Wednesday, December 8, 2010

TP HCM bị lún đất vì khai thác nước ngầm tràn lan


Thứ năm, 9/12/2010, 08:56 GMT+7


Tình hình khai thác nước ngầm quá mức cho phép ở TP HCM để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến tình trạng lún sụt mặt đất.

Theo đó, hiện toàn thành phố có hơn 200.000 giếng khoan với tổng công suất trên 1triệu m3/ngày đêm (gấp 5 lần so với quy hoạch Thủ tướng đã phê duyệt). Điều này đã dẫn tới hậu quả mực nước ngầm hàng năm đã bị hạ thấp và là một trong những nguyên nhân gây lún sụt bề mặt đất tại nhiều nơi như: quận 6 (từ 5 đến 20cm), quận Bình Tân (14cm), thị trấn An Lạc, quận Bình Chánh (12 cm). Tình trạng này cũng đang xuất hiện thêm nhiều nơi khác.

Khai thác nước ngầm quá mức sẽ gây sụt lún thành phố. Ảnh: An Hội
Khai thác nước ngầm quá mức sẽ gây sụt lún thành phố. Ảnh: An Hội.

Theo các cơ quan chức năng, tiến trình hóa đô thị tăng nhanh, nhu cầu nước sinh hoạt gia tăng kéo theo việc khai thác nước ngầm ngày càng nhiều. Trong khi đó công tác quy hoạch quản lý, cấp phép khai thác sử dụng nước ngầm còn hạn chế, bất cập, lỏng lẻo, các quy định hiện hành về quy chế không phù hợp….

Trước tình hình đó, Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài vừa chỉ đạo các sở ban ngành liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Quy hoạch Kiến trúc... cần có những biện pháp quản lý, cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Vị Phó Chủ tịch thường trực cũng nhận định, để quản lý chặt tài nguyên nước ở một đô thị lớn thì cần có sự đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu khoa học để có cơ sở theo dõi quản lý và dự báo tình hình, tập trung đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc nước dưới đất, quan trắc lún mặt đất. Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường tổng kiểm tra, xử lý triệt để các hành vi, vi phạm trong lĩnh vực khai thác, sử dụng nước ngầm. Đối với những khu vực cấm khai thác thì phải cương quyết buộc ngừng, không gia hạn hoặc cấp phép mới.

Hội A
n


Công an quận 6 xin lỗi người bị bắt oan

Thứ Năm, 09/12/2010, 07:07 (GMT+7)


TT - Chiều 8-12, ban chỉ huy Công an Q.6 (TP.HCM) đã cử người đến nhà ông Võ Văn Hùng (ấp 3, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) để xin lỗi về việc ông bị công an bắt nhầm.

Thượng tá Ngô Văn Thêm xin lỗi ông Võ Văn Hùng - Ảnh: HÀ MI

Trước ông Võ Văn Hùng và gần 100 người dân ở xã Xuân Tâm, thượng tá Ngô Văn Thêm - phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an Q.6 - nói: "Thay mặt ban chỉ huy công an quận, chúng tôi thành thật xin lỗi anh Hùng và gia đình cùng bà con cô bác về việc bắt nhầm anh Hùng. Đây là một sai sót đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến đời sống của anh Hùng và gia đình".

Theo ông Thêm, trong hồ sơ của Công an Q.6, từ mười năm trước có một vụ việc lừa đảo và bên bị hại khai người lừa đảo xưng tên Võ Văn Hùng, sau đó Công an xã Xuân Tâm cũng xác nhận ở ấp 3 có ông Võ Văn Hùng nên công an quận đã ra lệnh truy nã và dẫn đến việc bắt nhầm ông Hùng vào ngày 12-11. "Điều tra viên làm án và người ký lệnh bắt cũng đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Hiện tôi là phó thủ trưởng cơ quan điều tra tham gia giải quyết vụ việc này nên tôi phải nhận trách nhiệm trước anh Hùng và bà con" - ông Thêm nói.

Về lý do tạm giữ ông Hùng nhiều ngày, ông Thêm giải thích: "Khi đưa anh Hùng về cũng là ngày cuối tuần nên công an quận phải câu lưu tại cơ quan điều tra để chờ lục lại hồ sơ vì đã nộp lưu". Trước phản ảnh của ông Hùng về cách ăn nói, cư xử thô lỗ của một số người trong công an quận, thượng tá Thêm nói: "Có những người không có trách nhiệm lại có những thái độ không tốt. Tôi xin nhận lỗi với anh Võ Văn Hùng và hứa sẽ kiểm tra, chấn chỉnh".

Theo phó chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Xuân Tâm Phan Thanh Bình: "Anh Hùng là một công dân nghèo, sống lương thiện, ai cũng biết. Chuyện bắt người nhầm lẫn và Công an Q.6 đã sửa sai bằng cách về đây xin lỗi là đáng ghi nhận".

HÀ MI

 ------------------------------------

* Tin bài liên quan:

>> Bị bắt oan vì trùng họ tên
>> Công an quận 6 chỉ gửi thông báo xin lỗi
>> Đề nghị Công an quận 6 công khai xin lỗi dân


Côn đồ đấu giá đất


 
09/12/2010 0:47 
Người dân bất bình diễn tả cảnh hù dọa của đám côn đồ 

Hiện nay, gần như tất cả các cuộc đấu giá đất tại Quảng Bình đều có bàn tay thao túng của đám "cò mồi" khiến không chỉ người dân chịu thiệt mà Nhà nước cũng thất thu. Số người này ngày càng manh động, tìm đủ cách để chiếm đoạt, kể cả việc thuê côn đồ trấn áp.

Phiên đấu kiểu... xã hội đen

Điển hình là vụ việc vừa xảy ra tại xã Quảng Trung, H.Quảng Trạch. Theo phản ánh của nhiều người với Thanh Niên, hàng chục kẻ "bịt mặt" với đầy đủ "hàng nóng" đã đe dọa, ngăn chặn người dân tham gia đấu giá đất gây rúng động và gieo nỗi sợ hãi khắp ngõ xóm.

Côn đồ điều hành?

