Saturday, December 11, 2010
# Su+. Su.p Ddo^? Ta^'t Ye^'u Cu?a Ta`u Co^.ng
# Lua^.t Su+. Le^ Thi. Co^ng Nha^.n La.i Bi. Ca('t Ddie^.n Thoa.i - FNA
LUẬT SƯ LÊ THỊ CÔNG NHÂN LẠI BỊ CẮT ĐIỆN THOẠI
Hà nội, thứ 7 ngày 11-12-2010
Kính thưa toàn thể quý vị quan tâm đến hiện trạng chính trị, dân chủ và nhân quyền tại Việt nam,
Xin khẩn báo luật sư Lê thị Công Nhân tiếp tục bị cắt điện thoại lần thứ 2 trong vòng chưa đến 2 tuần. Số fone bị cắt là số 0124.3232.579, là số fone mà cô vừa được bạn bè mua giúp thay cho số fone cũ bị cắt trước đó khoảng 10 ngày.
Sáng nay khi tìm cách liên lạc với anh Nguyễn Khắc Toàn và gửi tin nhắn cho anh Người Buôn Gió thì loay hoay mãi mà vẫn không được, cô gọi số tổng đài thì được báo tin số máy này đã bị khóa, gửi tin nhắn hỏi thì được trả lời là "You are not a prepaid subriber". Trong khi đây hoàn toàn là thuê bao trả tiền trước và tài khoản vẫn còn nhiều tiền.
Công Nhân cho biết cô bất ngờ vì bị cắt điện thoại nhiều như vậy trong 1 thời gian ngắn, vì xét thấy bối cảnh hiện nay trò đàn áp tiểu nhân này có vẻ ít được áp dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Quả vậy, từ khi ông Hà Sỹ Phu bị công an tỉnh Lâm Đồng ra lệnh cho bưu điện cắt điện thoại và Internet của ông từ hồi tháng 8-2010 đến nay thì mới có Lê thị Công Nhân và gia đình cô liên tục bị cắt điện thoại như vậy.
Cô nói vui "Chẳng lẽ tôi lại đáng ghét đến thế sao? Tôi thật sự không cho rằng lời ăn tiếng nói của mình nguy hiểm đến vậy đối với nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt nam, vì thậm chí họ còn luôn kêu gào là họ sẽ tồn tại đến "muôn năm" cơ mà !"
Cô còn cho biết thêm "Hành vi càng tiểu nhân thì mức độ tội ác càng ghê ghớm".
Đồng bào và các tổ chức cần quan tâm hơn nữa đến sự đàn áp thô sơ tiểu nhân mà cô đang phải gánh chịu từ nhà cầm quyền cộng sản Việt nam. Vì "ngay tại thế kỷ 21 này và được sống giữa thủ đô Hà nội ngàn năm văn hiến của một đất nước hòa bình thống nhất gần nửa thế kỷ rồi, mà lại không có điện thoại thì quả thật vào rừng Amazone ở với các bộ lạc thổ dân còn thích hơn ở với bộ lạc cộng sản quái thai này." cô nói.
Chúng ta phải báo động khẩn cấp về trường hợp này của cô và phòng ngừa ngăn chặn phần nào cho những người tranh đấu khác, khi mà những ngón đòn rọ mồm bịt miệng bỉ ổi và thô sơ đang có dấu hiệu được nhà cầm quyền Hà nội ưa thích sử dụng trở lại. Và nó cũng đồng thời cho ta thấy sự bế tắc của chính quyền độc tài cộng sản trong việc đàn áp những tiếng nói yêu nước và đấu tranh vì một nền chính trị dân chủ và lành mạnh cho Việt nam.
Cô còn cho biết thêm bỗng dưng lại nhớ đến hình ảnh từng đoàn phụ nữ bị rọ mồm như chó bị rọ mõm để tuyệt đối không được nói chuyện ta thán và không thể ăn vụng được bất kỳ một hạt đỗ nào của cách mạng, đêm ngày nối đuôi nhau đi vòng quanh cối xay để xay gạo và các loại ngũ cốc để phục vụ cho tiền tuyến làm cách mạng đưa dân tộc Trung hoa (cũng là loại ngàn năm văn hiến không kém gì Việt nam ! ?) lên thiên đường cộng sản trong truyện Phong nhũ Phì đồn (Vú to mông nở) của nhà văn hàng đầu Trung Quốc-Mạc Ngôn. Đây cũng là một trong những quyển truyện lấy đi của cô nhiều nước mắt nhất cho đến giờ.
