Monday, January 17, 2011

# Kh?n: Thu C?a 4 Giáo Dân C?n D?u - Chúng Ta Không Th? Làm Ngo

 
# Khẩn: Thư Của 4 Giáo Dân Cồn Dầu - Chúng Ta Không Thể Làm Ngơ

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2106/2106

Chúng ta không thể làm ngơ trước tội ác mà Nhà Cầm Quyền Nguyễn Bá Thanh đã gây ra đối với giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu.  Đây là một trường hợp vi phạm nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng rất trầm trọng:

1) Nhà Cầm Quyền Nguyễn Bá Thanh đã ngang nhiên cướp đi quan tài của bà Maria Đặng Thị Tân, hàng trăm giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu quyết giữ lấy quan tài thì bị công an bắn lựu đạn cay, rồi dùng roi điện và dùi cui đánh đập vô cùng tàn nhẫn (http://www.youtube.com/watch?v=obevMUtpBmU).
2) Công an đã ngang nhiên đập bể tượng Đức Mẹ và tượng Chúa Jêsus, còn chà đạp dưới chân, trước sự chứng kiến của giáo dân GXCD. Qúy vị có thể lắng nghe nhân chứng Cồn Dầu đang tị nạn tại Thái Lan:  {... Nhưng đau lòng nhất của tôi, tượng Đức Mẹ, tượng Chúa Jêsus là nó đập bể, gẫy.  Đức Mẹ mình có tội lỗi gì đâu, mà để ở trong nhà... Họ đập nát tượng Đức Mẹ xuống, tượng Chúa Jêsus họ cũng đập gẫy làm đôi... Tôi rất buồn là vì họ lấy chân chà xuống dưới đó luôn... Họ biết chúng tôi sùng đạo nên họ mới làm cái cữ chỉ như vậy... Họ có thể giết chúng tôi chết chứ họ không thể giết được linh hồn của chúng tôi (khóc)... Vì linh hồn của chúng tôi đã thuộc về Thiên Chúa rồi... Thành ra đau lòng là như vậy... (NhânChungVuDapPhaTuongChua.mp3)}.
3) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Nguyễn Thành Năm và làm anh phải chết đi.  Bằng chứng vợ nạn nhân tường thuật lại: (http://www.youtube.com/watch?v=LSCHLi-Agd0).
4) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Trần Thanh Việt, ra tòa ngày 26/1 sắp tới, chính nhân chứng tường trình lại sự việc: (http://www.youtube.com/watch?v=JXZtY7PeqG8).
5) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Lê Thanh Lâm, ra tòa này 26/1 sắp tới, chính nhân chứng tường trình lại sự việc: (http://www.youtube.com/watch?v=0srxa_Rxow4)

Chúng ta không thể chấp nhận được, đồng bào ơi, lẽ nào người ta ta lại chịu cúi đầu, há người Việt Nam chúng ta lại thua người dân Tunisia.  Anh Nguyễn Thành Năm đã hy sinh, hôm nay, lại thêm 4 giáo dân đã quyết tâm hy sinh, bất kể sự hăm dọa của Nhà Cầm Quyền, lẽ nào chúng ta lại làm ngơ:

1) Têrêsa Nguyễn Thị Thế
2) Matthêu Nguyễn Hữu Liêm
3) Giuse Trần Thanh Việt
4) Tađêo Lê Thanh Lâm

4 giáo dân đã ký tên dưới đây rất xứng đáng là những anh hùng thời đại, chúng ta không thể nào bỏ rơi họ.  Đừng sợ hãi nữa, hãy nhớ Thái Hà, người dân cầm nhánh thiên tuế, và bạo quyền phải lùi bước.  Chuyện của Giáo Xứ Cồn Dầu là chuyện chung của toàn dân, tất cả chúng ta cùng đứng lên hỗ trợ cho Giáo Xứ Cồn Dầu.

Ngày 17 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS:

Thư của Giáo dân Cồn Dầu trước phiên tòa Phúc thẩm

http://www.nuvuongcongly.net/images/ConDau (1).JPG

Ngày 26/01/2011 tới đây, một lần nữa những anh chị em chúng con lại phải ra trước tòa để làm chứng cho công lý và sự thật. Đứng trước sự dữ, sự bất công như đã từng xảy ra với chúng con trước đây tại tòa sơ thẩm, chúng con tự hỏi: liệu công lý có được thực thi tại phiên tòa phúc thẩm tới đây không?

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

"Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ"

Cồn Dầu, ngày 16 tháng 01 năm 2011

Kính gửi:   – Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Chủ Tịch HĐGM Việt Nam

– Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình

– Quý Đức cha, Quý Bề Trên các Dòng Tu

– Quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa

– Các hãng truyền thông và mọi người quan tâm đến sự kiện Cồn Dầu

Chúng con, các giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, là những nạn nhân đang chịu những bán án bất công của nhà cầm quyền Đà Nẵng, sẽ ra phiên tòa phúc thẩm vào ngày 26/01/2011, xin được gửi tới Quý Đức cha, Quý cha, cùng Quý vị lời chào kính trọng và lòng biết ơn của chúng con.

Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị,

Như quý đức cha và mọi người đều biết, chỉ vì muốn trấn áp tinh thần giáo dân hầu thực hiện việc giải tỏa trắng giáo xứ Cồn Dầu mà chúng con bị nhà cầm quyền Đà Nẵng bắt giữ khi tham dự đám tang bà Maria Đặng Thị Tân, bị đánh đập, tra tấn và phải ra hầu tòa trong phiên xử sơ thẩm ngày 27/10/2010, với hai tội danh: "Gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ".

Tại phiên tòa sơ thẩm, bất chấp tiếng nói lương tri, bất chấp những đề nghị đúng đắn, hợp pháp của Đức cha Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, nhà cầm quyền Đã Nẵng đã ngang nhiên thách thức công luận, coi thường pháp luật không những không cấp giấy bào chữa cho văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, mà còn áp đặt cho chúng con những bản án hết sức bất công.

Trọng kính Quý  Đức cha, Quý cha và Quý vị,

Mặc dù, nhà cầm quyền đã bất chấp công lý và sự thật, áp đặt cho chúng con những bán án bất công, nhưng qua phiên tòa sơ thẩm vừa qua, chúng con cảm nghiệm được thế nào là tình yêu của Mẹ Giáo hội. Chúng con đã nhận được biết bao sự quan tâm, lời động viên khích lệ, sự giúp đỡ cách này hay cách khác của quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và của đông đảo mọi người.

Chúng con xin cảm ơn Đức cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam đã theo dõi và kịp thời chỉ đạo Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi văn thư yêu cầu "chính quyền Đà Nẵng xét xử đúng pháp luật" vụ án Cồn Dầu.

Chúng tôi xin cảm ơn Quý Dân biểu Hoa Kỳ, đại sứ quán Hoa Kỳ, các ký giả và các hãng truyền thông khắp nơi đã đưa tin về sự kiện này.

Chúng tôi xin cảm ơn Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã đồng hành cùng chúng tôi trong công cuộc đi tìm công lý, mặc dù nhà cầm quyền Đà Nẵng đã bất chấp pháp luật bác bó yêu cầu của Quý vị để bào chữa cho chúng tôi.

Chúng tôi xin cảm ơn đồng bào trong và ngoài nước đã luôn quan tâm và  sẻ chia với chúng tôi trong sự kiện đau thuơng này.

Chúng con cũng xin tạ ơn Thiên Chúa, vì nhờ những ngày tháng tù đày vừa qua, mà chúng con đã cảm nghiệm tình thương của Chúa, sự hy sinh gian khổ của các bậc tiền nhân đã cố công gây dựng, gìn giữ và phát triển Giáo hội qua bao thời.

Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị,

Ngày 26/01/2011 tới đây, một lần nữa những  anh chị em chúng con lại phải ra trước tòa để làm chứng cho công lý và sự thật.Đứng trước sự dữ, sự bất công như đã từng xảy ra với chúng con trước đây tại tòa sơ thẩm, chúng con tự hỏi: liệu công lý có được thực thi tại phiên tòa phúc thẩm tới đây không?

Chúng con xin Quý  Đức Cha, Quý Cha và Quý vị thương cầu nguyện và giúp đỡ chúng con như đã giúp đỡ chúng con trong phiên tòa sơ thẩm vừa qua.

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

Năm mới Tân Mão sắp về, chúng con kính chúc Quý Đức cha, Quý cha và mọi người  một năm mới bình an, tràn đầy hồng ân Chúa.

Chúng con, những nạn nhân của Giáo xứ Cồn Dầu sắp ra phiên tòa phúc thẩm

Matthêu Nguyễn Hữu Liêm Tađêo Lê Thanh Lâm

Giuse Trần Thanh Việt                                                  Têrêsa Nguyễn Thị Thế

http://www.nuvuongcongly.net/wp-content/uploads/2011/01/ThuCDcamon1.jpghttp://www.nuvuongcongly.net/wp-content/uploads/2011/01/ThuCDcamon2.jpg

Nữ Vương Công Lý



# Kha^?n: Thu+ Cu?a 4 Gia'o Da^n Co^`n Da^`u - Chu'ng Ta Kho^ng The^? La`m Ngo+

# Khẩn: Thư Của 4 Giáo Dân Cồn Dầu - Chúng Ta Không Thể Làm Ngơ

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2106/2106

Chúng ta không thể làm ngơ trước tội ác mà Nhà Cầm Quyền Nguyễn Bá Thanh đã gây ra đối với giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu.  Đây là một trường hợp vi phạm nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng rất trầm trọng:

1) Nhà Cầm Quyền Nguyễn Bá Thanh đã ngang nhiên cướp đi quan tài của bà Maria Đặng Thị Tân, hàng trăm giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu quyết giữ lấy quan tài thì bị công an bắn lựu đạn cay, rồi dùng roi điện và dùi cui đánh đập vô cùng tàn nhẫn (http://www.youtube.com/watch?v=obevMUtpBmU).
2) Công an đã ngang nhiên đập bể tượng Đức Mẹ và tượng Chúa Jêsus, còn chà đạp dưới chân, trước sự chứng kiến của giáo dân GXCD. Qúy vị có thể lắng nghe nhân chứng Cồn Dầu đang tị nạn tại Thái Lan:  {... Nhưng đau lòng nhất của tôi, tượng Đức Mẹ, tượng Chúa Jêsus là nó đập bể, gẫy.  Đức Mẹ mình có tội lỗi gì đâu, mà để ở trong nhà... Họ đập nát tượng Đức Mẹ xuống, tượng Chúa Jêsus họ cũng đập gẫy làm đôi... Tôi rất buồn là vì họ lấy chân chà xuống dưới đó luôn... Họ biết chúng tôi sùng đạo nên họ mới làm cái cữ chỉ như vậy... Họ có thể giết chúng tôi chết chứ họ không thể giết được linh hồn của chúng tôi (khóc)... Vì linh hồn của chúng tôi đã thuộc về Thiên Chúa rồi... Thành ra đau lòng là như vậy... (NhânChungVuDapPhaTuongChua.mp3)}.
3) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Nguyễn Thành Năm và làm anh phải chết đi.  Bằng chứng vợ nạn nhân tường thuật lại: (http://www.youtube.com/watch?v=LSCHLi-Agd0).
4) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Trần Thanh Việt, ra tòa ngày 26/1 sắp tới, chính nhân chứng tường trình lại sự việc: (http://www.youtube.com/watch?v=JXZtY7PeqG8).
5) Công an đã tra tấn tàn bạo đối với anh Lê Thanh Lâm, ra tòa này 26/1 sắp tới, chính nhân chứng tường trình lại sự việc: (http://www.youtube.com/watch?v=0srxa_Rxow4)

Chúng ta không thể chấp nhận được, đồng bào ơi, lẽ nào người ta ta lại chịu cúi đầu, há người Việt Nam chúng ta lại thua người dân Tunisia.  Anh Nguyễn Thành Năm đã hy sinh, hôm nay, lại thêm 4 giáo dân đã quyết tâm hy sinh, bất kể sự hăm dọa của Nhà Cầm Quyền, lẽ nào chúng ta lại làm ngơ:

1) Têrêsa Nguyễn Thị Thế
2) Matthêu Nguyễn Hữu Liêm
3) Giuse Trần Thanh Việt
4) Tađêo Lê Thanh Lâm

4 giáo dân đã ký tên dưới đây rất xứng đáng là những anh hùng thời đại, chúng ta không thể nào bỏ rơi họ.  Đừng sợ hãi nữa, hãy nhớ Thái Hà, người dân cầm nhánh thiên tuế, và bạo quyền phải lùi bước.  Chuyện của Giáo Xứ Cồn Dầu là chuyện chung của toàn dân, tất cả chúng ta cùng đứng lên hỗ trợ cho Giáo Xứ Cồn Dầu.

Ngày 17 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS:

Thư của Giáo dân Cồn Dầu trước phiên tòa Phúc thẩm

Th° cça Giáo dân CÓn D§u tr°Ûc phiên tòa Phúc th©m

Ngày 26/01/2011 tới đây, một lần nữa những anh chị em chúng con lại phải ra trước tòa để làm chứng cho công lý và sự thật. Đứng trước sự dữ, sự bất công như đã từng xảy ra với chúng con trước đây tại tòa sơ thẩm, chúng con tự hỏi: liệu công lý có được thực thi tại phiên tòa phúc thẩm tới đây không?

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

"Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ"

Cồn Dầu, ngày 16 tháng 01 năm 2011

Kính gửi:   – Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Chủ Tịch HĐGM Việt Nam

– Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình

– Quý Đức cha, Quý Bề Trên các Dòng Tu

– Quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa

– Các hãng truyền thông và mọi người quan tâm đến sự kiện Cồn Dầu

Chúng con, các giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, là những nạn nhân đang chịu những bán án bất công của nhà cầm quyền Đà Nẵng, sẽ ra phiên tòa phúc thẩm vào ngày 26/01/2011, xin được gửi tới Quý Đức cha, Quý cha, cùng Quý vị lời chào kính trọng và lòng biết ơn của chúng con.

Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị,

Như quý đức cha và mọi người đều biết, chỉ vì muốn trấn áp tinh thần giáo dân hầu thực hiện việc giải tỏa trắng giáo xứ Cồn Dầu mà chúng con bị nhà cầm quyền Đà Nẵng bắt giữ khi tham dự đám tang bà Maria Đặng Thị Tân, bị đánh đập, tra tấn và phải ra hầu tòa trong phiên xử sơ thẩm ngày 27/10/2010, với hai tội danh: "Gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ".

Tại phiên tòa sơ thẩm, bất chấp tiếng nói lương tri, bất chấp những đề nghị đúng đắn, hợp pháp của Đức cha Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, nhà cầm quyền Đã Nẵng đã ngang nhiên thách thức công luận, coi thường pháp luật không những không cấp giấy bào chữa cho văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, mà còn áp đặt cho chúng con những bản án hết sức bất công.

Trọng kính Quý  Đức cha, Quý cha và Quý vị,

Mặc dù, nhà cầm quyền đã bất chấp công lý và sự thật, áp đặt cho chúng con những bán án bất công, nhưng qua phiên tòa sơ thẩm vừa qua, chúng con cảm nghiệm được thế nào là tình yêu của Mẹ Giáo hội. Chúng con đã nhận được biết bao sự quan tâm, lời động viên khích lệ, sự giúp đỡ cách này hay cách khác của quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và của đông đảo mọi người.

Chúng con xin cảm ơn Đức cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam đã theo dõi và kịp thời chỉ đạo Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi văn thư yêu cầu "chính quyền Đà Nẵng xét xử đúng pháp luật" vụ án Cồn Dầu.

Chúng tôi xin cảm ơn Quý Dân biểu Hoa Kỳ, đại sứ quán Hoa Kỳ, các ký giả và các hãng truyền thông khắp nơi đã đưa tin về sự kiện này.

Chúng tôi xin cảm ơn Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã đồng hành cùng chúng tôi trong công cuộc đi tìm công lý, mặc dù nhà cầm quyền Đà Nẵng đã bất chấp pháp luật bác bó yêu cầu của Quý vị để bào chữa cho chúng tôi.

Chúng tôi xin cảm ơn đồng bào trong và ngoài nước đã luôn quan tâm và  sẻ chia với chúng tôi trong sự kiện đau thuơng này.

Chúng con cũng xin tạ ơn Thiên Chúa, vì nhờ những ngày tháng tù đày vừa qua, mà chúng con đã cảm nghiệm tình thương của Chúa, sự hy sinh gian khổ của các bậc tiền nhân đã cố công gây dựng, gìn giữ và phát triển Giáo hội qua bao thời.

Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị,

Ngày 26/01/2011 tới đây, một lần nữa những  anh chị em chúng con lại phải ra trước tòa để làm chứng cho công lý và sự thật.Đứng trước sự dữ, sự bất công như đã từng xảy ra với chúng con trước đây tại tòa sơ thẩm, chúng con tự hỏi: liệu công lý có được thực thi tại phiên tòa phúc thẩm tới đây không?

Chúng con xin Quý  Đức Cha, Quý Cha và Quý vị thương cầu nguyện và giúp đỡ chúng con như đã giúp đỡ chúng con trong phiên tòa sơ thẩm vừa qua.

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

Năm mới Tân Mão sắp về, chúng con kính chúc Quý Đức cha, Quý cha và mọi người  một năm mới bình an, tràn đầy hồng ân Chúa.

