Sunday, January 23, 2011

# No+. Cu+'t - Pha.m The^' Vie^.t

" Thiên đường" do Hồ Chí Minh dựng nên: Nợ cứt _

Phạm Thế Việt

 

Sunday, 16 January 2011

 Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết.  Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.

Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.

Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.

Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông."

Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt./

# Securency Tra? Ho.c Phi' Cho Con O^ng Le^ Ddu+'c Thu'y

 

Securency trả học phí cho con ông Thúy?

Ông Lê Đức Thúy hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia.

Vụ điều tra cáo buộc Securency đưa hối lộ cho thấy hãng này dùng quỹ đen trả học phí cho con cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy.

Diễn biến được nói trong bài của báo Úc The Age của tác giả Nick McKenzie và Richard Baker đăng ngày 24/01/2011.

Securency, Công ty in tiền của Ngân hàng Trung Ương Australia, bị cáo buộc hối lộ thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam bằng việc trả cho con thống đốc tiền để theo học một trường đại học giành cho những người có tiền ở Anh.

Việc dàn xếp này là một trong nhiều ưu đãi tài chính béo bở mà Ngân hàng Trung Ương Australia bị cáo buộc chuyển cho quan chức Việt Nam để đổi lấy một hợp đồng theo đó Việt Nam in tiền đồng trên chất liệu giấy polymer của Securency.

Vụ hối lộ theo cáo buộc này đã giúp Securency thắng các hợp đồng in tiền lớn tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.

Đây kể như sẽ trở thành vụ đưa hối lộ cho nước ngoài đầu tiên bị truy tố tại Úc.

The Age

Vụ này xảy ra trước mũi của các thành viên hội đồng quản trị của Securency do Ngân hàng Trung Ương Australia bổ nhiệm, vốn để cho Securency tham gia vào những phi vụ hối lộ bằng hàng triệu đôla tiền hoa hồng.

Số tiền nhiều triệu đôla này được cất giữ tại tài khoản ở nước ngoài và họ thuê những người trung gian trả tiền cho các quan chức nước ngoài để giành hợp đồng.

Không ai trong số cựu giám đốc của Securency là người Úc bị qui kết trách nhiệm đối với việc hội đồng quản trị đã không ngăn chặn Securency trong việc đưa hối lộ như bị cáo buộc.

The Age nói các tiết lộ mới nhất sẽ làm tăng áp lực đối với Cảnh sát Liên bang Australia đi tới việc buộc tội ban giám đốc Securency đứng đằng sau hoạt động làm ăn với Việt Nam và kể như sẽ trở thành vụ hối lộ cho nước ngoài đầu tiên bị truy tố tại Úc.

Các nguồn pháp lý đã xác nhận với báo The Age rằng Securency dùng nguồn tiền của họ trả tiền học đại học cho một người con của ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007.

'Lập quỹ đen'

Ông Lương Ngọc Anh từng được ca ngợi như doanh nhân giỏi trên báo chí tại VN.

Ông Thúy, hiện vẫn là quan chức đầy quyền lực với cương vị Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã chọn Securency để ký nhiều hợp đồng trị giá hàng chục triệu đôla.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cơ quan do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành lập hồi đầu tháng Ba năm 2008, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia đối với các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm ông Lê Đức Thúy vào ghế này.

Trước khi trở thành thống đốc ngân hàng, ông Thúy là trợ lý của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đỗ Mười.

Các nguồn cho biết, hãng thông tấn AFP vào năm ngoái đã chất vấn một số chuyên viên cao cấp của Securency về việc thanh toán học phí đại học.

Người ta cho rằng Securency đã mở một quỹ đen dùng để thanh toán hàng chục ngàn đô la tiền học phí cho con của ông Thúy học tại Đại học Durham.

Quỹ đen này được lập ra trong đó có cả số tiền 15 triệu đôla ở dạng tiền hoa hồng để Securency trả cho người trung gian là ông Lương Ngọc Anh, để đổi lại lấy việc giúp cho Securency giành được hợp đồng.

The Age nói Securency đã trả tiền hoa hồng vào tài khoản ngân hàng dưới sự chỉ đạo của Bấm ông Lương Ngọc Anh - bao gồm một tài khoản ở Thụy Sĩ và một tài khoản nữa ở Hong Kong.

Securency đã trả tiền hoa hồng vào các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hong Kong dưới sự chỉ đạo của ông Lương Ngọc Anh

The Age

Securency đã trả một phần lớn trong số các khoản tiền hoa hồng cho chính ông Lương Ngọc Anh, người mà người ta tin là một quan chức Việt Nam.

Khi trả số tiền này cho người này, Securency không có đủ biện pháp phòng hộ về chống hối lộ hoặc không có bằng chứng là người nhận tiện đã làm những việc xứng đáng được hưởng khoản tiền được trả.

Các nguồn pháp lý xác nhận với báo The Age rằng AFP nghi ngờ số tiền hoa hồng này đã được chuyển cho các quan chức Việt Nam hoặc người thân của họ. Những nguồn này nói rằng một số nhân vật điều hành cấp cao của Securency tại nơi riêng tư đã bác bỏ việc dính líu trực tiếp vào vụ đưa hối lộ, bao gồm cả việc trả lệ phí đại học.

Luật chống hối lộ của Úc qui định việc làm lợi cho một quan chức nước ngoài để đạt được lợi thế kinh doanh là hành vi bất hợp pháp.

Một công ty có thể chịu trách nhiệm về tội hối lộ mà người môi giới của họ ở nước ngoài phạm phải. Hội đồng quản trị của Securency, phân nửa thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung Ương Australia, chấp thuận thanh toán hàng triệu tiền hoa hồng cho người đóng vai trò trung gian phía Việt Nam của công ty Securency.

Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Australia và Bộ Trưởng Tài chính Liên bang đã từ chối ra lệnh điều tra hội đồng quản trị Securency, hoặc chính Ngân hàng Trung Ương Australia, về chuyện không có biện pháp phòng vệ đủ để tránh tham gia vào việc đưa hối lộ, báo The Age cho biết.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110123_securency_new_development.shtml

# Hie^.p Tho^ng Vo+'i 6 Kito^ Hu+~u Co^`n Da^`u - LM Nguye^~n Va(n Ly'

Thư Hiệp thông với 6 Kitô hữu Cồn Dầu

mà 4/6 người sắp ra tòa phúc thẩm sáng ngày 26-1-2011 tại Đà Nẵng

của Linh mục Tù nhân lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý - Huế.

Kính gửi : 6 Kitô hữu Cồn Dầu, trong đó 4 Kitô hữu yêu cầu xử phúc thẩm.

1. Tađêô Lê Thanh Lâm,   2. Matthêu Nguyễn Hữu Liêm,

3. Têrêxa Nguyễn Thị Thế,      4. Giuse Trần Thanh Việt,

5. Phêrô Nguyễn Hữu Minh,   6. Maria Phan Thị Nhẫn.

Anh Chị Em thân mến,

Bản án sơ thẩm mà Anh Chị Em đã bị Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng truy bức với tội danh "gây rối trật tự" sáng ngày 27-10-2010 tuy không nặng về thời gian chịu nhục hình, nhưng hoàn toàn vô lý và bất công, vì thế trở nên quá nặng về tính chất.

Ai có lương tri và một chút suy nghĩ đều hiểu rõ tác nhân thật sự gây rối trật tự đầu tiên và liên tục chính là bạo quyền Cộng sản thành phố Đà Nẵng với các cơ cấu tổ chức đàn áp Dân lành là các Kitô hữu Giáo xứ Cồn Dầu mà Anh Chị Em chính là 6 nạn nhân đại diện tiêu biểu. Giáo xứ Cồn Dầu đang sinh sống bình yên, bỗng nhiên bị xua đuổi đi chỗ khác, với mức đền bù quá bất công trong tương lai mưu sinh hoàn toàn bất ổn. Người thân qua đời không được chôn táng nơi chính cha ông mình đã dày công tạo dựng, đồng đạo -kể cả trẻ em- bị khủng bố, đánh đập, tra tấn cực kỳ dã man không thể tả hết, quá uất bức cho đến chết. Một số lớn phải chạy trốn tị nạn ở Nước khác. Không Công dân nào được an lành sinh sống... Vậy ai là người thật sự gây rối trật tự đầu tiên và triền miên ?

Việc bạo quyền CSVN thật sự gây rối trật tự đầu tiên và triền miên như tại Cồn Dầu từ hơn 30 năm nay diễn ra tràn lan khắp nơi tại Việt Nam, như Lời Kêu Gọi số 10 của tôi ngày 01-01-2011 Kêu Gọi toàn Dân Việt Nam phải cấp bách cùng nhau Tiến Hành Giải Thể Chế Độ CS để Thiết Lập Chế Độ Đa Nguyên Đa Đảng Việt Nam Thăng Tiến Hòa Bình nhận định rất chính xác từng lời: "Suốt 80 năm qua, kể từ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Đông Dương, tức là Đảng CSVN, có mặt trên Quê hương chúng ta, thì hận thù, gian trá, áp bức, cướp đoạt, bất công, bạo lực, đấu tố, khủng bố, chiến tranh… triền miên xâu xé Tổ quốc và Đồng bào chúng ta, dưới đủ mọi hình thức, vừa thô bạo vừa tinh vi, khiến không một người Dân Việt nào được an tâm vui sống trọn vẹn, dù chỉ một ngày. Trãi nghiệm quá khổ đau chán ngấy này trong mỗi người chúng ta không nên kéo dài thêm ngày nào trên Dân tộc và trong tâm hồn con cháu thơ ngây vô tội của chúng ta nữa."

Dù lần phúc thẩm này, 4 Anh Chị Em sẽ có Luật sư Huỳnh Văn Đông biện hộ, nhưng sự thường bạo quyền CSVN vẫn tiếp tục áp đặt bất công oan nghiệt lên Anh Chị Em để biện minh, bịp lừa và bưng bít các việc làm sai trái đầy tội ác liên miên của họ. Tôi nghĩ Luật sư Huỳnh Văn Đông đã quá hiểu điều này, nhưng vẫn tận tâm can đảm nhận lời bênh vực Anh Chị Em, để nếu không thể giúp Anh Chị Em hoàn toàn trắng án như đúng bản chất vụ việc, thì cũng nhờ phiên tòa bất công sắp xảy ra, thêm một lần nữa các bất công và tội ác bạo quyền CSVN đã cố tình ngoan cố gây ra cho hàng triệu người Dân vô tội được phơi trần rõ hơn trước công luận Quốc Dân và công luận Quốc Tế. Qui luật bất biến muôn đời là càng bất công càng chóng lụi tàn. Không thể khác.

