Wednesday, February 2, 2011

Đua nhau phát giá đêm giao thừa


Thứ năm, 3/2/2011, 04:57 GMT+7


30.000 đồng trông một xe máy, 50.000 đồng hai cây mía lộc, thậm chí một quả bóng cũng có giá tương tự. Nắm bắt được tâm lý của người dân đi du xuân nên các tiểu thương thời vụ đua nhau phát giá.
Hàng triệu người đón giao thừa Tân MãoHàng loạt xe máy 'bốc hơi' trong bãi gửi ở trung tâm Hà Nội

Vừa thít dải duy băng màu đỏ vào những cây mía nằm ngổn ngang dưới lòng đường, thấy đôi bạn trẻ đỗ xịch chiếc xe tay ga, vợ chồng anh Thức (29 tuổi) đến từ huyện Thạch Thất, Hà Nội đon đả chạy lại mời chào khách. "Làm hai cây mía lộc này về lấy may em nhé, 50.000 đồng thôi. Mua ở đây còn được rẻ chứ lên dịch lên trên đoạn họ bán những 65.000 đồng cơ đấy...", vợ anh Thức liếng thoắng.

Người đàn bà quấn kín chiếc khăn quanh đầu tâm sự, vợ chồng họ đã đánh xe cải tiến lên Hà Nội từ 4h chiều 30 Tết để tìm chỗ. Sau một hồi đi tìm hiểu, họ cũng chọn được một khoảnh đất khá đẹp trước cổng công viên Thống Nhất (nơi bắn pháo hoa).

Chỉ với nhúm muối được bọc cẩn thận, người buôn hét với giá khá cao. Ảnh: Hoàng Hà.

Giá mía mua vào chưa đến một nửa, vợ anh Thức thật thả bảo, cả năm mới có một ngày nên tranh thủ "hét". Tuy nhiên, nữ doanh nhân làm theo thời vụ cho rằng không phải ai cũng làm được điều đó. "Nhìn mặt mà phát giá thôi. Dễ nhất là các cặp thanh niên đang yêu nhau, nói bao nhiêu họ móc túi trả từng đó...".

Theo tiết lộ, chỉ trong 6 tiếng cặp vợ chồng đến từ ngoại tỉnh của Hà Nội đã bán được 50 cây mía. Số tiền lãi họ để dành cho việc tu sửa ngôi nhà trong thời gian tới.

"Lạnh giá thế này có ai muốn ra đường đâu. Tất cả cũng chỉ vì hoàn cảnh mà hai vợ chồng phải gửi con cho ông bà nội trông giúp", anh Thức với dáng vẻ hiền lành tâm sự.

Không riêng cặp vợ chồng anh Thức, nhiều bạn trẻ dịp này cũng hùn vốn để thử tài kinh doanh của mình. Nhiều gia đình ở Hà Nội cũng tận dụng mặt tiền của mình để mong có cơ hội được "hốt bạc".

Dọc nhiều tuyến phố ở Hà Nội đêm giao thừa như Bà Triệu, Tây Sơn, gần bốt Hàng Đậu, Khâm Thiên... các điểm bán mía mọc lên "như nấm". Tuy nhiên, theo khảo sát của VnExpress.net, không phải ai cũng đưa giá mức giá giống nhau. Người hét 40.000, người 50.000 đồng, thậm chí gặp "gà" có nơi hét với giá 80.000 đồng một cặp mía tím.

Đêm giao thừa, các mặt hàng như bóng có hình chú mèo, bóng đỏ cỡ đại, muối lộc cũng như những cành lộc (táo, khế) cũng được dân kinh doanh dạo khắp các tuyến phố. Một nhúm muối được đóng gói hét với giá 20.000 đồng, quả bóng đại có giá 50.000 đồng hay cành hải đường cũng được nam thanh niên phóng xe máy từ huyện Đông Anh sang hét với giá 100.000 đồng.

"Đòi thì cứ đòi vậy thôi chứ em có lấy hết đâu. Ai kiệt thì mặc cả còn không họ cũng rút ra vừa mua lộc vừa mừng tuổi...", nam thanh niên khoảng 25 tuổi ngồi vắt vẻo trên chiếc xe 82 cũ nát nói với vẻ mặt tỉnh bơ.

