Tuesday, March 29, 2011

# Thu+ Ca?m Ta. - PGHH Thuâ`n Túy

GIAO HỘI TRUNG ƯƠNG

SỐ: 270/CT/TƯ                     PHẬT GIÁO HÒA HẢO

                                    THUẦN TÚY

                                              -------------

 

                                     THƯ CẢM TẠ

 

Kính gởi: -Quý vị Lãnh đạo tinh thần các tôn giáo trong và ngoài nước.

                -Quý vị Lãnh đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước.

                -Các tổ chức nhân quyền.

                -Ủy Ban Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Chính Phủ Hoa Kỳ.

                -Quý cơ quan Truyền Thông hải ngoại.

                -Quý thân hữu.

 

Kính thưa liệt Quý vị,

 

Năm nay, trong mùa Đại Lễ 25/2 âl Tân Mão (2011) kỷ niệm năm thứ 64 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản ám hại, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã mở một chiến dịch :khủng bố trắng" với những biện pháp nghiệt ngã , vô nhân đạo, phi công lý hơn bao giờ hết để ngăn chận Giáo Hội PGHH Thuần Túy tổ chức kỷ niệm ngày lễ này.

 

CSVN quyết tâm chận đứng việc tổ chức Đại Lễ 25/2 âl là nhằm mục đích bưng bít lịch sử để khỏa lấp cái đại tội ác ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ một cách đê hèn hồi năm 1947.

 

Khối tín đồ PGHH Thuần Túy với bổn phận thiêng liêng  "TẬN TRUNG VỚI ĐẠO, TẬN HIẾU VỚI THẦY" cũng quyết tâm tổ chức cho bằng được Lễ kỷ niệm 25/2 âl Tân Mão, dù phải xương rơi máu đổ.

 

Từ ngày 20-3-2011, trong cái bối cảnh đương đầu với CS tràn đầy khó khăn, nguy hiểm, sống chết, Khối PGHH Thuần Túy đã nhận được phần khích lệ vô cùng lớn lao, vô cùng phấn khởi là sự lên tiếng của Liệt Quý Vị công khai và chánh thức ủng hộ PGHH Thuần Túy trong việc tổ chức lễ 25/2 âl. Đây là một tín hiệu cho thấy tinh thần đoàn kết đã nảy nở trong lòng những nhân vật yêu nước , yêu Tự Do Dân Chủ, yêu chuộng Công Lý và Lẽ Phải và cũng là một tín hiệu cảnh báo ngày cáo chung của đảng CSVN sắp tới.

 

Trước thạnh tình của Liệt Quý Vị đã dành cho Khối PGHH Thuần Túy , nói chung và cho cá nhân tôi, nói riêng, là một kỷ niệm sâu đậm trong cuộc đời tranh đấu chống cộng của tôi mà tôi xin ghi nhớ mãi mãi.

 

Mong rằng tình cảm này của chúng ta , "Những tâm hồn lớn gặp nhau" được bền vững và nảy nở ngày càng lớn mạnh trên con đường hiệp thông tương liên xây dựng một "NƯỚC VN TỰ DO, DÂN CHỦ, HÒA BÌNH và THỊNH VƯỢNG".

 

Thay mặt 7 triệu tín đồ PGHH và cá nhân, tôi kính xin Liệt Quý Vị nhận nơi đây lời cảm tạ chân thành và sâu sắc nhất của chúng tôi.

 

Trân trọng,

 

                                                        VN, ngày  29 tháng 3 năm 2011.

                                                         TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy

                                                               Hội Trưởng Trung Ương  

 

 

                                                                   LÊ QUANG LIÊM

              

               

Phở bò Kobe, hơn $40 một tô ‘vẫn hút khách’

Theo báo sài Gòn Tiếp Thị hôm Thứ Hai 28 tháng 3 năm 2011, một tô phở bò kobe trong khách sạn "Vườn Thủ Ðô" do một Việt kiều làm chủ 'vẫn hút khách' chứ không phải mất khách vì phở của họ bây giờ là 850,000 đồng một tô, chứ không phải chỉ có 750,000 đồng một tô như hồi tháng 2 vừa qua.
Tính ra thành đô la theo hối suất chính thức 20,890/$1 ngày 28 tháng 3 năm 2011, một bát phở bò kobe hôm nay là $40.69. Ðại đa số người ở Việt Nam không kiếm nổi số tiền này trong một tháng.
"Theo anh Phạm Văn Sơn, bếp trưởng khách sạn, những ngày qua, khách đến ăn phở không giảm, mà còn có phần đông hơn." Báo SGGT kể như vậy và thuật tiếp lời của anh Sơn: "Giá mỗi tô phở cũng vừa tăng thêm 100,000 đồng", với hai mức giá hiện có là "650,000 đồng và 850,000 đồng mỗi tô".
Khách hàng của tiệm phở này là những đại gia hay quan chức ăn hối lộ mới có tiền ăn phở bò kobe. Vì lương của các quan chức này chỉ vài triệu đồng một tháng, chưa chắc đã đủ chi dụng thịt cá rau cỏ tầm thường.
Theo bản tin của 'bee.net.vn' ngày 27 tháng 2 năm 2011, thực đơn ở tiệm phở nói trên "Ngoài bát phở đặc biệt với giá cao ngất trời (phở bò Kobe với giá 750,000 đồng/bát), còn có loại phở bò Nhật, Mỹ, Úc với giá 500,000 đồng/bát, 220,000 đồng/bát, 120,000đồng/bát, 80,000 đồng/bát... Phở bò Cali là giá thấp nhất." Bây giờ chắc phải lên giá tất cả các loại phở.

Giá một bát phở bò kobe ở Hà Nội đắt gần chục lần một tô phở ở khu vực quận Cam, California, nơi qui tụ đông đảo người Việt Nam sinh sống.

TỘI NGHIỆP BÁC QUÁ !!!

  
        
                                                    Gục đầu xin bác thứ tha 
                             Tại vì đau bụng mới nông nổi này
                                bác ơi thôi ráng kỳ này....
                              Ráng ăn no bụng chớ đừng ói ra 
                                Trăm năm trong cõi người ta 
                              Ăn rồi lại  đi thăm bác hù   .....
             
                                                           ..lục lăng !
                               













Nhờ Canada can thiệp vụ Cù Huy Hà Vũ


2011-03-29

Nhiều người trong và ngoài nước tiếp tục bày tỏ quan tâm về việc Nhà nước Việt Nam bắt giữ và sẽ đưa tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ra xét xử dự kiến vào ngày 4 tháng 4 tới đây.

Photo courtesy of danlentieng

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Một trong những người ở nước ngoài vừa lên tiếng về vụ việc này là luật sư Vũ Đức Khanh, hành nghề tại Ottawa; ngoài ra gia đình ông Cù Huy Hà Vũ cũng có đơn kêu cứu khẩn cấp mới nhất. 

Đã tiếp nhận hồ sơ

Lên tiếng với RFA, từ thủ đô Ottawa của Canada, luật sư Vũ Đức Khanh trình bày nguyên nhân khiến ông quyết định nhờ Thủ tướng Canada can thiệp với nhà nước Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ:

"Tôi lên tiếng với ngài Thủ tướng Stephen Harper của Canada về trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ vì hai lý do, thứ nhứt tôi thấy ông Vũ là một người can đảm dám nói lên vấn đề rất bức xúc đối với tình hình xã hội của Việt Nam, tôi không thấy bất cứ một luận điểm nào của ông Vũ gây nguy hại cho an ninh của chánh phủ Việt Nam. 

Khi ông Vũ bị bắt vào tháng 11 năm 2010 vừa qua, tôi thấy hành động của chánh phủ Việt Nam cùng cơ quan an ninh bắt anh Vũ là hoàn toàn trái luật, đồng thời khi Cục An Ninh truy tố ông Vũ, với tội vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự, chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, điều này hoàn toàn sai. 

Khi ông Vũ bị bắt là một chuyện khác, khi truy tố ông lại là chuyện khác nữa, riêng về điều 88, thì trước đây một số luật sư khác đã tranh tụng với tòa về các vụ án của luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, bác sĩ Lê Nguyên Sang, đối với tôi đây là điều vi hiến, đồng thời vi phạm điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà chánh phủ Việt Nam long trọng cam kết tham gia vào năm 1982.

Đây là vụ án vi phạm nghiêm trọng pháp luật của chính nhà nước Việt Nam hiện hành. Ông Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn vô tội, là một người yêu nước, vì Công lý, Sự thật, vì đất nước.

Luật sư Dương Hà

Tôi thấy vấn đề này vô cùng bức xúc nên tôi đã trực tiếp liên lạc với văn phòng Thủ tướng Canada và văn phòng ngoại trưởng Canada để nêu vấn đề này và  yêu cầu các cơ quan chánh phủ Canada can thiệp với Việt Nam để  ông Cù Huy Hà Vũ ngay lập tức và vô điều kiện. Văn phòng Thủ tướng Canada đã có công văn báo tiếp nhận hồ sơ đó , đã chuyển tới ngoại trưởng Canada để có biện pháp cụ thể hơn. Hy vọng, ngoại trưởng Lawrence Cannon của Canada sẽ có văn bản nay mai về vấn đề này."  

Khi gọi đến văn phòng ngoại trưởng Canada, nhân viên cho biết ông bận công tác, được bà Lynn Meahan, tùy viên báo chí tiếp và hứa sẽ có văn bản gởi đến RFA sau khi thu thập đầy đủ chi tiết về trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ.

Mặt khác trong bức thơ gởi từ Hà Nội đến toàn thể nhân dân Việt Nam, những người yêu chuộng Công lý, Sự thật, đề ngày 29 tháng 3, 2011, vợ ông Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà trình bày rằng.

Mặc dù gia đình đã có nhiều đơn từ, khiếu nại, tố cáo khẩn cấp gởi các cơ quan pháp luật, các vị lãnh đạo nhà nước về trường hợp bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng không được xem xét đúng quy định của pháp luật và ông Vũ sẽ bị đưa ra tòa xét xử vào ngày 4 tháng 4, năm 2011 tại Hà Nội.

Luật sư Dương Hà khẳng định qua câu chuyện với RFA:

"Đây là vụ án vi phạm nghiêm trọng pháp luật của chính nhà nước Việt Nam hiện hành kể từ khi bắt đầu vụ án đến nay. Ông Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn vô tội, là một người yêu nước, vì Công lý, Sự thật, vì đất nước."

Chúng tôi gửi tới toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt thành phần, chính kiến, tôn giáo, hãy vì lương tâm, trách nhiệm của mình mà quan tâm, ủng hộ cầu nguyện cho ông Cù Huy Hà Vũ trước những khó khăn hiện nay.

Chị Cù Thị Xuân Bích

Trong lời kêu cứu, chị Cù Thị Xuân Bích, em ông Vũ cũng nhấn mạnh:

"Chúng tôi gửi tới toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt thành phần, chính kiến, tôn giáo, hãy vì lương tâm, trách nhiệm của mình mà quan tâm, ủng hộ cầu nguyện cho ông Cù Huy Hà Vũ trước những khó khăn hiện nay."

Luật sư Dương Hà nhắn gởi qua RFA, những lời tâm huyết:

"Xin tạ ơn tất cả những người đã quan tâm đến ông Cù Huy Hà Vũ, gia đình chúng tôi mong nhận được sự quan tâm của mọi người trong phiên tòa ngày 4 tháng 4, 2011."
Chúng tôi tiếp tục theo dõi thông tin về phiên tòa này và sẽ gởi thêm chi tiết đến quý vị.

Theo dòng thời sự:


Ngân hàng ADB cho Việt Nam vay 293 triệu đôla xây metro ở Hà Nội



Giám Đốc ngân hàng ADB, ông Haruhiko Kuroda
Giám Đốc ngân hàng ADB, ông Haruhiko Kuroda
REUTERS
Thanh Phương

Về Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á hôm nay loan báo đã thông qua một khoản vay 293 triệu đôla để giúp Việt Nam xây một tuyến metro ở Hà Nội, tương tự như hiệp định về tài trợ một tuyến metro ở Sài Gòn.

Tuyến metro tương lai của Hà Nội dài 12,5km, có thể chở hơn 150 người mỗi ngày, theo dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2015. Tuyến metro này nối ga chính ở quận Hoàn Kiếm với huyện Từ Liêm ở ngoại thành phía Tây, nơi đang được phát triển thành khu doanh nghiệp hiện đại. Tổng kinh phí của dự án là 1 tỷ đôla. Ngoài khoản tín dụng của Ngân hàng Phát triển châu Á, còn có tài trợ của Pháp và Liên hiệp châu Âu.

Trong bản thông báo, ông Robert Valkovic, chuyên gia về giao thông của Ngân hàng Phát triển châu Á, nhấn mạnh rằng xe điện ngầm là rất thiết yếu cho tương lai của Hà Nội, bởi vì theo ông, nếu thủ đô Việt Nam không phát triển những hệ thống giao thông công cộng có chất lượng tốt và khối lượng cao, thành phố này sẽ dần dần đi đến chỗ tắc nghẽn giao thông.

Phần lớn trong số 6 triệu dân Hà Nội sử dụng xe gắn máy để di chuyển, nhưng theo Ngân hàng Phát triển châu Á, số nguời chuyển sang xe hơi cũng đang tăng rất nhanh.

TAGS: CHÂU Á - KINH TẾ - LIÊN HIỆP CHÂU ÂU - PHÁP - VIỆT NAM

Chính phủ Syria từ chức. Hàng trăm ngàn người biểu tình ủng hộ tổng thống



Biểu tình ủng hộ Tổng thống Syria tại Damascus, 29/3/2011.
Biểu tình ủng hộ Tổng thống Syria tại Damascus, 29/3/2011.
REUTERS/Wael Hmedan
Tú Anh

Hôm nay, 29/03/2011, đảng cầm quyền Damas đã tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng với hàng trăm ngàn người mang cờ và biểu ngữ ủng hộ Tổng thống Bachar al-Assad, trước ngày "thông báo dân chủ hóa". Trong khi chờ đợi Tổng thống thông báo chính thức hủy bỏ tình trạng khẩn cấp ban hành từ năm 1963, chính phủ Syria từ chức.

Theo đài truyền hình nhà nước thì Tổng thống Bachir al-Assad đã chấp thuận đơn từ chức của nội các Syria của Thủ tướng Naji Otri. Đây là cử chỉ xoa dịu đầu tiên của chính quyền Sirya, từ khi nổ ra phong trào đòi dân chủ hóa mà các cuộc đàn áp đã làm cho hơn 10 người chết.

Theo lời hứa hẹn, thì chính phủ hiện nay phải từ chức nhường chỗ cho một nội các mới để tiến hành cải cách chính trị. Tiếp theo đó Tổng thống al-Assad sẽ thông báo chính thức bãi bỏ tình trạng khẩn cấp ban hành từ năm 1963, cho phép cảnh sát bắt giam bất cứ ai không cần giải thích, và cấm đoán các quyền tự do.

Nếu chính quyền tôn trọng lời hứa thì trong vài giờ nữa, Tổng thống sẽ thông báo thiết lập tự do chính trị đa nguyên, đa đảng, tự do báo chí, là những yêu sách của phong trào phản kháng.

Trong khi chờ đợi, chính quyền đã tổ chức một cuộc tuần hành khổng lồ, với một rừng cờ quạt, biểu ngữ, chân dung của Tổng thống Bachir al-Assad.

Một biểu ngữ mang nội dung : "Đồng ý cải cách, nhưng đừng chia rẽ tôn giáo, tín ngưỡng".
 

TAGS: CHÍNH TRỊ - DÂN CHỦ - SYRIA

ADB cho vay 293 triệu đôla để xây đường xe lửa tại Hà Nội


Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB cho biết đã chuẩn thuận cho VN vay 293 triệu đô la để giúp cho dự án xây tuyến đường rầy xe lửa tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ đô la và dự trù hoàn thành vào năm 2015.