FNA Cánh chim Hòa bình từ Hà nội, thứ 7 ngày 11-12-2010
Lãi suất: “sóng ngầm” vẫn chảy
11/12/2010 18:45:23 Mặc dù niêm yết lãi suất các kỳ hạn ở mức 14%, nhưng nếu khách hàng có nhu cầu thỏa thuận vẫn được một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất 16,5%-17% với kỳ hạn 1, 2 tháng.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước có động thái răn đe những ngân hàng huy động vốn với 17%-18%/năm, trong ngày 10/12, mặc dù trên biển niêm yết, lãi suất các kỳ hạn chỉ ở mức 14%, nhưng nếu khách hàng có nhu cầu thỏa thuận vẫn được một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất 16,5%-17% với kỳ hạn 1, 2 tháng. Chiều 10/12, chị Nguyễn Thu Hồng gọi điện cho nhân viên Sacombank ngỏ ý muốn gửi 1,5 tỷ đồng, nhân viên này cho biết chị Hồng sẽ được hưởng lãi suất 16,5% với kỳ hạn 1 tháng, sau một hồi kỳ kèo, chị Hồng cũng được nhận mức lãi suất 17% với điều kiện không được rút trước hạn.
Tuy nhiên, nhân viên này cho biết, trong sổ tiết kiệm chỉ ghi mức lãi suất thực tế là 13,5%, số lãi suất còn lại sẽ được ghi vào biên nhận có đóng dấu của nhà băng và khi đến hạn, khách hàng sẽ được thanh toán cả gốc lẫn lãi. Còn tại một phòng giao dịch của ngân hàng khác, mức lãi suất thỏa thuận bằng miệng ở mức 16,5% thay vì 13-14% như niêm yết. Để hợp thức hóa mức 3% cao hơn quy định, khoản này đã được núp dưới hình thức thưởng với lý do: Đã có thành tích giới thiệu khách hàng mới. Không chỉ có hai ngân hàng trên thỏa thuận với khách, mà thời điểm này hầu hết các ngân hàng thương mại đều có biện pháp thỏa thuận với khách hàng. Điều này cũng không trái với quy định vì Chính phủ đã lên tiếng cho phép ngân hàng được thỏa thuận với khách hàng về lãi suất từ đầu tháng 11. Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh than thở: Những ngày qua, tôi cảm nhận được sự lo lắng của những người làm kinh doanh và cả những người dân bình thường. Sự bất ổn về tỷ giá, lãi suất, giá vàng đã phản ánh tức thì vào cuộc sống thường nhật hàng ngày. Giá cả hàng hóa đã rục rịch tăng, giá thành sản xuất tăng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. "Tình hình hiện nay là lãi suất tiền gửi và cho vay đang leo thang, doanh nghiệp nào sẽ chịu nổi lãi suất cho vay xấp xỉ 20% mỗi năm? Nếu không đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh thì kinh tế Việt Nam tiếp tục nhập siêu và chúng ta lại đau đầu với bài toán tỷ giá, lãi suất, lạm phát. Vòng luẩn quẩn này còn kéo dài đến bao giờ?" ông Quỳnh nhấn mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo, Ngân hàng Nhà nước cần rà soát nguyên nhân làm lãi suất tăng nóng để can thiệp thị trường một cách linh hoạt. Nếu nhiều ngân hàng khó khăn về vốn thì nên bơm thêm tiền với mức độ thích hợp. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể siết chặt thị trường liên ngân hàng. (Theo TTXV |
Đột nhập hầm chứa vàng lớn nhất thế giới
12/12/2010 08:02:24 - Lower Manhattan nằm ở khu tài chính New York là một trong những tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc điển hình của thời kỳ phục hưng, với kiểu cách rất hút mắt nằm xen giữa khu phố Nassau và Hayden vô cùng sôi động.