Nam thanh niên khoe, hai năm trước anh gom những cành hải đường để mang ra khu vực hồ Trúc Bạch để bán kiếm lời. Nguồn vốn chẳng đáng bao nhiêu nhưng 2 năm anh cũng để ra một khoản tiền kha khá (gần 2 triệu đồng).

Những trái bóng cỡ đại trên phố Phạm Ngọc Thạch được
Những trái bóng cỡ đại trên phố Phạm Ngọc Thạch được "quát" với giá 50.000 đồng. Ảnh: Thái Thịnh.

Để được chứng kiến màn pháo hoa tầm cao ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, ngay từ 22h nhiều người dân đến đây đã phải ráo rác tìm kiếm chỗ gửi xe máy. Đây cũng được xem là cơ hội cho nhiều điểm trông giữ xe tự phát mọc lên.

Sau một hồi loay hoay tìm kiếm, đôi bạn trẻ Hoa - Nam ở huyện quận Long Biên cũng tìm được chỗ gửi xe cho mình với giá 40.000 đồng ở trên phố Lý Thường Kiệt. "Tiền đắt chẳng mấy vấn đề nhưng vé này chỉ có mỗi số mà chẳng có dấu má nghĩ cũng lo. Nhưng đã trót lao vào rồi mà không gửi thì họ mắng, giông cả năm...", Nam nhăn nhó nói.

Lý do Nam đưa ra vì trước đó một số người lợi dụng ngày Lễ cũng tự căng dây lập bãi trông xe ở gần khu vực hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, sau khi thu tiền xong họ đã "biến mất" để lại hàng chục chiếc xe ven đường. Thậm chí, liều lĩnh hơn, một số chủ bãi tự phát cũng đã "nẫng" mất xe của khách dịp này.

Không riêng các bãi tự phát, theo ghi nhận của VnExpress.net, đêm giao thừa, một số người cũng lợi dụng trụ sở cơ quan để kiếm tiền. "Anh lấy rẻ 20.000 đồng. Em đi đến sáng mai quay lại đây lấy cũng được", người đàn ông mặc sắc phục bảo vệ làm việc trên đường Đinh Lễ nói.

3h sáng ngày đầu năm Tân Mão, phố phường Hà Nội không ồn ào náo nhiệt. Dọc các tuyến phố chỉ còn lại những người làm ăn theo thời vụ lục tục ra về. Gương mặt ai cũng háo hức. Họ cười nói rộn rã vì kiếm được một khoản tiền kha khá để trang trải cho những ngày tháng sau Tết.

Thái Thịn
h


“Tết chạy” của những người dân đi khiếu kiện


2011-02-02

Chiều tối hôm 1/2, công an phường Thụy Khuê, Hà Nội đã đốt đồ đạc và không cho những người dân khiếu kiện trú ngụ tại vườn hoa Lý Tự Trọng nữa.

Photo courtesy of vietnamexodus

Những người dân oan đang phải sống cảnh màn trời chiếu đất ở Hà Nội

Dân quá bức xúc

Việc này đã liên tục diễn ra trong những ngày cận Tết khiến cho người dân rất bức xúc. Một người dân khiếu kiện cho biết:

"Tôi là Thân Thị Giang, năm nay tôi 60 tuổi. Đất nước Việt Nam ngày Tết cổ truyền thì cả nước ngoài, nước trong đều muốn về quê hương để ăn Tết. Thế nhưng riêng với chúng tôi, những người mất đất mất nhà, đã không còn chỗ nào để sống nữa, lại bị chính quyền cơ sở đã cướp rồi, bây giờ ra đến đây lại suốt ngày bị công an phường Thụy Khuê suốt ngày khủng bố. 

Chúng tôi già cả rồi, người ít tuổi nhất cũng 49, người nhiều tuổi nhất là 74. Ở ngoài Bắc hiện nay mưa rét, có 7 – 8oC thôi, quá rét!

Mưa phùn, gió bấc như thế mà ngày nào chúng tôi cũng bị công an phường Thụy Khuê xua đuổi, thậm chí còn đốt sạch cả quần áo, chăn màn của chúng tôi, không còn gì để chúng tôi sống nữa.