Tuyết đường sắt đô thị này nối từ Ga Hà Nội ở Quận Hoàn Kiếm tới huyện Từ Liêm cách đó 12,5 km về phía Tây.
Được biết dự án đường sắt vừa nói cũng được Chính phủ Pháp và Ngân hàng Đầu tư Âu châu tài trợ.
Trong khi đó Sàigòn, thành phố lớn nhất ở Miền Nam, cũng đang phát triển hệ thống đường xe điện ngầm trị giá 1,4 tỷ đô la, với nguồn tài trợ của ADB là 540 triệu đô la.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Từ Libya hơn 1 ngàn công nhân Việt trên đường về nước bằng tàu biển


Về tình hình số 1.000 lao động VN làm việc tại Libya về nước bằng tàu biển, ông Đào Công Hải, phó Cục trưởng Cục Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Việt Nam vào chiều hôm nay 29 tháng 3, có thông tin liên quan như sau:

Tôi được biết tàu đó hiện vẫn đang còn ở trong hải phận quốc tế giữa Singapore và Malaysia. Tàu đang cần nhiên liệu, xăng dầu cho việc chuyển tiếp. Chúng tôi được tin chắc chăn hôm nay hay vào ngày mai họ sẽ rời hải phận quốc tế ngoài khơi Singapore để quay về Việt Nam. Dự kiến khoảng bốn ngày họ sẽ đến phao số 0 ở Hải Phòng. Sau đó chờ con nước, thời điểm phù hợp để cập cảng Hải Phòng. Các cơ quan trung ương, cũng như điạ phương ( Thành phố Hải Phòng) sẽ phối hợp để tiếp nhận họ, và hai doanh nghiệp Vinaconex và Công ty Việt Thắng- đơn vị đưa những lao động đi làm việc nước ngoài- chuẩn bị mọi phương tiện giao thông để đón và đưa họ về nơi cư trú, điạ phương nào đưa về điạ phương đó.
Được biết lẽ ra tàu Hamanasu này thuộc hãng Koyo, Nhật Bản tới Hải Phòng vào ngày 27 tháng 3 vừa rồi, nhưng cơ quan vừa nói cho hay tàu về trễ do thay đổi hành trình, phải ghé qua nhiều cảng để nhập nhiên liệu và thực phẩm.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Giá xăng VN tăng bất ngờ


Giá xăng tại Việt Nam được cho biết bất ngờ tăng lên từ tám giờ tối hôm qua, 29 tháng 3.

Truyền thông trong nước cho biết mức tăng giá là từ 2000 đồng đến 2800 đồng một lít cho các loại xăng dầu bán lẻ. Cụ thể xăng A92 tăng thêm 2000 đồng/lít, dầu diesel tăng 2800 đồng lít, dầu hoả tăng 2600 đồng một lít.

Đợt tăng giá hôm qua được mô tả là bất ngờ và đột ngột theo quyết định mà bộ trưởng Tài chính Việt Nam ký trong ngày 29 tháng 3.

Đợt tăng giá gần nhất là vào ngày 24 tháng 2 vừa qua. Lần đó xăng dầu tăng giá ở mức trên 20% và được cho là mức kỷ lục từ trước đến nay

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Tình trạng blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn hiện nay


2011-03-29

Dư luận quan tâm đến tình trạng hai blogger nổi tiếng là Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn vẫn theo dõi ngày hai nhân vật này ra tòa xét xử.

Photo courtesy of worldpress

Từ trái qua: chị Dương Thị Tân, blogger Điều Cày, nhà dân chủ Nguyễn Tiến Trung

Thi hành án xong vẫn bị giam 

Tuy nhiên đến nay đã gần 5 tháng trôi qua, cơ quan an ninh điều tra vẫn tuyên bố chưa hoàn tất hồ sơ để chuyển giao cho viện kiểm sát, và do đó luật sư bào chữa cho hai ông vẫn chưa được chấp thuận.

Nhắc đến blogger Điếu Cày tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải thì giới blogger Việt Nam hình như không ai lại không biết về trường hợp của ông. Ông bị bắt và kêu án 30 tháng tù về tội trốn thuế, và ngay lập tức dư luận cho đây là một bản án áp đặt khi cốt lõi vần đề nằm ở chỗ ông bị bắt và kết án bởi kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong khi Bắc Kinh tổ chức Olympic 2008.

Sau khi thụ án đầy đủ ba mươi tháng trong trại giam, ông Nguyễn Văn Hải vẫn không được trả tự do mà tiếp tục bị giam giữ với một tội danh khác. Lần này nặng nề hơn ông bị cáo buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam theo điều 88. 

Với cách hành xử được giới luật gia trong nước cho là thiếu căn cứ pháp luật như vậy, cơ quan an ninh vẫn được phép tiếp tục giam giữ ông để gọi là điều tra và không cho phép gia đình liên hệ với ông trong thời gian mà pháp luật quy định. 

Không cho gặp thân nhân 

worldpress.-200.jpg
Điếu Cày biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 2 (tháng 12/2007) tại Sài Gòn. Photo courtesy of worldpress
Bà Dương thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày cho biết: "Họ không cho biết ở đâu và không cho nhận bất cứ quà gì gửi vào. Cũng đưa đơn vào nhưng họ từ chối họ nói đang trong giai đoạn diều tra nhưng khi hết giai đoạn điều tra tôi khi tôi tới thì họ cũng không trả lời. Một tuần tôi đến một lần tôi đề nghị phải giải quyết vấn đề trả lời những câu hỏi cho tôi nhưng mà họ vẫn né tránh.

Hôm vừa rồi họ có cho một người ra trả lời tôi theo cái kiểu không biết gì. Tôi định viết mấy chữ để yêu cầu những người biết việc này phải ra mặt giải quyết yêu cầu cho tôi chứ không phải là người không biết gì."

Blogger Điếu Cày không phải là trường hợp ngoại lệ, một bogger khác là ông Phan Thanh Hải chủ trang blog Anhbasg bị bắt ngày 18 tháng 10 năm 2010 cũng trong tình trạng tương tự. Ông Hải bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước vì lưu trữ và phát tán tài liệu đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.

Sau gần 5 tháng bị giam giữ, gia đình blogger Anhbasg vẫn không được thăm nuôi giống như gia đình của blogger Điếu Cày. Bà Nguyễn Thị Liên, vợ của ông Phan Thanh Hải cho biết về trường hợp của bà như sau:

"Sáng nay tôi có được thư mời lên trả lời về những thư tôi đề nghị cho thăm gặp. Sáng nay tôi lên thì họ không cho gặp, hơn năm tháng rồi tôi chưa được gặp mặt anh ấy. Sáng nay tôi cũng có nói thứ nhất là con tôi đã được hơn ba tháng rồi nên tôi muốn ba con nó gặp nhau thì họ bảo rằng đang trong điều tra.

Tôi nghĩ rằng gặp thì anh ấy thì có ảnh hưởng gì đâu? Chỉ cần nhìn xa thôi cũng được. Họ bảo họ chỉ trả lời hai yêu cầu của tôi là không được và chỉ thông báo cho biết hiện giờ anh Hải vẫn đang khỏe. Tôi trả lời là khỏe thì cũng chỉ các anh nói thôi chứ 5 tháng hơn rồi tôi chưa nhìn thấy chồng nên không biết khỏe hay không. Hơn nữa tôi thấy công an đánh chết người nên tôi muốn nhìn thấy tận mắt chứ tôi không muốn chỉ nghe các anh nói."

Hơn năm tháng rồi tôi chưa được gặp mặt anh ấy. Con tôi đã được hơn ba tháng rồi nên tôi muốn ba con nó gặp nhau thì họ bảo rằng đang trong điều tra.

Bà Nguyễn Thị Liên

Với cách giam giữ người vượt thời gian quy định nhưng không bị một cơ quan tư pháp nào chế tài đã làm hình ảnh nhà giam Việt Nam ngày một tối tăm hơn. Cơ quan an ninh điều tra có một thứ vũ khí tuyệt đối để chống lại tất cả các văn bản pháp luật khác khi nắm được cái quyền tối thượng là giam giữ và điều tra người bị bắt với một tội danh mơ hồ là "tuyên truyền chống phá nhà nước". 

Quy định của Hiến pháp không vượt qua nổi điều mà cơ quan điều tra cho là an ninh quốc gia, mặc dù xét cho cùng thì hai blogger Điếu Cày và Anhbasg không thể nào có đủ khả năng để thực hiện điều trọng đại này.

Không có văn bản rõ ràng

vuhuyduc-basg-200.jpg
Anh Ba Sài Gòn. Photo courtesy of worldpress
LS Nguyễn Quốc Đạt, người nhận biện hộ cho nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày cho biết cơ quan điều tra từ chối đơn biện hộ của ông như thế nào, ông nói: "Bước đầu trong giai đoạn điều tra thì tôi cũng có làm thủ tục để được xem xét. Tuy tôi đã làm đầy đủ các thủ tục nhưng cơ quan an ninh đã từ chối, người ta nói thẳng với tôi là chưa thể chấp nhận vì lý do an ninh và văn bản này tôi đã giao lại cho gia đình chị Tân".

LS Trần Kim Cang, người được gia đình ông Phan Thanh Hải mời biện hộ cũng có cùng tình trạng như Luật Sư Nguyễn Quốc Đạt, Luật sư Cang cho biết: "Thì họ trả lời cứ đợi hồ sơ chuyển qua kiểm sát rồi mới làm thủ tục được. Luật Việt Nam quy định những vụ an ninh điều tra thì luật sư chỉ đựơc quyền tham dự khi mà có kết luận điều tra thôi." 

Khi được hỏi với hành động nào thì một can phạm sẽ bị điều tra dưới tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, luật sư Nguyễn Quốc Đạt nói:

"Về luật thì quy định nó còn chung chung lắm, nó không được rõ ràng nhiều cái án liên quan đến những tội trong chương về an ninh quốc gia thì người ta thường hay lấy lý do an ninh và người ta từ chối. Nói chung chung vậy thôi chứ chưa có văn bản hoặc bất cứ một quy định rõ ràng.

Tuy tôi đã làm đầy đủ các thủ tục nhưng cơ quan an ninh đã từ chối, người ta nói thẳng với tôi là chưa thể chấp nhận vì lý do an ninh...

LS Nguyễn Quốc Đạt

Sau khi bị từ chối vì cái giai đoạn bốn tháng nó đã vượt quá thì tôi và chị Tân cũng đã liên hệ với cơ quan an ninh yêu cầu cho tiếp xúc thì người ta vẫn chưa cho. Tuy nhiên về đồ đạc và đồ ăn thức uống thì người ta đã tiếp nhận."

Dư luận thế giới cho rằng việc giam giữ một người có các bài viết chống Trung Quốc hay cổ vũ cho dân chủ và cáo buộc họ tuyên truyền chống phá nhà nước đang ngày một phổ biến hơn tại Việt Nam. Điều này không những gây lo ngại sâu xa cho những tổ chức Bảo vệ Nhân quyền mà nó còn phản ánh lại tình trạng tư pháp lỏng lẻo hiện nay đang bị lợi dụng triệt để bởi một nhóm thế lực muốn dung túng tình trạng này để dằn mặt và ngăn cản tiến trình dân chủ cho Việt Nam.

Theo dòng thời sự:


# Bàn Mô.t Chút Vê` Vu. Án TS Cù Huy Hà Vu~ (2,2)

(*2) Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự Và Chính Trị (Việt)

http://www.vietnamhumanrights.net/viet/vintbill/dansuchinhtri.htm

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
VỀ NHỮNG QUYỀN DÂN DỰ VÀ CHÍNH TRỊ (1966)

Lời Mở Đầu

Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này:

Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.

Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người.

Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được hành xử những quyền dân sự và chính trị cũng như được giải phóng khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, chỉ có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng những quyền dân sự và chính trị cũng như những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.

Xét rằng nghiã vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.

Nhận định rằng con người có nghiã vụ đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách nhiệm phải phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này.

Đồng chấp thuận những điều khoản sau đây:

PHẦN I

Điều 1:

  1. Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
  2. Để đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghiã vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của nghiệp đoàn không thể bị tước đoạt.
  3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

PHẦN II

Điều 2:

  1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được nhìn nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
  2. Trong trường hợp những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước cam kết sẽ ban hành các đạo luật theo thủ tục luật pháp quốc gia và theo các điều khoản của Công Ước để các quyền này có hiệu lực.
  3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết:

    1. Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được đền bù hay đòi bồi thường thỏa đáng khi những quyền tự do của họ bị vi phạm, dầu rằng người vi phạm là một viên chức chính quyền.
    2. Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được khiếu nại tại các cơ quan tư pháp, hành chánh hay lập pháp quốc gia, hay tại các cơ quan có thẩm quyền và phát triển quyền khiếu tố trước toà án.
    3. Bảo đảm các cơ quan thẩm quyền phải thi hành nghiêm chỉnh những sự đền bù hay bồi thường đã tuyên

Điều 3: Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành xử những quyền dân sự và chính trị ghi trong Công Ước.

Điều 4:

  1. Trong khi tuyên bố tình trạng khẩn trương công cộng vì lý do quốc gia bị đe doạ, Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này có thể ban hành một số biện pháp đình chỉ thi hành các nghiã vụ của quốc gia ấn định trong Công Ước này. Tuy nhiên những biện pháp này phải có tính cách thật cần thiết vì nhu cầu của tình thế, và không vi phạm các nghiã vụ của quốc gia phát sinh từ luật pháp quốc tế, và cũng không được dùng để kỳ thị chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo hay nguồn gốc xã hội.
  2. Trong mọi trường hợp những quyền dân sự và chính trị ghi trong các điều 6, 7, 8 (khoản 1 và 2), và trong các điều 11, 15, 16, 18 của Công Ước không thể bị đình chỉ thi hành.
  3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này phải lập tức thông báo qua vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho các quốc gia hội viên kết ước khác hay biết những điều khoản nào trong Công Ước đã bị đình chỉ thi hành, và vì lý do gì. Ngay sau khi chấm dứt tình trạng khẩn trương công cộng, họ cũng phải thông báo theo thủ tục nói trên.

Điều 5:

  1. Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.
  2. Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.

PHẦN III

Điều 6:

  1. Mọi người đều có quyền sống. Đây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán.
  2. Trong các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, toà án chỉ được tuyên án tử hình đối với những tội hình sự nghiêm trong nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tòa án có thẩm quyền.
  3. Điều luật này không cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này được giải trừ các nghiã vụ ghi trong Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng trong trường hợp sự hành quyết hay sát nhân cấu thành tội diệt chủng.
  4. Các bị cáo bị tuyên án tử hình có quyền xin ân xá hay ân giảm hình phạt. Lệnh đại xá, ân xá hay ân giảm hình phạt có thể được ban hành trong mọi trường hợp.
  5. Án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, và cũng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai.
  6. Điều luật này không thể được viện dẫn để trì hoãn hay ngăn cản việc bãi bỏ hình phạt tử hình tại các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này.

Điều 7: Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người. Đặc biệt là, nếu không có sự ưng thuận tự do của đương sự, không ai có thể bị dùng vào những cuộc thí nghiệm y học hay khoa học.

Điều 8:

  1. Không ai có thể bị bắt làm nô lệ; chế độ nô lệ và mọi hình thức buôn bán nô lệ đều bị cấm chỉ.
  2. Không ai có thể bị bắt làm nô dịch.

    1. Không ai có thể bị cưỡng bách lao động.
    2. Khoản 3 (a) nói trên không được áp dụng tại các quốc gia trong đó luật pháp cho phép toà án có thẩm quyền tuyên án tù khổ sai.
    3. Trong phạm vi khoản này, không được coi là "lao động cưỡng bách":

      1. Ngoài trường hợp nêu ở khoản (b) trên đây, những công tác hay dịch vụ mà các tù nhân phải làm trong thời gian bị giam giữ chiếu theo một bản án hợp pháp của toà án, hay phải làm trong thời gian được phóng thích có điều kiện.
      2. Nghiã vụ quân sự, hay nghiã vụ quốc gia áp dụng cho những người được luật pháp cho miễn thi hành nghiã vụ quân sự vì lý do lương tâm.
      3. Nghiã vụ cộng đồng trong trường hợp khẩn trương hay thiên tai đe doạ đời sống hay sự an lạc của cộng đồng.
      4. Những nghiã vụ dân sự thông thường.

