Monday, December 6, 2010

Người đàn bà bán cọp con


Thứ Ba, 07/12/2010, 07:16 (GMT+7)


TT - Chỉ cần khách hàng gật đầu, một con hổ con sẽ được nhanh chóng rã đông, xẻ thịt ngay tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng. Bà Vân - một đầu nậu chuyên mua bán  động vật hoang dã - cho hay đã có thâm niên cung cấp loại hàng "độc" trên mười năm nay, thuộc như nằm lòng cách ngâm nguyên con hổ con.

Nhung nai, chân gấu, cọp con từ vài ký đến 20kg được bà Vân đưa ra giới thiệu cho khách hàng đến mua - Ảnh: Anh Thoa

Mạng lưới bán hàng của bà Vân phủ khắp các khu vực TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai..., thậm chí ra cả Hà Nội.

Lần hẹn đầu tiên

Muốn mua được hàng của bà Vân thì phải có được sự giới thiệu bảo đảm của các "đại gia". Chúng tôi được một doanh nhân tên Đức tạo cơ hội tiếp cận với bà Vân qua việc giả tìm mua một chân gấu và rắn hổ chúa. Địa chỉ hẹn giao hàng gần chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Thế nhưng sau đó bà Vân lại thay đổi địa điểm về tận ngã tư Bình Phước (nơi giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương).

"Trong vòng 5-6 tháng nay em bán cả chục con hổ loại này rồi"

Bà VÂN

"Hàng" được mang đến nhưng lại do một người tự xưng là lái xe ôm tên Phương chứ không phải bà Vân. Ông Phương giải thích: "Bà Vân bận giao hàng mối khác nhờ tui đưa hàng đến đây. Bả nói lần đầu làm quen, anh lấy cặp rắn trước. Lần sau có yêu cầu đích thân bả mang tay gấu tới cho anh".

Anh Đức vờ nạt: "Ông về nói với bà Vân làm ăn phải giữ lời hứa, không có hàng thì nói không có hàng. Tôi cần cặp chân gấu để tặng đối tác làm ăn, nay không có thì tôi biết nói gì với họ. Thôi, ông đem luôn cặp rắn về đi, tôi không mua nữa".

Đến nước này ông Phương mới đưa cặp chân gấu ra, giọng tỉnh bơ: "Lần đầu gặp khách phải xem giò xem cẳng cẩn thận, không thì bị bắt như chơi, anh thông cảm. Hàng này của em là hàng xịn, nguồn từ bên Campuchia mới về. Cặp này trên 3kg, giá 1,7 triệu đồng/kg. Cả rắn và cặp chân gấu lấy anh tròn 7 triệu đồng".

Vờ như có điện thoại gọi, anh Đức đi ra ngoài rồi quay lại nói: "Ông cầm 50.000 đồng xem như tiền xăng xe, đưa hàng về, nói bà Vân chúng tôi gửi lại, mai lấy. Nãy giờ dằng dai trễ giờ hẹn, đối tác làm ăn về Đồng Nai rồi. Có gì mai tôi điện lại cho bà Vân".

Bà Vân (áo trắng) đưa hổ con đông lạnh đến giới thiệu cho khách hàng (ảnh chụp lại từ video clip của Đình Khánh)

Giáp mặt

Sau nhiều ngày theo dõi, chúng tôi phát hiện "đại bản doanh" của bà Vân là một căn nhà trên đường Trung Mỹ Tây 13 (P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM). Chiều 2-12, một chiếc xe đông lạnh 5 tấn đỗ trước nhà, 5-6 thanh niên từ trong nhà mở cổng bước ra và vận chuyển vào nhà các túi lưới đựng rắn nhung nhúc cùng những bao thịt còn nhểu máu.

Hơn một giờ sau, có thêm một chiếc xe du lịch 16 chỗ, cửa kính đã được dán kín đềcan màu đen, lùi đuôi lọt hẳn vào cổng của ngôi nhà. Các thanh niên lại khuân hàng chất lên và chiếc xe nhanh chóng vọt đi. Ngoài ngôi nhà trên, trong khu vực này bà Vân còn có ít nhất hai điểm khác để chứa hàng.

Ngày hôm sau, nhận được điện thoại của chúng tôi, bà Vân vội giả lả xin lỗi về chuyện mua bán hôm trước.

"Bữa nay không lấy chân gấu, rắn rít nữa, bà có hàng gì độc độc không?" - anh Đức gợi ý. "Có cái pín cọp ngon lắm. Hay anh làm cả cặp "long hổ tương phùng" luôn cho nó ấm cửa ấm nhà" - bà Vân nhanh nhảu quảng cáo hàng và đưa ra giá: "Một mình cái pín cọp giá 6 triệu. Còn nếu pín có mắt và mật đi theo thì thêm 2 triệu nữa. Pín nặng 1,5-2kg, em sẽ ngâm vào cái keo 5 lít rượu cho anh. Mắt và pín ngâm chung, còn mật ngâm riêng một hũ rượu khoảng 1 lít".

Phân tán hàng ở nhiều điểm khác nhau

Hàng của bà Vân thường được vận chuyển từ huyện Hóc Môn hoặc tỉnh Tây Ninh về TP.HCM rồi tập kết bằng xe đò về khu vực bến xe An Sương (Q.12), sau đó đưa đi phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung ở các khu nhà trọ thuộc P.Trung Mỹ Tây (Q.12). Cách thức vận chuyển hàng đi giao của bà Vân cũng đa dạng và linh hoạt, có thể bằng xe buýt, xe ôm, xe gắn máy hoặc xe du lịch...

"Lấy cho bọn tôi một cái pín cọp và nguyên con hổ con, bà có hàng ngay không?" - anh Đức hỏi. "Cọp con nguyên con từ 13-14kg là 19 triệu. Con này trên người có vết thương nhưng chỉ là vết đạn nhỏ và vết bầm do mắc bẫy ở chân thôi. Chỉ cần mổ bụng, lấy bộ đồ lòng ra rồi khâu lại, rửa cồn cho sạch, để nguyên con tạo dáng, đưa vào hũ ngâm với rượu. Bọn em làm nhanh lắm, khoảng chừng một tiếng là xong".

"Bà đừng có nhì nhằng giống bữa trước, tôi không ưa đâu, hàng mang lại phải xịn" - anh Đức nhắc lại chuyện cũ. Bà Vân trấn an ngay: "Trời ơi! Anh lo gì, trong vòng 5-6 tháng nay em bán cả chục con hổ loại này rồi".