Nguyễn Hường (Theo Xinhua) |
Các chủ tịch UBND tỉnh được bầu trong tuần qua
12/12/2010 07:19:48 - Trong tuần qua (6-11/12), các tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang, Sóc Trăng, Thái Bình, Quảng Nam, Bình Định, Hải Phòng... đã tiến hành kỳ họp HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011 và bầu chủ tịch UBND nhiệm kỳ mới.
Ngày 11/12, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã chấp nhận đơn xin thôi chức Chủ tịch UBND tỉnh của ông Võ Lâm Phi, đồng thời bầu ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, làm Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011. Chiều 10/12, tại kỳ họp lần thứ 29, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa VII đã nhất trí bầu ông Nguyễn Thanh Sơn ( SN 1960) giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2004-2011. Trong 3 ngày làm việc (8-10/12), HĐND tỉnh Sóc Trăng đã bầu ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2004-2011. Trong phiên họp sáng 10/12, các đại biểu HĐND tỉnh Thái Bình khóa XIV đã bầu ông Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, nhiệm kỳ 2004 - 2011. Ngày 9/12, kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Quảng Nam Khoá VII đã bầu bổ sung một số chức danh UBND tỉnh (nhiệm kỳ 2004 – 2011). Theo đó, ông Lê Phước Thanh đã được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thay ông Lê Minh Ánh nghỉ hưu theo quy định. Tại kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Bình Định khoá X từ ngày 7– 9/12, ông Lê Hữu Lộc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thiện thôi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh sang làm Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định. Cùng ngày, HĐND thành phố Hải Phòng đã bầu ông Dương Anh Điền, Phó Bí thư Thành ủy Hải Phòng khóa XIV (nhiệm kỳ 2010-2015) giữ chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng. HĐND thành phố Hải Phòng cũng đã làm thủ tục miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đối với ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đang kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng (nhiệm kỳ 2004-2011).
Cùng ngày, tại kỳ họp lần thứ 22, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa VII, ông Trần Công Chánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đã được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2004-2011 với 100% số phiếu tín nhiệm.
Sáng 6/12, kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XV đã bầu ông Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2004-2011. |
Biến đổi khí hậu tác hại đồng bằng Cửu Long
Nam Nguyên, phóng viên RFA2010-12-11Thời tiết bất thường ở Việt Nam, nơi cần nắng thì mưa tầm tã, nơi cần lũ thì không có lũ, dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và khốc liệt ở đồng bằng sông Cửu Long. Phải chăng Việt Nam bắt đầu chịu tác động của khí hậu biến đổi. AFP photo/Hoang Dinh Nam Báo Nông Nghiệp Việt Nam bản tin trên mạng ngày 7/12 tường thuật hội nghị sản xuất lúa đông xuân 2010-2011 vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ở Bạc Liêu ghi nhận, Tổng cục Thủy lợi dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và sâu hơn những năm trước, lượng mưa 11 tháng của năm 2010 ở đồng bằng sông Cửu Long kém hơn hẳn mọi năm, ước tính giảm khoảng 15%. Hai ngày sau, hãng thông tấn Reuters của Anh Quốc có bài viết từ Long Xuyên nhận định là, đất canh tác nhiễm mặn chỉ là một trong nhiều thách thức cấp thời về môi trường đang gia tăng ở Việt Nam, tình trạng càng thêm tồi tệ vì ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Khả năng điều phối của chính phủ để thực hiện các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu đang bị thử thách. Lũ, hạn, biển mặn xâm nhậpTrong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, ông Nguyễn Văn Thặng Phó Tổng Cục Trưởng Thủy Lợi nhận định:
"Khí hậu biến đổi rất là thất thường, người ta cứ nói biến đổi khí hậu nước biển dâng là bài toán tương lai, nhưng thực ra mấy năm nay hàng ngày chúng ta luôn bị cái thất thường ấy của thời tiết. Ví dụ như năm nay miền Trung lũ chồng lũ, thiết kế thủy lợi phục vụ sản xuất cũng không đặt vấn đề lũ chồng lũ. Trong khi đồng bằng sông Cửu Long mùa lũ mà không có lũ thì chắc chắn ảnh hưởng thời vụ. Ở đồng bằng sông Hồng thông thường mực nước lũ trên sông mười mét thì năm nay chỉ khoảng trên 6 mét, dự báo ngang Hà Nội có thể chỉ còn 0,1 mét. Các hồ thủy điện thì cạn kiệt, so với năm ngoái hụt khoảng 1,7 tỷ m3 cho ba hồ thủy điện, so với mực nước thiết kế thì bị hụt khoảng 4,4 tỷ m3. Nói chung khí hậu thất thường, lượng mưa 'dữ' đấy chính là biến đổi khí hậu." Thu hoạch giảmBáo Cần Thơ điện tử trong bản tin về hội nghị sản xuất vụ đông xuân 2010-2011 vùng đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận Sở NN&PTNT các tỉnh thành kiến nghị Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long sớm đưa ra nhiều giống lúa chịu mặn, chịu ngập và chịu hạn trước tác động biến đổi khí hậu. Theo tờ báo, riêng tỉnh Bạc Liêu diện tích vụ đông xuân 2010-2011 phải cắt giảm 3.000 héc-ta so với vụ trước nhằm đề phòng tác động của xâm nhập mặn.Một người trồng lúa vùng ven biển dễ ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phát biểu với chúng tôi: "Thông thường đến giữa tháng 12 âm lịch là cao điểm mặn xâm nhập ở quê tôi, có những cống tự động để ngăn mặn nhưng tôi thấy mỗi năm xâm nhập mặn càng vô sâu thêm trong đất liền. Những giống lúa kháng được mặn là nói vậy thôi, mặn trên 3 phần ngàn cây lúa nào cũng bị ảnh hưởng, làm không có năng suất." Theo Reuters, nhiều nghiên cứu cho thấy Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, điển hình như mực nước biển dâng cao và thời tiết bất thường. Vùng đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa đặc biệt, nơi này làm ra một nửa sản lượng lúa của cả nước và cung cấp gần như toàn bộ lượng gạo hàng hóa xuất khẩu đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới. Khoảng 1/5 dân số 86 triệu của Việt Nam sống tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi là một trong những vùng đa dạng sinh thái hàng đầu trái đất.
Báo cáo của chính phủ Việt Nam hồi năm ngoái cho thấy 1/3 vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập chìm nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m. Các vùng ven biển khác cũng chìm dưới nước, thời tiết thất thường sẽ tác động lũ lụt, hạn hán và làm giảm sản lượng lúa thu hoạch. Khảo cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế trong năm nay ước tính nếu nước biển dâng thêm 17cm, kèm theo những biến đổi thời tiết có thể làm giảm 18,4% sản lượng lúa trên toàn Việt Nam vào năm 2030. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Dương Văn Ni Giám đốc Trung tâm Đa dạng Sinh học Hòa An Trường Đại học Cần Thơ nhận định, tác hại của biến đổi khí hậu đến sớm hơn hay nói cách khác đang xảy ra. Theo ông, có thể thấy sự rủi ro của Đồng bằng sông Cửu Long trên ba góc độ, thứ nhất là qui hoạch bất cập về nguồn nước giữa các tỉnh thành. Thứ hai là các nước hai bên dòng Mekong tận dụng nguồn nước để phát triển nông nghiệp và thứ ba là thủy điện bậc thang được các nước xây dựng trên dòng Mekong. Trời kêu ai nấy dạ TS Dương Văn Ni nhận định là cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để giúp đỡ người dân thích nghi với tình trạng môi trường thay đổi ở đồng bằng sông Cửu Long."Nếu chúng ta có một hệ thống cảnh báo sớm và chính xác, tôi nghĩ rằng với kinh nghiệm vốn sống sẵn có của người dân thì người ta có thể thích nghi được. Đưa ra một hệ thống cảnh báo sớm là chuyện không dễ dàng. Đồng bằng sông Cửu Long ở cuối nguồn một con sông lớn, muốn cảnh báo phải có hết thông tin trên lưu vực thượng nguồn sông Cửu Long, đây là một thách thức rất lớn, nhiều quốc gia ở phía thượng nguồn chúng ta chưa sẵn sàng chia xẻ thông tin. Thiếu những nguồn thông tin như vậy thì việc đòi hỏi chương trình dự báo hay cảnh báo sớm quả là một thách thức không nhỏ." Theo TS Dương Văn Ni, người dân đồng bằng sông Cửu Long do điều kiện tự nhiên, đã sống từ hàng trăm năm nay trong bối cảnh không thuận lợi. Ở từng vùng người dân thích nghi nhiều mặt để duy trì cuộc sống và có sản xuất tốt, vùng ven biển họ chuyển đổi sản xuất bớt lệ thuộc nước ngọt, thí dụ chuyển từ trồng lúa sang mô hình vừa lúa vừa tôm, hoặc nơi nào mặn quá thì chuyển hẳn sang nuôi tôm, cua, cá kèo những loài có thể thích nghi với nước mặn. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi là họ tự mình đối phó với xâm nhập mặn bằng nhiều cách và mỗi lần thất bại là một bài học đầy tốn kém: "Vụ đông xuân năm rồi nước mặn xâm nhập, người ta tự khoan 'cây nước' tức là khoan giếng nước ngầm. Mỗi héc-ta khoan hai giếng dùng máy rút nước ngầm lên, lượng dầu để rút chi phí quá cao, năm nay họ bỏ vì không hiệu quả, có người làm tới mười mấy giếng khoan sau mới thấy không hiệu quả. Trước đây nhà nước cũng khuyến khích khoan giếng ngầm để đối phó với mặn.