Bà Thân Thị Giang

Mưa phùn, gió bấc như thế mà ngày nào chúng tôi cũng bị công an phường Thụy Khuê xua đuổi, thậm chí còn đốt sạch cả quần áo, chăn màn của chúng tôi, không còn gì để chúng tôi sống nữa. Đốt hết cả, từ hôm kia đến đến hôm nay là ngày nào cũng hai lần".

Trường hợp của bà Giang chỉ là một trong số gần 30 người dân đi khiếu kiện đất đai đang trú ngụ tại vườn hoa Lý Tự Trọng và Mai Xuân Thưởng từ nhiều năm nay. Bản thân bà đã chịu cảnh màn trời chiếu đất ròng rã 6 năm qua nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chính quyền về trường hợp khiếu kiện của bà. Trong số họ, có những trường hợp thậm chí đã tá túc ở vườn hoa cả chục năm. 

Tìm kế mưu sinh chờ công lý

Vì đeo đuổi mục đích giành lại quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình, những người dân đi khiếu kiện đến từ khắp các tỉnh đã phải tìm cách mưu sinh để sống qua ngày trong thời gian qua. Chị Vũ Thị Hải, quê ở Ninh Bình, cho biết: 

danoan-rfafile.jpg
Công an dẹp những người khiếu kiện. RFA File
"Bây giờ chúng em chỉ đi gom rác thải, phế liệu, đi làm thuê rồi lấy tiền để gửi đơn. Cơm thừa dân Hà Nội họ thương tình thì họ cho chúng em để chúng em sống qua ngày. Thế nhưng họ cứ cho được đến đâu thì công an thành phố Hà Nội lại ra vơ vét hết của chúng em để đốt hết. Quần áo, đồ ăn, mọi cái họ đốt hết."

Theo những người dân đi khiếu kiện, kể từ khi có Đại hội Đảng cho đến dịp Tết này, họ hầu như ngày nào cũng bị công an đuổi và gom đốt đồ đạc khiến cho họ phải tìm đến nơi ở của những quan chức cấp cao để kêu cứu. Chị Hải kể tiếp: 

"Họ đốt liên tục mấy ngày hôm nay. Trước đây vào kỳ Đại hội Đảng hoặc nước ngoài họp ở Việt Nam thì họ gom đốt để phi tang giấu nước ngoài. Họ giấu không được thì họ đưa bà con chúng em vào trại Đồng Dầu. Đến tháng Tết này, liên tục từ hôm Đại hội Đảng đến nay, họ liên tục đốt hết quần áo, chăn màn của bà con, kể cả đồ ăn, gạo thóc họ cũng đốt hết.

Bây giờ chúng em chỉ đi gom rác thải, phế liệu, đi làm thuê rồi lấy tiền để gửi đơn. 

Chị Vũ Thị Hải

Ngày nào cũng thế, hễ họ thấy bà con Hà Nội đem quần áo, đồ dùng cho bà con ăn uống là họ cũng ra vơ vét hết. Đêm hôm qua, 10 giờ, họ ra đốt, rồi hôm nay từ 5 giờ đến 5 giờ 30 họ cũng ra đốt. Hôm qua chúng em đã kêu ra cổng của phủ thủ tướng và chủ tịch nước nhưng mà đến giờ này họ lại tiếp tục đốt tiếp."

Ngay trong những ngày Tết đến, khi nhà nhà xum họp, quây quần bên nhau để đón chào một năm mới thì những người dân đi tìm công lý vốn đã không có một mái nhà để trú ngụ thì nay lại tiếp tục phải đón một cái Tết chạy ở xứ người. Tất nhiên, tình trạng những người dân đi khiếu kiện tập trung sống ở những nơi công cộng lâu nay đã tạo ra những hiệu quả không tốt cho việc quản lý xã hội nói chung. Nhưng việc đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho những trường hợp trên có lẽ không cần nhiều thời gian đến vậy. 

Khi nào thì những người dân trên có được một nơi cư ngụ ổn định – đó là nỗi trăn trở không chỉ của riêng những người trong cuộc. 

Theo dòng thời sự: