSVN vẫn chai lỳ ngồi trơ trơ đó. Ts CÙ HUY HÀ VŨ chỉ là một tường hợp BẤT CÔNG trong một tình trạng BẤT CÔNG triền miên suốt bao chục năm trường đối với toàn thể Dân tộc. Chính tình trạng BẤT CÔNG triền miên này cho toàn thể Dân tộc đòi hỏi việc tiếp tục cầu nguyện tối thiểu tại Thái Hà để đấu tranh cho CÔNG LÝ, SỰ THẬT và HÒA BÌNH.

Gương đấu tranh triền miên và định kỳ đã đi trước chúng ta

Chúng tôi đưa ra đây hai tỉ dụ đấu tranh bên bỉ và định kỳ đã đưa đến kết quả lật đổ những bạo quyền độc tài khát máu.

Những năm 1989: gương hai Nhà Thờ tại Bá Linh

Hai Nhà Thờ đó là Nhà Thờ GETHSEMANI và Nhà Thờ ST.NICOLAS. Trong năm 1989, cả hai Nhà Thờ là nơi họp lại thường xuyên của những Tín hữu dấn thân trong tinh thần đấu tranh cho những giá trị mà Lương tâm đã được thấm nhuần.

Hai Nhà Thờ này đã được chính Nhà Nuớc Đức công khai biết ơn về tính bền bỉ đầu tranh để đưa đến sụp đổ bức tướng Bá Linh. Thực vậy, mở đầu ngày KỶ NIỆM 20 NĂM BỨC TƯỜNG BÁ LINH SỤP ĐỔ, buổi sáng sớm 09.11.2009, Bà Thủ tướng Angela MERKEL cùng các quan khách đã đến Nhà Thờ GETHSEMANI để dự Lễ Nghi Tôn Giáo kỷ niệm. Việc khởi đầu Ngày Kỷ Niệm bằng một LỄ NGHI TÔN GIÁO chứng tỏ tầm quan trọng đóng góp của Nhà Thờ này vào sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh.

Nhà Thờ GETHSEMANI do Mục sư Bernd ALBANI chủ trì. Tín hữu đến đây để thường xuyên và định kỳ cầu nguyện cho Hòa Bình. Các buổi cầu nguyện luôn luôn được kết thúc bằng bài ca "DONNA NOBIS PACEM" XIN CHO CHÚNG TÔI HÒA BÌNH. Gerhard SCHONE là một Ca sĩ rất được biết tới tại Đông Đức. Oâng là người đã thường xuyên đến hát tại Nhà Thờ GETHSEMANI trong những buổi họp cầu nguyện. Ngày nay, hỏi lại Oâng tại sao hồi ấy ông có dịp sang Tây Bá Linh mà ông vẫn ở lại. Oâng trả lời rằng hồi ấy tôi cảm thấy những người đến Nhà Thờ tụ họp đấu tranh cần tiếng hát của tôi để giữ vững tinh thần, nên tôi không ra đi trước được.

Nhà Thờ ST.NICOLAS do Mục sư Christian FUHRER chủ trì. Đến Nhà Thờ này, phần đông là giới trẻ mang tinh thần đấu tranh sôi động hơn. Thường xuyên đến Nhà Thờ này là Nhạc sĩ Matthias KREHER để chơi nhạc trong những cuộc hội họp. Theo Mục sư Christian FUHRER, thì tại Nhà Thờ này đã có những cuộc họp định kỳ mỗi tuần ngày Thứ Hai từ năm 1982 để cầu nguyện đấu tranh cho những giá trị tinh thần. Năm 1989, tháng 10, từ Nhà Thờ, giới Thanh niên đã căng Biểu Ngữ và tiến ra ngòai phạm vi Nhà Thờ để diễn hành. Công an đã can thiệp bằng cách giật và xé Biểu Ngữ. Hành động này của Công an đã được ghi hình và phổ biến trên Truyền Hình Tây Đức. Thế là cả Đông Đức và Tây Đức, dân chúng biết đến việc đàn áp bằng bạo động của Công an. Chính Nhà Nước đã làm tăng thêm Phong trào người dân đứng dậy, kéo càng đông đến Nhà Thờ.

Ngày nay, phỏng vấn những nhân viên STASI về hai Nhà Thờ, họ đều công nhận đã được lệnh kiểm sóat, lấy hình, thâu phim những nhóm đến hai Nhà Thờ GETHSEMANI và ST.NICOLAS. Điều làm họ ngạc nhiên là họ hiểu Tín hữu biết rõ có việc kiểm sóat, thu hình của STASI, nhưng những người đến hai Nhà Thờ dường như không sợ hãi gì và đến Nhà Thờ như một nhu cầu để biết thông tin và truyền thông cho nhau tâm tình và ý chí đấu tranh.

Lịch sử đấu tranh thành công của hai Nhà Thờ cho thấy những điểm quan trọng sau đây:

* Tính cách thường xuyên và định kỳ tụ họp lại của Giáo dân trong mục đích đấu tranh cho một tinh thần.

* Việc tụ họp thường xuyên và định kỳ cũng là dịp trao đổi và đào sâu quan điểm đấu tranh. Đó là dịp để tăng cường thêm ý chí nhất thống cho nhau mà không cần ai phải đúng đầu ra chỉ thị như một mệnh lệnh. Cái chỉ thị và sự nhất thống đến từ Lương tâm mỗi người.

Năm 2011: Những cuộc Nổi Dậy tại Bắc Phi và Trung Đông

Có thể một số người chỉ nhìn và ngưỡng một những đoàn người đông ngịt tại các Klhoảng trường để đấu tranh cho quyền Dạ Dầy của mình và chống sự cướp bóc tài sản bất công của những Nhà độc tài. Người ta cũng công nhận rằng những cuộc tụ họp này nhờ rất nhiều ở sự truyền thông Internet. Nhưng nếu nhìn kỹ, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng mang tính cách ĐỊNH KỲ và thường xuyên của những cuộc tụ họp lại. Đó là ngày Thứ Sáu, ngày Cầu Nguyện tụ họp lại tại Đền Cầu Nguyện để rồi sau buổi Cầu Nguyện là những cuộc Diễn Hành đấu tranh. Cuộc đấu tranh mang tính định kỳ do ngày Thứ Sáu vậy.

Đất Tòa Khâm sứ hay Ts Cù Huy Hà Vũ chỉ là những trường hợp điển hình

Những ngày đầu của Cầu Nguyện tại Tòa Khâm sứ Hà Nội đã cho một số người nghĩ rằng đây là việc đấu tranh riêng lẻ của Công giáo cho một miếng đất bị tước đoạt. Nhưng thực ra, miếng đất chỉ là một trường hợp cụ thể trong một TÌNH TRẠNG BẤT CÔNG CHUNG mà Dân tộc đã phải chịu dưới Cơ chế CSVN trong bao chục năm trường. Đây mới là điểm quan trọng của đấu tranh và đòi hỏi tính các trường kỳ họp lại Cầu Nguyện trong một ý chí đạt được CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH xã hội thực sự. Từ Tòa Khâm sứ, Phong trào đấu tranh đòi CÔNG LÝ lan sang xứ Thái Hà, rồi Tam Tòa, Đồng Chiêm.

Cũng vậy, Ts Cù Huy Hà Vũ chỉ là một trường hợp cụ thể của việc BẤT CÔNG mà CSVN áp đặt lên đầu một công dân. Giáo dân tự họp lại tại Thái Hà để cầu nguyện chống lại sự bất công này. Từ trường hợp Ts Cù Huy Hà Vũ, phải nghĩ đến những trường hộp bất công đã áp đặt trướnc đây cho nhiều công dân khác, cho Trí thức nêu ý kiến xây dụng dù không hợp với ý đảng CSVN, nhất là cho khối Dân Oan mất Nhà, Đất, cho khối Công nhân bị bóc lột sức lao động mà không thể than vãn. Đó là sự BẤT CÔNG cho toàn Dân tộc.

