Monday, March 7, 2011

# Pha^~n No^., Pha^~n No^., Vo^ Cu`ng Pha^~n No^. - Vu. Án 2 Nu+~ Sinh

# Phẫn Nộ, Phẫn Nộ, Vô Cùng Phẫn Nộ - Vụ Án 2 Nữ Sinh
 
Nói thiệt nhà lũ VC này đã làm Linh vô cùng phẫn nộ.  Nếu Linh có phép thần thông sẽ bắt giam toàn bộ công an cùng lũ quan tòa khốn nạn này.  Nếu có khả năng, Linh đốt hết cơ sở công an và đốt hết tòa án nhân dân đã xử tội 2 đứa con nít này.  Đây là sự thật, vô cùng phẫn nộ, và Linh đốt luôn tên Nguyễn Tấn Dũng, tên Nguyễn Minh Triết, rồi vào tù, rồi Linh bị xử tử hình Linh cũng chịu.  Làm thủ tướng chủ tịch nước gì mà lưu manh, mất dạy vậy, mắt của chúng nó mù hết rồi hả, mà lại đi giam hai nữ học sinh, đi giam những nạn nhân trẻ em vô tội, còn mấy thằng lưu manh như Nguyễn Trường Tô lại nhỡn nhơ ngoài vòng luật pháp.
 
Trong đời của Linh, chưa từng phẫn nộ như thế này.  Luật pháp là thế sao?  Chẳng lẽ hàng trăm người liên quan đến vụ án này đều bị mù sao?  Không tên nào bị bắt mua dâm mà kết tội 2 em môi giới mại dâm 11 năm trời. Hai em đã làm gì mà không cho tại ngoại, không luật sư bào chửa, xử án chưa xong mà giam 2 em gần 2 năm trời.  Qúy anh chị em nào phẫn nộ như Linh, xin lên tiếng giùm.
 
 
In a message dated 3/7/2011 8:08:52 P.M. Eastern Standard Time, dienbienhoabinh@ymail.com writes:

Thân nhân nữ sinh nhận định trước phiên tòa "Hiệu trưởng mua dâm"

Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-03-07

Dự kiến vào ngày 10/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ xử kín lại vụ án nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm, Sầm Đức Xương và hai nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án khiến dư luận bức xúc lâu nay.

Photo courtesy of vtc.vn

Bị cáo Sầm Đức Xương, nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy, trên đường đến tòa dự phiên xử tại Hà Giang sáng 20/01/2010.

Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
Email bản tin này

Không thông báo cho gia đình

Lý do nạn nhân là hai nữ sinh trở thành bị cáo và bị giam tù suốt thời gian qua. Trước phiên xử sắp đến, Gia Minh hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy về một số thông tin liên quan. Trước hết bà Nguyễn Thị Thơm cho biết thông tin về phiên xử sắp đến mà bà nhận được.

Bà Nguyễn Thị Thơm: Tôi không biết thông tin đó, chỉ có những người được Tòa mời đi dự báo cho tôi mới biết.

Gia Minh: Những người được mời đó là ai?

Con tôi có phải tội nhân trọng tội ghê gớm đâu, có phải tù chính trị bán tổ quốc, hoặc giết người hay buôn bán heroin, truyền bá thông tin….

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: Họ gồm luật sư của ông Sầm Đức Xương, cha mẹ của những cháu  học sinh dưới tuổi 18.

Gia Minh: Sau khi được biết như thế, bà có tìm đến các cơ quan liên hệ để hỏi thêm thông tin không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Quả thật tôi không đi hỏi đâu hết vì tôi biết chắc chắn tại phiên xử này họ cũng sẽ không cho tôi vào dự phiên tòa. Họ cho biết theo pháp luật Việt Nam, con tôi đã 18 tuổi, đủ tuổi công dân rồi, tự chịu trách nhiệm về bản thân nên không có người giám hộ. Ngoài ra, họ cũng nói trong vụ án này không có đòi hỏi bồi thường dân sự, nên không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.        

Gia Minh: Trước đây luật sư Trần Đình Triển tham gia bào chữa cho các cháu, nay họ trả lời như thế thì gia đình có hỏi ý kiến luật sư Triển không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Khi họ nói con tôi không mời luật sư thì tôi rất lo lắng, không biết mọi sự việc sẽ như thế nào. Thực ra khi cháu bị họ bắt đi giam giữ, cháu mới 17 tuổi; đến lúc này họ nói cháu đã bước sang tuổi 19 rồi.

images256619_a250.jpg
Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng (áo cam) và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy (áo đỏ, sau), trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of bee.net.vn
Như vậy số tuổi qua ba năm, còn tính thời gian giam giữ thực sự là một năm rưỡi rồi. Sau khi nghe tòa án giải thích như thế, tôi có hỏi luật sư Triển và ông cũng nói: theo luật Việt Nam, cháu đã đủ 18 tuổi rồi, và cháu không mời luật sư, anh cũng chịu.. Phần tôi, tôi vẫn làm đơn nhờ luật sư Triển đại diện cho tôi tại phiên xét xử vì tôi là người có quyền lợi-nghĩa vụ liên quan; nhưng rồi tòa lại nói vụ án này không có bồi thường dân sự nên không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nên đơn của tôi không được chấp nhận.

Gia Minh: Trong một lần nói chuyện trước đây bà cho biết được vào thăm cháu một lần trong trại giam, vậy sau lần đó bà còn được thăm gặp cháu mấy lần nữa?

Thật ra nó chỉ là một đứa trẻ vì những người lớn, quan lại sa đọa mới ra thế. Cháu như tờ giấy trắng mà các 'ông' đó vẽ lên rồi nay lại làm thế.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: Sau khi án phúc thẩm bị hủy, tôi được gặp cháu hai lần. Một lần họ cho gặp bên phía công an để từ chối mời luật sư; lần tháng 11 vừa rồi sau khi hồ sơ được hoàn tất để chuyển sang Viện Kiểm Sát. Lần đó, sau sáu tháng không được gặp nên gia đình anh em đều đến vào trong sân trại giam; nhưng công an lấy giấy của tôi là mẹ đẻ cho vào thôi còn người nhà thì đuổi hết đến một cổng xa, chứ không được đến gần. Lúc đó tôi bức xúc nên vừa khóc vừa nói: con tôi có phải tội nhân trọng tội ghê gớm đâu, có phải tù chính trị bán tổ quốc, hoặc giết người hay buôn bán heroin, truyền bá thông tin…. Thật ra nó chỉ là một đứa trẻ vì những người lớn, quan lại sa đọa mới ra thế. Cháu như tờ giấy trắng mà các 'ông' đó vẽ lên rồi nay lại làm thế.

Sau đó công an trại giam mời tôi vào giải thích yêu cầu thông cảm và nói đó là làm theo luật pháp.

Khi vào phòng họ đưa con tôi ra. Hai mẹ con nhìn nhau khóc, tôi thấy con xanh xao hỏi cần thuốc men gì không.. . Họ chỉ cho gặp nhau chớp nhoáng chỉ 5 phút thôi.

Gia Minh: Phiên xử sắp đến gia đình có dự định đến đó không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Cả nhà chờ đợi đến ngày xét xử để xem sự việc thế nào. Không riêng gia đình, mà nhiều người dân cũng mong mỏi xem sẽ xét xử thế nào.

Gia đình là người dân thôi, chẳng biết kêu ai, chỉ mong luật pháp phân xử công bằng, phân minh thôi.

Gia Minh: Cám ơn Bà về thông tin mà bà cho biết về người con gái còn ở trong trại giam.

Theo dòng thời sự:


Đô thị mới Thủ Thiêm phải trả lãi vay 4 tỉ đồng/ngày


07/03/2011 09:07:59
Đoàn kiểm tra về phòng chống tham nhũng của TP.HCM vừa có kết luận việc kiểm tra tại Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo đó, đoàn kiểm tra lưu ý tiến độ triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm hoàn thành chậm, nên việc kêu gọi đầu tư, xây dựng các công trình còn hạn chế.

Việc này dẫn đến hệ quả là TP.HCM phải chi trả lãi vay (để thực hiện dự án, trong đó có giải phóng mặt bằng...) bình quân là 4 tỉ đồng/ngày, gây lãng phí lớn.

Đoàn kiểm tra kiến nghị cần nhanh chóng ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, sớm phát huy hiệu quả khu đô thị mới Thủ Thiêm, tránh lãng phí. 

(Theo Tuổi trẻ)

Biểu tình đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam tại Houston


2011-03-07

Sự thành công của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai cập đã thổi một làn gió mới vào các quốc gia đang sống trong chế độ độc tài trên thế giới và trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Photo by Hien Vy/RFA

Cộng đồng VN ở Houston biểu tình đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam vào ngày 6 tháng 3 năm 2011

Từ "cách mạng hoa lài"... 

Để cổ võ cho phong trào đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người Việt hải ngoại đã biểu tình nhiều nơi trong tuần qua. 

Vào cuối tuần 26 và 27 tháng Hai, một số người Việt tại Nam California đã tuyệt thực và biểu tình. Thứ Sáu, mùng 4 tháng Ba, tại Bắc California cũng có một biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Việt Nam.  

Vào thứ Bảy,5 tháng Ba tại Frankfurt, nước Đức, cũng có một cuộc biểu tình trước tòa Lãnh sự Việt Nam. Và vào trưa Chủ Nhật, 6 tháng Ba, khoảng trên dưới một ngàn người Việt đã tề tựu trong khuôn viên Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ cũng để đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.

Người Việt Quốc gia tại hải ngoại sẽ luôn luôn sát cánh với đồng bào quốc nội và sẽ cùng với đồng bào quốc nội tranh đấu cho đến khi đạt được Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam

Ông Trần Trí Hoàng

"Tự Do cho Việt Nam. Dân Chủ cho Việt Nam. Nhân quyền cho Việt Nam ..."

Đó là vài trong những khẩu hiệu được đồng hương Việt Nam hô to trong buổi biểu tình trưa Chủ Nhật, ngày 6 tháng 3 vừa qua tại Houston. Trưởng ban tổ chức, ông Trần Trí Hoàng cho biết lý do nhóm Hoa Lư kêu gọi đồng hương xuống đường :

"Cám ơn quí vị hiện diện đông đủ nơi đây để góp phần chuyển ngọn lửa đấu tranh về Việt Nam, kêu gọi đồng bào quốc nội thân yêu của chúng ta hãy đứng lên cùng trào lưu cách mạng Hoa Lài, xuống đường đòi cho bằng được Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và xóa bỏ chế độ độc tài, độc đảng, cộng sản Việt Nam.

traigiabinh-250.jpg
Biểu tình đòi tự do, dân chủ cho VN tại Houston. Photo by Hien Vy/RFA
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tước bỏ tất cả các quyền căn bản nhất của con người, đang áp đặt một nền độc tài, hà khắc lên đầu dân tộc. Không ai ban phát cho chúng ta Tự do và chúng ta cũng không thể van xin để được tự do. Muốn có Tự do, chúng ta phải vứt bỏ sợ hãi, tranh đấu quyết liệt cho dù có phải hy sinh bằng máu, bằng nước mắt , bằng đau khổ và đôi khi bằng cả chính sinh mạng của mình. 

Người Việt Quốc gia tại hải ngoại sẽ luôn luôn sát cánh với đồng bào quốc nội và sẽ cùng với đồng bào quốc nội tranh đấu cho đến khi đạt được Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam" 

Một sinh viên trẻ tên David cho biết lý do em tham dự cuộc biểu tình:

"Là người Việt Nam, mình  cũng mong muốn người Việt Nam có Tự do ở Việt Nam như các nước dân chủ. Nên cháu ra đây để support và mong một ngày nào đó Việt Nam sẽ có Tự do"

Anh Bùi Ngọc Thắng thì chia sẻ rằng người Việt hải ngoại luôn luôn ủng hộ phong trào tranh đấu quốc nội: 

"Ở hải ngoại này chúng tôi là những người tiếp sức cho công cuộc đấu tranh trong nước và tác động cho trong nước biết rằng chúng tôi không bao giờ quên họ. Và chúng tôi luôn ủng hộ tinh thần đấu tranh của những người trong nước ..."

...đến "cách mạng hoa sen"?

Trong khi đó, một người trẻ khác tên Trâm cho rằng tiếng nói của người Việt hải ngoại dù ở rất xa Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc tranh đấu cho Tự do của người trong nước:

"...dù ít hay nhiều thì nó cũng có ảnh hưởng vì người ta hiểu được ở hải ngoại ít nhất cũng có quyền tự do hội họp, tự do lên tiếng. Được phản đối những gì mình muốn chứ không phải như trong nước mà tụ họp là phạm luật"

houston3-250.jpg
Biểu tình tại Houston hôm 06/3/2011. Photo by Hien Vy/RFA
Và ông Thanh Nguyễn cũng đồng ý như vậy:

"Có, bởi vì tuổi trẻ và đồng bào trong nước sẽ thấy có người ở nước ngoài hỗ trợ thì họ sẽ đứng lên để tranh đấu"

Nhiều người tin rằng cuộc "Cách Mạng Hoa Lài" cũng sẽ lan đến Việt Nam. Ông Chu Hữu cho rằng:

"Không chóng thì chày cũng sẽ thành công. Thuận lòng trời, thuận lòng dân thì sẽ được. Đảng cộng sản Việt Nam đang cai trị toàn dân một cách sắt máu. Họ tiêu diệt tôn giáo và tự do dân chủ nhân quyền. Họ cướp đất, cướp đai và hành hạ con người Việt Nam rất khổ sở. Cho nên họ không thể tồn tại mãi được" 

Và theo ông Thanh là Việt Nam sẽ có cuộc "cách mạng Hoa Sen":

"Sẽ lan về Việt Nam và ngay bây giờ Việt Nam đang có cuộc cách mạng Hoa Sen. Hy vọng một ngày nào đó sẽ chấm dứt chế độ Cộng sản"     

Dù rất mong muốn người dân Việt được Tự do và Dân chủ nhưng ai ai cũng lo ngại là sẽ có một cuộc đàn áp từ nhà nước Việt Nam, nếu có một cuộc nổi dậy của dân chúng. Anh Bùi Ngọc Thắng lo ngại có thể Việt Nam sẽ có một "Thiên An Môn" như tại Trung quốc hơn hai thập niên trước:

"Việt cộng là học trò của Trung cộng nên Trung cộng làm gì thì Việt cộng cũng sẽ làm như vậy, nhưng có tiếng nói của người Việt hải ngoại cũng như chúng tôi đưa tiếng nói lên quốc hội của nơi chúng tôi đang cư ngụ, thì có thể Việt Nam sẽ không dám đàn áp mạnh như ở Thiên An Môn "

Đảng cộng sản Việt Nam đang cai trị toàn dân một cách sắt máu. Họ tiêu diệt tôn giáo và tự do dân chủ nhân quyền. Họ cướp đất, cướp đai và hành hạ con người Việt Nam rất khổ sở. Cho nên họ không thể tồn tại mãi được.

Ông Chu Hữu

Nhưng sinh viên David Nguyễn thì cho rằng:

"Sẽ có đàn áp, nhưng muốn có Tự do thì phải không e ngại. Phải vượt qua những cái đó để tìm Tự do. Cuộc tranh đấu nào cho Tự do cũng sẽ có đổ máu và chính những đổ máu đó sẽ mang lại Tự Do"  

Trong khi đó ông Chu Hữu thì tin rằng sự đàn áp sẽ khó khăn hơn nếu toàn dân cùng lên tiếng: 

"Nếu toàn dân đồng lòng đoàn kết đứng lên thì đảng Cộng sản không làm gì được. Nếu cá nhân lẻ tẻ thì họ sẽ tìm cách tiêu diệt nhưng với một số lượng 80 triệu dân cùng nổi dậy thì họ có ba đầu sáu tay cũng không làm gì được"       

Chúng tôi xin mượn lời phát biểu của Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo, một người trong ban tổ chức, để kết thúc bài phóng sự này:

"... đặc biệt xin một tràng pháo tay cho những em du học sinh đã không còn sợ tòa lãnh sự mà ra đây ủng hộ cuộc đấu tranh cho Dân chủ tại Việt Nam. Hy vọng ngọn lửa hôm nay có thể sẽ nối tiếp về Việt Nam để giúp tinh thần thêm cho những người đang tranh đấu tại Việt Nam..."

Theo dòng thời sự:


Thân nhân nữ sinh nhận định trước phiên tòa “Hiệu trưởng mua dâm”


2011-03-07

Dự kiến vào ngày 10/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ xử kín lại vụ án nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm, Sầm Đức Xương và hai nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án khiến dư luận bức xúc lâu nay.

Photo courtesy of vtc.vn

Bị cáo Sầm Đức Xương, nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy, trên đường đến tòa dự phiên xử tại Hà Giang sáng 20/01/2010.

Không thông báo cho gia đình

Lý do nạn nhân là hai nữ sinh trở thành bị cáo và bị giam tù suốt thời gian qua. Trước phiên xử sắp đến, Gia Minh hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy về một số thông tin liên quan. Trước hết bà Nguyễn Thị Thơm cho biết thông tin về phiên xử sắp đến mà bà nhận được.

Bà Nguyễn Thị Thơm: Tôi không biết thông tin đó, chỉ có những người được Tòa mời đi dự báo cho tôi mới biết. 

Gia Minh: Những người được mời đó là ai?

Con tôi có phải tội nhân trọng tội ghê gớm đâu, có phải tù chính trị bán tổ quốc, hoặc giết người hay buôn bán heroin, truyền bá thông tin….

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: Họ gồm luật sư của ông Sầm Đức Xương, cha mẹ của những cháu  học sinh dưới tuổi 18. 

Gia Minh: Sau khi được biết như thế, bà có tìm đến các cơ quan liên hệ để hỏi thêm thông tin không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Quả thật tôi không đi hỏi đâu hết vì tôi biết chắc chắn tại phiên xử này họ cũng sẽ không cho tôi vào dự phiên tòa. Họ cho biết theo pháp luật Việt Nam, con tôi đã 18 tuổi, đủ tuổi công dân rồi, tự chịu trách nhiệm về bản thân nên không có người giám hộ. Ngoài ra, họ cũng nói trong vụ án này không có đòi hỏi bồi thường dân sự, nên không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.         