Bây giờ một là người ta xạ giống ngắn ngày, khi cây lúa được hai tháng thì bơm nước, thời điểm mặn chưa xâm nhập sâu vẫn còn nước ngọt bơm lên giữ lại không cho thoát ra tới khi cắt lúa, làm như vậy năng suất lúa không được cao nhưng cũng đỡ hơn là thất trắng ." Từ hai năm qua chính phủ Việt Nam đã thiết lập Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với biến đổi khí hậu. Trong dịp trả lời Nam Nguyên về vấn đề đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước canh tác, TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long phát biểu: "Chính phủ đã có hướng qui hoạch lại vùng trồng lúa, thứ hai nghiên cứu những giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu như nắng nóng, khô hạn, ngập mặn, ngập úng …thứ ba là bố trí giống cây trồng cho phù hợp, thứ tư là áp dụng kỹ thuật thích ứng thích nghi với biến đổi khí hậu. Cuối cùng là tìm cách phối hợp với các nước trong vùng tạo mối liên kết trong vấn đề nước sông Mekong. Đặc biệt các nước Đông Dương cần ngồi lại với nhau vì nước sông Mekong không chỉ ảnh hưởng cho một mình Việt Nam." Đối với nông dân đồng bằng sông Cửu Long, trồng trọt đánh bắt nuôi thủy sản mọi thứ trông ở trời, dù trong hoàn cảnh nào cũng cam chịu và nỗ lực để sinh tồn. Nếu hỏi một nông dân về tình trạng biến đổi khí hậu nước biển dâng làm chìm ngập 1/3 đồng bằng sông Cửu Long, câu trả lời sẽ là trời kêu ai nấy dạ. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
# Gia'o Da^n Co^`n Da^`u Tie^'p Tu.c Bi. Ha`nh Ha. Vi` Ddo+n Khie^'u Na.i
GIÁO DÂN CỒN DẦU TIẾP TỤC BỊ HÀNH HẠ VÌ ĐƠN KHIẾU NẠI.
Như mọi người đã biết, hôm 26-11-2010, gần 100 giáo dân giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, đã ký vào một Đơn Khiếu nại, yêu cầu nhà cầm quyền CS tại Đà Nẵng :
Phản đối của Việt Nam trước lời khuyến cáo không nên tiêu dùng cá tra
Vũ Hoàng, phóng viên RFA2010-12-11Tuần trước, Cẩm nang của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) đã chính thức liệt kê cá tra của Việt Nam vào danh sách đỏ, đưa ra lời khuyến cáo "tránh tiêu dùng" trong cuốn cẩm nang hướng dẫn sử dụng thuỷ sản 2010-2011 phát hành tại một số nước Châu Âu. Photo Vietnamnet Phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối và cho rằng việc xếp hạng của WWF là thiếu khách quan, thiếu chính xác và không có cơ sở khoa học về cá tra của Việt Nam. Để thấy được đánh giá của người trong cuộc về vấn đề này, Vũ Hoàng đã có buổi tiếp xúc với ông Phan Văn Danh – Chủ tịch Hiệp hội Nghề Nuôi trồng và Chế biến Thuỷ sản các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vũ Hoàng có bài tường trình sau. Sau khi WWF xếp hạng cá tra, loài cá mang lại nguồn thu lớn cho người dân nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh ĐBSCL mỗi năm trị giá hơn ngàn tỷ đồng vào danh sách đỏ, thì nhiều người thắc mắc đặt ra câu hỏi tại sao cá tra, loài cá dễ nuôi đến vậy lại bị tuyệt chủng. Thực ra thì danh sách đỏ ở đây được hiểu theo nghĩa khác, nghĩa là dựa trên phân cấp của cuốn cẩm nang tiêu dùng thuỷ sản mỗi năm ấn bản một lần, WWF khuyến nghị người tiêu dùng nên hay không nên tiêu dùng một loại sản phẩm với 19 tiêu chí mà chủ yếu là về môi trường. Cụ thể là cuốn cẩm nang này chia làm 3 hạng mục tương đương 3 màu: xanh, vàng và đỏ. Màu xanh nghĩa là: sản phẩm thân thiện với môi trường, nên sử dụng; màu vàng là: hãy suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng và cuối cùng là màu đỏ: tránh sử dụng. Loài cá tra của Việt Nam đã bị đưa từ khung màu vàng sang màu đỏ. Lời khuyến cáo chính thức từ một tổ chức môi trường có uy tín như vậy hẳn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường nhập khẩu cá tra này từ Châu Âu. WWF cho rằng, môi trường nuôi, sử dụng thức ăn nuôi cá, các hoá chất và thuốc thú y trong nuôi cá tra của Việt Nam có vấn đề. Phù hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế Đem câu hỏi về quy trình nuôi trồng và chế biến cá tra từ khâu con giống cho đến khâu cuối cùng trước khi mang đi xuất khẩu có đúng tiêu chuẩn môi trường và hợp vệ sinh hay không, ông Phan Văn Danh – Chủ tịch Hiệp hội Nghề Nuôi trồng và Chế biến Thuỷ sản các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, cho biết:"Việc nuôi trồng thuỷ sản và đặc biệt là con cá tra, thì nguồn nước hết sức dồi dào, cung cấp đủ số nước cần thiết. Tất nhiên trong quá trình nuôi cá hay nuôi tôm cái, tôi nghĩ tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng thuốc trị bệnh cho nó, ngừa bệnh rồi xử lý ô nhiễm nguồn nước. Để cho cá khoẻ mạnh thì cũng có sử dụng một số hoá chất cần thiết nhưng không phải dùng thuốc trừ sâu như họ nói." Ngoài ra, trước những câu hỏi liên quan liệu có sử dụng thuốc trừ sâu để trị bệnh cho cá, ông Danh phản đối: "Nếu sử dụng thuốc trừ sâu hay các hoá chất độc hại thì con cá cũng chết chứ đừng nói đến những chuyện gì khác. Tất cả những loại hoá chất kháng sinh nằm trong phạm vi cho phép thì chúng tôi giám sát, hướng dẫn nhân dân một cách rất bài bản." Từ những ngày đầu tiên xuất khẩu thuỷ sản, thấy được những đòi hỏi kỹ về chăm sóc hay nhân tạo loài cá ba sa phức tạp, hiệu quả không cao và tỷ lệ sống thấp, nên hàng ngàn hộ dân ở vùng ĐBSCL đã chuyển sang nuôi cá tra, loài cá có khả năng sinh sản ưu việt hơn và nuôi trồng đem lại hiệu quả hơn. Kể từ đó, cụ thể là từ năm 2000 cho đến nay, số lượng loài cá tra ngày một tăng với chất lượng ngày một tốt.