Vậy Anh Chị Em hãy tiếp tục tự hào rằng : Chính các bất công Anh Chị Em đã và sẽ gánh chịu đang góp phần : "Quyết tâm hiệp lực chấm dứt vĩnh viễn chế độ Cộng sản phi nhân, tàn bạo, gian manh để cùng giúp nhau thiết lập một Chế Độ Dân Chủ Hòa Bình Đạo Đức Nhân Ái cho Dân Tộc Việt Nam." (LKG số 10). Sự bất công Anh Chị Em gánh chịu đã và đang được công luận Quốc Dân và Quốc Tế đồng tình hiệp thông và đồng thanh phản đối những ai gây ra tang tóc cho cả Giáo xứ Cồn Dầu của Anh Chị Em. Tên gọi Cồn Dầu mãi mãi vẫn vang vọng trên toàn cầu như một bằng chứng cực kỳ gian ác của chế độ CSVN, khiến chế độ ấy phải vĩnh viễn biến mất.

Anh Chị Em hãy kiên vững hãnh diện luôn là những môn đệ chân truyền của Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô, lấy máu thịt của mình trên Thập giá vinh quang mà ươm mầm Công Lý và Hòa Bình cho Nhân Loại và Dân Tộc Việt Nam. Xin Anh Chị Em luôn cầu nguyện cho tôi được xứng đáng đứng chung với Anh Chị Em trước vành móng ngựa bất công và phi nhân này. @@@

Hiệp thông từ Nhà Hưu dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế, ngày CN 23-01-2011

Linh mục Tù nhân Lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý



Sài Gòn: Tự Làm Củ Kiệu Chua Ăn Tết Kỹ, Phải lo Vệ Sinh


(01/23/2011) (Xem: 379)
Sài Gòn: Tự Làm Củ Kiệu Chua Ăn Tết Kỹ, Phải lo Vệ Sinh

Củ kiệu phơi bụi thoải mái. (Photo VB)

SAIGON (VB) -- Gần đây, hẳn là do báo chí đưa tin liên tục về nạn trên thị trường đang có nhiều loại thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn bị nhiễm hóa chất độc hại nên về món củ kiệu ngâm chua phải có trong ba ngày Tết sắp đến, càng có nhiều bà nội trợ tính chuyện phải tự làm ở nhà. 
Nhiều người tuyên bố "ly khai" với những hủ kiệu đẹp mắt vẫn thường được bày ở những sạp hàng Tết, cho là củ kiệu làm sẵn này cứ trắng tinh và dòn là do ngâm dấm hóa học ,trước đó có cho vào hàn the, phèn chua hay thuốc tẩy trắng, thuốc chống thiu thối gì đó nên rất độc hại. Trong khi với kiệu làm ở nhà thì sau khi tỉa lặt sạch sẽ, kiệu được ngâm bằng nước tro cũi (hay muối hột), rồi ướp đường, phơi nắng và sau cùng là ngâm bằng dấm gạo. 
Dù mất công như thế hay nếu làm không được khéo thì củ kiệu làm ở nhà sẽ hơi đen, xấu mặt một chút nhưng hạp vệ sinh, an toàn cho sức khỏe hơn. Đặc biệt với các bà, các cô tằn tiện và khéo tay thì không vứt bỏ phần rễ củ kiệu mà sẽ tỉa chùm rễ cho gọn, sạch hơn để muối chung với giá, hẹ. 
Đây là món dưa chua ăn rất lạ miệng, không hề thấy bán trên thị trường thực phẩm Tết (vì không đẹp mắt?) nhưng đem cuốn với thịt kho nước dừa thì ngon hết ý. 
Nguyên liệu củ kiệu tươi thì đầy dẫy ngoài chợ và đã được bán rất sớm, giá cả cũng không mắc mỏ gì. Như vào mấy ngày 16 – 17/1, tức 14 – 15 tháng chạp ÂL, kiệu đổ đống bán với giá 20,000 – 22,000 đồng/ký, nếu mua loại đã được lặt sơ vỏ lụa, sạch đất và trắng củ hơn, cũng chỉ 24,000 – 25,000 đồng/kg.

Sài Gòn: Lạp Xưởng Không Tên, Với Nguyên Liệu Khả Nghi


(01/23/2011) (Xem: 439)
Sài Gòn: Lạp Xưởng Không Tên, Với Nguyên Liệu Khả Nghi 

SAIGON (VB) – Đáng ngại, đáng ngại... khi gặp lạp xưởng không nhãn hiệu. Và đầy khắp các chợ Sài Gòn.
Lâu nay, có uy tín trên thị trường lạp xưởng là các nhãn hiệu như Quảng Trân, Mỹ Trân, Trân Trân cùng được sản xuất ở miền Tây và Vissan, Ngọc Thành, Hoàng Phát… được sản xuất ở vùng Sài Gòn. Hay cũng được sản xuất ở Sài Gòn và bán rất chạy (nhờ giá hạ) nhưng không có nhãn mác là loại lạp xưởng trần trụi, đóng thành cây hàng 10 – 20 kg mà người trong nghề gọi là xưởng dây xanh, xưởng dây đỏ, xưởng lùn, xưởng lùn có hạt tiêu…
Tuy nhiên, từ nay nghe tên lạp xưởng Ngọc Linh (cơ sở sản xuất nằm trên đường Trịnh Đình Thảo, quận Tân Phú) thì dân buôn bán lạp xưởng phải lắc đầu, ớn lạnh. Nguyên trong một đợt  kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán hôm12-1, đoàn thanh tra Sở Y tế TP đã  phát hiện ở lò lạp xưởng Ngọc Linh có 2 bao chứa mỡ nguyên liệu nặng 70 kg đã bị biến chất, chuyển sang màu xanh, bốc mùi hôi thối. Mặt sàn khu sơ chế các nguyên liệu thì nhầy nhụa nước thải, người làm công không đeo khẩu trang (quy định phải có) khi ngồi lóc, chia mỡ, thịt nạc, cá… hay nhồi nguyên liệu tạo thành ống lạp xưởng dài (sẽ được cắt ra từng đoạn ngắn đem sấy).Các thau đựng nguyên liệu để ngổn ngang trên sàn nhà, không hề che đậy. 
Được mời tới hiện trường để làm rõ, các cán bộ thú y của quận đã  lập biên bản, ra quyết định buộc đưa 70kg mỡ biến chất về lò thiêu của nghĩa trang Bình Hưng Hòa để tiêu hủy ngay. 
Chưa hết, còn có một nguyên liệu khác rất đáng ngờ, đó là vỏ dùng làm bao ngoài của thân lạp xưởng mà đại diện cơ sở cho biết đó là loại ruột heo có xuất xứ từ Trung Quốc (?). Ruột heo gì mà thẳng tắp, đều đặn, trông rất giống được làm từ chất nylon. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được hóa đơn mua ruột heo nên đoàn thanh tra đã lấy một đoạn "ruột heo" này để về kiểm nghiệm xem có đúng là thật hay không. Lạp xưởng thành phẩm và các loại nguyên liệu khác cũng được lấy mẫu để về kiểm nghiệm. 
Đoàn thanh tra đã kết luận, tình trạng vệ sinh: từ cơ sở, dụng cụ chế biến, đến vệ sinh trong chế biến và bảo quản của lò lạp xưởng Ngọc Linh tất cả đều không đạt nên phải lập tức đình chỉ sản xuất.

Từ chuyện bắt Tổng Bí thư đi xe máy



"Tân Tổng Bí thư đi xe máy tới thăm thầy cũ" (1)- Một tít bài khiến ai cũng cảm động. Một vị Tổng Bí thư vừa nhậm chức ngày trước thì ngay ngày sau tự lái xe máy (giữa trời giá rét) về thăm thầy dạy cũ? Mới đọc tôi cũng nghĩ đây là chuyện thật. Có thể lắm chứ, vì tân Tổng Bí thư là cựu sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chính vì thế ngay buổi sáng khi nghe tin ông thành Tổng Bí thư, tôi đã vội mừng và viết ngay câu này: Hi vọng nhờ thế đảng sẽ nhân văn hơn!

Nhưng chỉ cần đọc xong vài câu đầu đã thấy ngay sự dối láo. Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng đi xe máy từ 10 năm trước, khi đó ông còn là Bí thư thành ủy Hà Nội lại được dựng thành "Tân Tổng Bí thư đi xe máy tới thăm thầy cũ". Tôi tin đọc được bài này, ông Trọng sẽ không vui mà ngược lại phải xấu hổ vì chuyện cách đây 2 nhiệm kỳ được báo chí tìm lôi dậy để gán cho ông ngay khi vừa nhậm chức Tổng Bí thư.

Đến việc dựng Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á

Tuyên truyền kiểu "tự đái vào mặt mình"?

Câu chuyện ngợi ca Thủ tướng trước đó còn lố bịch hơn. Hàng loạt báo chí trong nước chạy những hàng tít to tướng "Báo chí châu Âu đánh giá Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á". Thật ra, chả có tờ báo châu Âu nào đánh giá Thủ tướng Việt kinh hoàng thế. Một công ty dạng trách nhiệm hữu hạn của Đức đăng bản "thông tin báo chí" trên mục quảng cáo của một trang báo điện tử loại xoàng, diện bạn đọc (khách hàng) tự post bài. Mà nội dung bản "thông tin báo chí" trên cũng chỉ là trích đăng lại thông tin một vài trang báo trong nước bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật của năm.

Vậy mà từ bản tin cậy đăng quảng cáo này, một số báo lập tức "thổi" thành hiện tượng "Báo chí châu Âu đánh giá Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á". Không dừng lại đó, có báo còn tự sáng tạo ra là: "Nhật báo Firmenpress của CHLB Đức nhận định Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã rất thành công với các chính sách khôn ngoan, chiến lược và tầm nhìn xa trông rộng. Ông đã làm được nhiều việc mà các Thủ tướng khác ở các nước Châu Á không làm được… (còn nhiều đoạn nữa mà tôi không muốn trích thêm bởi càng đọc càng xấu hổ).

Tôi không tin là Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ lại chưa đọc chưa nghe chưa biết chuyện này. Nhưng vì sao tất cả đều im lặng? Khi dựng chuyện như thế, báo chí phương Tây họ sẽ nghĩ gì về báo chí Việt và Thủ tướng Việt?

Tuyên truyền thế là phản tuyên truyền. Báo chí, vô tình tạo một hiệu ứng ngược, họ đang bêu lãnh tụ của mình mà lại cứ tưởng thế là ngợi ca.
Im lặng nhường thế trận thông tin cho "địch"

Sau những sự cố bi hài đến lố bịch trong tuyên truyền, báo chí không những không thèm xin lỗi bạn đọc, mà cơ quan quản giáo (quản lý báo chí và tuyên giáo định hướng) cũng chọn phương cách im lặng. Nghe bảo tuần nào cũng giao ban định hướng với các Tổng Biên tập, không biết những chuyện như thế này có được đem ra nhắc nhở phê bình rút kinh nghiệm?

Về phía Tổng Bí thư và Thủ tướng, tôi không tin họ không biết chuyện này. Nhưng vì sao họ im lặng, vì sao Văn phòng Tổng Bí thư và Văn phòng Thủ tướng không yêu cầu báo chí đính chính. Hay họ xem những kiểu lối thông tin trên là chấp nhận được, không ảnh hưởng và chẳng có gì nguy hại đến uy danh nguyên thủ và quốc thể?

Còn nhớ 2 năm trước, khi nhiều trang mạng tung hàng loạt ảnh tư gia cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lên bêu riếu, tôi đã viết bài này: Nhà cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Viết xong, tôi điện khuyên Tổng Biên tập nên đăng để bảo vệ uy tín cho ông Phiêu, nếu cần thì nên điện "xin ý kiến bên tuyên giáo". Tiếc rằng bài viết sau đó chỉ có thể đăng trên blog. Tất cả hơn 700 tờ báo đều chọn cách im lặng, giả điếc giả câm mặc cho các trang mạng phản động bêu riếu vị cựu Tổng Bí thư khả kính của mình.

Những sự im lặng đó, tôi nhìn nhận còn nguy hại và… phản động hơn nhiều so với những kêu gào dân chủ và chỉ trích chính phủ của những "phần tử cấp tiến phản động". Trong những trường hợp này, im lặng là dại, là nhường thế trận thông tin cho "địch".

Một thực tế rất nực cười: Nhiều thông tin xảy ra trong nước nhưng người dân lại chỉ biết được, đọc nghe được qua đài báo nước ngoài. Hồi ông Võ Văn Kiệt chết, dân tình trong nước cũng chỉ biết tin qua đài báo ngoại quốc, phải một tuần sau báo chí trong nước mới được phép đưa tin.

Thời buổi mà ngồi Hà Nội hắt xì phát 1 phút sau ở New York người ta cũng tỏ, mọi chuyện vào google gõ phát là ra mà vẫn làm báo và quản báo như thế thì không chỉ dại mà là dốt, thậm chí là… phản động!

Trở lại câu chuyện "Tân Tổng Bí thư đi xe máy tới thăm thầy cũ" và "Báo chí châu Âu đánh giá Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á", thú thật đọc xong tôi rất xấu hổ. Làm báo thế chẳng khác chi tự… đái vào mặt mình. Còn phía các người được ngợi ca, Tổng Bí thư và Thủ tướng có cảm giác xấu hổ như tôi không nhỉ?

Nguồn: Blog Trương Duy Nhất


Mưu kế giải phóng mặt bằng


Giải phóng mặt bằng xây sân gôn đã gây nhiều bức xúc cho tầng lớp nghèo khó ở VN. Ảnh minh họa.

Hôm nọ có kẻ gặp mỗ, hỏi rằng dạo này thiên hạ chuyện giải phóng đền bù đất đai nóng hổi. Nhiều nơi dằng dai mãi chưa xong. Có ý gì hay xin chia sẻ.

Mỗ hỏi lại rằng, việc giải phóng liên quan đến hai bên, bên là dân, bên kia là triều đình. Vậy xin hỏi ngài xin ý kiến cho bên nào ?

Kẻ kia nói rằng:

- Tất là xin ý kiến cho triều đình, vừa có thù lao lớn, vừa lại không bị khép tôi xúi dục kích động.

Mỗ nói rằng :

- Chuyện này thì tùy trường hợp mà đối phó khác nhau. Duy có cách giải quyết của quan xứ Đà tên là Bá mà mỗ có lần chứng kiến quả là đặc sắc. Có lẽ anh hùng trong thiên hạ không ai mà mưu lược theo kịp, kẻ ấy dùng mưu kết hợp dùng võ nhuần nhuyễn, tuần tự khớp nhau từng bước mà thực hiện mưu đồ đoạt đất không ai bằng.

Kẻ kia một điều, hai điều nhất quyết xin nghe được câu chuyện, mỗ vào lúc mùa đông giá rét vợ bắt ở nhà trông con. Chẳng có việc gì tiêu khiển, sẵn có kẻ muốn nghe cũng làm tuần trà, nhấp giọng rồi kể.

Ở xứ Đà ở miệt phía Trung nước ta, giáp biển. Đất ây người Tề thích từ lâu , mấy trăm năm trước họ đã nhòm ngó đến nay vẫn còn cả khu phố cổ treo đèn lồng của họ, nhân lúc Tề Vệ thông thương hữu hảo, người tề họ đầu tư nhiêu tiền bạc để mua lại những khoảnh đẹp. Vừa là chỗ ăn chơi , vừa là nhòm ngó biển đảo nước Vệ. Do người Tề mua nhiều quá, nên đất đai xứ Đà ngày càng hẹp đi, quan coi xứ là Bá thấy nhu cầu người mua đất ngày càng cao, bèn nghĩ ra mưu đi chiếm đoạt những vùng đất ruộng lân cận ven đô để đổ nền, làm đường vuông vắn bán thành đất đô thị kiếm lời.

Ở ven con sông xứ Đà có một mảnh đất của đám người dân sống đã mấy trăm năm, họ sinh sống, cày cấy, thờ cúng bao đời trên mảnh đất ven sông đó gọi là Gò Dâu. Khi xưa nơi ấy là đầm lầy, rừng rậm tổ tiên họ di cư từ ngoài Bắc vào lập nghiệp, trải qua đời này đến đời khác mới tạo dựng được làng ấp, nhà thờ, nghĩa địa, ruông vườn. Bá viện lẽ này nọ, như phát triển đô thị khang trang mãi cũng chả ăn thua, giằng co giá cả đền bù mãi không xong, mọi việc trì trệ mà thời làm quan cũng có hạn. Bá lấy làm sốt ruột lắm, đêm ngày vắt tay lên trán nghĩ mưu sao cho tống khứ cái đám dân nghèo ây nhanh nhanh để bán đất hốt bạc.

Hôm ấy có kẻ tay chân vào báo, ở Gò Dâu có người sắp chết. Bá đang nghĩ vẫn vơ bỗng bật dậy vỗ đùi kêu

- Hay, trời giúp Bá ta rồi đây !

Đoạn Bá sai lính hầu cấp tốc xuống nghĩa trang xứ Gò Dầu cắm cái biển cấm chôn người chết, và sai quân mang vũ khí mai phục bốn mặt, một đám nữa đứng chặn cửa nghĩa trang. Cắt đặt xong xuôi vào đấy, Bá ung dung vuốt râu ngồi đợi. Kẻ thân hữu lấy làm lạ, mới mon men hỏi Bá định thế nào. Bá nói

- Kẻ kia chết tất phải đem chôn, chôn chỗ ta cấm, thế nào cũng phát ức mà sinh sự với quan quân. Bấy giờ ta cho quân mai phục xông vào bắt vì tội chống triều đình. Từ khép tội chống  người thi hành công vụ ta mới có cớ cho quân xuống đàn áp xứ đó, nhân thể mà buộc luôn tội không chấp nhận đền bù giải tỏa là ý đồ chống đối.

Quả là Bá liệu việc như thần, đám tang kia không được chôn cất, bị quan quân chặn lại vin vào cái biển cấm mới cắm. Cãi lộn, xô đẩy um xùm, thế là quan vòng ngoài xông tới gô cổ cả lũ vì tội chống lại người thi hành công vụ, bắt mấy chục người nhốt vào ngục.  Ở trong ngục quan vừa dọa bỏ tù tội chống người chức trách vừa ngọt nhạt việc  đền bù. Bên ngoài quan quân tỏa đi từng nhà uy hiếp nào là tội to lắm, chống lại nhà chức tránh tù mọt gông. Đám dân chỉ nghĩ đến thoát khỏi vòng xiềng xích, đòn vọt là may, hơi đâu mà nghĩ chuyện đất đai thế nào. Nhất là cảnh tù đày đói khát, đánh đập thậm tệ, có kẻ đương trai tráng khỏe mạnh bị đánh chết mang xác về nhà, quan bảo là đột tử. Không ai dám ho he, hãi đến mức mà quan bảo gì nghe hết, nhận hết để được yên thân mà về. Cảnh như thế phải vậy chứ đâu nghĩ được gì hơn. Tinh thần đến năm sau nghe tiếng ngựa công sai đi ngoài đường tim còn đập loạn xạ, ăn không ngon, ngủ không yên. Khiếp quá thành nhược.

Cái tài của Bá là nhanh chóng nắm cơ hội, tạo ra sự kiện,biết kết hợp dùng mưu lược, võ lực nhịp nhàng. Giả dụ nếu không có ai chết, người ta cứ ì ra không chấp nhận mức giá bèo bọt mà Bá đưa ra. Thì việc giải phóng mặt bằng của Bá còn lâu mới đạt được, chả lẽ vì thỏa thuận không được mà xua quân vào ép bức thì lý nào biện minh cho thiên hạ lọt tai.

Mỗ kể xong, kẻ kia ngẫn người ra ngẫm một lúc, rồi bật thốt.

- Kế này thật là tuyệt diệu, chả trách ngày xưa giặc phương Bắc tràn sang nước ta, cứ mỗi lần xâm chiếm chúng thường lợi dụng một cơ hội nào đó để lấy làm lý do để mị dân. Có lẽ Bá do mua bán với người Tề lâu nay mà học được diệu kế này chăng.?

Mỗ nghe xong, chỉ cười mà nhủ thầm.

- Ở nước Vệ này, có quan nào mà không học mánh khóe của nước Tề đâu.

Nguồn: Blog Nguoibuongio


TẾT VỀ NHỚ ƠN “BÁC” HỒ – TỤT QUẦN TA ỈA, HÁT ĐỜI ẤM NO!


Nói gì thì nói, ai cũng phải công nhân ông Hồ Chí Minh là một nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử nước ta, kể cả dư luận ngoại quốc.

Những kẻ cùng phe và bọn thuộc hạ thì ca tụng "Bác" Hồ hết biết. Nhưng những người oán hận ông Hồ Chí Minh và những việc làm gian ác mà ông ta và Đảng Việt Cộng của ông ta thì cũng bằng mọi cách chửi bới ông ta bằng thi ca hò vè rất là độc đáo.

Năm 1992, khi phát động "Phong Trào QuốcDân Xoá Bỏ Huyền Thoại Hồ Chí Minh" tức "Phong Trào No Hồ", chúng tôi có phát động cuộc thi bằng hình thức thi ca hò vè và nhận được rất nhiều bài dự thi rất là xuất sắc từ khắp nơi tại hải ngoại. Rất tiếc vì khả năng có hạn nên chúng tôi đã không thể hoàn tất và công bố kết quả cuộc thi. Và rất tiếc, các sáng tác gửi về đã bị thất lạc.

Nay, chúng tôi viết bài viết này, xin gửi đến các vị đã có gửi bài dự thi trong cuộc thi do "Phong Trào No Hồ" phát động vào năm 1992. Xin quý vị coi đây như một lời tạ lỗi vì chúng tôi đã không làm tròn nhiệm vụ mà mình đã đề xướng.

*  

"Tết về nhớ ơn "Bác" Hồ

Tụt quần ta ỉa, hát đời ấm no!"

Đây là hai câu thơ của cụ VIP KK chớ không phải của Lão Móc. Xin mượn hai câu thơ rất hiện thực của cựu luật sư Nguyễn Văn Chức để mở đầu bài viết này.

-THƠ VĂN CỦA PHE COI "BÁC HỒ LÀ VỊ CHA CHUNG":

Sau đây là thi ca hò vè của quân dân miền Bắc đối với "Bác" Hồ:

"Mỗi khi cháu bắn quân thù

Thì cháu lại nhớ Bác Hồ muôn năm.

Mỗi khi lòng cháu hờn căm

Thì cháu lại nhớ lời răn Bác Hồ.

Đại hạn nhớ ơn trận mưa,

Đêm tối mịt mờ, nhớ ngọn đèn soi.

*

Trên trời có ông sao Rua

Việt Nam ta có cụ Hồ, em ơi!

Ánh sao Rua sáng ngời một góc,

Gương Cụ Hồ tỏ khắp năm châu.

*

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Nước Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ.

*

Ngọn Tây Phong Lĩnh Bác trèo,

Để giờ có núi, có đèo con qua.

Trường Sơn mây phủ mưa sa,

Chân chồn càng nhớ bước Cha mở đường.

*

Chúng con ở bốn phương trời,

Quay về hướng Cụ muôn lời chúc mong.

Dài lâu như núi, như sông,

Cụ Hồ sống mãi trong lòng chúng con.

*

Cụ Hồ ở giữa lòng dân,

Tuy xa xa lắm, nhưng gần gần ghê.

Mỗi khi thư Cụ gửi về,

Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng.

Ai ngoài muôn dặm trùng dương,

Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.                         

Mong ngày độc lập Cụ vô

Thỏa lòng ao ước ước mơ đêm ngày.

*

Cụ Hồ là vị cha chung,

Là saoBắc đẩu, là vừng thái dương.

Chúng con đi giữa đêm trường,

Như Cha dìu dắt, dẫn đường chúng con.

Ơn cha như nước, như non,

Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn"…

Xin thưa ba cái loại thi ca hò vè loại ca tụng "Bác" Hồ lên tới tận mây xanh như thế này còn nhiều. Nhiều lắm vì "Bác" có cả một Đảng và Nhà Nước VC có nhiệm vụ ca tụng "Bác". Đó là chưa kể đến một lô, một lốc những bài thơ ca tụng "Bác" Hồ của Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Viễn Phương vân… vân…

Lão Móc tin rằng sẽ có rất nhiều người ngạc nhiên khi biết xuất xứ từ quyển "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" do nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan biên soạn.

-THƠ VĂN CỦA PHE COI "BÁC" LÀ KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG:

Nền văn hóa nông thôn của Việt Nam ta có bài "chửi" rất nổi tiếng là bài "Chửi Mất Gà." Bài chửi có ca, có kệ, lên bổng, xuống trầm, kể lể có dây, có nhợ lòng thòng như chuyện dài "nhân dân tự vệ" thời Việt Nam Cộng Hoà:

Hãy nghe mụ đàn bà nhà quê giọng chua như dấm hoá học tốc váy, quai cồng ra mà chửi như sau:

"Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Cao tằng tổ tỉ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chổng tai lên nghe cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe bà chửi đây này…"

Đúng là một bài chửi hết ý, phải không?

Đây là những câu chửi của thời xa xưa khi dân ta còn bị bọn Phú lãng sa đô hộ. Thời các vị "tư bản đỏ" cai trị đất nước thì lối chửi của người dân trở nên "văn minh" hơn nhiều. Nhất là với loại thi ca hò vè "ca tụng" "Bác" Hồ!

Vào năm 1987, khi Tổng bí Nguyễn Văn Linh "chưa chuyển sang từ trần", Ngài bày trò "Cởi Mở", "Cởi Trói" và đổi mới theo lệnh của Liên Sô. Ngài Tổng bí và Bộ Chính trị vào Nam "thăm dân cho biết sự tình" đã bất ngờ thấy rõ lòng thù hận, căm hận của dân chúng đối với chế độ qua những hình ảnh, dấu hiệu, ca dao bình dân.

Từ câu ca dao nói về thuốc lào:

"Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên"

Người dân miền Nam đã cải biên thành:

"Nhớ ai như nhớ bác Hồ

Vừa chôn bác xuống lại muốn cuốc mồ bác lên"

Hoặc những câu thơ nói lái rất tài tình:

"Lấy ảnh cụ Hồ lộng kiếng treo 

Đá đeo liệng cống chốn chuồng heo

Chính mi nằm đó loài muôn cẩu

Đừng để chúng ông giận đá bèo"

Và nhiều câu đối chửi rất tục tĩu chẳng hạn như:

"Chiều ba mươi lấy ảnh bác lộng kiếng

Sáng mồng một tuột giày em đôn lò"

Theo nhà văn Nguyễn Việt Nữ viết trong tập tiểu luận"Dương Thu Hương Và Con Hùm Ngủ" thì: "Sau ngày cái mộng "Nước Việt Nam là một" của "Bác" thành sự thật, người dân miền Bắc thấy đời sống tự do sung túc vượt bực của dân miền Nam, chính các đảng viên đi tập kết đã tỉnh ngộ. Họ kể rằng ngay thời mà nhà thơ Nguyễn Bính diễn tả trong hai câu lục bát:

"Chín năm đốt đuốc soi rừng

Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân!"

ở ngoài Bắc người dân cũng đã ta thán và thóa mạ "Bác" Hồ, tuy kín đáo nhưng không kém phần… nẩy lửa. Như vào năm 1949, 1950 phong trào Việt Minh nổi dậy chống Tây. Họ cấm dân xài hàng hoá ngoại quốc. Nhưng thời nào cũng vậy, những con buôn thường bất chấp lệnh cấm, họ luồn lõi làm việc giao thương giữa hai vùng: dân vùng Việt Minh kiểm soát cần đá lửa và vải kaki để mặc cho chắc, mà đây là hàng ngoại hóa nên con buôn phải giấu đá lửa trong khăn vấn đầu và độn vải vào bụng làm như có chửa để dễ qua mặt các trạm kiểm soát. Bán xong thì nhận tiền cụ Hồ đi ra "thành" (ngoài Bắc gọi là vùng tề) thì lại phải giấu tiền trong khố, hay trong xì-líp (lúc ấy dân ta chưa biết xài loại này), nên dân gian có câu:

"Đầu đội đá lửa

Bụng chửa kaki

Đít đẻ cụ Hồ".

Chính phủ Hồ Chí Minh cấm mua vải kaki để trong nước xài hàng nội hoá, mà vải dệt đơn sơ mau rách, mà lại hạn chế, nên người dân than:

"Một năm hai thước vải thô

Làm sao che kín cụ Hồ em ơi!"

Ngay thời kháng chiến, dân ta đã chơi bạo bằng cách để "cụ Hồ" ở chỗ dơ bẩn nhất, và dùng tên của "cụ Hồ" để tượng trưng cho cái của quý của cả hai phái nam, nữ, mặc dù chính sách của Đảng buộc mỗi nhà dân phải có bàn thờ cụ Hồ. Nhiều người phải làm vì sợ công an cho đi tù, nhưng đa số lòng dân thì oán ghét.

Thời nào cũng vậy, hai chữ "công an" của chế độ Hồ Chí Minh luôn luôn gợi lên hình ảnh bạo ngược, chà đạp nhân phẩm con người; trong khi tuyên truyền thì lúc nào cũng đẹp đẽ: từ dân, bởi dân, vì dân  v.v…

Nhưng cái cách hành xử thì khiến người dân phải ta thán và thù hận:

"Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Trong ba thằng ấy phải đâm thằng nào?"

Và tự người dân trả lời:

"Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Ở xa thì bắn, ở gần thì đâm

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Trong ba thằng ấy thằng nào cũng đâm!"

Nếu cái tên "công an khu vực" của thời sau 1975 ở miền Nam cho một "ấn tượng" như thế nào thì thời kháng chiến gần nửa thế kỷ trước, vai trò công an của "Bác Hồ" cũng y chang như vậy:

"Rủ nhau đi chợ Cống Chiền

Mua được cái váy toàn tiền Đông Dương

Trở về đến phố Chợ Chuơng

Công an lột mất cởi truồng tô hô

Rủ nhau kéo đến cụ Hồ

Làm sao đến nỗi tô hô thế này?"

Người bình dân Việt Nam nào cũng biết trách nhiệm chính là của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhất là sau Cải Cách Ruộng Đất, miền Bắc có những câu đố mà những chữ cuối cùng của mỗi câu ghép lại thành câu chửi "Tiên Sư Cha Bác Hồ" như sau:

"Trên đời đạo cốt là ai? Tiên

A di đà Phật! chùa này ai tu? 

Nhà thờ ai giảng đạo ngay? Cha

Nước ta lãnh đạo ai tài vô song? Bác Hồ.

Thơ ca tụng "Bác Hồ đẹp giai" của "bà nhà văn già không nên nết" Nguyễn Thị Hoàng Bắc còn nhiều.

*

"Tết về nhớ ơn "Bác" Hồ

Tụt quần ta ỉa, hát đời ấm no!

Cũng xin mượn lại hai câu thơ của cụ VIP KK để kết luận bài viết khen, chê "Bác" Hồ  này.

Xin quý độc giả biết các bài thi ca hò vè khen cũng như chê "Bác" Hồ xin góp ý cho vui vẻ đời tỵ nạn trong ba ngày Tết!

LÃO MÓC