Sunday, May 29, 2011

Ngư dân Cà Mau bị tàu lạ bắn chết

Tàu cá ở Cà Mau đang khai thác trên biển thì bất ngờ bị một tàu lạ chạy từ hướng Thái Lan tới, nã súng liên hồi. Một ngư phủ bị trúng 2 phát đạn tử vong.Ngày 29/5, thiếu tá Võ Văn Sử, Đồn trưởng Biên phòng 692 Sông Đốc (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau), cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu để bàn giao cho Công an tỉnh Cà Mau điều tra vụ việc trên.
Theo tường trình của thuyền trưởng Lâm Văn Tịnh, ngày 28/5, tàu của anh đang khai thác trên vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam với Thái Lan. Khoảng 4h15, có một chiếc tàu lạ chạy từ hướng vùng biển Thái Lan đến gần rồi bất ngờ nã đạn xối xả. Thuyền viên Huỳnh Văn Trà (sinh 1990, quê xã Khánh Bình Tây Bắc, Cà Mau) bị trúng 2 viên đạn chết ngay tại chỗ.
Bị tấn công bất ngờ, thuyền trưởng Tịnh ra lệnh cho thuyền viên tắt đèn, tháo chạy ngay vào đất liền, sau đó trình báo vụ việc với cơ quan chức năng.
Tam Rồng

Một Khoa Học Gia Gốc Việt Giúp Hài Quân HK Chế Tạo Vũ Khi Diệt Hoả Tiễn Đối Hạm Của Trung Cộng


Một Khoa Học Gia Gốc Việt, Tiến Sĩ Định Nguyễn, hiện là Trưởng Công Trình Nghiên cứu Chế tạo loại Vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL). Đây là loại Vũ khí mới để phá huỷ Hoả Tiễn tấn công của đối phương, kể cả Hoả Tiễn DF-21D của Trung Cộng hiện đang đe doạ các Hàng Không Mẩu Hạm và các Chiến Hạm Hải Quân Hoa Kỳ.


Trong bản Tường Trình trước Quốc Hội Hoa Kỳ { CRS Report for Congress } của Ronald O' Rourke ngảy 21 tháng 1 năm 2011, trang 38 có tường trình về Công trình nghiên cứu và sáng chế Vũ khí mới Free Electron Laser (FEL) program của Tiến Sĩ Định Nguyễn.

Trung Cộng đang ngạo mạn phô trương sức mạnh của Hoả Tiễn DF-21D, đe doạ các Hang Không Mẫu Hạm Hai Quan Hoa Kỳ! Nhưng họ đâu ngờ một loại Vù Khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL) cùa TS Dinh Nguyen sè phá huỷ dược DF-21D, làm tiêu tan tham vọng Đại Hán của họ !

Tuy Free Electron Laser đang còn trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng rất khả quan. Các Chiến Hạm Hải Quân Hoa Kỳ sẽ được trang bị sau này khi công trình sáng chế loại Vũ khí mới này thành công.

Attach: 6 Photos



Courtesy LANL



LANL scientists are instrumental in making breakthrough for the Navy
By John Severance

Sunday, January 23, 2011 at 12:00 pm (Updated: January 23, 12:59 pm)

Thanks to the Los Alamos National Laboratory, the Navy took a big step in its quest to build a powerful new anti-aircraft gun.

LANL scientists have achieved a breakthrough with the Office of Naval Research's Free Electron Laser (FEL) program, demonstrating an injector capable of producing the electrons needed to generate powerful megawatt-class laser beams for the Navy's next-generation weapon system.

The Dec. 20 milestone, which happened months ahead of schedule, was highlighted in a two-day preliminary design review Jan. 20-21 in Virginia.

"The injector performed as we predicted all along,'' said Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the FEL program at the lab. "But until now, we didn't have the evidence to support our models. We were so happy to see our design, fabrication and testing efforts finally come to fruition. We're currently working to measure the properties of the continuous electron beams, and hope to set a world record for the average current of electrons.''
Nguyen said Boeing, which had a measurement of 32 milliampere in 1993, holds the record for measuring properties of the continuous electron beams. The project leader said, "We are not there yet but we hope to break it in the near future."

At the demonstration, Nguyen received a lot of positive feedback from members of the ONR. But he was not about to take a lot of the credit.
"This is a team effort," Nguyen said. He credited 15 other LANL employees for helping him with the research. "The best thing is that the Navy is looking at Los Alamos as the go-to lab for this kind of technology. This is a good sign for the lab."

Nguyen said he and his team have been working on the project since 2006 but he has been working on the technology at the lab since the mid-1980s.
Asked where this accomplishment stacks up in his LANL career, which started in 1984, Nguyen said, "It's not the most important, but it is up there."
Quentin Saulter, the FEL program manager for ONR, said in a release the implications of the FEL's progress are monumental.

"This is a major leap forward for the program and for FEL technology throughout the Navy," Saulter said. "The fact that the team is nine months ahead of schedule provides us plenty of time to reach our goals by the end of 2011."
 


The research is a necessary step for the Department of the Navy to one day deploy the megawatt-class FEL weapon system, revolutionizing ship defense, Saulter said.

"The FEL is expected to provide future U.S. Naval forces with a near-instantaneous laser ship defense in any maritime environment throughout the world."

ONR's FEL project began as a basic science and technology program in the 1980s and matured into a working 14-kilowatt prototype. In fiscal 2010, it graduated from basic research to an Innovative Naval Prototype, earning the backing needed by senior Navy officials to ensure its evolution to advanced technology and potential acquisition.