Sau hơn 2 tuần nhưng ông H.D (71 tuổi, ở thôn Thượng Thôn) vẫn còn lo sợ đám côn đồ đến quấy rối nên luôn đóng chặt cửa nhà.

Ông H.D kể với chúng tôi: "Con dâu tôi lấy 10 phiếu nhưng chỉ mong đấu được một đám đất để ở thôi. Biết thông tin, các ngày trước khi đấu, bọn chúng gọi điện thoại tới và sau đó 15 đứa hùng hổ đến tận nhà tôi hăm dọa, buộc phải rút nếu không tính mạng không đảm bảo. Nhưng con tôi quyết tâm phải đấu cho bằng được. Vì vậy sáng 25.11, tôi cùng con xuống trụ sở xã tham gia đấu giá. Biết chắc chắn có chuyện không lành, tôi phải đội mũ bảo hiểm và cầm cây dù dài. Xuống đó, tôi thấy cả trăm người đông nghịt, trong đó nhiều người lạ mặt, dáng dấp bặm trợn".

Ông D. bức xúc kể tiếp: "Quang cảnh khi đó quá hỗn loạn. Đến khi vào đấu, tôi dặn con rằng nếu thất thế hãy lên bàn mấy cán bộ mà ngồi. Hội trường có một cửa vào một cửa ra thì bọn chúng đứng trấn giữ hết. Bọn chúng có đầy côn, dao, kim tiêm, que nhọn; ai mà chen vào cửa để vào đấu giá lập tức chúng lấy que chọc sau người và ôm vật ra liền. Có nhiều người mua phiếu mà không đấu được, như một số thầy cô giáo ở trường Quảng Tân, Quảng Trung. Khi con trai tôi đến thì có 4 thằng xông tới, 1 thằng giơ nắm tay đấm liền bị con tôi bấm vào huyệt tay giữ lại nên không làm gì được. Lúc đó có cả lãnh đạo xã".

Chính quyền ở đâu? 

Các cán bộ hưu trí trong địa phương hiện rất bức xúc và đã nhất trí cử ông H.D đi gặp lãnh đạo Đảng ủy. "Lực lượng dân quân, công an xã, công an huyện đầy đủ mà để cho nó vào tận trụ sở như thế thì còn gì là chính quyền nữa?" - ông D. bức xúc.

Ông Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch UBND xã Quảng Trung, thành viên Hội đồng đấu giá xác nhận: "Trong tổng số 10 lô đất ở trung tâm nằm dọc đường chính thì ông Nguyễn Văn Dinh trúng 7 lô. Và khi đấu có một số người lạ mặt, tóc xanh tóc vàng đến; người vô đấu có xô đẩy nhau. Sau đó hỏi ra thì nghe nói có một số người trấn áp và hăm dọa người đi đấu nên họ không dám vào".

Ngày 26.11, tiếp tục phiên đấu giá thứ 2. Tình hình lắng dịu hơn bởi người dân đã quá sợ bọn côn đồ. Ngược lại, bọn côn đồ cũng thấy bị trấn áp hiệu nghiệm nên bớt hung hãn hơn. Một mặt, lực lượng công an đã tăng cường quân số.

Trong ngày đấu giá này, một người đã dũng cảm dùng máy quay lại toàn bộ quang cảnh và chuyển cho PV Thanh Niên đoạn phim này, cho thấy có rất nhiều thanh niên bịt mặt bằng khẩu trang vằn vện, có cái dán hình sọ người và đội mũ cối, mũ lưỡi trai đi lại thành từng hàng rào; trong khi nhiều nhóm khác từ 3 - 5 người với bộ dạng tương tự đứng ngồi tụm lại với nhau, ánh mắt láo liên, thỉnh thoảng có một người rút điện thoại nghe rồi lẩn đi chỗ khác truyền đạt thông tin gì đó.

Một số khi thấy ống kính máy quay đã giơ tay làm động tác này nọ thể hiện sự thách thức. Đoạn video cũng ghi được hình ảnh ông Nguyễn Văn Dinh đội mũ cối trên tay cầm xấp giấy, khi vừa bước từ trong hội trường ra thì đám thanh niên đội mũ cối, bịt mặt, đeo kính đen liền xúm đến. Ông Dinh nói gì đó rồi đi ra chỗ khác tiếp tục gặp và trao đổi với các đám "người nhà".

Đánh dằn mặt

Theo phản ánh, đám thanh niên trên đến từ nhiều nơi khác nhau và đã tụ tập về Quảng Trung trước đó mấy ngày, chúng được xe ô tô chở đến, số khác đi xe máy. Ngày nào cũng tổ chức ăn nhậu và chạy xe phô trương lực lượng khắp đường làng ngõ xóm. Đặc biệt chúng đến những nhà có ý định tham gia đấu đất ở khu vực hồ trung tâm đe dọa, dằn mặt, thậm chí đánh trọng thương.

Tiếp xúc với PV, anh P.V.B (thôn Thượng Thôn) chỉ những chỗ còn thâm trên mặt, vết sẹo trên đầu và 1 cái răng cửa bị bể và cho biết: "Sáng 20.11, tôi cùng với ông chú và anh trai tên D., uống cà phê ở quán ông Ngoan, sau đó ông chú về trước. Ông Dinh đi cùng với tốp 6 - 7 người ở thôn Biểu Lệ, hình như cũng hẹn trước rồi. Tốp đó uống bàn đầu kia còn ông Dinh tới uống cùng mấy đứa tụi tôi. Đang uống thì tự nhiên một tên đến hỏi tôi "mày thích gì" rồi nhảy vào đấm vô mặt, tôi choáng luôn. Rồi chúng lao vào đánh túi bụi, ban đầu tôi đỡ lại nhưng có một tên khác ném chai bia còn nguyên vào đầu khiến chai bia bể tung, đầu tôi chảy máu; chúng tiếp tục dùng chai bia quất vào miệng mẻ mất cái răng, mặt mày tôi sưng vù. May nhờ một số người vào can và đưa tôi đi trạm xá".

Nguyên nhân, theo anh B.: "Anh trai tôi có mua 2 phiếu đấu giá đất, sáng đó anh ấy cùng đi uống cà phê. Chắc là chúng dằn mặt, cũng có thể chúng đập nhầm vì hai anh em rất giống nhau. Việc xảy ra thế nên anh ấy chẳng dám đi đấu nữa".

Rất nhiều thanh niên bịt mặt như thế này xuất hiện tại cuộc đấu đất ngày 26.11

Ông Nguyễn Văn Dinh (bìa trái) đang trao đổi với những người lạ mặt

Các đối tượng "nghi vấn" đang truyền thông tin (ảnh chụp lại từ video)

VPMT 


Báo động chất lượng công trình xây dựng


 
09/12/2010 1:04 
"Hố tử thần" là nỗi ám ảnh với người lưu thông tại TP.HCM    Ảnh: D.Đ.Minh - P.T 

Đường lún, hầm nứt, nhà sập và đỉnh điểm là hàng loạt "hố tử thần" rình rập người đi đường đã gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng công trình xây dựng tại TP.HCM.

Phần lớn đại biểu tham dự hội thảo Chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn hội nhập do Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức hôm qua 8.12 đều thừa nhận, nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu vẫn do năng lực hạn chế của nhà thầu và thái độ dễ dãi của chủ đầu tư.

Nhìn đâu cũng thấy sự cố

Kiểm tra cống trước khi nghiệm thu 

Thạc sĩ Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước, cho biết, hiện TP có hơn 1.500 km cống thoát nước được xây từ thời Pháp và phần lớn đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Theo ông Long, để hạn chế tình trạng sụt lún tạo "hố tử thần", có thể sử dụng thiết bị CCTV (Closed Conduit Television) khảo sát lòng cống. Các cống mới cũng cần ứng dụng công nghệ CCTV trong nghiệm thu.

Ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết, thời gian qua đã xảy ra một số sự cố lớn về chất lượng công trình, như vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ, nứt các đốt hầm dìm Thủ Thiêm… Ngoài ra, nhiều công trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm khuyết về chất lượng như các dự án nhà ở tái định cư; tình trạng sụt trượt, lún nền trên một số quốc lộ, đường cao tốc…

Đáng lo ngại, theo ông Hùng, chỉ trong vài tháng cuối năm nay, TP.HCM liên tục xảy ra hàng chục vụ sụt lún nền đường gây tai nạn cho người lưu thông, mà dư luận đã phải gọi bằng cụm từ "hố tử thần".

Một trong những công trình vừa thông xe đã bộc lộ khiếm khuyết là đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương lún chỉ sau 2 tháng thông xe và mới đây còn xuất hiện hàng loạt ổ gà gây nguy hiểm cho xe cộ. Theo BQL dự án Mỹ Thuận - chủ đầu tư, quan trắc cho thấy đường cao tốc vẫn đang tiếp tục lún. Ông Phan Phùng Sanh, Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM, cho rằng, nguyên nhân là do công tác khảo sát và xử lý nền đất yếu vẫn chưa được đánh giá đúng mức.

Theo ông Sanh, tình trạng ép tiến độ để thông xe ngày đẹp (Báo Thanh Niên đã có bài phản ánh), đúng dịp lễ lạt cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.

"Rút kinh nghiệm" là xong?

Ổ gà trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Ảnh: P.T

6 nguyên nhân gây ra "hố tử thần"

- Các công trình cấp, thoát nước, điện lực xuống cấp, rò rỉ. 

- Việc thi công các dự án thoát nước không đảm bảo chất lượng. 

- Công tác phối hợp xử lý công trình hạ tầng kỹ thuật giữa các đơn vị quản lý chuyên ngành chậm trễ, khiến móng đường bị ngâm nước lâu gây phá hủy kết cấu. 

- TP thường xuyên bị ngập gây hư hỏng kết cấu mặt đường. 

- Tình trạng xe quá tải gây hư hỏng kết cấu mặt đường. 

- Nhiều khu vực địa chất yếu, trong khi việc khai thác nước ngầm tràn lan khiến công trình ngầm lún không đều, gây sụp, bể.

(Theo ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM)

Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, trong khi các công trình tư nhân được giám sát chặt chẽ và ít xảy ra sự cố, thì nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách hoặc ODA lại thường xuyên xảy ra sự cố về chất lượng. Nguyên nhân, theo ông Hiệp, nhiều chủ đầu tư đại diện nhà nước sử dụng tiền của dân còn hạn chế về năng lực và khi xảy ra sự cố thì vấn đề xử lý trách nhiệm cũng nương nhẹ, du di. "Mỗi khi xảy ra sự cố, các đơn vị liên quan chỉ "rút kinh nghiệm" thì làm sao đủ sức răn đe?", ông Hiệp nhấn mạnh.

Một thực tế khác, theo ông Hiệp, hầu hết tư vấn giám sát và nhà thầu đều có quan hệ "dễ chịu" với chủ đầu tư, không loại trừ khả năng là "sân sau" của chủ đầu tư. Chính điều này khiến chủ đầu tư lúng túng khi xử phạt nhà thầu vi phạm, và nhiều trường hợp dung túng cho cái sai của nhà thầu, kéo theo công trình chậm tiến độ và kém chất lượng. "Không chỉ chủ đầu tư mà năng lực của tư vấn giám sát cũng hạn chế. Tư vấn kém thì làm sao chọn được nhà thầu có năng lực và đảm bảo được chất lượng công trình" - ông Hiệp nói.

Trong khi đó, ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, cho rằng, sự chồng chéo trong phân công, phân cấp quản lý các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt sự cố thời gian qua. Chính vì quá nhiều đầu mối quản lý và thi công đã dẫn đến tình trạng "cha chung không ai khóc", phối hợp kém hiệu quả và khi xảy ra sự cố thì không "chỉ đích danh" được đơn vị nào để quy trách nhiệm.

Phương Thanh


GĐ Công an Hà Nội đồng thuận đấu giá biển xe đẹp


09/12/2010 06:50:31

 - "Tôi rất đồng ý với chủ trương đấu giá biển số ô tô, xe máy, những biển mà về mặt tâm lý, được người dân xem là… biển đẹp".

TIN LIÊN QUAN

Đó là quan điểm của Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc CA TP Hà Nội bên lề kỳ họp HĐND Thành phố Hà Nội sáng 8/12.

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh.

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh đưa quan điểm: "Tôi rất đồng ý với chủ trương đấu giá biển số ô tô, xe máy, những biển mà về mặt tâm lý, được người dân xem là... "biển đẹp". Thực tế hiện nay Chính phủ đã giao các Bộ có liên quan nghiên cứu, đề xuất, chúng tôi mong việc đấu giá sớm được triển khai vì nó có nhiều lợi ích.

Thứ nhất, là thêm được nguồn thu cho ngân sách, nguồn thu đấy có thể góp phần cải tạo hạ tầng giao thông, tăng cường cho lực lượng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông.

Còn người dân, trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, có không ít người muốn sở hữu, hoặc sử dụng biển đẹp.

Lợi ích thứ hai theo tôi là việc này mang lại công bằng xã hội, thể hiện ở chỗ người có điều kiện kinh tế, họ mong muốn có biển số đẹp thì để cho người ta được đấu giá. Như vậy sẽ tránh được dư luận xã hội cho rằng có tiêu cực của các lực lượng chịu trách nhiệm đăng ký, cấp biển ô tô, xe máy. Cái đó là rất tốt.

Vậy khi thắng đấu giá, quyền lợi của người dân đối với biển số đẹp như thế nào, thưa ông?

Tôi cho cái đó cũng phải tùy theo Thông tư hướng dẫn của liên ngành đang nghiên cứu. Với suy nghĩ cá nhân, tôi cho có thể theo hai cách:

Trường hợp thứ nhất, nếu coi đó là quyền sở hữu thì người ta sẽ được phép sử dụng vĩnh viễn biển đó. Khi người ta thay đổi xe thì cơ quan đăng ký có thể chuyển cho xe mà người ta đăng ký mới.

Trường hợp nữa, có thể quy định đó chỉ là quyền sử dụng. Tức là biển đó chỉ gắn với phương tiện đó, khi anh thay đổi như bán xe đó cho người khác thì người khác đó sẽ được sử dụng biển đi kèm theo xe đó.

Nếu tới đây Chính phủ cho phép đấu giá biển số xe thì rất phù hợp với thực tiễn, và tạo điều kiện cho cơ quan cấp biển, đăng ký.

Sau 2 ngày chính thức cấp biển 5 số có khó khăn, bất cập nào không, thưa ông?

Tôi không thấy có chậm trễ gì trong cấp biển cả. Chẳng hạn, theo báo cáo của CSGT Hà Nội thì ngày đầu tiên đã cấp biển 5 số cho hơn 200 biển ô tô. Nhiều người tỏ ra rất vui, không phàn nàn gì. Các điểm đăng ký xe máy cũng vậy, không phản ánh khó khăn gì.

 

Những biển đăng ký 10 số đầu tiên của Hà Nội được cấp hôm 6/12.

 

Vừa rồi, Thanh tra Bộ Công an phát hiện một số việc "bất thường" tại các cơ sở đăng ký ô tô thuộc PC67 Hà Nội, ông bình luận gì về sự việc này?

Đấy là việc trước đây Thanh tra của Bộ Công an đã làm, và thanh tra ở nhiều cơ quan chứ không riêng Công an Thành phố Hà Nội. Tại Hà Nội có thanh tra ở phòng CSGT và đã có kết luận thanh tra. Chúng tôi đang kiểm điểm và xử lý một số trường hợp có sai phạm trong quy trình đăng ký và cấp biển số. Tùy theo mức độ sai phạm đến đâu sẽ xử lý tới đó.

Có ý kiến cho rằng, hiện nay tại Hà Nội có nhiều "đại gia" có xe đẹp đi với biển đẹp, ông có nghĩ đó là "bình thường"?

Đến hôm nay tôi chưa nhận được thông tin nào về một trường hợp biển đẹp, gắn với xe đắt tiền mà có dấu hiệu tiêu cực.

Biển số cụ thể mà báo chí đã nêu trong thời gian qua Thanh tra bBộ Công an đã xác minh và có kết luận. Có tồn tại một số cán bộ chiến sĩ sai phạm về thời gian bấm biển số ngoài giờ hành chính. Cũng có một số thiếu sót trách nhiệm, cái này đang kiểm điểm xử lý.

Lê Việt (ghi)


TP HCM: Sạt lở bờ kè trên đường Bến Bình Đông


08/12/2010 22:13:37

Khoảng 18h ngày 8/12, một đoạn bờ kè trước số nhà 301 nằm trên đường đường Bến Bình Đông, gần khu vực cầu Kênh Ngang 2, phường 14, quận 8, TP Hồ Chí Minh đã bị sạt lở nghiêm trọng, gây cản trở giao thông.

Do tuyến đường Bến Bình Đông nằm ngay sát con kênh Tàu Hũ nên khi triều cường lên cao đã làm sạt lở một đoạn bờ bao. Đoạn bờ bao sạt lở cũng đã làm đứt một số đường dây điện, làm mất điện cụ bộ tại khu vực này gần 2 giờ đồng hồ.

Ngay sau khi bờ kè bị sạt lở, lực lượng thanh tra giao thông đã có mặt tại hiện trường, phong hỏa khu vực bị sạt lở, cấm các phương tiện và người dân qua lại, đồng thời phối hợp với lực lượng công an, dân phòng của phường 14 tiến hành điều tiết giao thông tại khu vực.

UBND phường 14 cho biết hiện do nước triều đang lên cao nên vẫn chưa xác định được cụ thể thiệt hại, mức độ hư hỏng của đoạn bờ kè bị sạt lở.

Chiều tối 8/12 tại nhiều tuyến đường ở các quận Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 7, 8 đã bị ngập sâu trong nước như đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ngô Tất Tố, Ung Văn Khiêm (Bình Thạnh), đường Nguyễn Hữu Cảnh, Lương Định Của (quận 2), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Tùng Thiện Vương (quận 8)...

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, triều cường vào ngày 8/12 tại trạm Phú An đạt đỉnh 1,46m và tiếp tục duy trì ở mức cao trong những ngày tới.

Theo TTXVN


"Bão xế", tắc đường sau chiến thắng 1-0


08/12/2010 23:35:54

 - Sau tiếng còi kết thúc trận đấu Việt Nam - Singapore với kết quả 1-0, ở Hà Nội, TP HCM, TP Huế từng đoàn xe với hàng ngàn người đã "xuống đường" ăn mừng chiến thắng.

Các hướng đường vào trung tâm Hà Nội từ 10h đêm 8/12 đã kẹt cứng người và xe. Nhiều cổ động viên để nguyên cờ, băng rôn từ sân vận động vừa đi vừa hò hét "Việt Nam vô địch" trên khắp đường phố. 

Từ Hàng Bài, đoàn người nối đuôi nhau chạy dọc theo tuyến đường Đinh Tiên Hoàng rồi rẽ về Hàng Khay. Cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu, ngập tràn các con phố. 

Hàng ngàn người đổ về khu vực  Bờ Hồ. Ảnh VNN
Hàng ngàn người đổ về khu vực Bờ Hồ. Ảnh VNN
Hò reo, ăn mừng bất chấp nguy hiểm. Ảnh VNN
Hò reo, ăn mừng bất chấp nguy hiểm. Ảnh VNN
Các đường phố rợp màu cờ đỏ. Ảnh VNN
Các đường phố rợp màu cờ đỏ. Ảnh VNN

Tại Huế, khu vực phía nam thành phố bắt đầu đông dần từ 22h, từ đoàn xe đổ về ngã sáu trước mặt Nha văn hóa trung tâm. Lực lượng CSGT đã có mặt để hạn chế "bão đêm".

Nhưng do quá khích từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên nhiều tuyến đường chính ở phía Nam thành phố lạng lách, đánh võng và có rất nhiều vụ va quệt xảy ra,  khiến nhiều tuyến đường như Hà Nội, Đống Đa, Hùng Vương… ách tác nghiệm trọng.

Tiếng còi trận đấu kết thúc, ngã sáu trung tâm TP Huế hàng xe máy kéo về ăn mừng chiến thắng. Ảnh: Đắc Thành

 

Đường Đống Đa bị tắc nghẽn. Ảnh: Đắc Thành

 

Từng đoàn xe bám đuôi nhau. Ảnh: Đắc Thành

 

Bất chấp luật lệ giao, xe chở 4 tung hoành. Ảnh: Đắc Thành 
Ô tô chạy với tốc độ điên cuồng. Ảnh: Đắc Thành

 

Có rất nhiều phần tử quá khích, do đó có nhiều vụ va quệt xảy ra. Ảnh: Đắc Thành

Tại TP.HCM, khoảng 21h, những tiếng hò reo vang dội từ phía Nhà Văn Hóa Thanh niên ở khu vực trung tâm thành phố TP.HCM khai mào cho bữa tiệc chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. 

Sự phấn khích cuồng nhiệt nhanh chóng lan rộng các tuyến đường trung tâm thành phố khiến giao thông bắt đầu ùn tắc cục bộ. Từ các quán cà phê bóng đá khu vực đường D2 (Bình Thạnh), Cư xá Bắc Hải (quận 10)… từng đoàn xe máy nối đuôi nhau rồng rắn cùng với cờ đỏ sao vàng và băng rôn hô to những khẩu hiệu "Việt Nam chiến thắng", "Việt Nam vô địch". 

Khoảng 22h, giao lộ Nguyễn Văn Cừ- Nguyễn Thị Minh Khai đã hoàn toàn ùn tắc do số người xuống đường tăng chóng mặt.

Từ các ngã đường, đoàn người đổ về khu trung tâm thành phố HCM. Ảnh Vnepress
Từ các ngã đường, đoàn người đổ về khu trung tâm thành phố HCM. Ảnh VnEpress

 

Việt Nam thắng, xuống đường.
Việt Nam thắng, xuống đường. Ảnh VnEpress
vdt
Phấn khích ăn mừng, tắc đường nghiêm trọng. Ảnh Dân trí
be4
Ảnh Dân trí

Đắc Thành / VNN


Hà Nội công bố chi tiêu cho Đại lễ


08/12/2010 12:45:11

 - Gần 266 tỷ đồng là số tiền thực chi cho Đại lễ từ nguồn ngân sách Thành phố, con số vừa được UBND thành phố Hà Nội công bố sáng nay (8/12), trong Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp cho TP Hà Nội năm 2011.

TIN LIÊN QUAN

Ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết: Trong dự toán đầu năm xác định mức kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố chi cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là 350 tỷ  đồng. Sau khi xác lập, dự toán chi trực tiếp cho Đại lễ là 270 tỷ 669 triệu đồng.

Đến nay, thanh toán các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách cho Đại lễ là 265 tỷ 923 triệu đồng, thấp hơn 4 tỷ 746 triệu đồng so với dự toán.
 

265,923 tỷ đồng là thực chi cho Đại lễ từ nguồn ngân sách TP Hà Nội.

 

Trong đó, mức chi cụ thể cho 3 nội dung chính mới được công bố là: Thứ nhất, dự  kiến chi cho tuyên truyền và các hoạt động văn hoá nghệ thuât là 252 tỷ 448 triệu đồng, trên thực tế chi 250 tỷ 59 triệu đồng, giảm 1 tỷ 399 triệu đồng.

Thứ hai, các hoạt động lễ tân dự toán chi 10 tỷ đồng, thực tế chi 7,6 tỷ, giảm 2,4 tỷ đồng.

Thứ ba, quà tặng dự toán chi 9,2 tỷ, thực chi là 8 tỷ 248 triệu đồng, giảm 952 triệu đồng.

Trước đó, có thông tin chi phí cho Đại lễ Thăng Long - Hà Nội lên tới 94.000 tỷ đồng.

Ông Hoàng Mạnh Hiển đánh giá: "Cử tri mong muốn được biết về mức chi cho Đại lễ là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, lâu nay chỉ là hoãn thời điểm xác định và công bố. Vì chi phí này phải tuân theo quy định của Luật".

Lê Việt


Triều Tiên 'tập trận bắn pháo'

Binh sĩ Hàn Quốc trên đảo
Binh sĩ Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong. Ảnh: Chosun.

Quân đội Hàn Quốc hôm nay cho biết có tiếng nổ phía bên Triều Tiên và có thể nước này đang tập bắn đạn pháo.

"Ít nhất một hoặc hai tiếng nổ vang lên từ phía đất liền của Triều Tiên. Chúng tôi cho rằng họ đang diễn tập", AFP dẫn lời phát ngôn viên văn phòng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, cho hay.

Yonhap dẫn một nguồn tin văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho hay có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên bắn ít nhất một quả đạn pháo nhưng nó chưa vượt sang phía lãnh hải Hàn Quốc. "Có lẽ đây là một phần cuộc tập trận thường lệ của họ", quan chức này nói.

Động thái này diễn ra ngay khi giới chức quân sự Mỹ và Hàn Quốc hội đàm về vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên sau trận pháo kích của Bình Nhưỡng. Tướng Mike Mullen, tham mưu trưởng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, và người đồng nhiệm Han Min-koo gặp kín hôm nay tại Seoul để bàn về cách thức ngăn sự công kích của Triều Tiên trong tương lai.

Trước đó, người được đề cử vào chức Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố bất kỳ hành động tấn công nào tiếp theo của Triều Tiên cũng sẽ bị đáp trả bằng không kích.

Triều Tiên bất ngờ nã khoảng 200 quả đạn pháo sang đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc gần khu vực tranh chấp lãnh hải hai miền hôm 23/11. Triều Tiên tuyên bố Hàn Quốc nổ súng trước và đe dọa sẽ "phát động cuộc tấn công thứ hai, thậm chí là thứ ba một cách không do dự nếu Hàn Quốc có bất cứ khiêu khích quân sự nào".

Hôm 26/11, trận diễn tập bắn pháo của Triều Tiên trên đất liền cũng gây hoảng loạn trên đảo Yeonpyeong.

Đảo Yeonpyeong nằm cách hải giới chia tách hai nước chỉ 3 km. Đường phân định này (NLL) được Liên Hợp Quốc xác định sau cuộc chiến tranh liên Triều năm 1950-53. Tuy nhiên Bình Nhưỡng không công nhận và luôn cho rằng NLL phải lùi thêm về phía nam.

Ngọc Sơn

Trung Quốc lập giải thưởng Hòa bình riêng

Lien Chan.
Liên Chiến, cựu phó chính quyền hòn đảo Đài Loan. Ảnh: Taiwantoday.tw.

Một tổ chức của Trung Quốc hôm nay tuyên bố sẽ trao giải "Khổng tử Hòa bình" chỉ một ngày trước lễ trao giải Nobel Hòa bình, vốn đang gây tranh cãi.
> Trung Quốc gọi ủy ban Nobel hòa bình là 'hề'

Tan Changliu, một trong những nhà tổ chức giải thưởng này, tuyên bố giải Khổng tử Hòa bình sẽ được trao cho Liên Chiến, cựu phó chính quyền hòn đảo Đài Loan vào ngày mai.

Tan cho biết trị giá giải này là 15.000 USD và từ chối tiết lộ chi tiết về những người đứng sau sáng kiến lập ra giải thưởng Hòa bình mới. Ông phủ nhận chuyện tổ chức này liên quan đến chính phủ Trung Quốc, AFP cho hay.

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Liên sẽ tới nhận giải thưởng. "Chúng tôi đã liên hệ với Liên Chiến nhưng chưa nhận được thông tin nào về việc ông ấy có đến hay không", Tan cho hay.

Liên hiện là chủ tịch danh dự của Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan và là người đối thoại không chính thức giữa Đài Bắc với chính phủ trung ương Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Liên nói rằng văn phòng của ông không có thông tin gì về giải thưởng này và không đưa ra lời bình luận nào.

Giải Khổng tử Hòa bình được trao chỉ một ngày trước lễ trao giải Nobel Hòa bình ở Na Uy. Giải Nobel Hòa bình năm nay được công bố hôm 8/10 thuộc về Lưu Hiểu Ba, một người đang thụ án tù 11 năm ở Trung Quốc vì tội kích động lật đổ chính phủ.

Trung Quốc kịch liệt phản đối việc một người bất đồng chính kiến của họ được Nobel Hòa bình. Hôm qua, Bắc Kinh gọi Ủy ban Nobel của Na Uy là "những thằng hề" và tuyên bố hầu hết các nước đều ủng hộ Bắc Kinh bằng việc không đến dự lễ.

Giải Nobel hòa bình gồm một bằng chứng nhận, một huy chương và khoản tiền tương đương 1,4 triệu USD. Ngay sau khi giải thưởng được công bố sẽ trao cho Lưu Hiểu Ba, nhiều nhà lãnh đạo và nhiều nước đã kêu gọi Trung Quốc thả người này. Tuy nhiên, Ủy ban Nobel đề cập đến khả năng Lưu Hiểu Ba không đến dự được và hiện chưa có thân nhân nào của người này xác nhận là sẽ đến nhận thay.

Ngọc Sơn

Máy bay Nga thâm nhập cuộc tập trận Mỹ - Nhật

Máy bay Nga
Máy bay Il-38 của Nga. Ảnh: Ria Novosti.

Hai phi cơ quân sự Nga lọt vào không phận trên biển Nhật Bản nơi cuộc tập trận rầm rộ nhất giữa Mỹ và Nhật Bản đang diễn ra khiến cuộc diễn tập phải tạm ngừng.
> Mỹ - Nhật tập trận trên bộ
> Mỹ - Nhật tập trận hải quân khổng lồ

Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yoshito Sengoku nói rằng cuộc tập trận hôm thứ hai phải tạm dừng lại khi hai máy bay tuần tra Il-38 của Nga lượn phía trên bán đảo Noto ở biển Nhật Bản.

Ông cũng cho biết quân đội Nhật cử máy bay chiến đấu tới khu vực đó. Tuy nhiên, Matxcơva nói rằng Nga không vi phạm "bất kỳ quy định quốc tế nào về việc sử dụng không phận hoặc quy định bay", AFP cho hay.

Phát ngôn viên hạm đội Thái Bình Dương của Nga là Roman Martov cho biết những chiếc phi cơ Il-38 được đề cập đến chỉ thực hiện nhiệm vụ thường nhật. "Họ thực hiện các chuyến bay thường ngày của hạm đội tại khu vực đó. Nga không vi phạm bất kỳ quy định bay hay quy định hàng không nào", ông nói.

Cuộc tập trận mang tên "Kiếm sắc" có sự tham gia của 44.000 binh sĩ, 60 tàu chiến và 400 máy bay của hai bên, trong đó có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington của Mỹ và tàu chiến Aegis thế hệ mới của Nhật. Hàn Quốc cũng lần đầu tiên tham gia tập trận với Nhật Bản với tư cách là quan sát viên. Hoạt động này diễn ra ở ngoài khơi phía nam của Nhật và gần bờ biển Hàn Quốc.

Ngọc Sơn

Vé trận VN – Singapore: Cháy và tăng gấp chục lần giá gốc !

Thứ Tư, 8.12.2010 | 17:54 (GMT + 7)

(LĐO) - Hiện tại các quầy vé trước SVĐ Mỹ Đình đã hết vé, nhưng vé ngoài quầy được các phe vé chào bán với giá 800.000 đ cho một cặp vé khán đài C và D. Khán đài B có giá là 1.700.000 đ một cặp  và 1.200.000 đ cho cặp vé khán đài A.

So với giá vé vào trưa nay (8.12), thì vào lúc 17h chiều nay giá đã được đẩy lên gấp đôi. Nhưng vé tại các khán đài A và B được bán ra rất ít, các phe vé đang tiếp tục giữ vé chờ đến sát giờ trận đấu mới bán để có giá cao nhất.

Như vậy, để có vế vào sân tại thời điểm trước trận đấu khán giả sẽ phải mua vế chợ đen cao gấp gần chục làn giá gốc do VFD phát hành.

Dưới đây là một số hình ảnh trước trận đấu:
 
 
 
 
 
 
 

Khánh Trình

Chợ xây hàng chục tỷ đang “thoi thóp”

Thứ Tư, 8.12.2010 | 22:25 (GMT + 7)

(LĐO) – Đưa vào khai thác, sử dụng đã 7 năm, nhưng đến thời điểm hiện nay chợ hoạt động chỉ mang tính chất cầm chừng. Các gian hàng đang bị biến thành nơi tập kết phế liệu, sắt thép, đồ gỗ… Thậm chí nhiều chỗ lại bỏ hoang.

Đó là tình trạng tại chợ đầu mối Bắc Thăng Long (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Chợ "bà Đanh"

Được biết, vào cuối năm 2003, chợ đầu mối Bắc Thăng Long được UBND TP và huyện Đông Anh cho khai trương và đưa vào khai thác sử dụng với mục đích giúp nông dân, tiểu thương tiện lợi giao dịch, buôn bán hàng hoá phục vụ nhu cầu người dân khu vực nội thành và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, hiện nay chợ đang trong tình trạng… "thoi thóp".

Chợ đầu mối nhưng luôn trong cảnh vắng vẻ như chùa bà Đanh.
Chợ đầu mối nhưng luôn trong cảnh vắng vẻ như chùa bà Đanh.

Có lẽ ai khi đặt chân tới trước cổng khu chợ này đều giật mình bởi dự án chợ đầu mối hiện đang đứng trước nguy cơ biến thành chợ rác, là địa điểm tập kết phế thải, vật liệu xây dựng,…

Với tổng diện tích trên 30.000m2, được chia thành 3 ngành hàng bao gồm nhà chờ chính có mái che rộng 2.862m2 là nơi bán hàng nông lâm sản; Khu vực bán hàng thực phẩm tươi sống có diện tích 464m2 và khu phục vụ dịch vụ ăn uống. Ngoài ra, chợ còn có khu gửi hàng rộng 123m2 và nhiều công trình phụ trợ khác. Thế nhưng, sau khai trương chợ bắt đầu đi vào hoạt động với cảnh ảm đạm.

Bỗng chốc bị
Bỗng chốc bị "biến" thành chợ đồ cũ.

Bà Lâm Thị Tới (ở Cổ Điển, xã Hải Bối) cho biết: "Người dân khu vực gọi đùa chợ đầu mối này là chợ bà Đanh. Vì chợ xây khang trang, hoành tráng như thế nhưng chẳng có mấy người kinh doanh, buôn bán …". Khi hỏi về nguyên nhân, bà Tới cho hay: "Lâu nay, người dân buôn bán nhỏ lẻ quen rồi. Trong khi đó, chính sách thu hút chưa hợp lý nên rất ít doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vào trong chợ buôn bán. Gần chục năm nay, chỉ vài cá thể thuê làm kho, còn lại chợ nằm im lìm giữa bãi cỏ hoang". 

Theo quan sát của PV, tấm biển "Chợ đầu mối Bắc Thăng Long" đó đắp bằng xi măng đã rơi rụng nhiều con chữ. Nằm sát ngay đó là một tấm biển khá hoành tráng ghi rõ " Chợ đồ cũ". Hai nhà chờ chính được thiết kế mái tôn Đức, khung thép có giá vài chục tỷ đồng nay trở thành kho chứa gỗ, cạnh đó là khu vực giết mổ gia cầm và mặt hàng thủy sản luôn trong tình trạng nhớp nháp, bốc mùi trên nền bê tông đang xuống cấp.

Chợ tạm "giết" chợ chính

Nói về những bất cập tại chợ đầu mối Bắc Thăng Long, ông Dương Xuân Mạnh - Quyền Trưởng phòng kinh doanh của Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối Bắc Thăng Long (thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội) cho biết: "Từ khi khai trương, đưa vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn. Cuối năm 2007, UBND TP đã chỉ đạo UBND huyện Đông Anh chuyển giao quyền quản lý, kinh doanh khai thác chợ đầu mối Bắc Thăng Long về cho Tổng công ty thương mại Hà Nội (Happro) tiếp tục quản lý, đầu tư, khai thác công năng của chợ. Trung tâm kinh doanh chợ đã có nhiều cải tiến, thúc đẩy hoạt động mở rộng đa ngành, nghề kinh doanh song vẫn không thu hút được các doanh nghiệp, tiểu thương vào chợ buôn bán".

Các gian hàng trong chợ cho thuê sử dụng sai mục đích.
Các gian hàng trong chợ cho thuê sử dụng sai mục đích.

Diện tích sử dụng của chợ đến nay trong cảnh bị bỏ hoang, chợ hoạt động cầm chừng từ khoảng 12h đêm ngày hôm trước đến 6 sáng hôm sau. Trong đó chủ yếu là kinh doanh buôn bán, giết mổ gia súc (gần 40 hộ), gia cầm (22 hộ) và số ít mặt hàng thủy sản đông lạnh. Ngoài ra, có thêm một số doanh nghiệp tư nhân thuê lại hai khu nhà chờ để làm kho tập kết các phế liệu, vật phẩm và trung chuyển hàng hoá. 

Ông Mạnh cho biết thêm, việc thuê mặt bằng nói trên là do các hộ trước đây trúng thầu sử dụng kiốt bán hàng nhưng vì chợ không hoạt động cho nên họ đã cho các doanh nghiệp thuê lại. Hiện nay, còn nhiều trường hợp cho thuê, chuyển nhượng chui Trung tâm không kiểm soát được. Khi chợ đi vào hoạt động trở lại, phía Trung tâm sẽ yêu cầu các doanh nghiệp đang thuê lại mặt bằng chợ ký cam kết bàn giao lại ngay mặt bằng. 

"Muốn chợ đi vào hoạt động, các cơ quan chức năng phải mạnh tay xử lý triệt để chợ tạm, chợ "cóc". Lâu nay, thói quen của người dân là tiện đâu mua đấy, do vậy nếu tình trạng chợ "cóc", chợ tạm vẫn còn hoạt động là đang dần "giết chết" chợ chính. Và để chợ hoạt động hiệu quả, cũng cần có những chính sách quản lý kinh tế linh hoạt nhằm thu hút doanh nghiệp, tiểu thương, hộ gia đình vào kinh doanh trong chợ". – Ông Mạnh cho hay.

Đạt Lê – Linh Chang

Sở Xây dựng cho phép chặt cây, Cty Cây xanh bảo dừng

Thứ Tư, 8.12.2010 | 12:37 (GMT + 7)

(LĐO) - Sở Xây dựng đã cấp phép cho Cty CP chợ Hàng Da chặt hạ một cây xà cừ cổ thụ vì vướng lối đi vào hầm để xe của chợ Hàng Da. Sau đó, Cty Công viên cây xanh đã không cho phép chặt hạ mà chỉ cắt tỉa cành lá cây xà cừ.  Việc cấp phép chặt hạ cây xanh bừa bãi đang là thực trạng báo động ở Hà Nội.

Cây xà cừ bị cắt cành, lá còn trơ thân.
Cây xà cừ bị cắt cành, lá còn trơ thân.

Sở Xây dựng: Không thể cứ xin là…chặt

Tiếp xúc với chúng tôi tại hiện trường, nhiều người dân sống quanh cây xà cừ này đều bức xúc, cây đang sống xanh tốt bình thường, có đường kính 65cm, cao gần 20m. Vậy mà chỉ vì nó "chót" nằm chắn cổng ra, vào hầm để xe chợ Hàng Da mà họ có ý định chặt hạ cây là không thể chấp nhận. "Ai cũng xin chỉ vì cây chắn mặt tiền, chắn chỗ ra, vào hầm để xe là cho chặt  hạ thế này thì Hà Nội liệu có còn cây xanh?" – một người dân đặt câu hỏi.

Theo UBND phường Cửa Đông, cây xà cừ đối diện số 4 Nguyễn Văn Tố đã bị  nghiêng về phía nhà dân (khoảng 15 độ). Do đó, một số gia đình ở khu vực này đã kiến nghị  với UBND phường để cho tỉa bớt tán lá, cành cây nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản khi mùa mưa bão về. Và năm 2009,  Cty Công viên cây xanh đã cắt bớt  tán lá cây.

Truoc suc ep du luận, Cty Công viên cây xanh thu dọn cành, lá và tạm dùng chặt hạ cây
Trước sức ép dư luận, Cty Công viên cây xanh thu dọn cành, lá và tạm dừng chặt hạ cây.

Có phép cũng tạm dừng chặt hạ

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó Tổng Giám đốc Cty Công viên cay xanh cho biết, Cty CP chợ Hàng Da đã có văn bản gửi Sở Xây dựng xin chặt hạ cây xà cừ này, đồng thời trồng 3 cây lát ngay trên vỉa hè phố Nguyễn Văn Tố (hiện đã trồng).  

Trước đề nghị này, ngày 12.11, Sở Xây dựng đã đồng ý và cấp phép số 95, trong đó, cho phép chặt hạ, đánh gốc cây xà cừ  tại đây.

Giấy phép do Sở Xây dựng căn cứ như đề nghị của Cty CP chợ Hàng Da:  "Cây nằm dưới lòng đường ảnh hưởng đến các phương tiện đi xuống tầng hầm công trình chợ Hàng Da.

Vị trí chặt hạ cây để thi công đường vào tầng hầm tại 2 theo bản vẽ quy hoạch tổng thể mặt bằng đã được Sở GTVT Hà Nội chấp thuận trong văn bản số 2139. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ là Cty  Công viên Cây xanh Hà Nội.

Ông Hưng cho biết thêm, chấp hành theo giấy phép của Sở Xây dựng, Cty đã cấp lệnh sản xuất cho Xí nghiệp Quản lý cắt sửa cây xanh, thực hiện công tác chặt hạ theo đúng nội dung giấy phép. Tuy nhiên, trong ngày 8.12, Cty đã khảo sát và căn cứ tình hình tực tế Cty đã báo cáo Sở Xây dựng tạm thời không chặt hạ cây xà cừ này và chỉ cắt tỉa, thu dọn cành, lá.

 Việc cấp phép chặt hạ cây xanh bừa bãi như hiện nay của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, một lỗ hổng quản lý, đơn vị này đã thiếu khảo sát, bỏ qua dư luận gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí dư luận còn cho rằng, để có được cái gọi là giấy phép chặt hạ đó, DN không chỉ dừng lại ở một…công văn.

Quang Hiệu