Con cá tra của Việt Nam đã được tiêu dùng trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của EU, Australia, Mỹ, Nhật Bản, trong đó một số nhà máy và vùng nuôi cá tra Việt Nam đã được cấp chứng nhận GlobalGAP. Cũng theo lời ông Danh thì tập quán nuôi trồng cá tra đã thay đổi rất nhiều: "Cách đây khoảng chừng 20-30 năm, bà con nuôi trong ao đầm theo kiểu quảng canh, thì cho ăn đủ thứ, có gì ăn đấy không bài bản như bây giờ. Khi đưa con cá tra này nuôi công nghiệp, mà giờ đây trở thành một ngành công nghiệp có quy mô, tầm cỡ của ĐBSCL hàng tỷ. Năm nay đến 2,000 tỷ chứ không phải như kiểu họ nói. Nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn an toàn chế biến thực phẩm của quốc tế. Thì không vì lý do gì, mà lại đưa con cá tra này vào sách đỏ cả. Đó là một điều phi lý." Không đến nỗi gây ô nhiễm môi trường Những điều được xem là phi lý này dường như không chỉ gói gọn trong những công đoạn đầu vào, bắt đầu từ thả cá giống cho đến khi mang cá tra đi xuất khẩu, mà nó còn liên quan đến nguồn nước thải hay vấn đề lây bệnh của cá là những tác động lên môi trường bên ngoài mà WWF chú tâm:"Tất nhiên quá trình nuôi với số lượng lớn như hiện nay thì cũng có những tác động nhất định đến nguồn nước, nhưng việc giữ gìn vệ sinh môi trường nước thải ra sông, thì đến nay chính quyền Bộ NN và PTNT và chính quyền địa phương cùng với Bộ Tài nguyên Môi trường có nhiều giải pháp để xử lý. Các nhà khoa học của chúng tôi có khảo sát và cảnh báo tình hình nuôi cá tra đến thời điểm hiện nay thì không đến nỗi gây ô nhiễm môi trường như họ nói." Lặp lại vấn đề việc lây lan bệnh tật của cá tra lên môi trường sông hồ, ông Danh nói tiếp: "Đồng bằng Sông Cửu Long cũng còn đầy sông chứ đâu có vấn đề gì đến nỗi lây bệnh mà nó chết hàng loạt, chưa thấy. Tôi là người sống ở đây, đã từng nuôi cá chưa thấy con cá tự nhiên nào sống ngoài sông Cửu Long mà chết cả. Thỉnh thoảng chỉ có số cá tra nuôi trong ao hầm mà chết, bà con vứt ra sông thì cũng thỉnh thoảng thôi, lâu lâu cũng thấy một vài con chứ con cá ở dưới sông mà tự nhiên chết thì chưa bao giờ." Sẽ có kiến nghị Với những gì ông Danh trình bày thì chuyện nuôi trồng cá tra xem ra là phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Như vậy, với một lời khuyến cáo gây bất lợi cho hàng ngàn hộ nông dân đang trông chờ vào con cá tra xuất khẩu, thì với tư cách là một trong người đứng đầu chịu trách nhiệm giúp đỡ bà con xuất khẩu thuỷ sản, ý kiến đề xuất của ông Danh về những giải pháp ngay trước mắt sẽ như thế nào:"Trước tình hình này, chúng tôi sẽ có kiến nghị, đưa thành văn bản đưa lên website, tổ chức Động Vật Hoang Dã Quốc tế mà nói như vậy là vô căn cứ, không đúng sự thật, cố tình xuyên tạc trong lúc con cá tra của chúng tôi có vị thế trên thương trường quốc tế.
Chúng tôi sẽ tìm nguyên nhân chính, chúng tôi nghĩ rằng Bộ Thương mại cũng như Bộ NN và PTNT sẽ có những chứng lý, sẽ đưa những hình ảnh, sẽ mời những tổ chức quốc tế vào giám sát và có những kết luận rõ ràng, chứ không thể đưa tin một cách vô căn cứ như vậy. Còn nếu nói về chuyện gây thiệt hại, thì chính họ là những người chịu trách nhiệm nếu đưa tin thất thiệt. Tôi sẽ kiện cáo họ bồi hoàn những thiệt hại cho ngư dân chúng tôi." Câu chuyện về con cá tra vẫn chưa có hồi kết, hy vọng rằng trong thời gian sắp tới, những câu hỏi về cách xếp hạng loài ca tra vào danh sách đỏ sẽ được giải thích rõ ràng, để những băn khoăn của bà con vùng ĐBSCL được giải toả và ngành thuỷ sản sẽ vẫn là một thế mạnh của Việt Nam trong những năm tới đây. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |