Sunday, May 8, 2011

Sau nhiều năm đổi mới


……… Sau nhiều năm đổi mới…….
không hiểu sao……Vẫn nghe…èo…
  (Thủ Tướng nước Cộng Hòa Xuồng Hố Cả "Nũ"việt Nam)

12
1
 
Rate This

VIỆT NAM NGHÈO ĐÓI TỦI NHỤC VÌ AI ?


Những ngày này Hàn Quốc đang 'tạm giữ' tàu Hoa sen VN để xiết nợ , trước đó thì tàu Global bị Trung cộng bắt giữ , Vinalines phải trả 800.000 Dollars để chuộc về , đó chỉ là mảnh vỡ nhỏ trôi nổi khi tập đoàn Vinashin mắc cạn trong hồ cá của Thủ tướng . chuyện làm kinh tế thất bại thì bị xiết nợ là chuyện bình thường bởi thương trường là chiến trường dứt khoát phải có kẻ thắng người thua , phải giành chiến thắng bằng mọi giá , không có chuyện thương xót hay nhân đạo. các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đều phải nợ , đời sống cộng đồng ai cũng phải có cái gì đó để mà gọi là…nợ . Nói chung là nợ đời , nhưng một Quốc gia này bị Quốc gia khác xiết nợ dưới hình thức nào thì điều này hoàn toàn khác . Trước tiên đảng CSVN phải chịu trách nhiệm về nỗi nhục này và 'lãnh tụ Vinashin' còn ai ngoài Thủ tướng NTD . Nhắc đến Vinashin là nhắc đến món nợ 4,4 Tỷ Dollars do những 'thiên tài' của đảng gây ra , là nhắc đến những kẻ dám làm không dám chịu nhận trách nhiệm và đổ hết vào bồn cầu chính trị của đảng xem như xong . Không ai bị kỷ luật kể từ khi Nguyễn tấn Dũng làm Thủ tướng . Vậy thì với đảng Thủ tướng đúng là người 'đức độ' tấm gương của 'vị cha trẻ dân tộc-Vinashin' cần phải được ban tuyên giáo cộng sản nhân rộng cho toàn dân học tập tấm lòng bao dung hiếm thấy của ông Thủ tướng tham nhũng nhất Châu Á .
Người dân chưa quên lời hứa của Thủ tướng NTD ở nhiệm kỳ một là chống tham nhũng bất kể cấp nào – yêu sự thật ghét giả dối v.v và v.v…Thiên hạ ai cũng hy vọng những tưởng từ ấy 'mặt trời chân lý chiếu qua tim' hồ hỡi phấn khởi theo TT dong buồm ra biển lớn…đến khi giật mình nhìn lại mới thấy thuyền của TT là thuyền thúng thì thôi rồi…Còn chi đâu dân ơi , có còn lại chăng Vinashin thôi . Giờ thì Vinashin cũng thành truyện hai vạn dặm dưới đáy…bồn cầu ba đình , chỉ có hơn 80 triệu dân là phải há mồm cho TT & đảng cộng sản đổ món nợ Vinashin vì cái tội ngu dốt ngồi thuyền thúng cứ đòi ra biển lớn của đảng .
Đâu phải chờ TT thú nhận Thế giới mới biết VN nghèo , đâu cần lỗ phun chữ của đảng đưa tin thiện hạ mới biết ai là kẻ cướp kẻ cắp , tin tức của trên dưới 700 tờ 'đặc sản' của đảng giống như gạo làm bằng cao su Polymer có xuất xứ từ bên Tàu dân 'nhai' không nổi nuốt không vô . Đó là cái giá phải trả cho một chế độ xem thường trí thức , đó là hậu quả của việc bỏ tù trí thức yêu nước chứ không yêu đảng , đó là cái giá khi buộc Viện khoa học