Điều 9:

  1. Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.
  2. Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức thì thông báo về lý do bắt giữ, và phải được thông báo không chậm trễ về tội trạng bị cáo buộc.
  3. Bị cáo bị bắt giữ hay giam cầm về một tội hình sự phải được dẫn giải không chậm trễ tới một vị thẩm phán (hay một viên chức có thẩm quyền tư pháp theo luật), để được xét xử trong một thời hạn hợp lý hay được phóng thích. Theo thông lệ, không nhất thiết phải câu lưu bị cáo trước ngày toà xử. Tuy nhiên để bảo đảm sự hiện diện của bị cáo trong phiên xử hay trong các giai đoạn thẩm vấn, và để thi hành bản án, nếu cần, sự phóng thích tạm bị cáo đòi hỏi phải có bảo đảm.
  4. Những người bị bắt giữ hay giam cầm đều có quyền yêu cầu toà án thụ lý không chậm trễ về tính hợp pháp của sự giam giữ, và phải được phóng thích nếu sự giam giữ được xét là bất hợp pháp.
  5. Các nạn nhân trong những vụ bắt giữ hay giam cầm bất hợp pháp có quyền khiếu tố đòi bồi thường thiệt hại.

Điều 10:

  1. Những người mất tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.

    1. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, các bị cáo chưa được xét xử phải được giam giữ cách biệt với những người đã can án, và phải được đối xử theo quy chế của những người không can án.
    2. Các bị cáo thiếu nhi phải được giam giữ cách biệt với người lớn và phải được xét xử trong thời hạn sớm nhất.
    3. Chế độ lao tù phải đặt trọng tâm vào việc cải huấn tù nhân, tạo cho họ cơ hội cải hoá và hội nhập vào đời sống xã hội. Các thiếu nhi phạm pháp phải được giam giữ cách biệt với người lớn, và phải được đối xử tuỳ theo tuổi tác và tình trạng pháp lý của chúng.

Điều 11: Không ai có thể bị giam giữ chỉ vì không có khả năng thi hành một nghiã vụ khế ước.

Điều 12:

  1. Những người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lãnh thổ.
  2. Mọi người đều được quyền tự do rời khỏi một quốc gia, kể cả quốc gia của mình.
  3. Những quyền tự do ghi trên không thể bị giới hạn, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác, và nếu không trái với những quyền tự do khác được thừa nhận trong Công Ước này.
  4. Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.

Điều 13: Ngoại kiều cư trú hợp pháp trong lãnh thổ các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này chỉ có thể bị trục xuất do một quyết định hợp pháp. Trừ trường hợp có lý do cưỡng thúc về an ninh quốc gia, người bị trục xuất có quyền trình bày lý do để chống lại quyết định trục xuất, và có quyền nhờ người biện hộ nạp đơn xin tái xét hồ sơ trục xuất tại các cơ quan hay người đại diện cơ quan có thẩm quyền.

Điều 14:

  1. Mọi người đều bình đẳng trước toà án. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc hay về những quyền lợi và nghiã vụ của mình trong các vụ tranh tụng khác. Báo chí và công chúng có thể không được tham dự một phần hay toàn thể phiên xử, vì nhu cầu đạo lý, trật tự công cộng hay an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hay để bảo vệ đời sống riêng tư của các đương sự tranh tụng, hay, trong những trường hợp thật cần thiết, khi toà án quyết định rằng xét xử công khai sẽ làm thiệt hại quyền lợi của công lý. Tuy nhiên các bản án hình sự và các bản án khác phải được tuyên đọc công khai trước toà, ngoại trừ trường hợp để bảo vệ quyền lợi của thiếu nhi hay của gia đình trong những vụ tranh tụng về hôn nhân hay về việc giám hộ các con.
  2. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật.
  3. Trong các vụ hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây:
    1. Được tức thì thông báo tội trạng với đầy đủ chi tiết bằng ngôn ngữ mà họ thông hiểu.
    2. Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị sự biện hộ và được quyền liên lạc với luật sư do mình lựa chọn.
    3. Được xét xử mau chóng, không diên trì quá đáng.
    4. Được hiện diện trong phiên xử để tự biện hộ hay nhờ luật sư biện hộ do mình lựa chọn; được thông báo về quyền này trong trường hợp tự biện hộ; và được quyền có luật sư biện hộ miễn phí vì nhu cầu công lý nếu bị cáo không có phương tiện mướn luật sư.
    5. Được đối chất với các nhân chứng buộc tội và được quyền đòi nhân chứng và chất vấn các nhân chứng gỡ tội cho mình, theo cùng một thủ tục.
    6. Được quyền có thông dịch viên miễn phí, nếu bị cáo không nói hay không hiểu ngôn ngữ của toà.
    7. Được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.
  1. Trong các vụ án thiếu nhi, thủ tục xét xử phải căn cứ vào tuổi tác của bị cáo và hướng về mục tiêu cải huấn can phạm.
  2. Các bị cáo bị tuyên phạt có quyền kháng cáo lên toà trên theo thủ tục luật định.
  3. Trong trường hợp bị cáo bị tuyên hình phạt chung thẩm và sau này bản án bị tiêu huỷ hay đương sự được ân xá vì có sự kiện mới phát giác cho biết bị cáo đã bị phạt oan uổng, người bị kết án có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo luật, trừ phi có bằng chứng cho biết, sở dĩ sự kiện mới này không được phát giác trong thời gian xử án, một phần hay hoàn toàn tại vì bị cáo.
  4. Không ai có thể bị tái thẩm hay bị tuyên phạt một lần nữa về một tội trạng đã được toà án phán xử chung thẩm bằng cách tuyên phạt hay tha bổng, chiếu theo luật pháp và thủ tục hình sự hiện hành.

Điều 15:

  1. Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế áp dụng hồi đó; mà cũng không bị tuyên một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp. Tuy nhiên bị cáo được quyền hưởng hình phạt khoan hồng hơn chiếu theo luật mới ban hành sau ngày phạm pháp.
  2. Điều luật này không có tác dụng ngăn cản việc xét xử hay tuyên phạt một bị cáo vì đã làm hay không làm những hành vi cấu thành tội hình sự chiếu theo những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia trong thời gian đương sự phạm pháp.

Điều 16: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.

Điều 17:

  1. Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh.
  2. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 18:

  1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
  2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.
  3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.
  4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.

Điều 19:

  1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
  2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
  3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
    1. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
    2. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Điều 20:

  1. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ võ chiến tranh phải bị luật pháp cấm chỉ.
  2. Mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc hay các tôn giáo phải bị luật pháp cấm chỉ.

Điều 21: Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.

Điều 22:

  1. Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
  2. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.
  3. Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội, được ban hành hay áp dụng những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm về những quyền tự do ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế.

Điều 23:

  1. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản trong xã hội và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.
  2. Thanh niên nam nữ đến tuổi thành hôn có quyền kết hôn và lập gia đình.
  3. Hôn thú chỉ được thành lập nếu có sự ưng thuận hoàn toàn tự do của những người kết hôn.
  4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này phải ban hành những biện pháp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm của vợ chồng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú, cũng như khi ly hôn. Trong trường hợp ly hôn phải quy định những biện pháp bảo vệ quyền lợi của các con.

Điều 24:

  1. Không phân biệt chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản hay dòng dõi, các trẻ em, với tư cách vị thành niên, phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo vệ.
  2. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi sinh, và được đặt tên họ.
  3. Trẻ em có quyền thủ đắc quốc tịch.

Điều 25:

  1. Không bị kỳ thị (như đã quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội:
    1. Được tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn.
    2. Được bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.
    3. Được quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.

Điều 26: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Trên phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách bình đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào.

Điều 27: Đối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại các quốc gia hội viên, Công Ước này bảo đảm cho các thành phần thiểu số cũng với những người khác trong cộng đồng của họ được quyền hưởng văn hoá riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

(Với sự tu chính của Uỷ Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam)

Ghi chú: Từ Điều 28-53 thuộc về nhân sự và điều hành nên không cần dịch ra.

(http://www2.ohchr.org/english/law/ccpr.htm) (Tiếng Anh cho qúy vị tham khảo)

In a message dated 3/29/2011 2:16:31 A.M. Eastern Daylight Time, dantukhuong@yahoo.com writes:

Uy tín của nhà nước CS Việt Nam sẽ gia tăng với thế giới trong vụ xử CHHV sắp tới đây?

Nguyễn Khoa Thái Anh

Nguyễn Khoa Thái Anh phỏng vấn Luật sư Nguyễn Xuân Phước sau khi vụ án của Cù Huy Hà Vũ được Nhà nước Việt Nam hoãn lại 10 ngày.

http://www.boxitvn.net/bai/18652/image002-890

Luật sư Nguyễn Xuân Phước

Hỏi: Trước tiên xin phép được gọi Luật sư Phước bằng anh cho thân mật. Không phải gần chùa gọi bụt bằng anh đâu nhé, vì tôi ở tít tận Cali mà anh thi tận Texas, xa nhau đến hai múi giờ…! (cười).

Vừa rồi, nhiều người rất cảm kích chuyện anh đại diện cho gia đình CHHV đệ đơn khởi tố Nhà nước Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) . Bài phỏng vấn của anh trên Người Việt và nhất là sau đó được thông tin trên BôxitViệtNam là một chuyện đáng ghi nhớ. Anh có nghĩ rằng tác dụng của nó (về việc đưa vụ án này ra công pháp quốc tế) có ảnh hưởng tích cực cho vụ xử Luật sư Cù Huy Hà Vũ không? Và nếu có thì anh nghĩ vì sao về vụ Nhà nước Việt Nam đình chỉ vụ này. Có phải họ đang nao núng, tìm cách đối phó với phản ứng của công luận? Theo anh vụ đình hoãn này lợi hại ra sao?

Đáp: Cảm ơn Thái Anh đã cho tôi cơ hội chia sẻ một số suy nghĩ về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Nhưng Thái Anh tham quá. Hỏi một câu mà thành 3, 4 câu làm cho tôi bội thực. Hơn nữa Thái Anh đặt những vấn đề rất chuyên môn và phức tạp của hệ thống luật quốc tế rất khó để trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Do đó, tôi xin trả lời từng vấn đề một và tôi sẽ tìm cách làm đơn giản vấn đề để mọi người dễ theo dõi.

Vấn đề đưa hồ sơ của Cù Huy Hà Vũ ra Hội đồng Nhân quyền (HDNQ) LHQ thật ra chỉ là thủ tục chính thức để HĐNQ xét trưòng hợp bắt giam tùy tiện. Nếu chúng ta lên website của HĐNQ thì chúng ta thấy thông tin về Cù Huy Hà Vũ đã có trên đó trước rồi. Điều nầy có nghĩa Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã có mối quan tâm đặc biệt về trường hợp Cù Huy Hà Vũ trưóc khi chúng tôi chính thức đệ trình hồ sơ của ông ta.

Về tác dụng của đơn khiếu tố của Cù Huy Hà Vũ lên HĐNQ thì ở một chừng mực nào đó nó có ảnh hưởng tích cực cho vụ án chứ. Chúng ta nên nhớ là đây là vụ án chính trị. Và có lẽ vụ án chính trị lớn nhất từ khi Việt Nam đổi mới. Đặc biệt nó là vụ án chính trị lớn nhất từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế Thủ tướng.

Tôi nói đến giai đoạn Thủ tưóng Nguyễn Tấn Dũng vì đây là giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập vào cộng đồng thế giới. Vấn đề tư tưởng Mác Lê vô địch muôn năm, hay chủ nghĩa xã hội sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản, thì Đảng Cộng Sản (ĐCS) và Nhà nước chỉ nói với nhau nho nhỏ trong nhà, chứ ra ngoài thế giới thì tuyệt đối không hề nói tới vấn đề nầy.

Tôi nói vụ án Cù Huy Hà Vũ là vụ án chính trị lớn nhất từ xưa đến nay vì "tội ác" của ông ta là đặt lại giá trị chủ nghĩa Mác Lê, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản (CS), đồng thời ông yêu cầu phải có dân chủ, đa đảng và xây dựng cơ chế pháp trị tam quyền phân lập. Nhưng dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập lại là những tiêu chí và nguyên lý chính trị căn bản mà Liên Hiệp Quốc đã đưa ra cho các nước hội viên trên thế giới.

Thành ra vụ án Cù Huy Hà Vũ không những đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận của ngưòi dân mà còn là cơ hội để Việt Nam giải thích với thế giới quan điểm chính trị của một nhà nước cộng sản và so sánh nó với các tiêu chí và nguyên lý chính trị phổ quát được Liên Hiệp Quốc công nhận.

Thời trước nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng các vụ án chính trị chỉ là một họp mặt xử lấy lệ để tuyên án theo quyết định của… "bề trên". Nhưng hiện nay Việt Nam đã hoàn toàn hội nhập thế giới, và cả thế giới đang xem Việt Nam có tôn trọng luật chơi chung không qua vụ án này. Nếu Việt Nam đã biết mượn thiên hạ hàng tỷ đô la để phung phí vào các công ty quốc doanh, thì Việt Nam cũng phải biết tôn trọng luật quốc tế mà trong đó có luật về an ninh thế giới, luật thương mại quốc tế, và luật về nhân quyền để tiếp tục nhận đưọc sự tài trợ vay vốn.

Như vậy thì chắc chắn sự quan tâm của quốc tế đối với vụ án phải làm cho nhà nước và ĐCS vô cùng thận trọng. Đồng thời vụ án này là cơ hội để Việt Nam chứng minh tính văn minh, dân chủ và tôn trọng nhân quyền của nhà nước Việt Nam.

Tình hình nhân dân Bắc Phi và Trung Đông nổi dậy đòi tự do dân chủ và Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết bảo vệ dân chúng nổi dậy chống độc tài cho thấy khi dân đã hết sợ độc tài thì "cái hết sợ" của họ rất phiền cho chế độ vì ngưòi dân có cả một thế giới yêu tự do dân chủ đứng đằng sau họ.

Do đó, tôi cho rằng việc hoãn lại ngày xử Cù Huy Hà Vũ phản ánh sự do dự của Nhà nước. Hoặc Việt Nam phải để cho ông Hà Vũ đưọc tự do để mua "tín dụng nhân quyền" với thế giới, hoặc cho ông đi tù và xù giá trị tín dụng nhân quyền. 10 ngày là thời gian dài đủ đề Bộ chính trị có thì giờ cân nhắc sự chọn lựa phưong thức giải quyết vụ án và hậu quả của nó.

Nói chung, tôi cho rằng hoãn ngày xử Cù Huy Hà Vũ là sách lược mua giờ thông minh. Nó có lợi cho cả hai bên bị cáo và Nhà nước.

H: Nếu anh nghĩ rằng công luận hay dư luận quốc tế làm cho Nhà nước (hệ thống tòa án) Việt Nam chùn chân, phải xét lại thủ tục và bước đi sắp tới của mình, thì có phải pháp luật Việt Nam đã có tiến bộ hơn so với khi trước, vì họ bớt chai mặt, tự ý, cố tình chà đạp một cách trắng trợn lên quy trình/trình tự pháp lý của một cá nhân mà Anh-Mỹ gọi là due process?

Đ: Đúng như thế. Pháp luật Việt Nam dù chưa hoàn chỉnh nhưng có những tiến bộ đáng kể. Tiến bộ là do sự hội nhập vào cộng đồng văn minh của nhân loại. Chúng ta đi từ một nền "pháp luật rừng sâu" ở thời kỳ đấu tranh giai cấp, đánh tư sản, tịch thu tài sản của giai cấp tư sản, bỏ tù các nhà tư sản một cách an nhiên tự tại, đến nền "pháp luật rừng xanh" khi bắt đầu đổi mới, và đến nền "pháp luật rừng thưa" khi hội nhập vào cộng đồng thế giới.

Có nghĩa rằng chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống pháp luật tôn trọng công lý và lẽ phải. Điều nầy đưọc xác định bởi cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, và cựu Chánh án toà ánh nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện, chứ không phải do cá nhân tôi võ đoán.

Hưóng tiến tới của xã hội văn minh là tiếp tục kiện toàn nền tòa án độc lập và bảo vệ ngưòi dân trước sự đàn áp của Nhà nước. Do đó, Việt Nam phải cho thế giới thấy sự tiến bộ của mình qua vụ án lớn này.

H: Yếu tố gì có khả năng làm cho Nhà nước Việt Nam phải xét lại cách xử sự luật rừng của mình? Có phải vì chuyện bất xứng của luật pháp Việt Nam so với luật pháp quốc tế hay vì luật pháp quốc tế có ràng buộc với vấn đề luật lệ kinh doanh, đầu tư của quốc tế vào Việt-Nam?

Đ: Khi chúng ta hội nhập vào thế giới văn minh thì chúng ta cũng phải cố sống cho có vẻ văn minh với thiên hạ. Giống như một anh nhà quê khi ở quê còn chân lấm tay bùn, nhưng khi đã ở tỉnh thành anh phải hành xử như một ngưòi thành phố.

Nói một cách khác, cuộc chơi này không khác gì cuộc chơi quanh bàn tiệc giữa bạn bè. Người ta cho anh ngồi chung bàn thì anh cũng phải có cách hành xử đẹp với anh em. Người ta bao anh một chầu bia này, thì anh cũng phải biết mời anh em một chầu bia khác. Anh không thể nào ì mặt ngồi vào bàn nhậu hết ngày này qua ngày khác rồi phủi đít đứng dậy ra về. Anh chơi như thế thì anh em sẽ khinh anh. Và từ từ ngưòi ta không chơi với anh nữa.

Quan hệ quốc tế nghe có vẻ to lớn, nhưng cũng chỉ là một sân chơi như thế thôi. Khi vào sân chơi thế giới ở LHQ thì người ta có luật chơi chung.

Hiện nay LHQ có 3 hội đồng là Hội Đồng Bảo An, Hội Đồng Nhân Quyền, và Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội để giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới đó là vấn đề hòa bình và an ninh thế giới, vấn đề nhân quyền, và vấn đề kinh tế xã hội. Ba vấn đề này được điều tiết bởi những công ước quốc tế. Những công ước quốc tế là luật chơi chung. Ba vấn đề đó có giá trị ngang nhau trong sân chơi này.

Một quốc gia biết tôn trọng nhân quyền mà cứ hay quịt nợ thì là một quốc gia xấu. Một quốc gia giàu có mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì cũng là một quốc gia xấu.

Nhưng một quốc gia vừa nghèo, vừa nợ nhiều mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì là một quốc gia rất xấu. Dân chơi thứ thiệt không muốn chơi với hạng này.

Trong ba vấn đề lớn của thế giới, nhân quyền thuộc phạm vi đạo đức. Nó nói lên nhân cách của một quốc gia. Môt quốc gia tôn trọng nhân quyền là một quốc gia có nhân cách lớn, bạn bè trên thế giới quí trọng anh. Khi anh hoạn nạn các nước xúm lại giúp đỡ anh với sự quí mến, tôn trọng. Như Nhật Bản qua cơn động đất hiện nay. Còn anh sống không có nhân cách, chà đạp nhân quyền ngưòi dân của anh, khi anh hoạn nạn, ngưòi ta cũng giúp đỡ anh, nhưng bố thí cho anh như cho một ngưòi ăn mày. Tất nhiên anh cũng sẽ sống, nhưng sống trong sự tủi nhục.

H: Nhân đây cũng xin anh cho biết ý kiến về sự bất cập giữa luật quốc tế và luật quốc gia? Nhất là đối với Việt Nam, trong lúc tình trạng kinh tế suy đồi như hiện nay, thì sự bất cập này có ý nghĩa gì với giới cầm quyền nếu họ còn muốn duy trì được sự tin tưởng của quốc tế?

Đ: Như đã trình bày trên, khi chơi trên sân chơi quốc tế chúng ta phải biết tôn trọng luật chơi và chơi cho đẹp. Không ai muốn chơi với người chơi bẩn.

Ba vấn đề lớn của thế giới là hòa bình, nhân quyền, và kinh tế xã hội đều liên quan mật thiết với nhau. Trong ba vấn đề nầy vấn đề nhân quyền là vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nhà nước sở tại và chính ngưòi dân của mình. Còn an ninh và kinh tế xã hội là những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nưóc này và nưóc khác.

Hồ sơ nhân quyền của một quốc gia trở thành một thứ mà trên đây tôi gọi là "tín dụng nhân quyền". Cách nhà nước ứng xử với người dân của mình tạo thành một thứ uy tín để ảnh huỏng đến các vấn đề quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới về vấn dề an ninh và kinh tế xã hội. Như tôi đã trình bày trước đây, khi Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế, thế giới sẽ nhìn vào tín dụng nhân quyền của Việt Nam để xem có nên giúp Việt Nam hay không. Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ nhìn vào cách Việt Nam tôn trọng luật nhân quyền quốc tế để đánh giá tín dụng tài chánh của Việt Nam.

Chúng ta có thể tự hỏi tại sao 10 năm trước các tổ chức thế giới không quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam khi cho vay hay viện trợ mà bây giờ họ mới quan tâm?

Xin thưa, mười năm trước Việt nam mới chập chững hội nhập thế giới. Nợ nước ngoài chưa nhiều. Giá nhà đất ở Hà Nội Sài Gòn còn thấp. Các đại gia chưa có xe Rolls Royce Phantom 1 triệu rưỡi, chưa biết ăn tô phở $35 đô, các mệnh phụ phu nhân chưa biết đeo ví Louis Vutton, mặc áo quần Versace, Ralph Lauren v.v. Ngày nay chúng ta đã có tất cả. Như một tay chơi mới ngày nào tập tễnh bén mảng tới bàn nhậu với ngưòi lớn, ngày nay Việt Nam đã trở thành một tay chơi sành điệu, có thể nói là siêu đẳng.

Khi Việt Nam đã có mọi thứ vật chất rồi thì Việt Nam phải biết chơi đẹp theo luật chơi chung. Mà thế giới chỉ yêu cầu Việt Nam chơi đẹp với ngưòi dân của mình trước đã. Các tổ chức kinh tế của Liên Hiệp Quốc sẽ nhìn cách Việt Nam tôn trọng luật quốc tế để đánh giá tín dụng tài chính. Và hệ thống luật về nhân quyền, gồm Công ước Quốc tế về Chính trị và Dân sự, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Nguyên tắc tam quyền phân lập, Công ước về Tự do lập hội v.v. là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống Công pháp Quốc tế vể an ninh và kinh tế.

H: Lâu nay Việt Nam vẫn không tuân thủ những gì họ ký kết với Liên Hiệp Quốc, như vậy Liên Hiệp Quốc có thể cưỡng ép Nhà nước Việt Nam thi hành những gì họ đã ký kết không, ví dụ như Luật Nhân quyền, và bằng cách nào?

Đ: Trong sân chơi quốc tế, uy tín đạo đức quốc gia rất quan trọng. Khi một nưóc tham gia vào một Công ưóc quốc tế có nghĩa nưóc đó chấp nhận luật chơi chung. Nhưng nếu nước đó không tôn trọng qui ước chung thì tùy mức độ vi phạm mà Liên Hiệp Quốc ứng phó. Ở mức độ nặng thì Liên Hiệp Quốc sẽ xử lý bằng vũ lực như Libya hiện nay, hay Serbia trước đây. Ở mức độ nhẹ hơn thì nguòi ta sẽ phong tổa kinh tế như đối với Iran, hay với Miến Điện. Ở mức độ nhẹ hơn nữa thì người ta sẽ cho vay cắt cổ, hoặc hạn chế tín dụng vay vốn v.v.

Chúng ta nên nhớ khi Việt Nam được vào WTO là Việt Nam đã được thế giới chấp nhận vào sân chơi chung. Một trong những điều kiện của WTO là Việt nam phải tôn trọng luật chơi quốc tế.

Do đó, năm 2005 Việt Nam đã ban hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, xác định mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước; theo đó, trong trường hợp các văn bản Việt Nam khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó (Ðiều 6 khoản 1).

Như vậy là Việt Nam đã chấp nhận luật chơi chung. Luật Ký kết không những áp dụng cho luật về thương mại, hay an ninh, mà cho cả luật nhân quyền. Việt Nam tham gia công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự từ năm 1982. Với Luật ký kết này thì tất cả luật pháp Việt Nam vi phạm quyền căn bản của con người đưọc ghi trong điều 19 của Công ước và cũng điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền đều vô hiệu lực. Cụ thể là điều 88 Bộ Luật hình sự hạn chế các quyền được nói, phát biểu ý kiến, và lưu hành tài liệu chính trị.

Liên Hiệp Quốc sẽ theo dõi vụ án Cù Huy Hà Vũ như là một trưòng hợp điển hình xem Nhà nước Việt Nam có đáng tin cậy khi tham gia WTO hay không.

Như đã trình bày trên, khả năng cưỡng chế thi hành Hiệp ước quốc tế của LHQ tùy theo trưòng hợp. Liên Hiệp Quốc có thể dùng vũ lực hay các biện pháp chế tài như phong tổa kinh tế, giới hạn tín dụng vay vốn, ngưng các chương trình viện trợ xã hội v.v..

H: Từ sau hai trận thế chiến và nhất là những sự đàn áp và tàn sát thảm khốc dân chúng của Gadaffi ở Libya gần đây, thì hai quốc gia, như Libya hay Việt Nam có thể coi vấn đề nhân quyền là phạm vi nội bộ của họ được không?

Đ: Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 xác định những giá trị phổ quát về quyền làm người. Nhưng tuyên ngôn ra đời trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các nưóc cộng sản đứng đầu là Liên Xô miễn cưỡng tham gia tuyên ngôn, nhưng trong thâm tâm họ vẫn mơ một ngày chôn vùi thế giới tư bản. Họ vẫn chủ trương đấu tranh giai cấp để giành miếng ăn của đồng loại như động vật chưa đưọc thuần hốa. Do đó, nhân quyền không phù hợp với với cách mạng vô sản. Nhưng từ khi bức tưòng Bá Linh sụp đổ thì một số nước cộng sản trưóc đây như Ba Lan, Tiệp Khắc trở thành những quán quân về nhân quyền. Các nưóc lớn như Nga, Ukraine và các nưóc Trung Á cũng đi và quĩ đạo nhân quyền thế giới.

Từ khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nâng cấp Ủy hội Nhân quyền thành Hội đồng Nhân quyền năm 2006, thì vấn đề nhân quyền trở thành vấn đề quan trọng ngang hàng với vấn đề hồa bình và an ninh thế giới, vấn đề kinh tế thế giới. Như thế thì vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề nội bộ của môt quốc gia nào hết. Ngay cả nước văn minh cũng luôn luôn bị Hội đồng Nhân quyền giám sát chặt chẽ. Hoa Kỳ là nưóc vẫn bị chất vấn về vấn đề đối xử tù binh Al Quaeda tại Guatanama Bay. Thành ra vấn đề nhân quyền, dù là vấn đề nội bộ của một quốc gia, trở thành vấn đề chung của nhân loại. Nói một cách khác, người dân là công dân của một quốc gia, đồng thờì là công dân quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình.

Nhìn cách Hoa Kỳ và các nưóc Tây Phương xử lý Gaddafi thì cũng hiểu. Khi những thưòng dân Libya vô tội biểu tình chống độc tài bị đàn áp thì Hội đồng Bảo an LHQ đã biểu quyết phạt Gaddafi. Trong khi Việt Nam hấp tấp tuyên bố là không nên can thiệp vào nội bộ của nước khác, thì Trung Quốc đã lặng lẽ bỏ phiếu trắng, thay vì phủ quyết, cho phép LHQ dùng vũ lực can thiệp vào Libya để bảo vệ ngưòi dân.

H: Theo anh thì Nhà nước Việt Nam phải xử vụ án CHHV thế nào để gỡ lại thế đứng và uy tín (nếu có) của mình đối với thế giới?

Đ: Trở lại vụ án Cù Huy Hà Vũ, chúng ta thấy vụ án này không còn là vụ án xử Cù Huy Hà Vũ mà là vụ án ĐCS Việt Nam tự xử mình trước toà án quốc tế. Cách thức Bộ chính trị xử lý Cù Huy Hà Vũ trong vụ án nầy quyết định giá trị của ĐCSVN trước con mắt của thế giới.

Khi nghiên cứu hoạt động của Hội đồng Nhân quyền tôi rất kinh ngạc là trên website của họ đã có thông tin về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Điều này cho thấy thế giới đang quan tâm sâu sắc vụ án này. Đơn khởi tố của Cù Huy Hà Vũ gởi lên Liên Hiệp Quốc càng giúp làm sáng tỏ trường hợp Cù Huy Hà Vũ dưới ánh sáng của luật nhân quyền.

Nhà nước Việt Nam có sự lựa chọn. Bóng đang ở trong chân ĐCS VN. Đá đẹp theo luật chơi quốc tế sẽ được thế giới hoan hô, tán thưởng. Tôi tin là lãnh đạo Việt Nam có sự khôn ngoan bắt kịp luật chơi nầy trong bối cảnh cách mạng dân chủ ở Bắc Phi và Trung Đông hiện nay. Đồng thời trong bối cảnh của một nền kinh tế xuống dốc không phanh, dự trữ đô la thiếu hụt, và khả năng chi trả các món nợ khổng lồ không có, nếu Nhà nước Việt Nam xử lý Cù Huy Hà Vũ theo luật rừng thì cái giá phải trả cho việc chơi bẩn sẽ rất lớn, có thể làm cho uy tín Việt Nam mất đi trước mắt của thế giới.

Các chế độ độc tài bị sụp đổ đều do những hành động của chính họ vì ảo tưỏng rằng bạo lực là chỗ dựa cho sự bền vững của chế độ. Một chế độ không tôn trọng nhân quyền là tự mình chặt một chân ghế đang củng cố của chế độ. Chỉ có sự tôn trọng nhân quyền mới là nền tảng đạo đức và tinh thần của một chế độ và làm cho chế độ bền vững.

H: Cám ơn anh Phước đã bỏ thì giờ trả lời và dẫn giải tường tận cuộc phỏng vấn này. Như anh và nhiều người Việt Nam khác, tôi cũng hy vọng Luật sư Cù Huy Hà Vũ sẽ được Nhà nước xử vô tội trong vụ án này.

Đ: Cám ơn Thái Anh, chúng ta sẽ chờ xem.

N.K.T.A

Người phỏng vấn gửi trực tiếp cho BVN

****

Phụ lục:

5 luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ

Công Lý

(ANTĐ) – Theo tin từ TAND TP Hà Nội, phiên tòa hình sự sơ thẩm xử ông Cù Huy Hà Vũ chính thức diễn ra vào sáng 4-4. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên (một Thẩm phán, hai Hội thẩm nhân dân) do Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính – Chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội ngồi ghế chủ tọa.

Theo ông Nguyễn Hữu Chính, sở dĩ phiên tòa lùi lại chục ngày do trước đó, ông Cù Huy Hà Vũ đã có đơn đề nghị được thực hiện một số quyền của mình trước và trong phiên tòa. Xét thấy một số đề nghị của ông Cù Huy Hà Vũ là hợp pháp, TAND TP Hà Nội chấp nhận và quyết định cho phiên tòa lùi lại so với dự kiến ban đầu.

http://www.boxitvn.net/bai/19211/image001-1490

Bị can Cù Huy Hà Vũ trước khi bị bắt. (ảnh do cơ quan an ninh cung cấp)

Theo cáo trạng của VKSND TP Hà Nội, từ năm 2009 đến 10-2010, ông Cù Huy Hà Vũ đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên mạng Internet với nội dung "tuyên truyền chống Nhà nước CHXH Việt Nam". Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo đã thu thập được nhiều chứng cứ, tài liệu cho thấy bị can có hành vi "tuyên truyền, xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng"… Với những hành vi trên, bị can Cù Huy Hà Vũ bị truy tố về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88, khoản 1, BLHS với khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù.

Tham gia tố tụng còn có 5 Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa. Rất ít khi có một phiên tòa mà nhiều Luật sư tham gia bào chữa cho một bị cáo như vậy. Tuy nhiên, phiên tòa vẫn diễn ra bình thường, đảm bảo sự tranh tụng tại tòa được khách quan, công bằng.

C.L