Gia Minh: Trước đây luật sư Trần Đình Triển tham gia bào chữa cho các cháu, nay họ trả lời như thế thì gia đình có hỏi ý kiến luật sư Triển không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Khi họ nói con tôi không mời luật sư thì tôi rất lo lắng, không biết mọi sự việc sẽ như thế nào. Thực ra khi cháu bị họ bắt đi giam giữ, cháu mới 17 tuổi; đến lúc này họ nói cháu đã bước sang tuổi 19 rồi. 

images256619_a250.jpg
Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng (áo cam) và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy (áo đỏ, sau), trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of bee.net.vn
Như vậy số tuổi qua ba năm, còn tính thời gian giam giữ thực sự là một năm rưỡi rồi. Sau khi nghe tòa án giải thích như thế, tôi có hỏi luật sư Triển và ông cũng nói: theo luật Việt Nam, cháu đã đủ 18 tuổi rồi, và cháu không mời luật sư, anh cũng chịu.. Phần tôi, tôi vẫn làm đơn nhờ luật sư Triển đại diện cho tôi tại phiên xét xử vì tôi là người có quyền lợi-nghĩa vụ liên quan; nhưng rồi tòa lại nói vụ án này không có bồi thường dân sự nên không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nên đơn của tôi không được chấp nhận.

Gia Minh: Trong một lần nói chuyện trước đây bà cho biết được vào thăm cháu một lần trong trại giam, vậy sau lần đó bà còn được thăm gặp cháu mấy lần nữa?

Thật ra nó chỉ là một đứa trẻ vì những người lớn, quan lại sa đọa mới ra thế. Cháu như tờ giấy trắng mà các 'ông' đó vẽ lên rồi nay lại làm thế.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: Sau khi án phúc thẩm bị hủy, tôi được gặp cháu hai lần. Một lần họ cho gặp bên phía công an để từ chối mời luật sư; lần tháng 11 vừa rồi sau khi hồ sơ được hoàn tất để chuyển sang Viện Kiểm Sát. Lần đó, sau sáu tháng không được gặp nên gia đình anh em đều đến vào trong sân trại giam; nhưng công an lấy giấy của tôi là mẹ đẻ cho vào thôi còn người nhà thì đuổi hết đến một cổng xa, chứ không được đến gần. Lúc đó tôi bức xúc nên vừa khóc vừa nói: con tôi có phải tội nhân trọng tội ghê gớm đâu, có phải tù chính trị bán tổ quốc, hoặc giết người hay buôn bán heroin, truyền bá thông tin…. Thật ra nó chỉ là một đứa trẻ vì những người lớn, quan lại sa đọa mới ra thế. Cháu như tờ giấy trắng mà các 'ông' đó vẽ lên rồi nay lại làm thế. 

Sau đó công an trại giam mời tôi vào giải thích yêu cầu thông cảm và nói đó là làm theo luật pháp.

Khi vào phòng họ đưa con tôi ra. Hai mẹ con nhìn nhau khóc, tôi thấy con xanh xao hỏi cần thuốc men gì không.. . Họ chỉ cho gặp nhau chớp nhoáng chỉ 5 phút thôi.

Gia Minh: Phiên xử sắp đến gia đình có dự định đến đó không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Cả nhà chờ đợi đến ngày xét xử để xem sự việc thế nào. Không riêng gia đình, mà nhiều người dân cũng mong mỏi xem sẽ xét xử thế nào.

Gia đình là người dân thôi, chẳng biết kêu ai, chỉ mong luật pháp phân xử công bằng, phân minh thôi.

Gia Minh: Cám ơn Bà về thông tin mà bà cho biết về người con gái còn ở trong trại giam.

Theo dòng thời sự:


Nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới Việt Nam - Cam Bốt vẫn phát triển mạnh


Ghe xuồng chở đầy xăng dầu để buôn lậu (DR)
Ghe xuồng chở đầy xăng dầu để buôn lậu (DR)
Phạm Phan / Thanh Phương

Do chênh lệch giá xăng dầu giữa Việt Nam và Cam Bốt, nên có khá nhiều người đi mua xăng tại biên giới rồi mang về Phnom Penh hoặc các tỉnh khác của xứ Chùa Tháp để bán lại lấy lời. Dân Cam Bốt có thói quen khi đi chơi tại vùng biên giới trước khi về, thường mua thêm xăng Việt Nam.

Thông tín viên Phạm Phan
 
05/03/2011
 
 

Hai nước Việt Nam và Cam Bốt có chung tuyến biên giới trên bộ trải dài từ trên cao nguyên Trung Phần xuống đến tận Hà Tiên sát biển. Từ tỉnh Tây Ninh, Long An, An Giang và Kiên Giang có vài quan khẩu chính như Mộc Bài thuộc Tây Ninh, Tịnh Biên thuộc An Giang.

Các quan khẩu quốc tế này và nhiều điểm xuyên biên giới không chính thức khác đã tạo điều kiện cho cư dân hai nước Việt – Cam Bốt thuận tiện qua lại làm ăn, du lịch…nhưng cũng là cơ hội cho những người dân Việt Nam và Cam Bốt buôn lậu xăng dầu, thuốc lá để kiếm sống trong thời buổi kinh tế khó khăn. 

Thực trạng của nạn buôn lậu xăng dầu

Đã từ lâu, phải nói là từ nhiều thập niên qua, tình trạng buôn lậu xuyên biên giới đã có và gia tăng dù chính quyền, đặc biệt là từ phía Việt Nam cố công ngăn ngừa và chấm dứt nhưng hầu như không đạt kết quả mong muốn.

Thời điểm ngày 24 tháng 2 vừa qua được coi là mốc chính thức nhà nước Việt Nam cho tăng giá xăng dầu sau một thời gian dài gọi là thực hiện biện pháp "bình ổn". Hoạt động buôn lậu xăng dầu thật ra tăng mạnh trước đó và sau ngày 24 tháng 2 vẫn tiếp tục xảy ra. Cần ghi nhận rằng giá xăng dầu tại Việt Nam do nhà nước trợ giá nên thường rẻ hơn so với giá xăng dầu tại Cam Bốt.

Liên can trong hoạt động mua bán lậu xăng dầu xuyên biên giới có cả người Việt lẫn người Cam Bốt. Thực tế người Việt đóng vai trò chính. Họ mua xăng dầu từ các tỉnh sát biên giới Cam Bốt như Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang rồi đổ vào thùng nhựa khoảng 30 lít, sau đó vận chuyển bằng xe Honda, ghe, đò, xuồng máy để vượt biên, vượt sông qua đến đất Cam Bốt.

Như trường hợp tại quan khẩu Long Bình thuộc địa phận Châu Đốc (An Giang) ở trên phần đất ranh giới của Cam Bốt nhưng lại có nhiều người Việt sinh sống, mua bán, cất nhà thờ, lập nghĩa trang…. Khi xăng dầu được mang qua khỏi ranh giới Việt Nam, người Cam Bốt vận chuyển về Phnom Penh bán lại cho người tiêu thụ.

Trước ngày 24/2, chênh lệch giá xăng dầu Việt Nam và Cam Bốt từ 2.400 đồng/lít đến 5.600 đồng/lít tính theo tiền đồng Việt Nam. Trong khi đó một ngàn riel bằng khoảng 4 ngàn đồng. Như vậy trung bình một lít xăng mua tại biên giới mang về Phnom Penh hoặc các tỉnh khác của xứ Chùa Tháp bán lại lời khoảng gần 1.000 riel. Thời giá hiện nay tại Phnom Penh 1 Mỹ Kim gần bằng 4.000 riel.

Nhiều người Cam Bốt có thói quen khi đi chơi tại vùng biên giới trước khi trở về thường mua xăng Việt Nam đổ đầy bình xe hơi hoặc xe honda, dĩ nhiên trong xe hơi cũng chở thêm mấy thùng nhựa từ 20 tới 30 lít để mua xăng dầu mang về Phnom Penh dự trữ hay tiêu thụ hoặc bán lại kiếm chút lời.

Theo tờ báo Thanh Niên trên mạng ghi ngày 4/3/2011 thì các vị trí như kinh Vĩnh Tế, kinh Tư Mèo, kinh 19, kinh Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên - tỉnh An giang giáp phía Đông Nam tỉnh Ta Keo, nơi có quan khẩu quốc tế Tịnh Biên mới hoàn thành cách đây một năm, đang nổi lên các hoạt động buôn lậu xăng dầu nhộn nhịp.

Trong một bài báo nói đến tệ trạng xã hội – kinh tế nhưng người viết đã dùng vài thuật ngữ quân sự của riêng chế độ chính trị hiện nay tại Việt Nam như "tập kết", "ra quân", "lực lượng chống buôn lậu"... Cũng theo ghi nhận của báo Thanh Niên, trước đây mỗi ngày có khoảng 500.000 lít xăng dầu bị con buôn mua đem bán trên đất Cam Bốt, và hiện nay thì con số đó tăng gấp đôi. Và những tay buôn Việt Nam khi bán một thùng nhựa chứa 30 lít xăng dầu qua đất Cam Bốt họ lời được khoảng 150.000 đồng. 

Phiên tòa xử buôn lậu

Hiện nay chưa có con số thống kê nào ghi nhận có bao nhiêu phiên xử liên hệ đến các tội phạm buôn lậu xăng dầu qua biên giới Cam Bốt, và trong đó có bao nhiêu viên chức nhà nước liên hệ đến. Tuy nhiên có thể kể ra một phiên tòa cách đây vài năm, được coi là khá nghiêm trọng.

Cuối tháng 12 năm 2005, công an đã khởi tố và phát lịnh bắt ngay đương sự tên Bùi Thanh Liêm sinh năm 1982, con trai ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị công ty xăng dầu Thanh Liêm tại Nhà Bè. Được biết công an tỉnh Long An khám xét tàu của công ty Thanh Liêm chứa lậu 100.000 lít dầu. Bùi Thanh Liêm và một số người thân cận đã chuyển dầu theo đường sông qua bán bên Cam Bốt.

