Wednesday, January 19, 2011

Ăn ốc, 2 người suýt chết


TT - Chiều 18-1, bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Bình - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (Đồng Tháp) - cho biết bệnh nhân L.H.T. (45 tuổi, ngụ xã Tân Bình, huyện Châu Thành) đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn đang được theo dõi đặc biệt. Tối 17-1, ông T. nhập viện trong tình trạng mạch và huyết áp bằng 0, tím tái do ăn ốc ma.

Theo người nhà bệnh nhân, ông T. nghe đồn ăn ốc ma sẽ trị được bệnh đau khớp nên đã nướng một con để ăn. Ăn xong ông có triệu chứng dị ứng, co giật và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Trước đó, ngày 12-1 Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc cũng cấp cứu cho bệnh nhân N.H.V. (30 tuổi, ngụ thị xã Sa Đéc) do nhậu với ốc bươu vàng tái chanh. Khi đến bệnh viện thì bệnh quá nặng nên gia đình xin đem về. Đến chiều 18-1 bệnh nhân V. còn lơ mơ, chưa có dấu hiệu hồi phục.

V.TR. - THANH TÚ


Nỗi lo ăn tết


TT - Mùa tết này, rượu cùng những mặt hàng có số lượng sử dụng cao như thịt cá, hạt có dầu, bánh kẹo, nước giải khát... là những mặt hàng tiêu dùng "nóng" nhất. Trong khi đó, năm 2010 có 14 người chết do uống rượu có hàm lượng methanol cao (gấp 100-400 lần tiêu chuẩn cho phép).

Hình ảnh mất vệ sinh tại cơ sở sản xuất chả lụa chay PL - Ảnh: T.D.

Nguy cơ từ rượu và thực phẩm màu sắc sặc sỡ

Ông Lâm Quốc Hùng (phòng quản lý ngộ độc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế) cho hay kết quả hậu kiểm chất lượng rượu năm 2010 và báo cáo từ các địa phương vừa tổng hợp cho hay trong số 466 mẫu rượu lấy từ 18 địa phương được kiểm tra, có 22-24% (tùy loại rượu trắng, màu hay rượu vang) có hàm lượng furfurol và aldehyd (hai tạp chất cần hạn chế trong rượu). Tuy 100% số mẫu rượu được kiểm tra không phát hiện hàm lượng methanol cao quá mức cho phép, nhưng ở bốn địa phương, đặc biệt là tại Gia Lai, có 14 người tử vong do uống phải rượu cồn được chế biến bằng cách pha cồn công nghiệp làm tăng độ nặng của rượu, với hàm lượng methanol cao gấp... 100-400 lần tiêu chuẩn cho phép.

"Ăn tết ngon và an toàn bằng cách tăng lượng rau xanh, quả chín, cá, giảm thịt và mỡ động vật. Nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, món rán do chứa nhiều chất béo độc hại có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch"

Bà Nguyễn Thị Lâm
(phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng)

Điều nguy hiểm là rất khó phân biệt rượu an toàn với rượu có hàm lượng tạp chất cao, vì màu sắc hoàn toàn giống nhau. Rượu có hàm lượng methanol cao có thể phân biệt bằng cách ngửi thấy mùi hắc hơn, uống rượu không êm mà cay, hắc, rượu có hàm lượng furfurol cao thì uống vào thấy đau đầu.

Ông Nguyễn Thanh Phong, phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cũng cảnh báo thời điểm tết ở miền Bắc thường lạnh, có khi có mưa nhỏ, cần đề phòng hạt có dầu bị ẩm mốc, sinh ra độc tố aflattoxin có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.

Hiện nay, dạo phố bánh kẹo Hàng Buồm và nhiều quầy mứt, bánh ở Hà Nội, thật bắt mắt với đủ loại mứt dừa, bí, mứt quả các loại bày trần trong rổ nhựa. Bà Lê Thị Hồng Hảo, phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, cho hay nên tránh xa những loại mứt màu sắc lòe loẹt, không tự nhiên, vì có thể sản phẩm dùng phẩm màu công nghiệp để chế biến.

Bà Hảo cũng cho biết các đoàn kiểm tra từ Hà Nội, TP.HCM, Lạng Sơn đã gửi về viện các mẫu hạt dưa, bánh kẹo, mứt để kiểm nghiệm các chỉ tiêu phẩm màu, đường hóa học, chất bảo quản, kết quả kiểm nghiệm sẽ có vào đầu tuần tới.

Bệnh nhân bị hoại tử ở mũi, bàn chân, bàn tay do ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn (ảnh chụp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư) -  Ảnh: LAN ANH

Sản phẩm không an toàn vẫn đem đi bán

Tại TP.HCM, trong đợt thanh tra vào tuần qua, đoàn thanh tra Sở Y tế TP đã phát hiện một số cơ sở sản xuất mứt và thực phẩm mất vệ sinh, gây nguy hiểm cho người dùng.

Tại cơ sở sản xuất mứt bí TT ở đường Trương Phước Phan, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, vài thùng ngâm bí bên trong để làm mứt đã có những vùng bị mốc đen. Đoàn thanh tra phát hiện hai thùng ngâm bí làm mứt (khoảng 250kg) có mùi thối, bí đã ngả sang màu vàng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã yêu cầu cơ sở tiêu hủy ngay tại chỗ. Ngoài ra, đoàn thanh tra cũng phát hiện cơ sở sử dụng một loại bột trắng không nhãn mác dùng để tẩy trắng mứt.

Ở cơ sở sản xuất chả lụa chay PL (ấp Tân Hòa, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn), kết quả xét nghiệm chất lượng sản phẩm do cơ sở tự đem đi kiểm nghiệm từ tháng 10-2010 cho thấy chả lụa của cơ sở bị nhiễm vi sinh nhưng nơi đây vẫn tiếp tục chế biến và tung ra thị trường mỗi ngày trên 100kg chả lụa.

Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, thanh tra Sở Y tế đã đề nghị cơ sở này tạm ngưng hoạt động trao đổi, mua bán thực phẩm cho đến khi có kết quả xét nghiệm từ thanh tra sở.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP, cho biết trong số 23 mẫu hạt dưa, tương ớt, gia vị... được mua ở các siêu thị, chợ trong TP từ ngày 20-12-2010 đến ngày 6-1-2011 đưa đi xét nghiệm tìm chất chứa phẩm màu Rhodamine B, có ba mẫu chứa Rhodamine B (phẩm màu công nghiệp gây ung thư). Do vậy, bà Mai khuyến cáo người tiêu dùng nên mua những sản phẩm có thương hiệu uy tín. Trên sản phẩm có ghi nơi sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng sản phẩm. Khi mua sản phẩm nên nhìn xem bao bì có bị móp, rách, đồng thời phải cảm quan được sản phẩm bên trong có được tươi nguyên hay không.

LAN ANH - THÙY DƯƠNG

Cần Thơ: tập trung kiểm tra ở chợ đầu mối

Đợt thanh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tết của Sở Y tế Cần Thơ đang tập trung vào nhóm thực phẩm phục vụ tết như thịt và các sản phẩm từ thịt, rượu bia, nước giải khát, kẹo bánh mứt, phụ gia thực phẩm... tại các cơ sở chế biến thức ăn sẵn, bếp ăn phục vụ đông người, chợ đầu mối, siêu thị.

Ông Nguyễn Văn Dũng, phó chánh thanh tra Sở Y tế Cần Thơ, cho biết đợt thanh kiểm tra này hướng đến các loại phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được phép sử dụng cho thực phẩm và sẽ tịch thu tiêu hủy không qua kiểm tra chất lượng.

Ông Đàm Hồng Hải, phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho hay nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp tết rất cao ở khu vực nông thôn, nơi tập trung tiệc tùng ăn uống đông người, vì vậy cần chú ý về cách bảo quản thức ăn, không sử dụng thực phẩm để quá lâu ngày, không rõ nguồn gốc. Năm nay cần đặc biệt chú ý nguy cơ ngộ độc từ các chất bảo quản như hàn the công nghiệp.

T.LŨY

Đà Nẵng: 9 cơ sở kinh doanh hàng tết không nhãn mác

Ngày 19-1, ông Nguyễn Văn Hòa - phó chánh thanh tra Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Đà Nẵng - cho biết đến chiều 18-1, lực lượng này tiến hành kiểm tra 69 cơ sở kinh doanh, sản xuất kinh doanh - chế biến bánh kẹo, mứt, lạp xưởng, chả, bò khô, hóa chất phụ gia, thực phẩm tươi sống... phục vụ tết. Các cuộc kiểm tra phát hiện chín cơ sở kinh doanh bánh kẹo, mứt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu không có nhãn mác, không nhãn phụ, nhãn bị rách nát...

Chi cục còn phát hiện một công ty chuyên cung cấp hóa chất, hương liệu đang bày bán hai thùng hương liệu rượu Vodka, hương liệu sữa đục, hương cà phê Pháp đen, hương khoai môn hết hạn sử dụng từ ba tháng đến một năm. Cơ sở này không có giấy phép chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Hòa cũng cho biết cơ sở nào tái phạm lần hai vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

V.HÙNG - Đ.CƯỜNG


Xuất hiện nhiều hàng lậu ở Hà Nội


 
19/01/2011 23:58 
 
Bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, dịp cận tết, nhiều đối tượng đầu nậu câu kết móc nối từ phía nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để nhập lậu nhiều mặt hàng có lợi nhuận cao.

Phổ biến nhất là điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số, rượu, thuốc lá điếu, quần áo may sẵn, vải ngoại, mỹ phẩm với số lượng lớn. Các mặt hàng này đa phần đều có xuất xứ Trung Quốc.

Trong quý 4/2010 và 15 ngày đầu tháng 1.2011, lực lượng chức năng đã kiểm tra 2.365 vụ, xử lý 2.088 vụ, thu tổng số tiền 21,098 tỉ đồng. Chỉ riêng trong quý 4/2010, số vụ xử lý đã bằng nửa so với 3 quý trước (4.785 vụ), và số tiền xử phạt thì bằng 2/3 so với mức 33,5 tỉ đồng của 9 tháng đầu năm 2010.

Lực lượng liên ngành Hà Nội cũng đã tịch thu nhiều loại hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ với tổng trị giá 700 triệu đồng, tạm giữ 40 tấn hàng nhập lậu, kiểm tra xử phạt hành chính và tịch thu toàn bộ số hàng hóa có giá trị gần 1,5 tỉ đồng.

M.Hà


Đại hội Đảng lần thứ XI thành công tốt đẹp


 
20/01/2011 3:08 
Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tặng hoa chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - ảnh: L.Q.P
Tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết

* Danh sách và tiểu sử tóm tắt của 14 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI
* Toàn văn Nghị quyết Đại hội XI

Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư

Sáng qua, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã họp phiên bế mạc. Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết  điều khiển phiên bế mạc.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên BCH Trung ương khóa X, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Ủy viên Đoàn Thư ký Đại hội đọc Báo cáo kết quả biểu quyết một số vấn đề trong các văn kiện Đại hội. Ông Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Đoàn Thư ký Đại hội đọc toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được sửa đổi, bổ sung tại Đại hội XI của Đảng, Đại hội đã biểu quyết với 100% ý kiến đồng ý thông qua.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đọc Báo cáo kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI.

Theo đó, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã được BCH Trung ương khóa XI bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 2011 - 2015.

BCH Trung ương khóa XI cũng đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 14 người. Trong đó có 9 người tái đắc cử, gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ), Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng), Nguyễn Sinh Hùng (Phó thủ tướng thường trực), Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Công an), Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng), Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TP.HCM), Tô Huy Rứa (Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương). 5 vị mới được bầu vào Bộ Chính trị, gồm các ông: Đinh Thế Huynh (Tổng biên tập Báo Nhân Dân), Ngô Văn Dụ (Chánh văn phòng Trung ương Đảng), Trần Đại Quang (Thứ trưởng Bộ Công an), Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn  phòng Chính phủ) và bà Tòng Thị Phóng (Phó chủ tịch Quốc hội).

BCH Trung ương khóa XI cũng đã bầu Ban Bí thư gồm: ông Ngô Xuân Lịch (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), ông Trương Hòa Bình (Chánh án TAND tối cao), bà Hà Thị Khiết (Trưởng ban Dân vận T.Ư) và  bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH).

BCH Trung ương khóa XI cũng đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 Ủy viên, do ông Ngô Văn Dụ làm Chủ nhiệm.

Đại hội XI nhận được 176 điện chúc mừng của các nước

Trong phiên bế mạc hôm qua,  Đại hội XI của Đảng đã nhận thêm thư, điện chúc mừng  của 18 đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế vừa mới gửi đến. Như vậy, Đại hội đã nhận được tổng cộng 176 điện mừng của các chính đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế.

Sau khi BCH Trung ương khóa XI ra mắt, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X Nông Đức Mạnh phát biểu ý kiến và tặng hoa chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau đó, Đại hội đã biểu quyết với 100% ý kiến đồng ý thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Đại hội, khẳng định BCH Trung ương khóa mới sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân phát huy những truyền thống quý báu và kinh nghiệm vẻ vang của Đảng ta, tăng cường sự đoàn kết nhất trí, thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, luôn luôn vững vàng về tư tưởng chính trị, kiên định tinh thần độc lập tự chủ, phát huy dân chủ, sáng tạo, không ngừng nỗ lực phấn đấu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng bí thư nêu quyết tâm hoàn thành mục tiêu đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đại hội XI đề ra.  

Chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ra mắt Đại hội - ảnh: L.Q.P



Kết quả bầu cử rất tập trung 

Tại cuộc họp báo ngay sau khi ĐH XI bế mạc, Tổng bí thư mới đắc cử Nguyễn Phú Trọng nhận xét: hiếm có ĐH nào bầu BCH Trung ương có số dư nhiều như ĐH này, hơn 24,57% (số dư danh sách bầu Ủy viên Trung ương chính thức - pv). "Vậy nhưng chúng ta chỉ cần bầu một lần đủ số lượng 175 Ủy viên chính thức, người trúng cử phiếu thấp nhất là 67%, rất nhiều người phiếu quá bán nhưng vẫn không vào được BCH Trung ương vì số lượng quyết định chỉ có vậy", Tổng bí thư nhấn mạnh. 

Ông đồng thời cho biết, khi BCH Trung ương khóa mới tiến hành bầu Bộ Chính trị vào chiều 18.1, số dư cũng lên tới 70%, trong khi yêu cầu đặt ra chỉ khoảng 15 - 20%. Bầu Ban Bí thư số dư còn nhiều hơn thế nhưng khi bầu, kết quả rất tập trung. Bầu các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng tương tự. Tổng bí thư khẳng định: "Kết quả bầu cử như vậy là rất tốt". 

Tại cuộc họp báo này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn trả lời câu hỏi của một số phóng viên. 

Không vì mục đính đánh bóng mình 

* Tại ĐH lần này, nhiều ĐB kiến nghị triển khai chất vấn rộng rãi trong Đảng mà nhiệm kỳ vừa qua chưa thực hiện được theo Nghị quyết ĐH X. Tổng bí thư sẽ mang kinh nghiệm 5 năm điều hành các phiên chất vấn sôi động, hiệu quả ở nghị trường để triển khai chất vấn trong Đảng ở nhiệm kỳ này như thế nào. Cá nhân Tổng bí thư có sẵn sàng để các đảng viên chất vấn mình không? 

- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hoạt động chất vấn là một trong những hình thức bảo đảm dân chủ, cho đến kỳ ĐH X vừa rồi, Đảng cộng sản VN đã có chủ trương chất vấn trong Đảng và cũng đã có nêu vấn đề tại các kỳ họp Trung ương, ai có vấn đề gì cần chất vấn thì cứ nêu. Chất vấn trong Đảng khác chất vấn trong QH vì chất vấn ở QH đặt ra các vấn đề sôi động hằng ngày, nóng bỏng, thiết thân, liên quan đến đời sống người dân, đến an sinh xã hội, còn Hội nghị Trung ương bàn các chủ trương chiến lược, hiện nay chưa có chất vấn nhiều nhưng thời gian tới, theo phát triển chung, cần có chất vấn trong Đảng, vấn đề là xây dựng quy chế như thế nào, tạo điều kiện cho mọi người sinh hoạt, trao đi đổi lại thẳng thắn. Tôi từng nói nhiều lần ở QH, chất vấn chí ít để hiểu lẫn nhau, gợi cho nhau suy nghĩ, cùng thấy trách nhiệm và cùng tìm giải pháp. 

Tổng bí thư quan tâm tạo dấu ấn của mình trong lĩnh vực nào? 

- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thực sự, tôi làm cái gì không nghĩ với mục đích để tạo dấu ấn, không phải để đánh bóng mình. Trách nhiệm của người đảng viên, cán bộ là thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng, cứ làm cho tốt nghị quyết của Đảng là đã tốt rồi. Đương nhiên trong khi phát triển toàn diện, triển khai thực hiện toàn diện các văn kiện thì phải có trọng tâm. Vấn đề xây dựng Đảng đang được dư luận và nhân dân rất quan tâm. Một trong những bài học rút ra từ ngày Đảng xây dựng khối đoàn kết. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết là vấn đề chiến lược. 

Trả lời câu hỏi của một phóng viên quốc tế về những đối phó của Việt Nam với thách thức về kinh tế như lạm phát cao, nợ nước ngoài..., Phó chánh VP Trung ương Nguyễn Văn Thạo cho biết: Lạm phát cao và nợ nước ngoài Việt Nam là một trong những nội dung được đặt ra khi thảo luận về dự thảo văn kiện ĐH XI, tuy nhiên, tất cả vấn đề này (nợ nước ngoài, lạm phát...) đều vẫn trong tầm kiểm soát. Tất nhiên, chúng tôi không chủ quan, lơ là. Tới đây ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, với những giải pháp trọng tâm để thực hiện là sẽ cơ cấu lại nền kinh tế, tái cấu trúc kinh tế theo hướng phát triển bền vững; hoàn thiện thể chế và tiếp tục thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Cầm An

Trong phiên bế mạc hôm qua, Đại hội có các đại biểu khách mời: Ông Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; ông Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; ông Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; ông Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội và các ông nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch nước, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ các khóa; các ông nguyên Ủy viên Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, V; các ông Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI; đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; các nhân sĩ, trí thức; đại biểu các tôn giáo; đại biểu thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Nhiều hoạt động sôi nổi mừng thành công của Đại hội XI

Nhằm chào mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2011), Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo Thành đoàn TP.HCM tổ chức Chương trình đi bộ tuần hành vào sáng 22.1.2011 tại Công viên 30 Tháng 4; dự kiến có hơn 1 vạn đoàn viên thanh niên, sinh viên tham gia.

Tối cùng ngày, Chương trình giao lưu nghệ thuật "Đảng cho ta mùa xuân" được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV1 từ 20 giờ đến 21 giờ 30. Chương trình do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.

P.V

 

Tiểu sử tóm tắt các Ủy viên Bộ Chính trị

Tiểu sử tóm tắt của ông Nguyễn Phú Trọng 

Ngày sinh: 14.4.1944. 
Quê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. 
Trình độ học vấn: Giáo sư, Tiến sĩ. 
Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng); Cử nhân Văn - Đại học Tổng hợp. 

Tóm tắt quá trình công tác 

Từ 1963 đến 1967: Học khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Từ tháng 12.1967 đến 8.1973: Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản. 

Từ tháng 9.1973 đến 4.1976: Nghiên cứu sinh khoa Kinh tế chính trị tại trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). 

Từ tháng 5.1976 đến 8.1980: Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản. 

Từ tháng 9.1980 đến 8.1981: Học Nga văn tại trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. 

Từ tháng 9.1981 đến 7.1983: Thực tập sinh; tốt nghiệp PTS khoa học lịch sử (chuyên ngành Xây dựng Đảng) tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô. 

Từ tháng 8.1983 đến 2.1989: Phó ban (1983-1987), Trưởng ban Xây dựng Đảng (1987-1989). 

Từ tháng 3.1989 đến 8.1996: Ủy viên Ban biên tập (1989-1990), Phó tổng biên tập (1990-1991), Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản (1991-1996). 

Từ tháng 8.1996 đến 2.1998: Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng ban cán sự Đại học, trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. 

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X và XI. 

Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X và XI 

Từ tháng 2.1998 đến 1.2000: Phụ trách công tác Tư tưởng - Văn hóa và Khoa giáo của Đảng. 

Từ tháng 1.2000 đến 6.2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội (khóa XII, XIII, XIV). 

Từ tháng 7.2007 - đến nay: Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Ngày 19.1.2011, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Ông Trương Tấn Sang 

Ngày sinh: 21.1.1949. 
Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI. Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.

 

 

Ông Phùng Quang Thanh 

Ngày sinh: 2.2.1949. 
Quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. 
Trình độ học vấn: Đại học khoa học Quân sự, Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Đại tướng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. ĐBQH khóa XI, XII.

  

 

Ông Nguyễn Tấn Dũng 

Ngày sinh: 17.11.1949. 
Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. 
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị cao cấp. 

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, VII, VIII, IX, X,XI. Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI. Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Ông Nguyễn Sinh Hùng 

Ngày sinh: 18.1.1946. 
Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 
Trình độ học vấn: Tiến sĩ Kinh tế. 

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VIII, IX, X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; Phó thủ tướng Chính phủ. ĐBQH khóa X, XI, XII.

 

 

Ông Lê Hồng Anh 

Ngày sinh: 12.11.1949. 
Quê quán: Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. 
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, X, XI; Đại tướng An ninh nhân dân; Bộ trưởng Bộ Công an.

 

 

Ông Lê Thanh Hải 

Ngày sinh: 20.2.1950. 
Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 
Trình độ học vấn: Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương. Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI. Bí thư Thành ủy TP.HCM.

 

 

 

Ông Tô Huy Rứa 

Ngày sinh: 4.6.1947. 
Quê quán: huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 
Trình độ học vấn: Phó giáo sư - tiến sĩ Triết học. Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X (tháng 1.2009: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X), XI; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

 

 

Ông Phạm Quang Nghị 

Ngày sinh: 2.9.1949. 
Quê quán: Xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. 
Trình độ học vấn: Tiến sĩ Triết học. Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI. Bí thư Thành ủy Hà Nội.

 

 

 

Ông Trần Đại Quang 

Ngày sinh: 12.10.1956. 
Quê quán: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 
Trình độ học vấn: Phó giáo sư - Tiến sĩ Luật. Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên BCH Trung ương khóa X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI. Thứ trưởng Bộ Công an.

 

 

 

 

Bà Tòng Thị Phóng 

Ngày sinh: 10.2.1954. 
Quê quán: Phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. 
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI; Bí thư BCH Trung ương Đảng khóa X. Phó chủ tịch Quốc hội.

 

 

 

Ông Ngô Văn Dụ 

Ngày sinh: 21.12.1947. 
Quê quán: Xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. 
Trình độ học vấn: Cử nhân Kinh tế. Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X, XI, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI. Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (từ tháng 1.2009). Đại biểu Quốc hội khóa XII. Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

 

 

Ông Đinh Thế Huynh 

Ngày sinh: 15.5.1953. 
Quê quán: Xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. 
Trình độ học vấn: Tiến sĩ báo chí. Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân Dân.

 

 

 

Ông Nguyễn Xuân Phúc 

Ngày sinh: 20.7.1954. 
Quê quán: Xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 
Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế, Lý luận chính trị cao cấp. 

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12.1.2011 đến ngày 19.1.2011, tại thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình. 

QUYẾT NGHỊ 

I- Thông qua dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). 

Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ đạo Bộ Chính trị, căn cứ Báo cáo giải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội, kết quả biểu quyết, để hoàn chỉnh và chính thức ban hành. 

II- Thông qua dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. 

Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ đạo Bộ Chính trị, căn cứ Báo cáo giải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội, kết quả biểu quyết, để hoàn chỉnh và chính thức ban hành. 

III- Tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X (2006 - 2010) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015 nêu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội XI : 

1- Về đánh giá tình hình 5 năm 2006 - 2010 

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thóai kinh tế toàn cầu, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội X; ứng phó có kết quả trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước; cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao; phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được tăng cường; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt một số kết quả tích cực. 

Kết quả đạt được trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 

Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm cần quyết tâm khắc phục. Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội X đề ra chưa đạt. Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa chậm; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hóa giàu nghèo tăng lên. Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Thể chế kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm. Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. 

Những hạn chế, yếu kém nói trên có nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh; sự chống phá của các thế lực thù địch; những yếu kém vốn có của nền kinh tế; nhưng trực tiếp và quyết định vẫn là nguyên nhân chủ quan : Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức trên một số vấn đề cụ thể của công cuộc đổi mới còn hạn chế, thiếu thống nhất. Công tác dự báo trong nhiều lĩnh vực còn yếu. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực và một số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

2- Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, có thể rút ra một số kinh nghiệm: 

Một là, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi thích hợp. Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Mở rộng, phát huy dân chủ phải gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cả cộng đồng. 

Hai là, phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng thời xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp; củng cố và tăng cường các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. 

Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Bốn là, đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thật sự phát huy dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 

Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất nước; chú trọng công tác dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới; tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. 

3- Dự báo tình hình thế giới và trong nước những năm sắp tới 

Trên thế giới: Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng. 

Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn có nhiều thay đổi. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các nước ngày càng gay gắt. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp. 

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông - Nam Á vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, xây dựng cộng đồng, có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, song còn nhiều khó khăn, thách thức. 

Ở trong nước: Những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986 - 2011) đã tạo ra cho đất nước lực và thế, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Năm năm tới là giai đoạn kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm; sẽ thực hiện nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có những diễn biến phức tạp. 

Nhìn chung, những tình hình và xu hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với sự phát triển của đất nước trong 5 năm tới. 

4- Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 

Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 

Nhiệm vụ chủ yếu: 

- Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

- Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. 

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. 

- Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 

- Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát và tư tưởng; thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. 

Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu: 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 - 2015: 7,0 - 7,5%/năm. Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 - 8%; giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm 2,6 - 3%/năm. Cơ cấu GDP: nông nghiệp 17 - 18%, công nghiệp và xây dựng 41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 23 - 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỷ trọng lao động nông - lâm - thủy sản năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%. Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42 - 43%. 

Trong nhiệm kỳ khóa XI, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo chính trị, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau: 

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; 

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân; 

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; 

- Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếu tố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân; 

- Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay; 

- Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội); 

- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này. 

IV- Thông qua Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội XI. Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tiếp thu ý kiến của Đại hội, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ tới. 

V- Thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi. 

VI- Thông qua kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI gồm 200 đồng chí, trong đó 175 Ủy viên Trung ương chính thức, 25 Ủy viên Trung ương dự khuyết. 

VII- Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và các cấp ủy, tổ chức Đảng xây dựng chương trình hành động, các kế hoạch công tác để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối và những chủ trương đã nêu trong các văn kiện Đại hội XI. 

VIII- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, năng động và sáng tạo, ra sức thi đua quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

65,04% đại biểu nhất trí về quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp 

Biểu quyết thông qua các nội dung văn kiện ĐH XI chiều 18.1, có tới 65,04% (895) đại biểu chọn phương án đặc trưng kinh tế của XHCN mà nhân dân ta xây dựng "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp". 

Theo kết quả biểu quyết về đặc trưng kinh tế XHCN, chỉ có 472 phiếu đồng ý với phương án 1 như dự thảo Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, đó là "Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu" (chiếm 34,3% số phiếu). 

Ngoài nội dung trên, nhiều nội dung dự thảo văn kiện khi biểu quyết đạt được sự tán thành đa số của các ĐB. Trong đó, Đại hội đã thống nhất giữ tên gọi Cương lĩnh như dự thảo: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)"; đồng ý sửa khoản 4, Điều 5 của Điều lệ Đảng "Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp"; đồng ý bổ sung các khoản 2, 3, Điều 36 của Điều lệ Đảng về việc giao cấp ủy, từ cấp ủy cấp huyện và tương đương trở lên, thẩm quyền quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đảng viên (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao)... 

Phát biểu trước khi biểu quyết thông qua Điều lệ Đảng khóa XI, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Nguyễn Văn Chi đề nghị bổ sung vào Điều lệ Đảng nội dung mà ông nói là ĐH X đã bàn nhưng chưa đưa vào được, đó là quyền giám sát của đảng viên cấp dưới đối với đảng viên cấp trên để tránh lạm quyền, lộng quyền. 

Về vấn đề này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi điều hành phiên họp sáng 19.1 cho biết, Đại hội tiếp thu và nghiên cứu kỹ, cân nhắc để đưa vào nội dung Quy chế thực hiện điều lệ Đảng trong thời gian tới, không bổ sung vào nội dung Điều lệ Đảng khóa XI.

Chia sẻ với bạn bè qua:

Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư


 
19/01/2011 8:00 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: TTXN

(TNO) Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vừa được Ban Chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) khóa XI bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 2011 – 2015.

>> Danh sách trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

Kết quả trên vừa được Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang thay mặt Đoàn chủ tịch Đại hội thông báo chính thức trước toàn thể Đại hội tại phiên bế mạc diễn ra sáng nay, 19.1.


Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tặng hoa cho tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: L.Q.P

Theo đó, sau khi bầu BCH T.Ư khóa XI gồm 200 Ủy viên (175 Ủy viên chính thức, 25 Ủy viên dự khuyết, BCH T.Ư đã họp phiên thứ nhất bầu ra Bộ Chính trị gồm 14 người.

Trong đó, có 9 vị tái đắc cử, gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ), Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng), Nguyễn Sinh Hùng (Phó thủ tướng thường trực), Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Công an), Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng), Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TP.HCM), Tô Huy Rứa (Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư).

Năm vị mới được bầu vào Bộ chính trị lần đầu, gồm các ông: Đinh Thế Huynh (Tổng biên tập Báo Nhân dân), Ngô Văn Dụ (Chánh Văn phòng T.Ư Đảng), Trần Đại Quang (Thứ trưởng Bộ Công an), Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP) và bà Tòng Thị Phóng (Phó chủ tịch Quốc hội).


Đại hội lần thứ XI của Đảng

Cũng theo kết quả vừa công bố, BCH T.Ư khóa XI đã giao Bộ Chính trị phân công một số đồng chí Ủy viên tham gia Ban Bí thư, gồm có các ông, bà: Ngô Xuân Lịch (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Trương Hòa Bình (Chánh án TAND tối cao), Hà Thị Khiết (Trưởng ban Dân vận T.Ư), và Nguyễn Thị Kim Ngân (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

BCH T.Ư khóa XI cũng đã bầu Ủy ban Kiểm tra T.Ư nhiệm kỳ 2011 - 2015 gồm 21 Ủy viên do ông Ngô Văn Dụ làm Chủ nhiệm.

Cũng tại phiên bế mạc, BCH T.Ư Đảng khóa XI ra mắt Đại hội.


Ban Chấp hành T.Ư khóa XI ra mắt - Ảnh: L.Q.P

Phát biểu với tư cách là Tổng bí thư nhiệm kỳ mới, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định BCH T.Ư khóa mới sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân phát huy những truyền thống quý báu và kinh nghiệm vẻ vang của Đảng ta, tăng cường sự đoàn kết nhất trí, thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, luôn luôn vững vàng về tư tưởng chính trị, kiên định tinh thần độc lập tự chủ, phát huy dân chủ, sáng tạo, không ngừng nỗ lực phấn đấu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng bí thư mới đắc cử cũng nhắc đến quyết tâm hoàn thành mục tiêu đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đại hội XI đề ra.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sinh ngày: 14.4.1944
Quê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Trình độ học vấn: Giáo sư, Tiến sĩ 
Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng); Cử nhân Văn - Đại học Tổng hợp.
Ngày vào Đảng: 19.12.1967.
Ngày chính thức: 19.12.1968.
Là đại biểu Quốc hội: Khóa XI, XII

Tóm tắt quá trình công tác

Từ 1963 đến 1967: Học khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Từ tháng 12.1967 đến 8.1973: Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản.
Từ tháng 9.1973 đến 4.1976: Nghiên cứu sinh khoa Kinh tế chính trị tại trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
Từ tháng 5.1976 đến 8.1980: Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản.
Từ tháng 9.1980 đến 8.1981: Học Nga văn tại trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Từ tháng 9.1981 đến 7.1983: Thực tập sinh; tốt nghiệp PTS khoa học lịch sử (chuyên ngành Xây dựng Đảng) tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Từ tháng 8.1983 đến 2.1989: Phó ban (1983-1987), Trưởng ban Xây dựng Đảng (1987-1989)
Từ tháng 3.1989 đến 8.1996: Ủy viên Ban biên tập (1989-1990), Phó tổng biên tập (1990-1991), Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản (1991-1996).
Từ tháng 8.1996 đến 2.1998: Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng ban cán sự Đại học, trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VII, VIII, IX, X và XI.
Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X và XI
Từ tháng 2.1998 đến 1.2000: Phụ trách công tác Tư tưởng - Văn hóa và Khoa giáo của Đảng.
Từ tháng 1.2000 đến 6.2006: Bí thư Thành uỷ Hà Nội (khoá XII, XIII, XIV).
Từ tháng 7.2007 - đến nay: Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 19.1.2011, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhóm phóng viên TNO


Hacker lại “xác lập kỷ lục" tấn công Vietnamnet


19/01/2011 18:02:16

Sau khi khắc phục được sự cố hacker tấn công vài ngày, từ hôm qua (18/1), báo điện tử Vietnamnet lại bị hacker tiếp tục tấn công từ chối dịch vụ, khiến nhiều độc giả không thể truy cập được vào trang web này.

Độc giả phải chờ đợi khá lâu mới truy cập được vào địa chỉ của VietNamNet.
Độc giả phải chờ đợi khá lâu mới truy cập được vào địa chỉ của VietNamNet.

Trưa 19/1, độc giả khi truy cập vào địa chỉ www.vietnamnet.vn vẫn phải chờ đợi khá lâu. Hoặc, khi truy cập được trang chủ lại không vào được chuyên mục, bài viết bên trong. Thậm chí, có thời điểm website này không truy cập được.

Ông Bùi Bình Minh, Trợ lý Tổng Biên tập Vietnamnet cho phóng viên Vietnam+ hay, đợt tấn công từ chối dịch vụ mới này có quy mô lớn. Vào những lúc đỉnh điểm có đến 1 triệu lượt truy vấn, gây quá tải băng thông, gấp đôi so với đợt tấn công bằng phương thức này, ngày 4/1.

Đợt tấn công tuần trước, được ông Minh cho là cuộc tấn công từ chối dịch vụ lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam và thậm chí là khu vực.

Như vậy, rõ ràng là hacker đã "xác lập" kỷ lục tấn công an ninh mạng theo phương thức từ chối dịch vụ khủng khiếp nhất từ trước tới nay ở Việt Nam.

Một chuyên gia an ninh mạng cho hay, đợt tấn công này được phát động từ một mạng máy tính ma mới, với máy chủ khác với máy từng tham gia tấn công Vietnamnet đã bị phát hiện trước đó.

Hiện tại, theo ông Bùi Bình Minh, Vietnamnet đang nhờ các đơn vị cung cấp dịch vụ đường truyền trong nước hỗ trợ. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ứng cứu vẫn đang khẩn trương khắc phục sự cố.

Tính từ tháng 11/2010 đến nay, Vietnamnet luôn ở trong tình trạng chập chờn vì hacker liên tục khuấy đảo. Các cơ quan liên quan đã vào cuộc, song vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

(Theo TTXVN)


Dưa hấu hình thỏi vàng giá 7 triệu đồng/cặp


19/01/2011 21:45:59

Năm nay, nhà vườn Năm Liêm (Trần Thanh Liêm, ở Cần Thơ) hy vọng sẽ thu hoạch 100 cặp dưa hấu thỏi vàng, giao hàng về TP.HCM vào 28 tết, giá 7 triệu đồng một cặp.

Ông Năm Liêm và dưa hấu thỏi vàng.
Ông Năm Liêm và dưa hấu thỏi vàng.

Năm 2009, dưa hấu hình thỏi vàng bán ở chợ Cái Khế, người xem thích lắm nhưng rờ chứ không mua. Năm ngoái, ông tạo được 18 cặp dưa hấu thỏi vàng với những đồng tiền "chạm nổi". Có bao nhiêu, dân TP.HCM mua hết.

Ông Liêm, 56 tuổi ngụ 14/10KV7, phường Bình Thuỷ, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, luôn là người tạo ra ngạc nhiên với quả dưa có "Tiên đồng" và "Ngọc nữ" cùng lời chúc xuân "Chúc mừng năm mới" và "Vạn sự như ý". Ông cũng là một trong số ít người tạo ra quả dưa vuông theo công nghệ Nhật Bản.

Ông Liêm đã được cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu: TL Dưa tạo hình Thanh Liêm từ ngày 24/8/2009.

(Theo SGTT)

.

Tiểu sử tóm tắt 14 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI


19/01/2011 10:19:38

 - Bee.net.vn xin trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt của 14 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI.

TIN LIÊN QUAN

1. Ông Trương Tấn Sang

 

Sinh ngày: 21/1/1949

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: không

Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Ngày vào Đảng: 20/12/1969.

Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân Luật).

Lý luận chính trị: Cao cấp

Tóm tắt quá trình công tác

1966-1969: Công tác phong trào thanh niên, học sinh sinh viên P.K 2.

1969-1971: Đảng Ủy viên, Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách đội du kích bí mật thị trấn Đức Hòa, Long An.

1971: Bị địch bắt.

1973: Trao trả theo Hiệp định Paris.

1973-1975: Công tác tại Ban T73 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương.

1975-1979: Công tác ở Liên hiệp công đoàn Gia Đinh, rồi Ban khai hoang xây dựng kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh. Phó Ban khai hoang.

1979-1983: Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Ủy viên dự khuyết.

1983-1986: Thường vụ Thành ủy, Bí thư huyện ủy Bình Chánh.

1988-1990: Học lớp 2 năm Học viện Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 6/1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

1992: Quyền Chủ tịch, rồi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 6/1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ 1/2000, được Bộ Chính trị phân công Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Tháng 4/2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính tri, phân công Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Tháng 4/2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ  X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính tri, Ban Bí thư Trung ương.

Tháng 5/2006: Giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.

2. Ông Phùng Quang Thanh

 

Sinh ngày 2/2/1949.

Quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam:11/6/1969.

Trình độ học vấn: Đại học Quân sự.

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác:

Tháng 7/1967: Tham gia cách mạng.

1997: Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 1.

1998: Thăng quân hàm Trung tướng.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương  Đảng, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 25/6/2003: Thăng cấp quân hàm Thượng tướng.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 28/6/2006: tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 

Tháng 7/2007: Thăng quân hàm Đại tướng.

Ngày 2/8/2007: tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII.

3. Ông Nguyễn Tấn Dũng

 

Sinh ngày: 17/11/1949.
 
 Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
 
 Dân tộc: Kinh
 
 Tôn giáo: Không
 
 Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến.    
 
 Ngày tham gia Cách mạng: 17/11/1961
 
 Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 10/6/1967.
 
 Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, cao cấp Chính trị
 
 - Ủy viên Trung ương Đảng khóa 6, 7 ,8 ,9 , 10. 
 
 - Ủy viên Bộ Chính trị khóa 8, 9, 10. Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khóa 10, 11. Đại biểu Quốc khóa 10, 11.
 
Tóm tắt quá trình công tác:
  
Tháng 11/1961 đến 9/1981: Tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sỹ, bổ túc chương trình phẫu thuật ngoại khóa của bác sĩ quân y và đã qua các cấp bậc-chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng thuộc Tỉnh Đội Rạch Giá (hiện nay là tỉnh Kiên Giang).
 
- Học khóa Bổ túc sỹ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn -Trung đoàn Bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ Thượng úy - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng uỷ Tiểu đoàn) và Đại úy - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Campuchía. Thiếu tá - Trưởng Ban cán bộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang.
 
- Tháng 10/1981 đến 10/1994, chuyển ra ngoài Quân đội, đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc và lần lượt qua các chức vụ: Tỉnh ủy viên - Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang. ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng Ủy viên Đảng uỷ Quân khu 9.
 
- Tháng 12/1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, được bầu ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
 
- Tháng 6/1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, được bầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
 
- Tháng 11/1994: Thứ trưởng Bộ Công an, Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.
 
- Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. 
 
- Tháng 6/1996 đến 8/1997: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và phụ trách công tác Tài chính của Đảng.
 
- Tháng 9/1997: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng  Chính phủ. 
 
- Tháng 9/1997 đến nay (6/2006): Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác.
 
- Từ tháng 5/1998 đến 12/1999: kiêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.
 
- Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
 
 Đại biểu Quốc hội khóa X, XI.
 
- Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng  Chính phủ.
 
 Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ  X của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
 
- Ngày 27/6/2006: tại kỳ họp thứ  9, Quốc hội khóa XI được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
 
- Ngày 28/7/2006: Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

4. Ông Nguyễn Sinh Hùng

 

Sinh ngày: 18/1/1946.

Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 26/5/1977.

Trình độ học vấn: Tiến sĩ kinh tế.

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác:

Năm 1972: Tham gia cách mạng.

1972-1977: Là cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính.

1978-1982: Nghiên cứu sinh tại Bulgaria.

10/1986-1/1990: Chánh văn phòng Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính.

Từ 10/1992: Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 6/1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 4/2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên BCHTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 8/2002, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 4/2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Ngày 28/6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI được bầu giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ.

Ngày 28/7/2006: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư ban Cán sự đảng Chính phủ. Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII.

5. Ông Lê Hồng Anh

 

Sinh ngày 12/11/1949.

Quê quán : Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 2-3-1968. 

Trình độ học vấn: Đại học Luật.

Lý luận chính trị: Cử nhân.
 
Tóm tắt quá trình công tác:
 
Năm 1960: Tham gia cách mạng năm 1960.

1960-1968: là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

1969-1977: là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.

1978-1980 : Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

1981: là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.

1986-1991: giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Châu Thành, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 1/2003: thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 1/2005: được phong cấp hàm Đại tướng an ninh nhân dân.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010.

Ngày 2/8/2007: tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

 - Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII.

6. Ông Lê Thanh Hải

 

Sinh ngày 20/2/1950.

Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Dân tộc: Kinh

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 17/4/1968

Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương).

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác:

Năm 1966: Thoát ly gia đình tham gia cách mạng.

Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.

Năm 1999: Ủy viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 7/2001: là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ 28/6/2006: Giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ tháng 10/2010: tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII được bầu giữ chức Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Ông Tô Huy Rứa

 

Sinh ngày: 04/06/1947.

Quê quán: huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Dân tộc: Kinh.      

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 06/02/1967.

Trình độ học vấn: Phó giáo sư-tiến sỹ Triết học.

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác: 


Tháng 6/1965: Tham gia cách mạng.

Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Từ 1/2000: là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Tháng 5/2003: Phó Giám đốc Thường trực Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

10/2004: Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ  X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ban bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 5/2006: Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Tháng 1/2009: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) được bầu vào Bộ Chính trị.

8. Ông Nguyễn Phú Trọng

 

Sinh ngày: 14/4/1944 

- Giới tính: Nam 

- Dân tộc: Kinh

Quê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 

- Nơi ở hiện nay: số 5, phố Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 

- Thành phần gia đình: Bần nông 

- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Học sinh 

- Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 5/12/1967 

- Ngày vào Đảng : 19/12/1967 

- Ngày chính thức: 19/12/1968. 

- Trình độ được đào tạo: 

+ Giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp hệ 10 năm 

+ Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (hệ 4 năm) 

+ Học hàm học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng). 

+ Lý luận chính trị: Cao cấp 

+ Ngoại ngữ: Tiếng Nga 

- Khen thưởng: Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương vì sự nghiệp văn hóa, Huy chương vì sự nghiệp báo chí, Huy chương vì sự nghiệp thế hệ trẻ, … 

- Kỷ luật: Không 

- Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa: Không 

- Ủy viên chính thức Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, X 

- Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001). 

- Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII 

Tóm tắt quá trình công tác:

- 1957-1963: Học trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.  - 1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

- 12/1967 - 7/1968: Cán bộ phòng tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) 

- 7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản. Đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971). Bí thư chi đoàn cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973) 

- 8/1973-4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), chi ủy viên. 

- 5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ. 

- 9/1980 - 8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. 

- 9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô. 

- 8/1983 - 2/1989: Phó Ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988), rồi Bí thư Đảng ủy cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991) 

- 3/1989 - 4/1990: Ủy viên Ban biên tập Tạp chí Cộng sản 

- 5/1990 - 7/1991: Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản 

- 8/1991 - 8/1996: Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. 

- 1/1994 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X 

- 8/1996 - 2/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội 

- 12/1997 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X 

- 2/1998 - 1/2000: Phụ trách công tác Tư tưởng - Văn hóa và Khoa giáo của Đảng 

- 8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị 

- 3/1998 - 8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006) 

- 1/2000 - 6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV 

- 5/2002 đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII 

- 6/2006 đến nay: Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. 

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011), được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

9. Ông Phạm Quang Nghị

 

Sinh ngày 2/9/1949.

Quê quán: Xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Dân tộc: Kinh

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 28/11/1973.

Trình độ học vấn:  Đại học Tổng hợp Hà Nội, Tiến sĩ Triết học.

Lý luận chính trị: Cao cấp

Tóm tắt quá trình công tác: 

Trước 1966: Học phổ thông.

1967/1970: Học Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoa Lịch sử).

1970/1975: Cán bộ nghiên cứu Ban Tuyên huấn Trung ương Cục.

1975/1978: Học trường Nguyễn Ái Quốc (chuyên ban Triết học).

Từ 1978 đến 11/1997: trải qua nhiều chức vụ từ cơ sở: Phó Giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin Công tác tư tưởng, Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bí thư Đảng ủy khối Công tác tư tưởng.

1981-1985: Nghiên cứu sinh tại Liên Xô (cũ). Là Phó Tiến sỹ Triết học.

Tháng 6/1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.

Từ 12/1997: Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. 

Tháng 6/2001: tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa / Thông tin; Bí thư Ban cán sự.

Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư  Trung ương Đảng.

Từ 28/6/2006:  Tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.

29/7/2006: Thôi không tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2006-2010.

Tháng 10/2010, tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV được bầu giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội.

10. Ông Trần Đại Quang

 

 Sinh ngày: 12/10/1956.

Quê quán: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 26/7/1980.

Trình độ học vấn: Phó giáo sư-Tiến sỹ Luật.

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác:

- Tháng 7/1972: Tham gia cách mạng.

- Trước năm 2006: Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

- Tháng 4/2006: Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an.

- Tháng 4/2006: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2006-2010.

- Tháng 4/2007: Được thăng hàm Trung tướng.

 11. Bà Tòng Thị Phóng

 

Sinh ngày 10/2/1954.

Quê quán: phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Dân tộc: Thái.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 20/11/1981.

Trình độ học vấn: Cử nhân Luật.

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác
:

Tháng 6/1965: Tham gia cách mạng

1991-1996: Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La.

Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La.

Tháng 9/1997: Phó Chủ nhiệm kiêm nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Tháng 1/2001: Đại hội lần thứ 11 Đảng bộ Sơn La bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 5/2002: Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Tháng 9/2002: Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công Bí thư Trung ương Đảng.

Ngày 23/7/2007: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII.

12. Ông Ngô Văn Dụ

 

Sinh ngày: 21/12/1947.

Quê quán: huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 10/3/1969.

Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế.

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác:

Tháng 5/1962: Tham gia cách mạng.

Từ năm 1996: Phó Văn phòng Trung ương Đảng.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 1/2009: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), được bầu vào Ban Bí thư.

13. Ông Đinh Thế Huynh

 

 Sinh ngày: 15/5/1953.

Quê quán: Xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Dân tộc: Kinh.

Vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 8/8/1974.

Trình độ học vấn: Tiến sĩ báo chí.

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác:
 
Tháng 8/1971: Tham gia cách mạng.

Năm 1998: Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

Tháng 6/2001: Tổng Biên tập báo Nhân dân.

Tháng 8/2005: tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ VIII được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Tháng 8/2010: tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX được bầu tái cử chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

14. Ông Nguyễn Xuân Phúc

 

Sinh ngày 20/7/1954.

Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Dân tộc: Kinh.

Tôn giáo: không

Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế, Lý luận chính trị cao cấp.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 12/5/1982.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Đại biểu Quốc hội khóa XI.