Lần này địa điểm giao hàng nằm trên đường Trần Bình Trọng (P.5, Q.Bình Thạnh). Bà Vân sốt sắng cho biết khoảng 17g30 sẽ đến giao hàng. "Em bán một món lời khoảng 1,5-2 triệu đồng à. Hiện em có con cọp trên 11kg, dứt giá cho anh là 15 triệu. Hàng này được đưa từ bên Thái Lan và Lào qua, hàng rừng chính gốc" - bà Vân nói.

Đúng hẹn, bà Vân và một phụ nữ khác cùng hai thanh niên chở hàng trên hai chiếc xe máy tới điểm giao hàng là một quán cà phê. Anh Đức ra đón và trấn an bà Vân: "Quán này chúng tôi thuê hết cả chiều và tối nay, không có ai ra vào đâu mà sợ".

Hàng được đưa lên gác của quán cà phê. Bà Vân chỉ con hổ đang ướp đông, bảo người làm đi rã đá và xách nguyên bộ pín cọp ra giới thiệu. Riêng con cọp con (đực) to hơn con heo sữa, nặng chừng 11kg. Lật qua lật lại xem hàng thì thấy có hai vết đạn nơi cổ và đầu, lưỡi cọp thè ra khỏi miệng, đuôi và bốn chân đều còn đầy đủ.

Sau khi đi một vòng quan sát quanh quán, bà Vân quay lại nói với anh Đức, giọng đầy vẻ đề phòng: "Nơi này không an toàn. Mổ bụng hổ, moi ruột, máu chảy ra tanh, cộng với mùi rượu và cồn sẽ xông lên khắp quán". Suy tính một hồi, bà Vân quyết định đưa hàng về, hẹn tìm nơi nào an toàn sẽ tới giao và làm hàng.

Hành nghề

Sáng 4-12, như đã hẹn, bà Vân chủ động gọi điện cho anh Đức: "Sẽ giao hàng tại khu Thanh Đa". Tuy nhiên, người phụ nữ này cũng ra giá: "Phải đặt tiền cọc trước khi làm thịt hổ".

Đúng 15g30, bà Vân và những người hôm trước xách lỉnh kỉnh bình thủy tinh, can rượu, cồn, rắn hổ mang loại lớn và nguyên một con hổ con nặng 11kg cùng nhiều vật dụng khác tấp vào căn nhà cấp bốn - địa điểm hẹn trước với chúng tôi. Cánh cửa căn nhà vừa khép lại, bà Vân đã sai người làm nhanh chóng đem hổ cho vào một cái chậu để rã đông.

Mười phút sau, con hổ được rã đông lộ ra bộ lông vàng óng cùng những sọc đen vằn vện, hai chân chồm phía trước, lưỡi le dài trong bộ dáng nằm chầu. Bà Vân ra giá lần chót với giọng dứt khoát: "Đúng 15 triệu, sẽ làm luôn tại chỗ rồi cho vào bình rượu, tính cả tiền sâm, tiền công, bình, rượu..., trọn gói 16 triệu chẵn".

"Còn rắn bán thế nào?" - anh Đức nhìn vào túi lưới đựng con rắn hổ đất đang phùng mang, hỏi. "Rắn thì 800.000 đồng/kg. Chúng tôi sẽ bao hàng và ngâm trọn gói. Sau khi làm xong sẽ cho vào keo, ngâm 20 lít rượu ngon. Bốn tuần sau tụi tôi sẽ quay lại thay rượu cho anh. Tốt nhất ngâm khoảng sáu tháng. Quyết mua thì tiến hành sớm để tôi còn đi Bình Chánh làm cho mối khác" - bà Vân tỏ ra sốt ruột.

Khi bà Vân làm xong, anh Đức thoái thác bằng cách do phải đi tiếp khách gấp nên chỉ lấy con rắn. Riêng con hổ đã làm, ngâm rượu, anh Đức đặt cọc vài trăm ngàn và hẹn bà Vân 1-2 ngày sau lấy. Lúc này bà Vân bắt anh Đức phải đền tiền con hổ.

Cuối cùng chúng tôi phải điện cho hai người khác vào tiếp viện, anh Đức mới thoát ra khỏi căn nhà. Nhóm người của bà Vân cũng rời căn nhà cấp bốn, nổ máy xe rút nhanh về hướng cầu Đỏ.

ANH THOA - ĐỨC TUYÊN


150 triệu euro cho tàu điện ngầm TP.HCM


 
07/12/2010 1:14 
 
Ngày 6.12, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã ký kết hiệp định tài trợ tín dụng trị giá 150 triệu euro (tương đương 4.200 tỉ đồng) với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết Đức hỗ trợ xây dựng dự án đường tàu điện ngầm (metro) thứ hai tại TP.HCM.

Đường tàu điện ngầm dài 11,3 km, bắt đầu từ Thủ Thiêm tới An Sương, có 11 ga trong trung tâm TP. Dự án còn bao gồm một khu depot cũng như mua thêm đầu máy, toa xe mới để vận hành.

Tuyến metro mới sẽ phục vụ 140.000 hành khách mỗi ngày trong năm đầu tiên. Dự kiến tuyến metro thứ 2 với tổng mức đầu tư 1,25 tỉ USD này sẽ được đưa vào sử dụng trong 2016, sau khi đã khởi công vào cuối tháng 8.2010.

Anh Vũ


Hãi hùng đi tàu cánh ngầm


 
07/12/2010 1:16 
Không có ghế ngồi, khách đứng chen nhau - ảnh: Nguyễn Long 
Hôm 6.12, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện tàu Greenlines B3 của Công ty cổ phần Dòng Sông Xanh "cõng" 125 hành khách, so với mức cho phép là 75 người.

Vào lúc 7 giờ sáng, PV Báo Thanh Niên mua vé tàu hãng Greenlines từ TP.HCM đi Vũng Tàu với giá 200.000 đồng/vé. Sau hơn 20 phút kể từ khi xuất phát, tàu phải dừng 3 lần để kiểm tra sự cố. Cuối cùng, sau khi lặn xuống kiểm tra, nữ nhân viên thông báo tàu đã hư và hành khách được chuyển qua tàu khác. Ai cũng nghĩ công ty đưa tàu khác ra để tiếp tục hành trình về Vũng Tàu nhưng nhà tàu đã chuyển hết hành khách sang chuyến tàu xuất bến lúc 7 giờ 30 đã chật kín khách.

 Trên boong lúc này có 125 khách nên con tàu trở nên ì ạch, nghiêng hẳn về một bên khiến hành khách hết sức lo lắng. Do quá đông người nên hành khách phải chen chúc đứng, ngồi la liệt. Khi tàu đến cửa biển gặp sóng lắc lư, nhiều hành khách hốt hoảng gọi điện thoại đến các cơ quan chức năng cầu cứu. Một số người đến đập cửa phòng thuyền trưởng đề nghị dừng tàu nhưng  bị phớt lờ. 