Tình hình xét xử tội phạm buôn lậu không vì thế mà làm giảm đi các hoạt động buôn lậu, theo nhận định của tờ báo mạng Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số ra ngày 3/3/2011 thì dường như chính quyền địa phương không thể ngăn chận đường giây buôn lậu qua Cam Bốt, xin trích một đoạn trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn như sau:"Các lực lượng chống buôn lậu trên tuyến biên giới có kế hoạch phối hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát, song "nhất cử, nhất động" của lực lượng chống buôn lậu đều bị dân buôn biết, họ còn thuê người túc trực cửa cơ quan kiểm tra chống buôn lậu để báo tin cho đồng bọn biết." 

Tình trạng buôn lậu khó thể chấm dứt 

Từ tệ trạng nghiêm trọng đã nêu trên đây, chúng ta đi tìm nguyên nhân chính đẻ ra tệ nạn buôn lậu xăng dầu xuyên biên giới. Có phải vì người dân coi thường luật pháp hiện nay? Có phải vì người dân liều mạng? Có phải do cuộc sống quá đói nghèo nên người dân cứ cắm đầu cắm cổ chạy kiếm tiền để sống? Lý do thứ ba được hai nguyên nhân đầu tiên hỗ trợ.

Chính vì đời sống khó khăn nên đẻ ra vấn nạn buôn lậu. Không phải chỉ buôn lậu xăng dầu, người Việt còn mua thuốc lá từ Cam Bốt đem về Việt Nam bán lấy lời. Hệ thống buôn lậu thuốc lá cũng chằng chịt và thường công an biên phòng của Việt Nam cũng phải bó tay hoặc đôi khi tiếp tay để kiếm thêm tiền bỏ túi xài. Đó là chưa kể đến nạn buôn người từ Việt Nam qua Cam Bốt hay dùng Cam Bốt làm điểm trung chuyển để đi đến Thái Lan và Malaysia. Số phận những cô gái Việt bị bán thường kết thúc trong các nhà chứa dã man.

Tính trong phạm vi Miền Nam không thôi, từ sau ngày 30/4/1975 cho đến tận bây giờ, chính quyền Việt Nam vẫn còn cho thực hiện chương trình gọi là "Xóa đói giảm nghèo". Hàng năm các nước cấp viện, trong đó có các cường quốc trong "thế giới tư bản" như Mỹ, Nhật… vẫn trợ giúp chính quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa một số ngân khoản nhất định cho chương trình "Xóa đói giảm nghèo".

TAGS: CAM BỐT - PHỎNG VẤN - VIỆT NAM

RSF kêu gọi Hà Nội ngưng sách nhiễu hai ông Nguyễn Đan Quế và Nguyễn Văn Lý


Chân dung Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (T) và Linh mục Nguyễn Văn Lý (P).
Chân dung Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (T) và Linh mục Nguyễn Văn Lý (P).
DR
Tú Anh

Trong bức thư đề ngày 07/03/2011, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới Reporters sans Frontières (RSF) kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt hành động sách nhiễu bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Nguyễn Văn Lý. Hai nhân vật này bị câu lưu vì kêu gọi dân chúng biểu tình theo tinh thần cách mạng hoa lài đang diễn ra tại các nước Trung Đông và Bắc Phi.

Trong thư kêu gọi, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới lần lượt trình bày vụ bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà báo độc lập, một nhà tranh đấu sử dụng mạng internet ,năm nay 69 tuổi, có nguy cơ bị tù giam vì đã kêu gọi biểu tình theo tinh thần các phong trào dân chủ tại các nước Ả Rập.

Nhân vật thứ hai là linh mục Nguyễn Văn Lý, 64 tuổi, người tranh đấu cho nhân quyền, hiện được tự do tạm để trị bệnh ung thư não.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nhắc lại bác sĩ Quế đã bị công an tại Sài Gòn câu lưu 48 tiếng đồng hồ ngày 28/02 sau khi ông đưa ra lời kêu gọi « xây dựng một nước Việt Nam mới » và chỉ được thả với điều kiện phải « hợp tác » với ban điều tra. Tuy nhiên, ngày 3/03/2011, bác sĩ Nguyễn Đan Quế thông báo ông từ chối hợp tác với công an và đã tố giác những lời quy buộc của công an.

Linh mục Nguyễn Văn Lý đang tạm trú tại Nhà chung thuộc giáo phận Huế, cũng bị công an câu lưu vài giờ đồng hồ ngày 01/03 cũng vì lời kêu gọi khuyến khích tinh thần cách mạng hoa lài. Linh mục Lý có thể phải trở lại nhà giam sau khi thời gian tự do tạm chấm dứt vào ngày 13/03/2011.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu chính quyền Việt Nam quan tâm đến tuổi tác và tình trạng sức khỏe của hai nhà tranh đấu không thể chịu đựng điều kiện tù giam.

Luật sư Nguyễn Văn Đài mãn hạn 4 năm tù giam 

Sau 4 năm tù giam, luật sư Nguyễn Văn Đài đã ra khỏi nhà giam Ba Sao, Nam Hà vào sáng hôm qua, 06/03/2011.

Bị cáo buộc với tội danh « chống nhà nước », vị luật sư nhân quyền nhiều lần bảo vệ dân oan còn bị quản thúc thêm 4 năm tại nhà riêng trong khu tập thể Đại học Bách Khoa , quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Trả lời phỏng vấn AFP, luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra lời kêu gọi dân chủ cho Việt Nam. Một ngày sau khi ra khỏi nhà tù, ông tuyên bố rằng : "Những gì đang diễn ra tại Trung Đông là một bài học tốt cho người Việt Nam hiện nay". Vị luật sư 42 tuổi, chuyên môn về nhân quyền, giải thích rằng phong trào tranh đấu tại các nước Ả RẬp là "bài học cho đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì họ phải dân chủ hóa đất nước trước khi nhân dân Việt Nam xuống đường đòi hỏi".

Luật sư Đài cho biết thêm là trong nhà tù, ông và 45 bạn tù cũng có thể theo dõi tin tức qua một tờ báo và một máy truyền hình có âm thanh nhưng không có hình. Ông kết luận là "một chế độ đa đảng sẽ rất tốt cho đất nước Việt Nam".

TAGS: NHÂN QUYỀN - QUỐC TẾ - TƯ PHÁP - VIỆT NAM

MÙ VÀ CHỘT


Vừa qua ra Bắc, tôi được một anh bạn đọc cho nghe và ghi lại một bài thơ. Nếu nói về tính thơ thì có lẽ không hẳn là hay, nhưng hình ảnh có tính ngụ ngôn khá cao. Nó nói về mối tương quan giữa kẻ thống trị gian tà và người bị thống trị thông qua hình ảnh một thằng chột ngồi trên vai một anh mù. Bài thơ như sau:

MÙ VÀ CHỘT

Một anh mù bụng hóp
Thập thững bước trên đường,
Trên vai anh, thằng chột
Đắc chí cười vênh vang.

"Này, người anh em hỡi,
Anh là gốc của ta
Ta vì anh chỉ lối
Đi tới chân trời xa.

Ở nơi kia xán lạn,
Có mọi thứ anh cần.
Hãy cố đi tới đó,
Sẽ sung sướng vô ngần."

Cái gốc mù hởi dạ,
Dồn hết sức của mình
Vượt qua hầm, qua hố,
Qua những chỗ lầy sình.

Sợ anh mù đột ngột
Đổi hướng ngoắt sang ngang,
Ngồi trên, anh mắt chột
Nghĩ biện pháp an toàn.

Dùng ngay một thòng lọng
Thít lấy cổ anh mù,
Làm cho Mù nghẹt thở,
Rồi vừa phỉnh, vừa hù:

"Người anh em có biết
Vì sao khó thở chăng?
Ấy là phường đế quốc
Muốn kéo anh sang ngang.

Cho nên phải thẳng tiến
Theo con đường của ta,
Muốn sống chỉ đi thẳng,
Không một phút la đà."

Vâng lời, Mù ngoan ngoãn
Cố giữ hướng, giữ phương.
Nhưng hồi sau kiệt sức
Suýt gục xuống giữa đường

"Này, đừng lo anh bạn,
Đã có ta trên này.
Chỉ cần ta đổi mới
Thì mọi việc ổn ngay."

Liền nới ra một chút
Chiếc thòng lọng yêu ma,
Mù bỗng nhiên dễ thở,
Liền hết lời ngợi ca.

Lại cõng anh chàng chột
Vượt hố trũng, dốc cao…
Và mỗi lần Mù khoẻ,
Thòng lọng lại thít vào.

Mỗi lần Mù kiệt sức,
Thòng lọng lại nới ra,
Lại cảm ơn rối rít,
Lại hết lời ngợi ca.

Thiết nghĩ không cần bình luận gì thêm. Ngụ ý của bài thơ đã quá rõ. Tôi chỉ nói với anh bạn rằng anh mù thực chất là bị bịt mắt thôi. Anh bạn đồng ý. Một lúc sau, tôi đề nghị thêm vào bài mấy câu sau:

Rồi một ngày bừng tỉnh,
Mắt mù chợt sang ra,
Liền quăng Chột xuống hố
Và cười ngạo, bước qua.

Anh bạn tôi hỏi: "Liệu có xảy ra được như thế?" Tôi nói: "Thì nó đã xảy ra ở hầu khắp nơi và đang xảy ra ở Bắc Phi đó. Chẳng lẽ Việt Nam là ngoại lệ? Thật quái đản nếu ở Việt Nam chính quyền cộng sản sẽ độc quyền thống trị vĩnh viễn như họ vẫn khẳng định."

TRẦN NAM CHẤN

6
0
 
 
Rate This