On the ONR website, Saulter explains the program.

"The Navy's future Free Electron Laser (FEL) weapon system is being designed to be game changing," Saulter said. "The capability of having speed-of-light delivery for a wide range of missions and threats is a key element of a future shipboard layered defense. The design is to be able to have selectable wavelengths for use at sea.

"It will demonstrate scalability of the necessary FEL physics and engineering for an eventual megawatt-class device. It will focus on the design, development, fabrication, integration and test of a 100-kw class FEL device. Future needs for ship integration and beam control will be considered. This revolutionary technology allows for multiple payoffs to the war fighter.
"The ability to control the strength of the beam provides for graduated lethality and the use of light vice, an explosive munition, provides for low per engagement and life cycle costs. In fact, it provides an effective alternative to using expensive missiles against low value targets. Not worrying about propulsion and working at the speed of light allows for precise engagement and the resulting low collateral damage. Speed-of-light engagement also allows for a rapid reaction to moving and/or swarming time critical and swarming targets."

The laser works by passing a beam of high-energy electrons generated by an injector, through a series of strong magnetic fields, causing an intense emission of laser light. ONR hopes to test the FEL in a maritime environment as early as 2018.

"There still is a lot more testing," Nguyen said.

Scientists at Los Alamos National Laboratory, headed by Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the Free Electron Laser program at the lab, made a breakthrough when they unveiled an injector, below, capable of producing the electrons needed to generate megawatt-class laser beams for the Navy's next-generation weapon system.

1 of 3
Courtesy LANL

Vu Khi Free Electron Laser (FEL).


Free Electron Laser (FEL) trang bị trên Hàng không mẫu hạm và khu trục hạm sẽ phá huy hỏa tiển của đối phương


Khu Trục Hạm DD-21 mới sẽ được trang bị Free Electron Laser (FEL)


http://www.richardcyoung.com/wp-content/uploads/2011/01/dong-peng-21d.jpg
Hoà Tiễn DF-21D cùa TC đe doạ HKMH HQ Hoa Kỳ

http://defense-update.com/wp/wp-content/uploads/2011/01/naval_laser.jpg
Khu Trục Hạm AEGIS sẽ được trang bị Free Electron Laser (FEL).

Attach:
Free Electron Laser (FEL) program: U.S. Counters China's DF-21D ...

Free Electron Laser (FEL) program: U.S. Counters China's DF-21D

January 21, 2011 by Richard C. Young

By Rob Anastasio, ONR Corporate Strategic Communications

ARLINGTON, Va.-Scientists at Los Alamos National Lab, N.M., have achieved a remarkable breakthrough with the Office of Naval Research's Free Electron Laser (FEL) program, demonstrating an injector capable of producing the electrons needed to generate megawatt-class laser beams for the Navy's next-generation weapon system.
The Dec. 20 milestone, which occurred months ahead of schedule, will be the highlight of a two-day preliminary design review scheduled Jan. 20-21 in Virginia.

"The injector performed as we predicted all along," said Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the FEL program at the lab. "But until now, we didn't have the evidence to support our models. We were so happy to see our design, fabrication and testing efforts finally come to fruition. We're currently working to measure the properties of the continuous electron beams, and hope to set a world record for the average current of electrons."

Quentin Saulter, FEL program manager for ONR, said the implications of the FEL's progress are monumental. "This is a major leap forward for the program and for FEL technology throughout the Navy," Saulter said. "The fact that the team is nine months ahead of schedule provides us plenty of time to reach our goals by the end of 2011."

The research is a necessary step for the Department of the Navy to one day deploy the megawatt-class FEL weapon system, revolutionizing ship defense, Saulter said. "The FEL is expected to provide future U.S. Naval forces with a near-instantaneous laser ship defense in any maritime environment throughout the world." ONR's FEL project began as a basic science and technology program in the 1980s and matured into a working 14-kilowatt prototype. In fiscal 2010, it graduated from basic research to an Innovative Naval Prototype, earning the backing needed by senior Navy officials to ensure its evolution to advanced technology and potential acquisition.

The laser works by passing a beam of high-energy electrons generated by an injector, through a series of strong magnetic fields, causing an intense emission of laser light. ONR hopes to test the FEL in a maritime environment as early as 2018.
______________________________


Breakthrough in free-electron laser development | Homeland ...

Breakthrough in free-electron laser development

Published 10 February 2011


Breakthroughs in Free-Electron Laser (FEL) technology could mean a virtually impenetrable defense system for Navy ships; the laser weapon has the capability to detect and engage incoming cruise missiles at the speed of light without running out of ammunition

FEL may make the fleet virtually impregnable // Source:
foxnews.com

Breakthroughs in Free-Electron Laser (FEL) technology could mean a virtually impenetrable defense system for Navy ships. The laser weapon in development has the capability to detect and engage incoming cruise missiles at the speed of light without running out of ammunition. The Office of Naval Research (ONR) has been developing the anti-aircraft and missile directed-energy weapon since the 1980s with the goal of creating a megawatt (1 million W) laser weapon with continuous power.
The high-powered FEL uses a superconducting electron gun powered by a microwave tube to emit an intense emission of laser light. Last month, scientists at Los Alamos National lab demonstrated their capability to produce the necessary electrons needed to actuate megawatt laser beams. This development placed its researchers nine months ahead of schedule for its 2011 goals. In a news release, Dinh Nguyen, senior project leader for the Free Electron Laser program at the New Mexico lab said, "Until now, we didn't have the evidence to support our models."

Asides from its military applications, FEL has also been employed in the medical field. Research by Dr. Glenn Edwards and colleagues at Vanderbilt University's FEL center in 1994 found that FEL could be used to excise sensitive tissues like skin, cornea, and brain tissue at wavelengths of approximately 6.45 micrometers. The technology is still being researched and improved upon to minimize and ultimately prevent collateral damage to adjacent tissue.

Quentin Saulter, research program officer at ONR said "the FEL is expected to provide future U.S. Naval forces with a near-instantaneous laser ship defense in any maritime environment throughout the world." In a
video produced by the ONR, Saulter mentions that the project's workforce consists of experts that specialize in projection, accelerators, electron beam dynamics, and photo-optics.

Sarwat Chappell, research program officer at Air Warfare and Naval Weapons Applications described the FEL as versatile because of its ability to be tuned and generate multiple wavelengths the navy will need when encountering various scenarios across the world.

ONR aims to test the FEL at sea by 2018.
______________________________
______________

ONR Achieves Milestone In Free Electron Laser Program

ONR Team Demonstrates Source for Future 100KW FEL Laser

By Administrator on January 21, 2011 12:29 pm / 1 comment
In future shipborne applications the laser will be powered by the ship's main generator, creating virtually unlimited ammunition. It will provide ultra-precise, speed-of-light defensive weapon capability necessary to meet emerging threats, such as hyper-velocity cruise missiles.

The
Free Electron Laser (FEL) program is undergoing Office of Naval Research's (ONR) preliminary design review (PDR) this week, following the successful critical demonstration of an injector capable generating the electron flow for the megawatt-class FEL laser. "Until now, we didn't have the evidence to support our models" Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the FEL program at the lab said, confirming that the injector performed as predicted. The team is currently working to measure the properties of the continuous electron beams, in hope to set a world record for the average current of electrons.

The electron laser is generated by passing a beam of high-energy electrons through a series of powerful magnetic fields, generating an intense emission of laser light that can disable or destroy targets. In future shipborne applications the laser will be powered by the ship's main generator, creating virtually unlimited ammunition. It will provide ultra-precise, speed-of-light defensive weapon capability necessary to meet emerging threats, such as hyper-velocity cruise missiles. Each vessel carrying this weapon will operate a single FEL source feeding up to 10 beam directors, engaging multiple targets simultaneously at different directions, altitudes and ranges.

ONR's FEL project began as a basic science and technology program in the 1980s and matured into a working 14-kilowatt prototype. In April 2009, the Boeing Company was awarded an Office of Naval Research contract valued at up to $163 million to develop and demonstrate a 100-kW class FEL weapon system. "Two unique attributes of FELs are the ability to tune the wavelength to maximize transmission of the laser through the marine atmosphere, and the ability to aim for a single small spot on the target," said Ed Pogue, FEL program manager for Boeing. "The combination of these two effects allows the system to destroy the target in the minimum time."

According to Quentin Saulter, FEL program manager for ONR the team is nine months ahead of schedule to achieve its goals for 2011. The FEL weapon system is set to pass critical design review phase in the fourth quarter of this year, to be followed by additional task orders for fabrication and testing in a laboratory environment. ONR hopes to test the FEL in a maritime environment as early as 2018.

Boeing is partnering on FEL with U.S. Department of Energy laboratories, academia and industry. The laboratories include the Thomas Jefferson National Accelerator Facility in Newport News, Va., the Los Alamos National Laboratory in Los Alamos, N.M., and the Argonne National Laboratory in Chicago. Major industrial partners include Advanced Energy Systems, Niowave Inc. and SAIC.

Related posts:
High Power Laser are Maturing into Weapons Grade Systems

(do bạn Trương Văn Quang, Úc Châu chuyển data)

Hà Nội phản bác lại Trung Quốc

Vị trí xảy ra sự kiện liên quan tàu Bình Minh 02

Tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục khi hôm nay Bộ Ngoại giao Việt Nam cáo buộc Bắc Kinh "gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam".
Tại cuộc họp báo ở Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói:
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam."
Bà yêu cầu Trung Quốc bồi thường: "Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam."
Bắc Kinh lên tiếng về cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/05, nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.
Thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/05 dẫn lời người phát ngôn Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trước đó, PetroVietnam nói ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này.
Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông

Bà Nguyễn Phương Nga

Vị trí xảy ra sự cố, theo PetroVietnam, là tọa độ 12O48'25'' Bắc, 111O26'48'' Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Bà Nguyễn Phương Nga bác bỏ tuyên bố của bà Khương Du.
"Thứ nhất là, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo công ước luật biển của LHQ 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp."
Trong một tuyên bố hiếm có - cứng rắn và nhiều chi tiết - bà Nga nói tiếp:
"Thứ hai là, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước."
"Thứ ba là, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông."
Không dừng lại ở vụ việc của PetroVietnam, người phát ngôn tại Hà Nội nhấn mạnh:
Người phát ngôn Khương Du

Bà Khương nói tàu Trung Quốc chỉ làm công việc bình thường

"Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên."
" Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực."
Nội dung phản đối này cũng được tường thuật trên trang web chính thức của chính phủ Việt Nam và trang báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một loạt tờ báo chính thống ở trong nước đều đăng bài phản đối Trung Quốc.
Trang web báo Dân Trí cho đăng nhiều thư lên án Trung Quốc rằng "vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải".
Sự kiện xảy ra hôm 26/05 với tàu thăm dò của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã gây chấn động trong dư luận ở trong nước.
PetroVietnam nói đây là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam".
Bộ Ngoại giao Việt Nam một hôm sau đó đã gửi công hàm phản đối tới Sứ quán Trung Quốc.
Cuối năm 2007-đầu 2008 đã có các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc "chiếm Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam" tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

5 tháng đầu năm 2011: Vì sao VN nhập siêu đến 6,5 tỉ USD?

Thứ Bảy, 28.5.2011 | 08:29 (GMT + 7)

Cùng với lạm phát, nhập siêu tiếp tục có xu hướng tăng mạnh và được dự báo sẽ còn tăng cao trong nửa cuối năm 2011. Theo Bộ Công Thương, chỉ 5 tháng đầu năm 2011, VN đã nhập siêu 6,5 tỉ USD. Vậy đâu là nguyên nhân của nhập siêu và bài toán hoá giải?

Cán cân lệch

Theo thống kê của Bộ Công Thương thì 5 tháng đầu năm 2011, con số nhập siêu đã bùng phát lên tới 6,5 tỉ USD. Đây là con số thể hiện sự bất cập khi mà ngay từ đầu năm, chủ trương chống nhập siêu đã được ban hành cùng với hàng loạt biện pháp tiền tệ cũng như hàng rào thuế quan, kỹ thuật thương mại.

Giá trị nhập khẩu xăng lớn góp phần tăng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2011.    Ảnh: Giang Huy
Giá trị nhập khẩu xăng lớn góp phần tăng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2011. Ảnh: Giang Huy

Theo tính toán thì đến hết tháng 3.2011, số tiền nhập siêu là hơn 3 tỉ USD. Thế nhưng với hàng loạt biện pháp hạn chế nhập siêu được đưa ra, chỉ trong 2 tháng 4 và 5 của năm 2011 đã tăng lên gấp đôi. Con số này là gần 19% và hiện đã vượt mục tiêu kiềm chế 16% do Chính phủ đặt ra.

Vậy câu hỏi lớn đặt ra là những biện pháp nào đã được ban hành? Và liệu biện pháp này đã phải là những liều thuốc đặc trị căn bệnh nhập siêu?

Đến nay, Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã áp dụng hàng loạt chính sách như dừng mua sắm ôtô công có nguồn gốc NK; hạn chế NK hàng xa xỉ như ôtô, điện thoại di động, rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm; ban hành danh mục các mặt hàng cần kiểm soát, hạn chế NK... Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu hàng hóa NK thì dường như chính sách này đang có sự phiến diện và kém hiệu quả.

Theo đại diện Bộ Công Thương thì sở dĩ 5 tháng đầu năm nhập siêu cao như vậy là do giá và lượng hàng hóa tăng đã làm kim ngạch NK tăng thêm 9,4 tỉ USD. Trong đó, riêng giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đã khiến nhập siêu cộng thêm 1,5 tỉ USD. Đặc biệt hơn, các biện pháp giảm nhập siêu chủ yếu tập trung vào nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm soát NK.

Thế nhưng theo phân tích của Bộ Công Thương thì tỉ trọng của 2 nhóm này chỉ chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch NK. Trong khi đó, nhóm hàng cần NK (gồm máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kể cả sản xuất hàng XK) chiếm tỉ trọng tới 83,1%. Thế nhưng các biện pháp quản lý NK đối với nhóm này chưa phát huy tác dụng. Như vậy có thể thấy, rõ ràng biện pháp kiềm chế nhập siêu chưa thực sự tổng thể, thậm chí có thể nói là... bỏ lọt đối tượng cần kiểm soát để kiềm chế nhập siêu.

Cảnh báo nguy cơ kép

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhập siêu hiện nay của VN đối diện với "nguy cơ kép". Cụ thể là VN vừa phải nhập siêu nhiều hơn về giá trị quy bằng tiền, nhưng lại ít hơn về số lượng. Ví dụ cụ thể là ở mặt hàng xăng dầu. Theo phân tích của Bộ Công Thương thì 5 tháng đầu năm, xăng dầu NK đã lên đến trên 5,14 triệu tấn với giá trị hơn 4,5 tỉ USD.

Trong khi đó, giá trị hàng hóa quy số lượng thì chỉ tăng 15,6% - thế nhưng giá trị quy bằng tiền thì tăng tới 41%. Như vậy có thể thấy rằng, "nguy cơ kép" là VN không chỉ ngày càng phải NK nhiều xăng dầu hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời cũng phải trả nhiều tiền hơn cho sự tăng giá của mặt hàng này.

Không chỉ "nguy cơ kép" nhập siêu cả về lượng lẫn giá, kinh tế VN còn phải gánh chịu "nguy cơ kép" giữa XK thô và NK sản phẩm tinh. Cũng với mặt hàng xăng dầu, nhiều năm liền XK dầu thô bù đắp được cho NK xăng dầu thành phẩm. Thế nhưng 5 tháng qua, XK dầu thô chỉ thu về 3 tỉ USD thì NK tới 4,6 tỉ USD.

Điều đáng nói là giá của dầu thô chỉ tăng 25%, trong khi giá của xăng dầu thành phẩm lại tăng từ 32% - 40%. Tương tự là các mặt hàng như caosu các loại cũng tăng giá thêm 25,5%, sợi tăng 39,4%, cá biệt như bông và kim loại thường khác tăng tới 110%... Điều này cũng lý giải con số cán cân NK 5 tháng của năm 2011 tăng do lượng chỉ khoảng 1,9 tỉ USD (chiếm 20%), nhưng tăng do giá lại lên tới 7,5 tỉ USD (chiếm 80% kim ngạch tăng thêm).

Vậy phải chăng đã đến lúc VN cần tính toán lại cơ cấu hàng hóa XK? Thực tế đây là câu hỏi cũ, nhưng lại trở nên rất nóng vào thời điểm này. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những mặt hàng chiến lược hiện nay của VN như dầu thô, than đá, các loại tài nguyên, khoáng sản và nguyên liệu thô cần phải được hạn chế XK. Bởi nếu không thì chỉ trong 2 - 3 năm tới, VN đã phải NK trở lại than đá. Khi đó, VN sẽ phải trả nhiều tiền hơn để NK một lượng than ít hơn số đã bán đi. Tương tự theo dự tính thì cũng chỉ tương lai gần, VN cũng phải NK dầu thô để phục vụ các nhà máy lọc dầu, NK quặng để luyện thép... mà đi kèm với việc NK này là "nguy cơ kép" về giá cao và lượng thấp.

Phạm Anh - Đức Long

Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông

Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này đã đưa ra 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông.

Thông tin này được cung cấp trên trang web của CNOOC. Theo đó, tập đoàn đề xuất 12 lô khai thác ở khu vực đông Biển Đông, 7 lô ở phía tây Biển Đông.

Ảnh: chinadaily
Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông. Năm ngoái, CNOOC đã đưa ra một đề xuất tương tự với 13 lô hợp tác khai thác ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần", giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.

Hôm 24/5, Tân Hoa xã đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho CNOOC.

Theo ông Vương Dĩ Lâm, Chủ tịch CNOOC, tập đoàn này coi việc cung cấp giàn khoan khổng lồ là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc. CNOOC cho hay, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.

Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Rất nhiều trong số này là các đảo chìm, đảo đá không có người ở.

Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh.

Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.

  • Thái An (Theo platts, THX)

TIN BÀI LIÊN QUAN:

‘Nhà đầu tư nên tiếp tục kiên nhẫn với chứng khoán’ !

Dù đã có những dấu hiệu đảo chiều của thị trường vào cuối tuần trước nhưng theo các công ty chứng khoán, khả năng tăng mạnh khó xảy ra. Nhà đầu tư nên tiếp tục giữ thái độ thận trọng để tránh rủi ro ngắn hạn.

Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BSC)

Sau một thời gian giảm mạnh, kéo dài, thị trường đã có một số phiên hồi phục mạnh cuối tuần trước. Xu hướng hồi phục này đã tạo được ảnh hưởng rộng, khả năng tiếp tục giảm mạnh ngay trong tuần tới không được đánh giá cao. Dù vậy, khả năng tăng mạnh liên tiếp hồi phục theo hình chữ V cũng khó xảy ra. Trước mắt, việc đuổi giá cao khá rủi ro với T+4.

Dù có thể thị trường không sớm điều chỉnh, kiên nhẫn chờ đợi để quan sát sẽ giúp tăng khả năng có được lợi nhuận an toàn. Với nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, chưa có tín hiệu phải vội vàng tranh bán giá thấp, nhưng nếu có giá cao trong phiên phù hợp kỳ vọng vẫn nên tạm rút khỏi thị trường bởi khi khả năng tăng mạnh, không rõ ràng, giá cao trong phiên là lợi thế. Kết quả đóng cửa phiên thứ 5 tới nhiều khả năng sẽ không quá chênh lệch với kết thúc tuần vừa qua, phiên thứ 6 có thể xác định xu hướng tiếp theo.

Công ty chứng khoán VnDirect

Sau một chuối giảm điểm dài ngày, thị trường bật lại trong 1 đến 2 phiên là điều đã được dự báo trước. Khối lượng giao dịch trong phiên cuối tuần trước, tuy vậy, lại giảm nhẹ do nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong việc bắt đáy. Hiện tượng thị trường tăng điểm với khối lượng giao dịch giảm trên cả hai sàn chưa khẳng định một xu hướng tăng giá rõ ràng. Việc vội vàng giải ngân sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn. Chỉ khi đường giá tạo đáy W mới cao hơn đáy cũ nhà đầu tư mới cân nhắc đến khả năng tích cực hơn của thị trường.

Nhà đầu tư trong hoàn cảnh đó, nên thận trọng, ưu tiên giữ tiền mặt và tránh tâm lý mua đuổi do rủi ro T+ giai đoạn này rất lớn. Với những nhà đầu tư bắt được đáy trong các phiên trước nên đặt lợi nhuận kỳ vọng mỏng cho các khoản đầu tư và tiến hành thực hóa lợi nhuận sớm.

Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Việc nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ giảm bán ròng cuối tuần trước là một tín hiệu tích cực với thị trường. Điều này cần tiếp tục theo dõi trong các phiên tiếp theo để ước lượng được đà hồi phục này sẽ kéo dài bao lâu.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy lực mua vào cũng đang giảm. Nếu cả 2 xu hướng này cùng tiếp diễn thì cũng khó tạo ra một lực đỡ đáng kể cho thị trường. Nhà đầu tư, do đó, nên duy trì quan điểm thận trọng trong các phiên tiếp theo.

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Thị trường tiếp tục có phiên cuối tuần khởi sắc mặc dù trải qua những phút giằng co cung cầu trong nửa đầu phiên giao dịch. Khối lượng khớp lệnh mỗi sàn sụt giảm một nửa so với phiên trước đó và hầu hết các cổ phiếu đều khớp lệnh ở vùng giá cao.

Nhìn chung, thị trường đang hồi phục trong sự nghi ngờ của nhà đầu tư theo trường phái cơ bản. Thực tế cho thấy nhóm này không có lợi thế trong việc nhận diện những điểm đảo chiều quan trọng. Thay vào đó, đứng trên quan điểm dòng tiền, hoạt động giải chấp đẩy thị trường sụt giảm sâu trong những phiên trước đóng vai trò rất quan trọng để giảm bớt áp lực cung giá cao khi thị trường hồi phục. Khi thị trường rũ bỏ được lượng cổ phiếu "yếu", nó sẽ tránh được rủi ro thất bại sớm trong nhịp hồi phục này.

Mặc dù vậy, để xác nhận được xu hướng tăng trở lại, thị trường vẫn sẽ phải trải qua thử thách trong nhịp phân phối nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào đầu tuần tới. Nếu thị trường quay đầu sụt giảm nhưng với khối lượng không quá lớn, một mô hình 2 đáy nhỏ, đáy sau xấp xỉ đáy trước, được kỳ vọng sẽ xuất hiện và thị trường có cơ hội kéo dài chuỗi ngày đi lên.

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)

Theo phân tích cơ bản thì thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về yếu tố vĩ mô có thể ảnh hưởng lâu dài đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là các yếu tố như lạm phát, thanh khoản của hệ thống ngân hàng, tình hình lãi suất, tăng trưởng GDP, và các chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước.

Trong các yếu tố đó thì yếu tố lãi suất là quan trọng nhất. Lãi suất cao làm cho việc vay chứng khoán càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó là việc gia tăng áp lực giải chấp từ công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Bởi vì với tình hình thanh khoản của hệ thống tài chính như hiện nay, các công ty chứng khoán rất khó khăn trong việc duy trì vốn để cho nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, đối với nhà đầu tư, thì lãi suất cao và thị trường biến động lại làm gia tăng rủi ro lên những tài khoản sử dụng đòn bẩy tài chính.

Việc tăng điểm của phiên thứ sáu phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của một số mã cổ phiếu blue-chip như MSN, BVH, VIC, VNM, VPL, DPM, HAG, PVF, HPG, và CTG. Chỉ riêng nhóm cổ phiếu này đã giúp cho thị trường tăng gần 10 điểm. Tuy nhiên, theo phân tích kỹ thuật thì những mã cổ phiếu như MSN và VIC đã đảo chiều xu hướng tăng trước đó và có khả năng ảnh hưởng lên thị trường nên nhà đầu tư cần lưu ý đến những mã này.

Nhật Hường tổng hợp

* Bản tin do các công ty chứng khoán cung cấp và chỉ mang tính tham khảo.

Cổ phiếu VN rẻ hơn rau muống

Kinh doanh thua lỗ, cộng với thị trường chứng khoán khủng hoảng, giá nhiều cổ phiếu đã tụt thấp xa mệnh giá. Có mã chỉ còn khoảng 2.000 đồng một cổ phiếu, thấp hơn giá một mớ rau muống ngoài chợ cóc.
> Chúng khoán giảm sâu vì áp lực giải chấp
> Đại gia chứng khoán trốn cổ phiếu

Kết thúc phiên giao dịch sáng 27/5, VTA (Công ty cổ phần Vitaly) tiếp tục lao dốc bất chấp sự đảo chiều mạnh mẽ của Vn-Index và tăng trần của nhiều mã cổ phiếu trên thị trường. Giá chứng khoán này chỉ còn 2.100 đồng một cổ phiếu (giảm 4,5%).

Mức giá của VTA chỉ tương đương với một mớ rau muống thường được bán ở chợ cóc tại vùng xa trung tâm Hà Nội. Nếu là loại rau muống ngon được bán trong siêu thị thì giá còn gấp 3-4 lần so với VTA.

Giá nhiều cổ phiếu còn rẻ hơn cả mớ rau ngoài chợ cóc. Ảnh minh họa: Tuệ Minh
Giá nhiều cổ phiếu còn rẻ hơn cả mớ rau ngoài chợ cóc. Ảnh minh họa: Tuệ Minh

Trên thị trường hiện nay, những cổ phiếu thuộc diện "rẻ hơn mớ rau" như VTA có tới hàng chục mã. Trong số này có thể kể đến FPC (Công ty Full Power) 2.400 đồng một cổ phiếu; CYC (Công ty gạch men Chang Yih) 4.000 đồng; TRI (Công ty Tribeco) 3.900 đồng; SVS (Công ty chứng khoán Sao Việt) 2.900 đồng; PHS (Công ty chứng khoán Phú Hưng) 4.100 đồng...

Tổng giám đốc một công ty chứng khoán bình luận, mức giá cổ phiếu rẻ hơn cả mớ rau phản ánh đúng tình hình cung cầu trên thị trường. Hầu hết công ty thuộc nhóm này đều thua lỗ lớn, đặc biệt là các tổ chức chứng khoán. Với các mã chứng khoán khác, thua lỗ liên tiếp là nguyên nhân dẫn tới việc nhà đầu tư gần như tháo chạy khỏi những cổ phiếu này.

Trong số các mã chứng khoán giá dưới 4.000 đồng, VTA có hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục (lũy kế là -90,3 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu bị âm 20 tỷ đồng và sẽ bị hủy niêm yết vào 2/6 tới.

Tương tự, FPC lỗ 3 năm liên tục từ 2008 - 2010; trước đó chứng khoán này đã bị ngưng giao dịch tới 7 tháng. Công ty cũng chưa nộp báo cáo tài chính quý I/2011, chưa tổ chức HĐCĐ thường niên. Với SVS, dù đặt lợi nhuận trước thuế là 11,5 tỷ đồng trong năm 2011 nhưng trong quý I, số lỗ của công ty đúng bằng mức lợi nhuận dự kiến. Với TRI, năm 2010, công ty lỗ 62 tỷ đồng ở hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu năm nay công ty báo lỗ thêm 9 tỷ đồng.

Bên cạnh các mã chứng khoán nêu trên, còn có các cổ phiếu như: TLC (Công ty Viễn thông Thăng Long), SHC (Công ty Hàng Hải Sài Gòn). CAD (Công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản), PDC (Công ty Du lịch Dầu khí phương Đông)... đều có mức giá khoảng 3.800 đồng.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Đức Thắng - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Kenaga nhận xét: "Thị trường chứng khoán đang lâm vào khủng hoảng là nguyên nhân quan trọng khiến giá nhiều cổ phiếu tụt dốc quá mức. Tuy nhiên, với những công ty thua lỗ liên tiếp thì mức độ sẽ lớn hơn bởi cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt còn giảm giá mạnh chưa nói đến thua lỗ".

Chuyên gia chứng khoán này cho rằng, thị trường có nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư ở những mã chứng khoán tiếp tục làm ăn có hiệu quả mà giá cũng thấp. Vì thế, những cổ phiếu thua lỗ liên tiếp, bị cảnh báo sẽ càng lâm vào thế bất lợi. "Cũng vì thế, việc có cổ phiếu rẻ hơn cả mớ rau cũng là chuyện bình thường", ông Thắng nói.

Còn chị Hằng, một nhà đầu tư cỡ bự tại Hà Nội thì cho biết, một vài loại cổ phiếu có giá chỉ vài nghìn đồng vẫn được một số người chọn mua bởi những nhà đầu tư này "thích cảm giác mạnh". "Tôi cũng có vài lần thử mua bởi giá của nó có vài nghìn đồng, mình bỏ ra khoảng 300.000 đồng đã mua được cả trăm cổ phiếu. Đánh thử tí cho vui cũng chẳng sao", chị này cho biết.

Lãnh đạo một quỹ đầu tư lớn tại Hà Nội thì tiết lộ, một số loại cổ phiếu lỗ nhưng giá trị sổ sách của họ vẫn lớn gấp vài lần giá thị trường nên đây là cơ hội của những công ty muốn mua thâu tóm. "Đối với một số công ty, nếu mua được cổ phần chi phối, rồi hủy niêm yết và bán tài sản thì lợi nhuận sẽ không nhỏ", ông này chia sẻ.

Thanh Hoa - Hoàng Ly

'Hành động của Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực'

'Việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, gây thiệt hại và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là hành động trắng trợn, gây lo ngại an ninh cả khu vực", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói.
> Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam

*Clip: Tàu Trung Quốc cắt cáp địa chấn của Việt Nam

- Ông đánh giá như thế nào về việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và cản trở hoạt động của PVN ngày 26/5 vừa qua?

- Xét về khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động này là sự vi phạm hết sức ngang ngược, trắng trợn Công ước về luật biển 1982 mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên. Vùng biển này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền ven biển của Việt Nam, không liên quan gì tới vùng chồng lấn hay tranh chấp.

Trước đây cũng đã có những lần tàu Trung Quốc áp sát, gây khó khăn thậm chí đe dọa cho các tàu thăm dò dầu khí, tàu nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

Ảnh
Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm lãnh hải của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

- Trong hoàn cảnh các nước ở khu vực tuyên bố không làm phức tạp tình hình biển Đông, hành động này từ phía Trung Quốc cho thấy điều gì?

- Thực ra, tôi không ngạc nhiên về việc này. Tùy tình hình, năm nào họ cũng có những hoạt động đơn phương tại các vùng biển mà họ tự cho là "ao nhà" của mình.

Nhìn rộng hơn, đây là cả một chiến lược tiến xuống biển Đông có tính toán của Trung Quốc và được triển khai thực hiện trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, về phương diện pháp lý, Trung Quốc đã liên tục ban hành các luật, quy định, tuyên bố… ngay từ những năm 1950.

Trên phương diện dư luận, họ lợi dụng mọi diễn đàn quốc tế để giành được sự công nhận của quốc tế về chủ quyền trên biển Đông. Về hành chính, họ ban hành hàng năm các lệnh cấm đánh bắt hải sản ở vùng biển hoàn toàn không thuộc chủ quyền của họ….

Năm 2009, khi Việt Nam gửi đăng ký về ranh giới rìa ngoài của thềm lục địa lên Liên Hợp quốc thì Trung Quốc mới chính thức ra một công hàm trong đó lần đầu tiên công bố có "bản đồ đường lưỡi bò".

Về các hoạt động quân sự trên thực địa, gần đây họ có các hoạt động ngăn chặn, phá hoại việc nghiên cứu, thăm dò của các quốc gia trong khu vực này như Philippines ở Bãi Cỏ Rong, các vùng thềm lục địa của Việt Nam...

Với cách làm đó có thể thấy Trung Quốc đang tính toán những bước tiếp theo để biến tham vọng chiếm 80% diện tích biển Đông thành vùng biển của họ, theo đúng cái mà họ đưa ra bằng "bản đồ đường lưỡi bò".

Ảnh:
Cáp thăm dò của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc trắng trợn xâm phạm chủ quyền Việt Nam phá hoại. Ảnh: TTXVN.

- Theo ông, khi đã tham gia Công ước, tàu Trung Quốc căn cứ vào đâu để cho mình quyền xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

- Trung Quốc tham gia Công ước và luôn nói rằng tôn trọng Công ước, đàm phán trên cơ sở Công ước. Tuyên bố như vậy nhưng trong thực tế họ lại làm ngược lại. Họ lý luận rằng, họ căn cứ Công ước, vận dụng văn bản này với xuất phát điểm là Hoàng Sa, Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa) thuộc quyền của họ. Vì thế họ có quyền mở rộng vùng biển quanh các quần đảo này.

Rõ ràng về mặt luật biển thì đây là sự vận dụng sai lầm, đầy tham vọng chủ quan. Tôi từng tham gia nhiều hội thảo với các nhà khoa học thì họ đều nói đây là một yêu sách phi lý, không có căn cứ một tiêu chuẩn quốc tế nào để hình thành đường biên giới không rõ ràng.

- Vậy với trường hợp cụ thể lần này, khi bị tàu hải giám Trung Quốc cản trở phá hoại, theo ông chúng ta cần làm gì để bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

- Việc Việt Nam kịp thời lên tiếng về ngoại giao, đối nội, đối ngoại để thể hiện chủ quyền như vừa rồi là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cũng cần gửi lưu chiểu tại Liên Hợp quốc, công bố tất cả bằng chứng vi phạm này cho cả thế giới biết, đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế, tòa án luật biển của Liên hợp quốc.

Còn cụ thể trước hành động xâm phạm chủ quyền, xâm phạm an ninh và phá hoại lợi ích kinh tế, quốc gia ven biển nào cũng đủ quyền để sử dụng sức mạnh tự vệ. Chúng ta có quyền xử phạt các tàu vi phạm, hành xử theo đúng quy định pháp luật. Năm 1988 khi Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm một số bãi cạn trên quần đảo Trường Sa thì hải quân chúng ta đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Chủ trương của Việt Nam là hòa bình, nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm thì chúng ta có thể dùng mọi biện pháp chính đáng và hợp pháp để bảo vệ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

Gần đây, Malaysia hay Philippines cũng đã phải dùng máy bay hoặc các lực lượng vũ trang ra xua đuổi tàu Trung Quốc xâm phạm. Đó là quyền để tự vệ, để đảm bảo an toàn và lợi ích chính đáng của quốc gia.

Ảnh: N.H
"Xét về khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động của tàu hải giám Trung Quốc là sự vi phạm hết sức ngang ngược, trắng trợn Công ước về luật biển 1982 mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên". Ảnh: N.H.

- Theo ông, hành động của Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến an ninh của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt các nước chung biển Đông?

- Đây là câu hỏi mà nhiều nước suy nghĩ khi Trung Quốc liên tục có nhiều hành động để biến tham vọng của mình thành sự thực. Điều đó gây ảnh hưởng và đe dọa không chỉ đến an ninh, quốc phòng chiến lược quân sự mà còn về mặt kinh tế, dân sự của các nước trong khu vực.

Đó là chưa kể nó sẽ ngày càng gây cản trở đối với một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới qua biển Đông. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực cần có tiếng nói thống nhất trước những hành động hết sức trắng trợn lần này của Trung Quốc.

Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).

Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý.

Nguyễn Hưng thực hiện

Trung Quốc nói về cáo buộc của Việt Nam

Vị trí xảy ra sự kiện liên quan tàu Bình Minh 02

Bắc Kinh lên tiếng về cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/05, nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.

Thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/05 dẫn lời người phát ngôn Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trước đó, PetroVietnam nói ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này.
Vị trí xảy ra sự cố, theo PetroVietnam, là tọa độ 12O48'25'' Bắc, 111O26'48'' Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Khu vực tàu Bình Minh 02 hoạt động từ 17/03 là ở các lô 125, 126, 148, 149 cũng trong thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Tuy nhiên, Trung Quốc nói Việt Nam đã vi phạm.
Bà Khương Du phát biểu: "Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối việc khai thác dầu khí của Việt Nam vì nó đi ngược lại lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, vi phạm nhận thức chung mà hai bên đã đạt được về vấn đề này".
Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động bảo vệ pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Người phát ngôn Trung Quốc Khương Du

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định: "Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động thực thi pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc".
"Trung Quốc luôn cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để tìm giải pháp cho các tranh chấp và thực hiện Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông."

Phản đối của Việt Nam

Sự kiện xảy ra hôm 26/05 với tàu thăm dò của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã gây chấn động trong dư luận ở trong nước.
PetroVietnam nói đây là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam".
Theo Phó Tổng giám đốc PetroVietnam, "tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02", sau đó tiếp tục uy hiếp tàu này và chỉ rút đi sau khoảng bốn tiếng đồng hồ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam một hôm sau đó đã gửi công hàm phản đối tới Sứ quán Trung Quốc.
Người phát ngôn Khương Du

Bà Khương nói tàu Trung Quốc chỉ làm công việc bình thường

Nội dung công hàm yêu cầu phía Trung Quốc "chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam".
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm công ước Luật biển 1982 của LHQ, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông".
Tuy nhiên, dường như với phản hồi mới của phía Trung Quốc, công hàm ngoại giao nói ở trên sẽ bị dư luận người dân nhìn nhận là quá nhẹ.
Cuối năm 2007-đầu 2008 đã có các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc "chiếm Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam" tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Trên các trang mạng đã có nhiều lời kêu gọi xuống đường lần này để phản đối hành động mới nhất của Trung Quốc.
Trước đây Trung Quốc có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Trực tiếp và gián tiếp, nước này đã gây áp lực lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil để họ rút lui.
Tuy nhiên đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.