Sau hơn 2 giờ lênh đênh, cuối cùng tàu cập vào cảng Cầu Đá, TP Vũng Tàu. Nhận được thông tin từ PV Thanh Niên, Phòng CSGT đường thủy, Thanh tra giao thông đường thủy và Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đến cảng Cầu Đá để kiểm tra tàu Greenlines B3. Lực lượng chức năng phát hiện tàu chở người quá quy định (125/75 người), đặc biệt thuyền trưởng không có bằng lái tàu, tàu thiếu áo phao.

            Nguyễn Long


"Ninja" quấy rối nhà chủ tịch huyện


 
07/12/2010 0:33 
Căn nhà của ông Hùng, nơi có kẻ lạ nhiều lần đột nhập - ảnh: T.T.P
Như Thanh Niên đã thông tin, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND H.Long Phú (Sóc Trăng), vừa gửi đơn nhờ điều tra, xác minh việc có kẻ lạ liên tục đột nhập vào nhà ông trong thời gian qua.

Ngày 6.12, trao đổi với PV Thanh Niên về sự việc trên, trung tá Võ Thành Công - Trưởng công an thị trấn Trần Đề, H.Trần Đề - cho biết khi được ông Hùng báo tin có kẻ lạ đột nhập, rình mò nhà của mình, công an thị trấn kết hợp với lực lượng đồn biên phòng đóng trên địa bàn thị trấn Trần Đề xuống xác minh hiện trường, tìm hiểu nguyên nhân.

Ngoài 3 trường hợp kẻ lạ đột nhập vào nhà ông Hùng gần đây mà gia đình có báo công an, vào ngày 20.10, có đối tượng phá hỏng nhiều thanh lam thông gió sau nhà bếp để đột nhập vào nhà ông Hùng. Lần đó, kẻ lạ đã lục tung nhiều vật dụng trong nhà và lấy gần 20 cái áo của ông Hùng.

Theo trung tá Võ Thành Công, nhà của ông Hùng được xây dựng khá kiên cố, khang trang, các cánh cửa được lắp bằng những thanh inox lớn, nhưng đã nhiều lần xuất hiện kẻ lạ rình mò nhà, chúng còn leo lên tận nóc nhà hai lầu, cao hơn chục mét để dòm ngó; nếu phát hiện gia đình có sơ hở, không có người bên trong thì đột nhập vào nhà.

Thông qua hệ thống camera, người nhà của ông Hùng còn phát hiện kẻ lạ mặc quần áo đen ngồi trên nóc nhà, có khi còn lấy tay bịt các đầu thu camera. Khi bị phát hiện, kẻ lạ đã nhanh chóng tẩu thoát. Hiện lực lượng công an chưa xác minh, nhận dạng được kẻ lạ mặt kể trên, vì hệ thống camera của ông Hùng lắp đặt không đúng kỹ thuật, hoặc hư hỏng nên không lưu trữ được hình ảnh gì.

Theo quan sát, căn nhà của ông Hùng nằm giữa thị trấn có dân cư đông đúc, sầm uất. Đặc biệt, thị trấn Trần Đề có cửa biển lớn, có hàng ngàn ngư dân ở khắp nơi quy tụ về đây sinh sống, lập nghiệp. Qua xác minh, ông Công nhận định, đây không phải là vụ trộm cắp thông thường mà kẻ lạ cố tình quấy rối nhà ông Hùng. Sự việc đang được công an tiếp tục điều tra, xác minh.

Sau nhiều lần bị kẻ lạ đột nhập vào nhà, gần đây ông Hùng không cho người nhà (kể cả cán bộ trong cơ quan) cho người lạ biết số điện thoại của ông.

Trần Thanh Phong


Đổ xô đi “mót" vàng sông Đà


06/12/2010 19:37:11

 - Thuỷ điện Sơn La đóng 12 cửa xả sâu để tích nước hồ (từ ngày 3/12 đến nay) làm cho đoạn sông Đà nơi tiếp giáp giữa hồ Hoà Bình và phía hạ lưu đập thuỷ điện Sơn La trở nên khô cạn. Đoạn sông này có chiều dài khoảng 2 cây số bỗng chốc rộ lên cảnh người dân đổ xô đến đãi, "mót" vàng sa khoáng. 

Mỗi ngày có vài trăm lượt người đến từ các bản của 2 xã Pi Toong và Tạ Bú. Họ đến từ sáng sớm với dụng cụ cầm tay gồm cuốc, xẻng, sà beng, xô, chậu, bàn đãi vàng.

Chị Lò Thị Loan (người đãi vàng) ở bản Đớ, xã Pi Toong, huyện Mường La (Sơn La) cho biết: Một ngày "mót" được nhiều nhất là bốn phân cho cả nhóm ba đến bốn người cùng làm, giá bán từ 250.000 đến 300.000 đồng/phân (10 phân vàng cốm sa khoáng tương đương với 0,6 – 0,7 chỉ vàng). Tính ra giá trị tiền lao động bình quân 200.000 đồng/người/ngày.

 Anh Lò Văn Hoàn nói thêm: Bà con trong bản tranh thủ những ngày nông nhàn đi đãi vàng để có tiền sắm hàng Tết. Nhưng cũng chỉ tranh thủ được vài ngày thôi. Khi đập Sơn La tháo nước xuống hồ Hoà Bình thì bà con hết cơ hội 'mót" vàng.

 

Người dân đãi vàng tại bờ sông Đà trên địa phận bản Két, xã Tạ Bú, huyện Mường La (Sơn La).
Người dân đãi vàng tại bờ sông Đà trên địa phận bản Két, xã Tạ Bú, huyện Mường La (Sơn La).
Tìm vàng sa khoáng nơi lòng sông Đà cạn (chụp ngày 4/12/2010)
Tìm vàng sa khoáng nơi lòng sông Đà cạn (chụp ngày 4/12/2010)
 Đào bới bờ sông tìm vàng sa khoáng
Đào bới bờ sông tìm vàng sa khoáng
Đãi cát tìm vàng
Đãi cát tìm vàng
Đoạn sông Đà phía sau đập khô cạn sau khi hồ  thuỷ điện Sơn La tích nước chuẩn bị phát điện tổ máy 1 thuỷ điện Sơn La vào cuối tháng 12 năm nay.
Đoạn sông Đà phía sau đập khô cạn sau khi hồ thuỷ điện Sơn La tích nước chuẩn bị phát điện tổ máy 1 thuỷ điện Sơn La vào cuối tháng 12 năm nay.
Bến cảng Mường La có công suất bốc dỡ 1 triệu m3/năm có nhiệm vụ tiếp nhận vật liệu cát, thiết bị máy móc từ miền xuôi, ngược hồ Hoà Bình lên công trường thuỷ điện Sơn La, nay đang bị  khô cạn, ngưng hoạt động.
Bến cảng Mường La có công suất bốc dỡ 1 triệu m3/năm có nhiệm vụ tiếp nhận vật liệu cát, thiết bị máy móc từ miền xuôi, ngược hồ Hoà Bình lên công trường thuỷ điện Sơn La, nay đang bị khô cạn, ngưng hoạt động.
Hồ thuỷ điện Sơn La mùa tích nước.
Hồ thuỷ điện Sơn La mùa tích nước



Chính Tới


VN bị tố cáo cắm mốc lên lãnh thổ Campuchia


2010-12-06

Hội đồng giám sát của Cambodia, một tổ chức tư nhân về vấn đề biên giới với Việt Nam, đến xem xét 2 cột mốc hôm chủ nhật mùng 5 tháng 12, xác định cả hai được cắm bên trong lãnh thổ Cambodia.

AFP photo

Các nhà báo Campuchia tham dự một hội nghị video tại trụ sở đảng Sam Rainsy ngày 28 Tháng 1 Năm 2010. Tòa án Campuchia kết án vắng mặt nhà lãnh đạo đảng đối lập hai năm tù giam về tội nhổ cột mốc biên giới.


Với sự hiện diện của nhiều nhân viên hành chính và công an của Việt Nam, đại diện của Hội đồng giám sát Cambodia xác định cột mốc tạm số 108 đã được Ủy ban biên giới của 2 quốc gia cắm vào 60 mét bên trong lãnh thổ Cambodia.  Cột mốc 109 được cắm vào sâu hơn, tới 200 mét về phía Cambodia.  

Cột mốc 108 và 109 

Về vấn đề biên giới với Việt Nam đến xem xét hai cột mốc hôm chủ nhật mùng 5 tháng 12, xác định cả hai được cắm bên trong lãnh thổ Cambodia.
Với sự hiện diện của nhiều nhân viên hành chính và công an của Việt Nam, đại diện của Hội đồng giám sát Cambodia xác định cột mốc tạm số 108 đã được Ủy ban biên giới của 2 quốc gia cắm vào 60 mét bên trong lãnh thổ Cambodia. Cột mốc 109 được cắm vào sâu hơn, tới 200 mét về phía Cambodia. 

Có ít nhất 14 người đại diện cho Hội đồng giám sát Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 108 và 109 ở xóm Kba Kadal, xã Đa, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham vào hôm Chủ nhật, ngày 5 tháng 12 vừa qua sau khi có hơn 200 người dân thuộc địa bàn này viết đơn kiện cột mốc tạm đó cắm vào lãnh thổ nước này.

Ông Rong Chhun, đại diện Hội đồng giám sát, và là Giám đốc Hiệp Hội giáo viên độc lập của Campuchia khẳng định sau khi ông đến xem xét vị trí cột mốc tạm rằng, cột mốc tạm số 109 được cắm lên đất vườn đào dân cách từ vườn mía người Việt khoảng 200 mét. 

Ông còn cho biết, ngoài ra còn có cột mốc tạm số 108 mà chính quyền khẳng định cắm lên đất vườn mía người Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam nhưng những người dân cùng tham gia đến xem xét cột mốc đó khẳng định đất vườn mía người Việt trước đây cũng là sở hữu của họ nhưng bị người Việt xâm chiếm để trồng mía trong những năm 1992. Ông Rong Chhun nhắc lại lời kể của dân bị người Việt xâm chiếm đất để trồng mía:

"Họ khẳng định rằng đất vườn mía ấy là đất của anh em họ mà người Việt xâm chiếm để trồng mía. Họ còn nói đất vườn mía ấy là sở hữu của ông cha họ từ lâu và họ đã làm ruộng như thường, tuy nhiên vào năm 1992 chính quyền Việt Nam đến phá lúa họ và cấm trồng trọt."

Ông Rong Chhun còn cho biết thêm hiện nay người Việt đang trồng mía trên đất vườn ấy và ông cũng khẳng định cột mốc cắm tạm số 108 cũng bị Ủy ban biên giới của hai quốc gia cắm vào lãnh thổ Campuchia cách biên giới Việt Nam khoảng 60 mét. Ông sẽ viết thư đề nghị Chính phủ giải thích và giải quyết vấn đề này.

Ngoài đoàn của đại diện Hội đồng giám sát Campuchia, còn có nhiều người dân địa phương cùng đến xem xét cột mốc. Một cựu chiến binh ông Sum Sarith nói rằng, người dân thật sự bị mất đất bởi việc cắm cột mốc tạm số 109. Ông còn nói rằng người dân bị hăm dọa bắt bỏ tù nếu như họ khiếu nại chống đối việc cắm cột mốc này. Ông Sum Sarith nói:

"Không có ai dám đến gần bởi vì có lời hăm dọa rằng nếu như người dân đến xem cột mốc sẽ bị bắt bỏ tù chính vì thực tế đã xảy ra ở tỉnh Svay Riêng. Chúng tôi không biết làm thế nào … tôi nói như vậy vì đây là sự thật."

Mất đất của dân

000_Hkg2335221-250.jpg
Lãnh đạo Đảng đối lập Campuchia Sam Rainsy (P) trước tòa nhà Quốc hội ở Phnom Penh ngày 01 Tháng Năm năm 2009. AFP photo
Còn thành viên của Hội đồng xã Đa ông Thy Bun Hak cũng nói rằng, người dân đã làm ruộng và trồng đào trên đất ấy từ lâu, thế nhưng sau khi cột mốc tạm số 109 được cắm thì người dân cũng bị cấm không được làm ruộng tại đó. Ông còn nói rằng, có ít nhất từ 50 đến 60 gia đình bị ảnh hưởng đến đời sống bởi việc cắm cột mốc tạm này. Ông Thy Bun Hak nói thêm:

"Tóm lại, chúng tôi không biết đất bị mất từ năm nào nhưng hiện nay cột mốc ấy cắm lên đất vườn đào của dân, và vườn đào ấy cách vườn mía người Việt hơn 100 mét."

Chủ tịch Ủy ban biên giới của Chính phủ hoàng gia Campuchia ông Var Kim Hong từng cho Đài Á Châu tự do biết rằng, việc cắm cột mốc biên giới là công việc của hai Ủy ban biên giới Quốc gia Campuchia-Việt Nam. Ông nói công việc này không liên quan gì đến ông Rong Chhun, chính vì ông không phải là người chuyên môn về biên giới.