Việc tụ họp lại CẦU NGUYỆN tại xứ Thái Hà và các nơi khác không phải chỉ riêng cho trường hợp Ts Cù Huy Hà Vũ, mà là chống lại Tình trạng BẤT CÔNG chung triền miên và đòi hỏi việc thực thi CÔNG LÝ để Dân tộc có HÒA BÌNH. Chính vì vậy, việc kêu án Ts Cù Huy Hà Vũ ngày 4.4.2011 chưa phải là ngày để chấm dứt Phong trào tụ họp lại tại Thái Hà để đấu tranh cho CÔNG LÝ chung của Dân tộc. Nếu cuộc cầu nguyện chấm dứt ngày 4.4.2011, thì đó là chiến thắng của bạo quyền và là thất bại của Phong trào đấu tranh cho CÔNG LÝ mà cả Dân tộc mong mỏi.

Việc Cầu Nguyện tại Thái Hà cho CÔNG LÝ phải được tiếp tục.

Ngay trong Phiên tòa xử Ts Cù Huy Hà Vũ, CSVN đã ngu xuẩn khuyến khích mọi người phải tiếp tục cầu nguyện thêm cho CÔNG LÝ. Thực vậy, nếu Phiên tòa không kêu án Ts Cù Huy Hà Vũ rất nhẹ, thì có thể làm giảm ý chí tụ họp cầu nguyện của Giáo dân. Nhưng CSVN đã nguy xuẩn kêu án rất nặng Ts Cù Huy Hà Vũ và nhất là VI PHẠM PHÁP LUẬT TỐ TỤNG.

Theo Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN, Phiên tòa vi phạm Pháp Luật và phải hủy bỏ

Chúng tôi xin trích đăng lại lời tuyên bố của Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN trả lời Phỏng vấn của Đài BBC:(xin cắt đọan này vì đã được phổ biến rộng rãi trong và ngòai nước)

…….

Thái Hà Cầu Nguyện chống lại BẤT CÔNG áp đặt lên trường hợp cụ thể Ts Cù Huy Hà Vũ không thể chấm dứt sau ngày 4.4.2011. Theo thuần lý như lời của Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN vừa nói ở đoạn trên cho đài BBC, thì Phiên tòa này đã vi phạm Pháp Luật và bản án phải được hủy bỏ. Nếu Cầu Nguyện chống BẤT CÔNG và đòi CÔNG LÝ, thì Thái Hà phải tiếp tục kêu gọi Giáo dân tụ họp cầu nguyện chống lại bản án bất công điển hình này, nhất là chống lại việc vi phạm Pháp Luật của chính Phiên Tòa. Không thể "đánh trống bỏ dùi" và "đầu voi đuôi chuột":

* Chính Ts CÙ HUY HÀ VŨ và Gia đình phải kháng án, đồng thời xin xứ Thái Hà tiếp tục cầu nguyện cho CÔNG LÝ.

* Các Luật sư, trong đó có Luật sư Trần Đình Triển, biện hộ cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, hợp lực tố cáo việc vi phạm Pháp Luật này và yêu cầu Thái Hà tiếp tục cầu nguyện.

Đứng ở bình diện đấu tranh chống BẤT CÔNG và đòi CÔNG LÝ cho Dân tộc, mà Giáo dân xứ Thái Hà là thành phần công dân, việc tiếp tục cầu nguyện cho CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH xã hội trở thành một trách nhiệm tối thiểu của Giáo dân Thái Hà.

Chúng tôi cũng xin lập lại tại đây gương đấu tranh của hai Nhà Thờ tại Bá Linh năm 1989 và gần đây nhất, năm nay 2011, gương đấu tranh tại Bắc Phi và Trung Đông.

Giáo dân Thiên Chúa giáo họp CẦU NGUYỆN ngày Chúa nhật. Tín đồ Hồi giáo tụ lại ngày Thứ Sáu để CẦU NGUYỆN. Họp lại họ trao đổi với nhau thông tin và nói với nhau những ý kiến mới đấu tranh. Họ dễ thông tin và đưa những ý kiến mới cho nhau vì tin nhau là đồng đạo. Chúa Nhật, Thứ Sáu là ĐỊNH KỲ cầu nguyện tín hữu và đấu tranh công dân. Chỉ nhìn nhau qua ánh mắt, họ biết điều phải làm, chứ chưa cần phải đọc những Tuyên Ngân, Thông Cáo hiệu lệnh biện bạch dài dòng.

Cuộc đấu tranh có kết quả hay không, đó là Ý CHÍ BỀN BỈ TIẾP TỤC TỤ HỌP LẠI TRIỀN MIÊN VÀ ĐỊNH KỲ trong thời gian, chứ không phải tình cảm ồ ạt xung động họp tan nhất thời.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

8
0
 
Rate This

Đứa nào chống Anh sẽ bị bỏ tù bằng bao cao su nghe cưng


14
0
 
Rate This

Cuộc sống đảo lộn sau vụ nhà sập, nghiêng


Thứ năm, 7/4/2011, 20:38 GMT+7


Ở nhờ người thân, thuê nhà nghỉ hoặc sống tạm trong trụ sở Mặt trận Tổ quốc phường là hoàn cảnh của những gia đình bị liên lụy sau sự cố nhà sập, lún nghiêng ở phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.
Nhà 5 tầng đổ đè sập một phần chung cưKhẩn cấp di dân khỏi nhà 5 tầng lún nghiêng

Sau khi nhà số 49 Huỳnh Thúc Kháng bị sập, 18 hộ gia đình ở cầu thang 1 chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng cũng bị vạ lây. UBND quận đã yêu cầu các gia đình phải di dời để khắc phục sự cố.

Không có người thân để nhờ vả, gia đình ông Đoàn Đức Phóng phải đến ở tạm tại trụ sở Mặt trận tổ quốc phường Láng Hạ. Ngồi buồn rầu trong khoảng sân trước phòng Hội chữ thập đỏ, anh Đoàn Đức Hùng (con trai ông Phóng) cho biết, tại trụ sở có 7 người trong gia đình anh và gia đình ông Nguyễn Hồng Quang (phòng 302), Nguyễn Văn Hồng (phòng 402).

Căn phòng khoảng 16m2 tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc phường Láng Hạ được dành cho gia đình anh Hùng ở tạm. Ảnh: Hoàng Thùy.

Sự cố nhà sập đã diễn ra một tuần, nhưng chân anh Hùng vẫn thâm tím, người vẫn đau vì chịu sức ép. "Khi nghe mọi người thông báo nhà 49 sắp sập, tôi chạy lên nhà để bế bà xuống. Vừa bước qua cửa thì nghe tiếng đổ ầm ầm, tôi bị bay khỏi chỗ vừa đứng vài mét", anh Hùng nhớ lại.

Đưa bà xuống dưới, anh sững sờ vì chỉ trong chớp mắt ngôi nhà khang trang và một phần chung cư chỉ còn là đống đổ nát. Khi tất cả người thân đều an toàn, gia đình anh lại lo lắng vì toàn bộ đồ đạc, giấy tờ quan trọng không kịp cầm theo.

"Suốt ba đêm tôi và bố mẹ phải ngủ ở gầm cầu thang, đợi cần cẩu xúc đến phần nhà mình thì nhìn xem có thấy tủ đựng giấy tờ không nhưng vô vọng", anh Hùng cho hay.

Chuyển đến trụ sở Mặt trận Tổ quốc phường Láng Hạ, gia đình anh Hùng không có một tài sản nào mang theo. Quần áo chỉ có một bộ mặc trên người từ hôm nhà đổ, giá, bát, xoong, nồi... là của phường cho mượn. "Bạn bè đến thăm, người cho gạo, người cho nước uống, đệm, chăn, quần áo cũ... nên chúng tôi mới tạm duy trì được cuộc sống. Ai cũng mệt mỏi, sút cân", anh Hùng nói.

Anh Hùng cho biết, gia đình chẳng còn tài sản gì sau sự cố nhà 49 bị sập. Ảnh: Hoàng Thùy.

Trong căn phòng chừng 16m2, bà cụ 95 tuổi vẫn nằm im lìm trong chăn. Từ hôm nhà sập, bị sức ép lăn xuống đất, bà vẫn còn đau. Hai đứa con anh Hùng thì chưa quen chỗ ở mới, thường xuyên khóc, nhất là về đêm.

Sử dụng nhà vệ sinh làm nhà tắm, phải dậy sớm hơn bình thường, cuộc sống hoàn toàn bị xáo trộn nhưng gia đình anh Hùng mong chính quyền sớm giải quyết sự cố để họ được trở về nhà.

Sau vụ nhà 49 Huỳnh Thúc Kháng bị đổ, quận Ba Đình đã tiến hành kiểm tra các công trình nhà ở trên toàn quận. Ngôi nhà số 11 ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng nghiêng khoảng 20cm, đã bị phong tỏa. Các hộ dân sống trong và đối diện ngôi nhà này cũng đã được lệnh di dời để đảm bảo an toàn.

Là chủ hộ số nhà 12, đối diện với ngôi nhà 11 bị nghiêng, ông Dương Minh Thành cho biết, gia đình ông gồm hai vợ chồng, con trai, con dâu và hai cháu nội. Do không tìm được nơi ở nhờ nên cả nhà phải thuê nhà nghỉ.

Các hộ đối diện với căn nhà lún nghiêng (ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng) đã phải di dời để đảm bảo an toàn. Ảnh: Hoàng Thùy.

Ông Thành chia sẻ, đang ở nhà mình rộng rãi, bỗng dưng phải đi thuê nhà nghỉ, gia đình cảm thấy gò bó. Ông bà ban ngày đến nhà bạn bè chơi hoặc về gần nhà xem tình hình.

"Cả nhà phải ăn cơm "bụi", rồi lo lắng cho ngôi nhà khiến chúng tôi rất đau đầu. Các cơ quan chức năng cần qiải quyết nhanh, chứ không có nhà, chúng tôi không thể ổn định làm ăn, sinh sống", ông Thành nói.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Cảnh Quang, Phó chủ tịch phường Láng Hạ cho biết, ngay sau sự cố sập nhà 49, phường đã liên hệ với các gia đình để hỗ trợ chỗ ở. "Chúng tôi đã có đơn gửi quận, đề xuất xin nhà tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Khu vực nhà sập cũng đã có các chuyên gia đến nghiên cứu và tìm phương án giải quyết tốt nhất", anh Quang cho hay.

Hoàng Thù
y


Khu tập thể nghiêng nửa mét ở thủ đô


Không chỉ bị lún nghiêng 30-50 cm so với chiều thẳng đứng, các tòa nhà trong khu tập thể Bộ Tư pháp (phường Cống Vị, Ba Đình) còn đổ về phía sau khiến hàng trăm người dân sống tại đây hoang mang suốt nhiều năm.
Nhiều ngôi nhà lún nghiêng ở Hà NộiKhẩn cấp di dân khỏi nhà 5 tầng lún nghiêngNhà 5 tầng đổ đè sập một phần chung cư

* Clip: Thấp thỏm sống trong khu tập thể nghiêng

Nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Kim Mã Thượng (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội), tập thể Bộ Tư pháp hiện có 63 gia đình sống trong 3 đơn nguyên.

Nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Kim Mã Thượng (phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội), khu tập thể Bộ Tư pháp hiện có 63 gia đình sống trong 3 khối nằm liền nhau.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, từ nhiều năm qua, đơn  nguyên 1 và 3 đã tách khỏi đơn nguyên 2 (nằm giữa)

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, từ nhiều năm qua, khối 1 và 3 đã tách khỏi khối 2 (nằm giữa).

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, từ nhiều năm qua, đơn nguyên 1 và 3 đã tách khỏi đơn nguyên 2 (nằm giữa), khiến khe hở giữa các tòa nhà ngày càng rộng.

Và càng ngày, khe hở giữa các tòa nhà càng rộng.
Dù trước đây, tường của các đơn nguyên này được xây dính khít với nhau.
Dù trước đây, tường của các khối này được xây dính khít với nhau.

Nhưng hiện, đơn nguyên 2 và 3 tách rời nhau hàng chục centimet.

Nhưng hiện, tường của khối nhà 2 và 3 tách rời nhau hàng chục cm.

Tương tự, đơn nguyên 1 và 2 cũng tách dần nhau ra.

Tương tự, khối nhà 1 và 2 cũng tách dần nhau ra.
Việc các gia đình cơi nới thêm
Việc các gia đình tại đây tự ý cơi nới thêm "chuồng cọp" càng khiến kết cấu ngôi nhà bị phá vỡ, gia tăng sụt lún.
Đứng trên nóc tòa nhà, quan sát khe hở này mới thấy rõ sự nguy hiểm của tình trạng trên.
Khi đứng trên nóc tòa nhà quan sát khe hở này mới thấy rõ sự nguy hiểm.


Khu tập thể nghiêng nửa mét ở thủ đô (2)

Ông Phạm Mùi - thành viên Ban quản lý khu tập thể cho hay,

Ông Phạm Mùi, thành viên Ban quản lý khu tập thể lo lắng cho hay, tòa nhà 5 tầng được xây hoàn toàn bằng gạch từ năm 1993. Khi xảy ra nghiêng lún, người dân đã báo cơ quan chức năng nhưng hiện vẫn chưa thấy phản hồi.

khe hở hiện lớn tới mức "phát sợ khi nhảy qua đây để kiểm tra đồng hồ nước".

Khe hở giữa các khối này lớn tới mức những người thường xuyên phải lên tầng thượng để ghi số điện cho hay "phát sợ mỗi khi phải nhảy qua đây".

Để chứng minh cho  lời nói của mình, ông Mùi lấy thước đo...

Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Mùi lấy thước đo...

... và kết quả cho thấy, khe hở giữa đơn nguyên 2 và 3 là 53 cm.

...và kết quả cho thấy, khe hở giữa khối 2 và 3 là 53 cm.

Còn khe hở giữa đơn nguyên 1 và 2 cũng lên tới hơn 30 cm.

Còn khe hở giữa khối 1 và 2 cũng lên tới hơn 30 cm.

Tình trạng lún, nghiêng của khu tập thể cũ này khiến tường của các ngôi nhà tại đây liên tục bị rạn, nứt.

Tình trạng lún, nghiêng của khu tập thể cũ này khiến tường của các căn nhà liên tục bị rạn, nứt.

Những vết nứt lớn vừa được vá, lại bị xé toạc.

Những vết nứt lớn vừa được vá, lại bị xé toạc.

Ngay cả hai trụ cổng của ngôi nhà ở tầng 1 vừa làm xong cũng bị kéo nghiêng về phía sau.

Ngay cả hai trụ cổng của ngôi nhà ở tầng 1 vừa làm xong cũng bị kéo nghiêng về phía sau.

Nguyễn L
ê