IDS phải đóng cửa để thuyền thúng của TT dong buồm ra biển lớn , và bao giờ thì TT cùng các cụ 'mở mắt' để giữ nhà VN cho dân , để làm đầy tớ theo đúng nghĩa đen của từ này mà 'bác&đảng' rêu rao hơn nửa thế kỷ trước. Câu trả lời là không bao giờ lãnh đạo CSVN chịu 'mở mắt' khi chưa được phép của đám con cháu Tần thuỷ Hoàng , Kẻ thù truyền kiếp của người VN ở phương bắc , chúng chỉ cần những con chó hung dữ đui mù biết cắn xé là đủ , khốn thay loài khuyển tặc này lại có xuất xứ từ VN . Chẳng ai ăn ở không để đánh phá ác liệt như ông Trương tấn Sang phát biểu trong cuộc họp báo vừa rồi . Vậy có khi nào đảng tự hỏi vì sao nhắc đến đảng cộng sản người dân luôn nguyền rủa từ đời Hồ chí Minh đến Nông đức Mạnh và sắp tới là Nông quốc Tuấn cháu nội của 'Tiên sinh' Hồ chí Minh ?
Huế – Saigon – Hà nội đều có từ vài ngàn đến vài chục ngàn người dân cần cứu trợ gạo khẩn cấp , các cụ có xót xa khi bên mâm cao cổ đầy , tiện nghi sang trọng khi người dân nghèo chỉ mong được ăn no chứ chưa dám nghĩ được ăn ngon ? Các cụ dạy gì , nói gì về lòng nhân đạo với con cháu các cụ ? Các cụ hãy soi gương và nhìn thật kỷ gương mặt bản thân rồi soi lòng xem có xứng đáng để được gọi là lãnh tụ hay lãnh đạo ?
Hãy trả tự do ngay tức khắc cho tất cả những người tù lương tâm , tù chính trị bởi những ai dám chống đảng đa số đều thuộc thành phần trí thức Luật sư – Bác sĩ và các nhà khoa học không có ai là vô học hành nghề thiến lợn hay học luật trong rừng như ngài cựu ý tá TT . Phải giải thể đảng cộng sản để tầng lớp trí thức yêu nước thương dân cống hiến cho Tổ Quốc . Phải xin lỗi họ về những hành động phi nhân như đảng cộng sản đã từng làm trong Cải cách ruộng đất hay Nhân văn giai phẩm . Phải xin lỗi toàn dân về công hàm bán nước của tên phản quốc Phạm văn Đồng củng Hồ chí minh – Trường Chinh – Lê Duẫn – Lê đức Thọ…đã gây bao tang tóc cho đồng bào miền bắc và  miền nam từ 30.04.1975 .
Hãy ngừng ngay lập tức việc quân đội cộng sản đàn áp truy sát người Dân tộc thiểu số Hmong tại Điện biên , đã có 49 người chết trong đó có cả phụ nữ và trẻ em , tội ác trời không dung đất không tha cho những tên đồ tể cộng sản . Xứ sở đất nước VN không còn – không phải của riêng đảng cộng sản . Người Việt Nam bất tìn nhiệm đảng cộng sản đó là sự thật . Ngày tàn đảng cộng sản không còn xa và chắc chắn nó sẽ đến vì Ý Dân là Ý Trời các cụ ạh .
Kẻ nào gieo gió sẽ gặt bão , dùng bạo lực sẽ chết vì bạo lực . Ai ăn nho xanh sẽ bị ghê răng , chơi dao có ngày đứt tay . Bài học này đến đứa con nít cũng biết chẳng lẽ các cụ cả lại không ? Đã đến lúc các cụ nên chuẩn bị đọc kinh cầu siêu cho nhau .
nguoithathoc1959
25
1

Rate This

TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng là Hung thần của tự do báo chí


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nêu đích danh Nguyễn Phú Trọng là Hung Thần của Tự do Báo chí
Đại hội đảng tổ chức từ ngày 10 đến 19 tháng Giêng năm 2011 đã bầu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư ĐCSVN. Trước đây Trọng từng chuyên ngành công tác đảng từ năm 1967 đến 1996, và từng là biên tập rồi Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN.
So với vị tiền nhiệm, người mà chỉ trong vòng mấy tháng đã có thành tích kết án cả trăm năm tù đối với các Bloggers, và những ai lên tiếng chỉ trích chế độ, thì Trọng có lẽ sẽ không thua kém gì. Công điểm đầu tiên của Trọng là bản án 7 năm tù dành cho TS.Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa chóng vánh ngày 4/04/2011 với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, trong khi ông Vũ chỉ có mỗi tội là cổ súy hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng thông qua các ý kiến đóng góp trên mạng và hệ thống thông tấn báo chí nước ngoài.
Tổng cộng có 18 công dân mạng bị bắt giam với tội danh tương tự. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một phóng viên độc lập hiện đang đối mặt với khả năng có thể bị cầm tù vì đã kêu gọi hưởng ứng tinh thần đấu tranh dân chủ của Cách mạng Hoa Lài lan rộng ở nhiều nước Trung Đông. Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tu sĩ công giáo và cũng là một chiến sĩ đấu tranh nhân quyền, có thể bị đưa trở lại nhà tù vì những hoạt động báo chí trên mạng của ngài. Trọng nắm quyền tối thượng, có thể phủ quyết cả Thủ tướng và Chủ tịch nước để đưa ra những điều luật ngăn cản, bắt bớ, kiểm duyệt, bất chất những lời khuyên can của cộng đồng quốc tế.
Trung Đông: các hung thần của tự do báo chí bắt đầu bị lật đổ
Các nhân vật trụ cột của những guồng máy đàn áp, các lãnh đạo chính trị của các chế độ thù địch với các quyền dân sự và thành viên các tổ chức vận động chống lại việc sử dụng bạo lực đối với nhà báo – Họ đều là những hung thần của tự do báo chí. Họ kiểm duyệt báo chí.
Năm nay có tất cả 38 hung thần báo chí. Nổi bật nhất là nhóm ở Bắc Phi và Trung Đông, nơi đã có những biến động dữ dội xảy ra trong những tháng gần đây. Những thay đổi quan trọng trong danh sách hung thần báo chí năm 2011 là do những biến động tại các quốc gia Ả-Rập. Các đầu lãnh đều rơi rụng. Trước tiên là Tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali, bị buộc phải từ chức hôm 14 tháng Giêng, tạo cơ hội cho dân chúng Tunisia tìm kiếm cho mình những chọn lựa dân chủ.
Hung thần khác là Ali Abdallah Saleh, Tổng thống Yemen, bị người dân nước mình  xuống đường chống đối bằng hằng loạt các cuộc biểu tình, hoặc Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã phản ứng lại các cuộc biểu tình bằng những cuộc đàn áp đẫm máu, thì cũng sẽ rơi rụng thôi. Còn lãnh tụ cách mạng Muammar Gaddafi của Libya giờ đây là lãnh tụ của bạo lực, trấn áp dân mình thẳng tay mà không cần biết lý do. Còn vị vua của Bahrain là Ben Aissa Al-Khalifa thì sao?, một ngày nào đó cũng sẽ phải trả lời trước nhân dân mình về cái chết của bốn nhà hoạt động nhân quyền đã chết trong trại tạm giam, kể cả một người sáng lập tờ báo đối lập, và những hoạt động đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ.
Tự do báo chí vẫn luôn là mối ưu tư hàng đầu của người dân trong khu vực này. Mặc dầu rất mong manh nhưng đó là những nhân nhượng đầu tiên của các chính quyền chuyển tiếp và cũng là những thành công đầu tiên của cuộc cách mạng.
Danh sách các tội danh liên quan đến tự do báo chí trong suốt cuộc cách mạng mùa Xuân của khối Ả Rập cứ tăng dần lên: tìm cách ngăn chận các phóng viên nước ngoài, bắt bớ và giam cầm, trục xuất, ngăn cấm liên lạc kết nối, đe dọa và trù dập. Những kẻ quyết tâm ngăn cấm tự do báo chí tại 4 quốc gia Syria, Libya, Bahrain và Yemen, không chỉ dừng lại ở việc giết người. Những người thiệt mạng gồm có Mohamed Al-Nabous bị những tay bắn sẻ của chính phủ bắn chết tại thành phố Benghazi của Libya hôm 19/03, và hai nhà báo bị lực lượng an ninh giết chết tại Yemen hôm 18/03.
Hiện đang có hơn 30 trường hợp bị tạm giam tùy tiện tại Libya và cũng khoảng chừng ấy số phóng viên nước ngoài bị trục xuất. Những phương pháp tương tự cũng được áp dụng tại Syria, Bahrain và Yemen bởi vì nhà cầm quyền các quốc gia này ra sức ngăn cấm, giữ một khoảng cách để các nhà báo không thể tường thuật gì được.
Báo chí không thể nào đóng góp gì được trong các cuộc xung đột này, bởi vì những chế độ độc tài này hiện thân đã là đối nghịch với tự do báo chí, đã kiểm soát tin tức và thông tin bởi vì đó là kế sách sống còn của chế độ.
Việc các phóng viên bị nhà cầm quyền ngăn cấm hoặc bị kẹt giữa lằn đạn từ những người đấu tranh và từ các lực lượng an ninh, đã nhắc nhở chúng ta rằng họ luôn phải đối diện với hiểm nguy để hoàn thành trách vụ trong việc đưa tin.
Do yêu cầu của công việc cần phải có mặt tại địa đầu và nhiều khi là ngay tại nơi xảy ra bạo động, đã khiến cho nhiều nhà báo thiệt mạng kể từ đầu năm nay. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới chia sẻ sự ra đi của phóng viên người Đức anh Lucas Melbrouk Dolega. Anh bị cảnh sát bắn trái lựu đạn cay trúng người hôm 17/01 và đưa đến tử vong 3 ngày sau đó; và anh Tim Hetherington, một nhiếp ảnh gia người Anh làm việc cho Vanity Fair và Chris Hondros một nhiếp ảnh gia người Mỹ làm việc cho Getty Images đã bị đạn pháo giết chết tại thành phố Misrata của Libya hôm 20/04.
Phần còn lại của thế giới
Ở Á Châu, một số nhà lãnh đạo các chế độ độc tài được thay thế nhưng vẫn là bình mới ruợu cũ. Tại Miến Điện, tướng Thein Sein thay thế tướng Than Shwe lãnh đạo chính phủ (ở xứ này hiện có 18 phóng viên bị cầm tù). Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản chọn Nguyễn Phú Trọng lên thay thế Nông Đức Mạnh (ở quốc gia này hiện có 18 công dân mạng bị giam cầm). Trong trường hợp tại 2 quốc gia này, hung thần mới lên thay thế hung thần cũ. Họ là lãnh đạo của những chế độ chuyên sử dụng biện pháp tù đày để kiểm duyệt và không mong gì có cởi mở chính trị. Những chế độ độc tài sắt máu này đeo đuổi một thể chế độc đảng để duy trì quyền lợi phe cánh, cũng đang bắt đầu lo sợ trước các cuộc cách mạng dân chủ hiện đang xảy ra trên thế giới.
Làn sóng cách mạng từ mùa Xuân Ả Rập hiện đang ảnh hưởng đến các chính sách mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc và Tổng thống Ilham Aliyev của Azerbaijan vẫn đang theo đuổi bây lâu nay. Họ sợ rằng những "con vi trùng" này có thể lây lan nhanh. Hơn 30 nhà đối kháng, luật sư và hoạt động nhân quyền đã bị bắt giam biệt tích ở Trung Quốc. Không ai có thể biết họ đang ở đâu và cái gì đang xảy ra đối với họ. Một trong những nạn nhân mới nhất là nghệ sĩ nổi tiếng Ai Wei Wei. Chẳng ai biết ông ta bị giam ở nơi nào. Nhà cầm quyền Azerbaijan cũng áp dụng chiến thuật tương tự để trấn áp phe đối lập và báo chí vì họ theo gương các nước Ả Rập dự trù tổ chức những cuộc biểu tình tại thủ đô Baku. Các nhà hoạt động trên mạng Facebook bị bắt giam. Các phóng viên của tờ báo đối lập Azadlig bị bắt cóc và bị đe dọa. Nhiều phóng viên tường thuật cuộc biểu tình bị bắt và bị đánh đập. Mạng internet bị cắt đứt.
Những hung thần khác cũng không hổ danh với thâm niên của mình. Issaias Afeworki ở Eritrea, Gurbanguly Berdymukhamedov ở Turkmenistan và Kim Nhất Chính ở Bắc Hàn vẫn là lãnh đạo của những xứ độc tài toàn trị trên thế giới. Sự tàn ác của họ càng ngày càng tăng. Đó là những chế độ trung ương tập quyền sắt máu, với các cuộc thanh lọc và khẩu hiệu tuyên truyền khắp mọi nơi, tuyệt đối không có chỗ dung thân cho bất kỳ sự tự do nào.
Những hung thần của Iran: Mahmoud Ahmadinejad, được tái cử chức tổng thống vào tháng 6 năm 2009, và Ali Khamenei, vị lãnh tụ tối cao, chính là kiến trúc sư của những cuộc đàn áp đối lập thẳng tay theo kiểu nhà độc tài Stalin.
Hơn 200 phóng viên và Bloggers đã bị bắt kể từ tháng 6 năm 2009. 40 người vẫn còn bị cầm tù và khoảng 100 người đã phải trốn khỏi quốc gia này. Khoảng chừng 3,000 nhà báo hiện đang thất nghiệp bởi vì nhiều tòa soạn bị đóng cửa hoặc bị ép buộc không thuê mướn họ. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc cử một đặc sứ nhân quyền đến Iran ngay lập tức, để theo dõi việc thực thi nghị quyết do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) được biểu quyết hôm 24/03.
Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương cũng có thêm một khuôn mặt mới vào danh sách các Hung Thần của Tự do Báo chí. Đó là Miguel Facussé Barjum, nhà độc tài quân sự của xứ Honduras, có gốc địa chủ, đã liên tục trấn áp báo chí đối lập kể từ sau cuộc đảo chánh vào tháng 6 năm 2009. Trong số đó phải kể đến một đài radio địa phương, đã từng can đảm chống lại các thế lực làm ăn và chính trị trong một cuộc chiến không cân sức được ví như người hùng tí hon chống lại anh chàng khổng lồ.
Hồi quốc và Cote d'Ivoire – 2 quốc gia sắp được vào danh sách trong năm tới
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ tiếp tục đi sâu vào vấn đề các tổ chức tội phạm có liên can đến việc vi phạm quyền tự do báo chí. Báo cáo đầu tiên trong vấn đề này của ấn bản ra tháng 3 năm 2011, sẽ đề cập đến chuyến đi sắp tới đến Mexico của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Navanethem Pillay. Trong năm 2010, có 7 phóng viên đã bị giết tại Mexico.
Bạo động cũng là một vấn đề chính ở Hồi quốc, đã khiến cho 14 phóng viên thiệt mạng chỉ trong vòng chỉ hơn một năm. Quốc gia này vẫn là nơi hành nghề nguy hiểm nhất trên thế giới của báo chí. Các tổ chức thông tin báo chí tại những khu vực nguy hiểm nhất cần phải có những cơ chế thích hợp để giúp các phóng viên tránh khỏi những hiểm nguy luôn rình rập đe dọa.
Ở Mexico và Hồi quốc, cũng như tại Phi Luật Tân, việc bảo vệ báo chí rất lỏng lẽo vì kẻ vi phạm không hề bị phạt. Thái độ dửng dưng của các quan chức địa phương, sự tự tung tự tác của các băng đảng và nạn tham nhũng đã khiến cho những vụ vi phạm không bao giờ được điều tra tới nơi tới chốn. Tự do báo chí không thể tiến triển nếu người ta không kiên quyết đấu tranh triệt để với nạn dung dưỡng.
Đối với hoạt động mạng Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ kiên quyết bảo vệ tính độc lập của nó vì hiện có nhiều quốc gia dự tính đưa ra các điều luật kiểm soát. Phóng viên Không Biên giới cũng rất quan tâm đến những áp lực đang gia tăng, với những cường độ khác nhau tùy theo từng chế độ, đang toan tính áp đặt một chế độ kiểm duyệt và điều phối lên các công ty internet, nhất là các nhà cung cấp dịch vụ mạng.
Tin tức gần đây cho thấy, Côte d'Ivoire tiếp tục trở thành trung tâm điểm đáng lưu ý của Phóng viên Không Biên giới bởi vì nhà cầm quyền đã liên tục theo dõi, kiểm soát báo chí trong suốt 2 vòng bầu cử ở xứ này vào tháng 10 và 11 năm ngoái. Từ những cuộc tấn công cánh phóng viên nhà báo ủng hộ ứng viên tổng thống Alassane Ouattara cho đến việc đe dọa những ủng hộ viên của Laurent Gbagbo. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã theo dõi tình hình và vẫn tiếp tục giám sát sau khi ứng viên Alassane Ouattara lên nắm nhiệm sở từ đầu tháng 4 năm nay.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ (là quốc gia mà Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã có một cuộc viếng thăm vào tháng 4 năm nay), vấn đề không chỉ nằm ở chỗ là những luật lệ hà khắc, đặc biệt là bộ luật chống khủng bố và an ninh quốc gia, mà còn có cả những thói quen làm bậy của các ông tòa, thẩm phán, do thiếu kiến thức về điều tra báo chí. Điển hình mới nhất là trường hợp nhốt tù Ahmet Sik và Nedim Sener, là hai phóng viên đã điều tra và tường thuật vụ Ergenekon và việc điều hành của lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp.
Ở khu vực tự trị người Kurd phía bắc Iran, các lực lượng an ninh của chính phủ lưỡng đảng cầm quyền đã mạnh tay đối với những người biểu tình mới đây và trong số đó phóng viên vẫn là những nạn nhân đầu tiên.
Ở Việt Nam, càng ngày càng có nhiều phóng viên, công dân mạng bị bắt giữ và truy tố. Nhà cầm quyền Việt Nam đang rập khuôn người anh cả Trung Cộng trong cách cai trị và đàn áp. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới tiếp tục giám sát tình hình tại Trung Quốc và Iran, là hai quốc gia đang đày đọa các phóng viên nhà báo.
Sự im lặng của cộng đồng quốc tế đối với nhiều quốc gia như Azerbaijan, Việt Nam, Eritrea và các chế độ độc tài Trung Á (đặc biệt là Turkmenistan và Uzbekistan) là một sự đồng lõa và là điều đáng trách. Chúng tôi thúc giục các chính thể dân chủ hãy chấm dứt việc giấu mình đằng sau bức bình phong quyền lợi kinh tế và chính trị.
(Lê Minh phỏng dịch)
6
1

Rate This

Ngân hàng mua vàng giá cao để giữ vốn


09/05/2011 08:41:49

Các ngân hàng đã chào mua vàng của người dân với giá cao hơn giá thị trường với điều kiện người dân tiếp tục gửi tiền đồng từ việc bán vàng vào ngân hàng.

Sau khi buộc phải ngưng cho vay vàng, những ngân hàng vốn có thế mạnh về vàng trước đây đang bắt đầu giảm dần việc huy động vàng và có ngân hàng đã ngưng hẳn hoạt động huy động vàng.

Các ngân hàng như Đông Á, ACB, Việt Á đã giảm lãi suất huy động vàng từ ngày 5/5 xuống chỉ còn từ 0,1% đến 1%/năm, trong khi Sacombank giảm lãi suất vàng xuống chỉ còn 0,01%/năm từ cuối tháng 4. Đặc biệt, Eximbank đã thông báo ngừng huy động vàng bắt đầu từ ngày 4/5 nhưng vẫn sẽ giữ hộ vàng cho người dân có nhu cầu mà không thu phí.

Khách hàng hiện hữu của VietABank có thể nhận được giá cao hơn giá niêm yết 0,4%, khách hàng mới có thể bán vàng cao hơn giá niêm yết 0,35%. (IE)

Để tránh cho người dân rút vàng ra khỏi ngân hàng nhanh chóng do lãi suất giảm mạnh cũng đồng nghĩa với nguồn vốn ngân hàng có chiều hướng giảm, các ngân hàng đã chào mua vàng của người dân với giá cao hơn giá thị trường với điều kiện người dân tiếp tục gửi tiền đồng từ việc bán vàng vào ngân hàng.

Eximbank thông báo khách hàng cá nhân đang gửi vàng tại ngân hàng này bao gồm khách hàng gửi vàng chưa đến hạn hoặc đã đến hạn, có nhu cầu bán vàng cho Eximbank để gửi tiền gửi, tiết kiệm bằng tiền đồng kỳ hạn 1, 2, 3 tháng sẽ được mua vàng với giá cao hơn 0,15% so với giá vàng mua vào mà Eximbank niêm yết tại thời điểm khách hàng bán vàng.

Ngân hàng Việt Á cũng đang triển khai chính sách ưu đãi mua vàng cao hơn giá niêm yết đến 0,4% cho khách hàng hiện hữu và cao hơn đến 0,35% cho khách hàng mới với điều kiện khách hàng gửi lại tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, Việt Á vẫn tiếp tục phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng vàng với lãi suất từ 0,5% đến 1%/năm.

Việc tiếp tục huy động vàng theo lý giải của các ngân hàng là nhằm giúp đảm bảo thanh khoản ngắn hạn cho các ngân hàng. Việc huy động vàng thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi vàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện đến 1/5/2012.

Thủy Triều (theo TBKTSG)

TIN LIÊN QUAN

Lo ngại tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc

(Dân trí) - Riêng Việt Nam hiện có khoảng gần 15.000 lao động sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc, trong đó, số đi theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài đã hết hạn ở lại hoặc trốn ra ngoài là 8.400 người.
Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn đang hoặc chuyển việc làm liên tục tại Hàn Quốc đang có xu hướng phát triển theo.
 
Thống kê từ Cục Phát triển nguồn nhân lực (Bộ Lao động Hàn Quốc) Cục cho biết, hiện nước này có khoảng 20% lao động nhập cư đang sống bất hợp pháp. Riêng Việt Nam hiện có khoảng gần 15.000 lao động sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc, trong đó, số đi theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS) hết hạn ở lại hoặc trốn ra ngoài là 8.400 người. Tình trạng xin chuyển xưởng của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đang đứng đầu danh sách 15 quốc gia phái cử, chiếm tỷ lệ 35% số lao động nước ngoài xin chuyển xưởng. Trong khí tỷ lệ của các nước khác như Thái Lan chỉ 8,0%; Philippines 10,1%; Indonesia là 11,7%...  

 


Xuất khẩu lao động Hàn Quốc là mong muốn của nhiều lao động Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia phân tích, dù theo quy định của Hàn Quốc, lao động nước ngoài có thể chuyển nơi làm việc tối đa là ba lần. Tuy nhiên việc liên tục chuyển nơi làm việc sẽ gây mất lòng tin và thiện cảm của chủ sử dụng lao động. Đồng thời cũng khiến người lao động không đủ điều kiện thể hiện năng lực nên họ có rất ít cơ hội gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc theo hợp đồng.

Đang lo ngại, theo nhận định của nhiều chuyên gia, tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp và tỷ lệ lao động chuyển xưởng tăng cao sẽ khiến hình ảnh lao động Việt Nam trong mắt chủ sử dụng lao động nước sở tại xấu đi, ảnh hưởng lớn đến chương trình đưa lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS ở Việt Nam.

Nguyên nhân lao động bỏ trốn được các chuyên gia trong lĩnh vực này nhìn nhận là do áp lực kinh tế. Theo thống kê của cơ quan chức năng Việt Nam,lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập bình quân từ 900 – 1.100 USD/người/tháng, hoặc cao hơn, cao hơn rất nhiều lần so với mức thu nhập trong nước. Với những tính toán khá hạn hẹp, nhiều lao động đã tìm bỏ qua những cam kết đã ký trước khi xuất khẩu lao động, tìm mọi cách để bỏ trốn khi gần hết hạn hợp đồng, hoặc chuyển đến những khu vực có thông tin mức lương cao hơn khi đang làm việc ổn định.

Trước tình trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm xây dựng đề án chống chuyển xưởng và chống bỏ trốn nhằm hạn chế tối đa tình trạng trên.

P. Thanh

Bình Dương: Phát hiện xác một trẻ sơ sinh trong thùng rác

Một phụ nữ nhặt ve chai đã phát hiện phía trên thùng rác cạnh Nghĩa trang phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương một bé trai sơ sinh nặng khoảng 3,5kg đã tử vong.
Sáng 6/5, nhiều người hiếu kỳ đã tập trung quanh thùng rác cạnh Nghĩa trang phường An Phú, thị xã Thuận An vì có một bé trai còn đỏ hỏn vừa bị vứt bỏ ở đây. Cháu bé đã tử vong.

Trước đó, một phụ nữ nhặt ve chai đã phát hiện một túi nylon màu đỏ ở phía trên thùng rác này. Chị mở coi thử và kinh hãi khi thấy bên trong là xác một bé trai sơ sinh nặng khoảng 3,5kg.

Ngay sau đó, người này đã đến cơ quan công an địa phương trình báo sự việc. Nhận được tin báo, Công an phường An Phú đã cử người đến ngay hiện trường.

Cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi và tiến hành chôn cất đứa bé ngay trong ngày.

Được biết, thùng rác trên nằm sát Nghĩa trang phường An Phú, gần đó có một khu nhà trọ công nhân.

Năm 2009, một phụ nữ nhặt ve chai cũng phát hiện thi thể một bé trai còn đỏ hỏn bị vứt bỏ trong thùng rác tại phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Trên thân thể và cuống rốn của cháu bé này vẫn còn nhiều vết máu mới.

Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã đến hiện trường khám nghiệm và đưa cháu bé đi an táng. Nhiều người dân trong vùng thấy xót xa đã mang một số quần áo trẻ em đến mặc cho đứa bé xấu số trước khi đưa bé đi an táng.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, cháu bé mới tử vong trước khi được phát hiện vài giờ đồng hồ.

Theo Thu Hằng
VietNamNet

Chờ đợi từ 3 giờ sáng để mua đơn dự thi Tiểu học Thực nghiệm !

(Dân trí) - Mặc dù nhà trường thông báo mở cửa từ trường từ 6h sáng nay và bắt đầu bán đơn từ 7h nhưng từ 3-4h sáng, đã có nhiều phụ huynh đứng đợi sẵn ở cổng lớn. Và sự cẩn thận đó không thừa khi chỉ sau nửa tiếng, khoảng 600 đơn đã được bán hết.

Theo thông báo dán tại cổng Trường tiểu học Thực nghiệm (Liễu Giai, Hà Nội), 6h sáng nay 7/5 sẽ mở cổng, 7h bắt đầu bán đơn và cuối thông báo đề nghị phụ huynh không nên đến quá sớm, chờ ở cổng trường gây ách tắc giao thông, mất an ninh trật tự chung. Tuy nhiên, từ 3-4h sáng, đã có đông đảo phụ huynh đứng chờ.

 

Đến 6h kém 15 phút sáng, đã có khoảng trên 400 phụ huynh, trong đó có nhiều cụ già, thanh niên đứng đợi. Mọi người đều tỏ ra khá lo lắng bởi việc GS Ngô Bảo Châu từng học tại trường sẽ khiến lượng phụ huynh quan tâm và mong muốn con được học tại trường hơn tăng đột biến.

 

Anh Nguyễn Thành Nam (Liễu Giai, Hà Nội) cho biết, anh nhận được lệnh của chị gái rủ thêm bạn đi xếp hàng mua đơn giúp do anh ở ngay gần trường. Mặc dù đã được chị gái dặn kỹ là phải đến trước 6h nếu không sẽ khó mua được đơn, nhưng 6h15, anh mới cùng bạn tới trường. Tưởng là vắng nhưng hóa ra phía trong sân trường đã kín phụ huynh trật tự xếp thành 4 hàng. Hoảng quá, anh vội gọi cho chị gái, bảo mang ngay giấy khai sinh tới kẻo không kịp. Và anh may mắn là người cầm lá đơn số trên 160.

  

Có lẽ rút kinh nghiệm các năm trước khâu tổ chức gây nhiều bức xúc cho phụ huynh, nên năm nay, các phụ huynh xếp hàng mua đơn tại Trường thực nghiệm cảm thấy rất thoải mái. Một trong những người đầu tiên vui mừng cầm lá đơn Vào lớp 1 của cháu mình là một bác thương binh. Bác cho biết, đã đến từ 6h kém 15 phút sáng và may mắn được mọi người ưu tiên mua không phải xếp hàng theo thứ tự. Một số phụ huynh khác mua đơn xong thì bày tỏ sự hoài nghi về thông tin năm ngoái khó mua đơn và vội gọi về cho bạn bè để thông báo rằng: "Mua đơn rất dễ, đến đi nhé".
 
Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại. Bởi chỉ sau đó chưa đầy 30 phút, đơn đã được bán hết. Trong khi năm học 2010-2011, đơn vẫn còn bán tới tận 11h trưa.

 

Một cụ ông đến lúc 7h30 nuối tiếc đứng ngoài cổng trường khóa chặt, nhìn vào trong phòng bán đơn bày tỏ: "Tôi bảo đi sớm nhưng con gái tôi cứ dặn 7h30 bố ra cũng được. Biết thế này tôi đi sớm hẳn lên".

 

Một phụ huynh khác ngỡ ngàng khi được các phụ huynh khác bảo quay về vì hết đơn: "Tôi tưởng 8h mới bắt đầu bán đơn" và hoài nghi: "Thông báo này (về giờ bán đơn) đã có lâu chưa?".

 

Mặc dù phía nhà trường thông báo hết đơn, khóa cổng, nhiều phụ huynh vẫn nán lại, cố chờ ban giám hiệu nhà trường tới. Chị Nguyễn Vân Hà (Tây Hồ, Hà Nội) đã không giấu được thất vọng và ra về lúc 10h vì "Nhà trường khẳng định là không còn đơn". Một số phụ huynh khác lúc này cũng vừa tới trường, nghe thông tin đó nhưng dường như không tin, vẫn phải vào tận trường để hỏi lại cho rõ rồi tần ngần và không giấu được nét lo âu khi quay ra.

 
Dưới đây là chùm ảnh PV Dân trí ghi nhận cảnh mua đơn dự thi tại Trường tiểu học Thực nghiệm:
 
 
Phía trong sân trường, 6h20 đã đông kín phụ huynh.

Biết mình chắc suất mua đơn, phụ huynh rôm rả bàn về kỳ đo nghiệm sắp tới.


Nhiều phụ huynh đến chậm hơn cũng đang hối hả gửi xe để mong kịp mua đơn...
 

...và thong thả cầm lá đơn đi ra.

những phụ huynh luyến tiếc vì đã xếp hàng mà vẫn hết đơn


Cổng trường đã khóa chặt, dù ở trong hay ngoài, mọi người chỉ biết hỏi nhau và... chờ đợi

Nhiều phụ huynh vẫn cố nán lại, hy vọng có một quyết định nào khác từ ban giám hiệu.
 

Một số phụ huynh khác thì hỏi thăm nhân viên của trường với hy vọng mong manh.
 

Bài và ảnh: Thu Phương