Mặc dù ông Rong Chhun từng bị cảnh cáo đàn áp và khởi kiện lên Tòa nếu như ông đến xem xét hay làm hư hỏng cột mốc tạm, nhưng hôm qua ông đi đến vị trí cột mốc một cách an toàn. Ông nói có rất nhiều công an Việt Nam có mặt tại đó: 

"Chúng tôi không bao giờ e ngại. Chúng tôi có kế hoạch đi xem xét nhiều cột mốc khác bởi vì chúng tôi nghĩ rằng, công việc này không phải vì cá nhân nào. Ngược lại vì đất nước, và bảo vệ đất nước. Chúng tôi không thể nào đứng nhìn Việt Nam xâm lấn vào lãnh thổ chúng tôi, và chúng tôi cũng không muốn xâm lấn vào lãnh thỗ bất cứ nước láng giềng nào. Vậy chúng tôi không sợ với những gì xảy ra liên quan về vấn đề biên giới."

Tóm lại, chúng tôi không biết đất bị mất từ năm nào nhưng hiện nay cột mốc ấy cắm lên đất vườn đào của dân, và vườn đào ấy cách vườn mía người Việt hơn 100 mét.

Ông Thy Bun Hak

Ông Phay Siphan, Phát ngôn viên của Ban Nội Các Sự vụ Campuchia bác bỏ cáo buộc từ Hội đồng giám sát và người dân địa phương. Ông khẳng định, việc cắm cột mốc số 109 này không làm dân mất đất,"Không thể tin được bởi vì chỉ là ý kiến cá nhân của ông Rong Chhun. Ông Rong Chhun không phải là người có chuyên môn biên giới và kỹ thuật viên xem bản đồ cơ bản của chúng ta. Đây chỉ là ý kiến mang tính kích động chính trị. Vấn đề biên giới là công việc của Ủy ban biên giới."

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2005, ông Rong Chhun bị công an nước này bắt tạm giam và sau đó bị Tòa án kết án 96 ngày tù vì liên quan việc ra thông cáo phê bình Chính phủ ông Hun Sen ký Hiệp định biên giới bổ sung với Chính phủ Hà Nội hồi đầu tháng 10 năm 2005 tại Thủ đô Hà Nội.

(Quốc Việt tường trình từ Cambodia)

Theo dòng thời sự:


# My~ Ha. Thu?y Ta`u Chie^'n Tu+` The'p Cu?a To`a Tha'p Ddo^i

Tập đoàn Northrop Grumman đã hạ thủy chiếc tàu đổ bộ lớp San Antonio thứ 8 cho hải quân Mỹ. Trước đó, loại tàu này nhận được nhiều nhận xét tiêu cực.

Trước đó, hải quân Mỹ đã chỉ trích khá nhiều về tàu đổ bộ mới, Lầu Năm Góc cùng nhà sản xuất đã tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa và hoàn thiện hơn các tàu đổ bộ tiếp theo.

Chiếc tàu mới hạ thủy được đặt tên là USS Arlington (LPD 24). Việc đặt tên này nhằm tôn vinh và tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9/2001. Điều đặc biệt là thép để làm con tàu này được tái chế lại từ đống sắt thép trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Trước đó, tàu USS Independent cũng được làm từ thép tái chế lại của tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới, đây là thông điệp gửi đến toàn thế giới rằng, Mỹ hoàn toàn có thể khôi phục tất cả từ đống đổ nát.


Chiếc USS Arlington làm từ thép của tòa tháp đôi sụp đổ hồi năm 2001.

Doug Lounsberry người quản lý dự án San Antonio cho biết: "Đây là chiếc tàu chất lượng hàng đầu, đội ngũ đóng tàu của chúng tôi đã làm việc hết mình cho chất lượng của con tàu. Đây là con tàu LPD (1) hoàn thiện nhất từ trước đến nay, thời gian khởi động dự án cho đến khi hoàn thành là ngắn nhất, phần lớn công việc được hoàn thành trên mặt đất, đây cũng là cách để hoàn thành con tàu phức tạp này"

Rất nhiều hệ thống của con tàu mới được nâng cấp so với các tàu trước đó, bao gồm: hệ thống lọc nước mới, hệ thống dữ liệu chiến đấu mới cho phép khắc phục lỗi trong hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu được nên ra trong báo cáo của Hải quân Mỹ, máy tính mới mạnh hơn, nâng cao khả năng sống còn trong hoạt động chiến đấu.

Các thế hệ tàu đổ bộ lớp San Antonio là nền tảng của lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong tương lai. Nó sẽ thay thế dần các tàu đổ bộ lớp Austin trong biên chế, cùng với sự phát triển của máy bay V-22 Osprey, các xe viễn chinh EFV (2) mới, tạo nên mạng lưới hoàn thiện cho các hoạt động đổ bộ trong tương lai.

Tàu có khả năng chở 800 binh lính, hai hệ thống đổ bộ khí đệm LCAC (3), hoặc một hệ thống LCU (4) có khả năng mang theo các xe tăng M1A2, 14 xe viễn chinh EFV, boong tàu có khả năng mang 4 máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight, hoặc hai chiếc V-22 Osprey với khả năng cất hạ cánh cùng lúc.

Tuy có khả nhiều chỉ trích từ phía Hải quân Mỹ, song đây vẫn là lực lượng đổ bộ nòng cốt của hải quân nước này trong tương lai. Các gói khắc phục, nâng cấp các khuyết điểm sẽ đem lại một năng lực hoàn toàn mới cho loại tàu đổ bộ này.

Mọi hệ thống vũ khí dù hiện đại đến đâu cũng tồn tại những điểm yếu, tàu đổ bộ lớp San Antonio cũng không phải là một ngoại lệ, quan trọng là nhà sản xuất sẽ khắc phục các yếu điểm này như thế nào.

Chú thích thuật ngữ viết tắt:

(1) LPD - Landing Platform, Doc: Tàu đổ bộ/vận tải có sàn đỗ máy bay;
(2) EVF - Expeditionary Fighting Vehicles: Xe chiến đấu viễn chinh;
(3) LCAC - Landing Craff Air Cushion: Tàu đổ bộ đệm khí;
(4) LCU - Landing Craff Utility: Tàu đổ bộ đa dạng;


Quốc Việt
(theo Northrop Grumman)

Ung thư gia tăng (Kỳ 1): Bệnh viện quá tải, bệnh nhân vật vạ

Thứ Ba, 07/12/2010, 04:26 (GMT+7)


TT - 11g trưa, cả hai phòng khám, xét nghiệm phát hiện sớm ung thư ở Bệnh viện K chật ních người. Trời Hà Nội đầu đông, chúng tôi phải mặc áo len nhưng trong phòng khám vẫn bật quạt vì không khí ngột ngạt, oi bức.

Chen chúc chờ đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM sáng 24-11 - Ảnh: Thanh Đạm

Tình hình cũng tương tự ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

3 người/giường

Anh Nguyễn Văn S., 48 tuổi được chuyển từ Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa ra Bệnh viện K Hà Nội điều trị u vòm họng. Bệnh nhân mới ra Hà Nội một ngày nhưng họ hàng, người thân đã sốt ruột vì bệnh viện chật quá, ba bệnh nhân/giường. Mệt, ốm, anh S. trằn trọc suốt đêm không ngủ được vì chật và... hôi. Cậy cục mãi anh mới nhờ được chuyển sang phòng bệnh dịch vụ.

1 tỉ USD/năm chảy ra nước ngoài chữa ung thư

Theo ước tính của một chuyên gia điều trị ung thư, riêng chi phí điều trị ung thư của bệnh nhân VN ở nước ngoài đã lên tới 1 tỉ USD/năm, mặc dù bác sĩ VN chuyên môn không kém cạnh so với các nước trong khu vực.

Ở phòng xét nghiệm tế bào Bệnh viện K, 16g bệnh nhân vẫn ngồi đợi chật hai dãy ghế. TS Lê Quang Hải, trưởng phòng, mặt lấm tấm mồ hôi, kể mỗi ngày phòng này làm xét nghiệm cho 300 bệnh nhân, cả phòng căng hết sức làm mới hết, bởi thông thường mỗi phòng xét nghiệm chỉ nên làm xét nghiệm cho 200 bệnh nhân/ngày.

Theo ông Trần Văn Thuấn, phó giám đốc Bệnh viện K, năm năm trước mỗi ngày phòng khám Bệnh viện K tiếp nhận 600-700 bệnh nhân, nhưng gần đây con số này tăng vọt lên 1.000 bệnh nhân/ngày. Chưa kể hai cơ sở điều trị của bệnh viện luôn có chừng 2.000 bệnh nhân điều trị nội trú. Với cơ sở vật chất hiện có, Bệnh viện K là một trong những cơ sở y tế quá tải nhất nước, có lúc chịu đựng tới 285% so với năng lực.

Bệnh nhân ung thư là nhóm bệnh nhân chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi, mất sức, nhất là giai đoạn điều trị hóa trị, xạ trị, nhưng hầu hết phải nằm ghép đôi, ghép ba, thậm chí tại Trung tâm xạ trị và điều trị ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, từng phải ghép tám bệnh nhân/giường bệnh!

Bệnh nhân chờ khám bệnh tràn ra lối đi và vỉa hè của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm

Nằm ở hành lang, gầm giường

Một giờ khuya, chị P.T.Q., 25 tuổi, ở Châu Thành, Trà Vinh, đón xe từ nhà đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để tái khám bệnh bướu sợi tuyến vú. 5g cùng ngày, chị có mặt tại Bệnh viện Ung bướu, 6g đã bắt số nhưng gần 10g vẫn chưa được gọi vào phòng khám.

Đến bệnh viện từ lúc 7g nhưng số thứ tự của bà D.T.D., 54 tuổi, ngụ Bình Định, nhận được là 863. Bị bệnh bướu cổ hơn một năm nay, bà đang điều trị bằng cách uống thuốc. Lần nào tái khám, bà D. cũng lặn lội từ Bình Định đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Dù biết mỗi lần đi khám là một hành trình chờ đợi kéo dài nhưng hai mẹ con đã an ủi với nhau dẫu sao đây cũng là bệnh viện lớn điều trị ung bướu nên ráng chịu cực, chứ ở tỉnh đâu có bệnh viện nào bằng!

Sáng 19-11, gần khu khám bệnh đầu, cổ của bệnh viện, một số bệnh nhân trải chiếu nằm ngay hành lang dành cho người đi lại. Một phụ nữ lớn tuổi, tóc bị rụng hết, nằm với dáng vẻ mệt mỏi. Ngồi cạnh là người chồng, ông N.N.K., 57 tuổi, ngụ ở Thoại Sơn, An Giang, ở đây chăm sóc vợ. Ông K. kể vợ ông mắc bệnh ung thư vú, điều trị tại khoa nội 4 của bệnh viện này suốt tám tháng nay. Từ khi nhập viện đến nay vợ ông đều phải nằm ở hành lang. Lý do là trên khoa quá tải, không còn chỗ. Bệnh viện cứ ghép 3-4 người một giường. Vì vậy, người nào đến sau phải tự giác mua chiếu nằm hành lang.

Một cặp vợ chồng khác nằm bên cạnh cho biết: bình thường không sao chứ khi có cơn mưa lớn là nước lênh láng hành lang. Khi đó những người bệnh nằm ở hành lang lại ôm chiếu lên cầu thang đứng, đợi nước rút.

Ông N.N.P., 57 tuổi, ở TP.HCM, mắc bệnh ung thư hậu môn gần hai năm nay, kể ông phải nằm dưới gầm giường bệnh viện từ rất lâu. Ông bảo bệnh viện quá tải nên phải chịu vậy. Không biết đến bao giờ bệnh nhân vào viện được nằm một mình một giường.

Ông Trần Văn Thuấn, phó giám đốc Bệnh viện K, cho hay năm năm trở lại đây, mỗi năm bệnh nhân ung thư vào viện tăng 10-20%. Tại hội thảo quốc gia mới tổ chức tháng 10-2010 về ung thư, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên phải thừa nhận với khoảng 150.000 bệnh nhân mắc ung thư mới/năm, ngành y tế chỉ đáp ứng 25% nhu cầu điều trị thực tế.

Còn theo bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM năm sau luôn tăng hơn năm trước. Năm 2009, ở thời điểm này số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú được bệnh viện quản lý là 7.000 bệnh nhân thì năm nay con số này đã lên 9.800 bệnh nhân.

Mỗi ngày có 9 phụ nữ VN chết vì ung thư cổ tử cung

Trên thế giới mỗi ngày có 750 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Còn tại Việt Nam ước tính mỗi ngày có 17 phụ nữ có chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung mới và chín phụ nữ chết vì căn bệnh này. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo "Văcxin ngừa HPV tiên phong tạo nên sự khác biệt giúp bảo vệ cuộc sống người phụ nữ" được tổ chức tại TP.HCM ngày 5-12.

TS.BS Cao Hữu Nghĩa - trưởng khoa phòng khám Viện Pasteur TP.HCM - cho biết mỗi năm trên thế giới có 470.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới với 230.000 ca tử vong vì bệnh này. 80% số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển.

L.TH.H.

Tỉ lệ bệnh nhân ung thư tăng nhanh

Tỉ lệ mới mắc chung của ung thư ở nam giới VN ước tính năm 2010 là 181,3/100.000, cao hơn nhiều so với năm 2000 là 146,6/100.000.

Ở nữ giới, tỉ lệ này gia tăng nhanh không kém khi ước tính năm 2010 là 134,9/100.000, trong khi năm 2000 là 101,6/100.000.

Lý giải nguyên nhân số lượng bệnh nhân ung thư tăng cao, ông Trần Văn Thuấn, phó giám đốc Bệnh viện K, cho rằng chương trình quốc gia phòng chống ung thư với nhiều dự án tuyên truyền, người dân có ý thức đi khám, phát hiện bệnh sớm; tuổi thọ trung bình tăng (năm 2010 ở mức 73 tuổi, tăng 2 tuổi so với năm 2005), trong khi ung thư xuất hiện nhiều ở nhóm người già. Bên cạnh đó là yếu tố lối sống và môi trường.

LAN ANH - THÙY DƯƠNG


150 triệu euro cho tàu điện ngầm TP.HCM


 
07/12/2010 1:14 
 
Ngày 6.12, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã ký kết hiệp định tài trợ tín dụng trị giá 150 triệu euro (tương đương 4.200 tỉ đồng) với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết Đức hỗ trợ xây dựng dự án đường tàu điện ngầm (metro) thứ hai tại TP.HCM.

Đường tàu điện ngầm dài 11,3 km, bắt đầu từ Thủ Thiêm tới An Sương, có 11 ga trong trung tâm TP. Dự án còn bao gồm một khu depot cũng như mua thêm đầu máy, toa xe mới để vận hành.

Tuyến metro mới sẽ phục vụ 140.000 hành khách mỗi ngày trong năm đầu tiên. Dự kiến tuyến metro thứ 2 với tổng mức đầu tư 1,25 tỉ USD này sẽ được đưa vào sử dụng trong 2016, sau khi đã khởi công vào cuối tháng 8.2010.

Anh Vũ


Đường dây cho sinh viên vay “nóng”: Xâm nhập sào huyệt


 
07/12/2010 1:27 
PV tiếp xúc với 2 SV đi vay tiền tại cửa hàng của C. ở đường Trần Hưng Đạo (Q.1) -  ảnh: Hoài Nam 

Nói cửa hàng cho vay, cầm đồ cho sang chứ thật ra nhóm người này chỉ thuê diện tích nhỏ xíu ở những nơi gần trường đại học để dễ dàng thu hút sinh viên.

Bao vây sinh viên

Một buổi chiều đầu tháng 12.2010, chúng tôi đến quán cà phê mang tên Sinh Viên nằm trong hẻm 135 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM. Quán này có diện tích khá khiêm tốn, khoảng 30 m2. Lấy cái tên Sinh Viên cho có vẻ trí thức, nói quán cà phê cho oai; chứ thực chất chỉ có vài cái ghế nhựa, và chẳng có ai phục vụ. C. quảng cáo: ngoài cơ sở này còn có 3 cơ sở khác nữa. Tất cả địa điểm cho vay đều nằm gần trường đại học hoặc gần ký túc xá để "thuận lợi" cho sinh viên vay và đóng lãi, cũng như để dễ tiếp thị. Trước đây, C. còn đưa cả đường dây của mình lên mạng internet nhưng mới đây xóa đi vì sợ bị chú ý.

PV đang trao đổi với C...

Chúng tôi vào vai đi đóng tiền lãi giùm cho người bạn tên Dũng. Lúc chúng tôi vào, có 2 SV ở ký túc xá gần đó cầm giấy tờ trên tay đang làm thủ tục vay tín chấp của C. Thấy chúng tôi, C. đón tiếp ân cần và yêu cầu 2 SV trên đi ra trước quán ngồi đợi... Sau một hồi nói chuyện, chúng tôi rút trong túi ra 350.000 đồng, đóng tiền lãi giùm cho người bạn nhưng C. không chịu viết giấy đã nhận tiền. Chúng tôi viện lý do: hoàn toàn tin tưởng C. nhưng viết giấy này chỉ để dễ về thanh toán lại với bạn thôi... Sau một hồi suy nghĩ, C. chấp nhận lấy giấy ra ghi: "Hôm nay, ngày... tháng 12 năm 2010, tôi có nhận của anh Huy 350.000 đồng", rồi ký tên C. Khi chúng tôi rời quán, C. nói với theo: "Ngoài điểm này, tôi còn có 3 cửa hàng khác. Nếu anh có nhu cầu thì cứ đến".

  

... rồi đóng 350.000 đồng - tiền lãi suất cho C...

Từ manh mối đó (cửa hàng số 2 nằm trong hẻm 135 Trần Hưng Đạo, Q.1 - bên hông KTX của trường ĐH Kinh tế và ĐH Khoa học tự nhiên), chúng tôi quyết "truy tìm" các cửa hàng cho vay còn lại trên địa bàn TP.HCM, mà theo C. là cùng chung một đường dây, gồm: cửa hàng số 1 nằm trên đường số 2 (đối diện ĐH Bách khoa); cửa hàng số 3 nằm trên đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, đối diện cổng ĐH Ngoại thương cơ sở 2; cửa hàng số 4 nằm tại khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức (nằm tại trung tâm Làng đại học Thủ Đức).

Theo dấu "quỷ"

  

C. viết giấy nhận tiền xong, rồi đưa cho PV giữ - ảnh: Hoài Nam

Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi được chính những cửa hàng trên "tặng" tờ rơi in dòng chữ đậm cỡ lớn Toàn Thắng Bờm, phía dưới ghi rõ địa chỉ của 4 cửa hàng nói trên và số điện thoại bàn, di động của những người giải quyết thủ tục cho vay. Tờ rơi là chứng cứ khá thuyết phục về mối liên kết của 4 cửa hàng. Sau nhiều ngày tiếp cận, chúng tôi ghi nhận được sự liên kết khá "mật thiết" của đường dây vay tiền này: SV nào có nhu cầu đến 1 trong 4 cửa hàng trên vay tiền đều có một "ông chủ" đứng ra hướng dẫn làm thủ tục giải quyết, chi tiền. SV vay tiền ở cửa hàng nào thì đến cửa hàng đó trả tiền gốc; còn nộp tiền lãi thì đến bất kỳ cửa hàng nào trong 4 nơi trên.

Trưa 2.12, chúng tôi lần theo hướng dẫn của một SV từng vay tiền tại cửa hàng đường D5. Đối diện cổng ĐH Ngoại thương (cơ sở 2) là một văn phòng kinh doanh địa ốc, treo bảng với nội dung: Cầm đồ, cho vay lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn... nhưng không có H., người trực tiếp giao dịch ở đây. Chúng tôi gọi điện thoại, được H. hướng dẫn đến cửa hàng số 3 mới chuyển đến địa điểm gần trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM nằm trên đường D2 (Q.Bình Thạnh). 5 phút sau, chúng tôi có mặt tại cửa hàng của H. mang tên Toàn Thắng Bờm. Bên trong có 2 thanh niên mặt bặm trợn; người hớt tóc đầu đinh tên H. trực tiếp giao dịch với chúng tôi. Trên bàn có vài cuốn tập ghi danh sách SV vay tiền, cầm đồ. Chúng tôi rút trong ví ra thẻ SV ĐH Luật TP.HCM, khóa 2005 - 2009, mang tên Đ.V.T.H cho H. xem. H. đọc kỹ nội dung trong thẻ SV rồi lắc đầu: "Thẻ này không được. Anh đã ra trường rồi, sao vay được. Mà thẻ SV có được đi chăng nữa, anh cũng không đủ điều kiện được vay, bởi vì phải có thêm giấy xác nhận của nhà trường mà SV đang theo học"...  Rồi H. cho biết thêm hình thức cho vay, lãi suất cửa hàng này cũng tương tự 3 cửa hàng còn lại của hệ thống Toàn Thắng Bờm, hoạt động từ 8 giờ 30 cho đến 20 giờ 30 hằng ngày.

Xem thường pháp luật

Quá cao!

Trao đổi với chúng tôi, cán bộ của một ngân hàng nhận định: "Lãi suất cho vay tính ngày của ngân hàng: vay 1 triệu đồng, lãi cũng chỉ khoảng 450 đồng/ngày. Lãi suất của đường dây trên là quá cao".

Trong số những người chúng tôi tiếp cận, C. tỏ ra là người huênh hoang nhất. Theo chúng tôi tìm hiểu, C. mới chỉ học cấp 2, quê Hà Nội, khăn gói vào TP.HCM lập nghiệp từ đầu năm 2010.      

Thủ tục mà C. yêu cầu trước khi đến: Thứ nhất, người vay mang theo thẻ SV; Thứ 2, giấy xác nhận của trường việc SV trong thẻ đang theo học tại trường năm 2010; Thứ 3, viết giấy nhận tiền theo nội dung mà C. chuẩn bị sẵn. C. huênh hoang mình rất am hiểu pháp luật và lách bằng cách: yêu cầu SV viết giấy nhận tiền bán máy vi tính xách tay cho C., chứ không phải SV viết giấy vay tiền của C.. Chúng tôi thắc mắc: "Vậy tính ra lãi suất hằng tháng là 21%, vượt quá quy định của pháp luật, có thể sẽ bị công an xem xét về hành vi cho vay nặng lãi?". C. cười đắc chí: "Tao đâu thu lãi suất tháng. Mười ngày tao thu một lần. Tao nói đây là cho vay tín chấp ngày, chứ không phải tháng. Nếu công an có đến hỏi thì đây cũng chỉ là giao dịch mua bán máy tính dân sự bình thường, đâu phải cho vay gì đâu mà sợ. Có nhiều người đến năn nỉ tao còn chưa cho vay, chứ không phải ai muốn vay là được. Sinh viên đến vay nhiều lắm nên không cần chiều chuộng gì cho mệt". Thấy chúng tôi than phiền về lãi suất, C. nói luôn: "Ở Làng đại học Thủ Đức, nhiều bọn cho vay cắt cổ hơn nhiều, cho vay 1 triệu đồng, thu tiền lãi 40 ngàn đồng/ngày".

C. từng tuyên bố với nhiều SV rằng, chọn nghề này phải quen biết nhiều. Đúng như C. nói, cho vay "cắt cổ" là một trong những "nghề" siêu lợi nhuận; nếu không có thế lực, quen biết thì khó mà tồn tại. 

Đàm Huy


Kỷ luật 6 công an liên quan đến clip bắt mại dâm


 
07/12/2010 1:54 
 
Hôm 6.12, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc họp xem xét và quyết định hình thức kỷ luật đối với 6 cán bộ, chiến sĩ Công an thị xã Cẩm Phả có liên quan đến vụ clip bắt mại dâm gây xôn xao dư luận.

Theo đó, hạ hai cấp đối với trung úy Hoàng Hà Long, thiếu úy Đào Duy Long, thượng sĩ Nguyễn Thanh Tùng; hạ một cấp đối với thượng úy Trần Văn Hoàn và thượng sĩ Hà Trọng Huân; cảnh cáo, điều chuyển công tác đối với thượng sĩ Nguyễn Mạnh Hưng.

Liên quan đến vụ việc, Công an tỉnh Quảng Ninh cũng quyết định không công nhận danh hiệu thi đua năm 2010 đối với thượng tá Nguyễn Quốc Tiến - Trưởng công an thị xã Cẩm Phả và đại úy Dương Ngô Năng - Đội phó CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an thị xã Cẩm Phả.

Trước đó, ngày 19.11, Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 6 cán bộ, chiến sĩ trên của Công an thị xã Cẩm Phả do đã vi phạm quy trình công tác.           

P.H.S


Bốn tàu cá Việt Nam bị Indonesia bắt giữ


 
07/12/2010 1:57 
 
UBND thị xã La Gi (Bình Thuận) hôm qua cho biết, có 4 tàu cá với 33 ngư dân ở P.Phước Hội bị nhà chức trách Indonesia bắt giữ khi đang đánh bắt trên biển hôm 1.12, gồm:

Tàu BTh-98649 của bà Nguyễn Phi Yến với 9 ngư dân, tàu BTh-99463 của ông Lê Hùng, tàu BTh-89323 và tàu BTh-87657 của bà Phan Thị Sơn (cả 3 tàu đều có 8 ngư dân).

Theo UBND thị xã La Gi, vị trí của 4 con tàu bị bắt giữ cùng với danh tính 33 ngư dân hiện vẫn chưa nắm được do chỉ mới nhận thông tin qua bộ đàm của ngư dân gọi về. Chiều qua, Bộ chỉ huy Biên phòng Bình Thuận đã tiến hành xác minh lai lịch của từng ngư dân trên 4 chiếc tàu này để báo cáo UBND tỉnh.

Quế Hà