Chúng con, những nạn nhân của Giáo xứ Cồn Dầu sắp ra phiên tòa phúc thẩm

Matthêu Nguyễn Hữu Liêm Tađêo Lê Thanh Lâm

Giuse Trần Thanh Việt                                                  Têrêsa Nguyễn Thị Thế


Nữ Vương Công Lý



Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô cảm ơn độc giả VnExpress


Thứ hai, 17/1/2011, 16:03 GMT+7


"Tôi vô cùng xúc động và cảm ơn các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ đôi vợ chồng già trong lúc tuổi cao sức yếu. Đã lâu lắm rồi vợ chồng tôi chưa có nhiều tiền để ăn Tết như thế này", cụ Đặng Huyền, nhân vật trong chùm ảnh "Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô" tâm sự.

Ngay sau khi VnExpress.net đăng phóng sự ảnh về cụ Đặng Huyền ở thôn Lưu Khánh, xã Phú Dương (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), có rất nhiều độc giả trong và ngoài nước gọi điện đến tòa soạn ngỏ ý muốn được giúp đỡ cụ.

Bạn đọc tại Thừa Thiên - Huế và các tỉnh lân cận đã đến tận nhà thăm hỏi, giúp đỡ vợ chồng cụ Huyền bằng nhiều cách như: tặng tiền mặt, mua cho cụ bộ bàn ghế, chiếc chăn ấm, điện thoại bàn…. với tổng giá trị hơn 20 triệu đồng.

Ngoài ra, một số bạn đọc muốn mở tài khoản để có thể chu cấp tiền thường xuyên cho cụ, nhưng do tuổi quá cao nên cụ Huyền cho biết không thể cầm thẻ đi rút tiền tại các trạm ATM được.

cu huyen
Một bạn đọc đã giúp cụ Huyền chiếc điện thoại bàn để mọi người tiện việc hỏi han vợ chồng cụ. Ảnh:Văn Nguyễn.

Ngày 17/1, trong căn nhà nhỏ của mình, cụ bà Trần Thị Lặc ngồi cạnh chồng cứ rưng rưng nước mắt, nói: "Nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm mà mùa đông năm nay hai vợ chồng tôi có áo ấm để mặc, có chăn ấm để đắp. Vợ chồng tôi mang ơn quý ân nhân nhiều lắm!".

Còn cụ Huyền cho biết sẽ dùng số tiền bạn đọc VnExpress giúp đỡ để lo thuốc thang cho hai vợ chồng mỗi khi đau ốm và sắm sang ít đồ ăn Tết. "Tết năm nay tôi sẽ tìm cách liên lạc với đứa con trai xa xứ để gia đình có một cái Tết sum vầy vì vợ chồng tôi đã ở tuổi gần đất xa trời rồi", cụ Huyền nói.

Cụ Đặng Huyền (người địa phương vẫn thường gọi là cụ Huần) năm nay 99 tuổi nhưng vẫn đạp xích lô. Hai năm trở lại đây, do sức khỏe yếu nên cụ Huyền không chở khách và hàng thường xuyên nữa nhưng mỗi khi có khách nhờ chở đồ nhẹ, cụ ông vẫn nhận lời cốt để có thêm tiền lo cho bữa cơm của hai vợ chồng già.

Bén duyên với nghề đạp xích lô từ khi 30 tuổi, đến nay cụ Huần đã có 69 năm làm nghề này. Con trai bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô ít ỏi và sự đùm bọc của làng xóm.

Văn Nguyễ
n


Thị trường ông Công, ông Táo khởi động sớm


Thứ hai, 17/1/2011, 16:43 GMT+7


Người Hà Nội đã tất tả đi sắm Tết ông Công, ông Táo, dù hơn một tuần nữa mới tới ngày 23 tháng Chạp. Áo mũ, vàng tiền, cá chép... vẫn là những thứ được tiêu thụ với số lượng lớn, giá tăng ít nhất 10% so với năm ngoái.

Phố Hàng Mã, Hà Nội - nơi được coi là thủ phủ buôn bán các mặt hàng dành cho người cõi âm đã khởi động từ hai tuần nay. Các mặt hàng cúng lễ được bày biện đỏ rực cả góc phố.

Chủ cửa hàng số 55 phố Hàng Mã, Hà Nội cho hay năm nay, thị trường đồ cũng lễ đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát, cái gì cũng đắt đỏ, giá các mặt hàng này tăng khoảng 10-20% so với năm ngoái.

Phố Hàng Mã, Hà Nội đã đỏ rực bởi sắc màu của vàng mã, quần áo, tiền vàng chuẩn bị cho ngày ông Táo. Tuy nhiên, chủ cửa hàng ở đây nhận định phải đến 20 tháng Chạp, thị trường mới sôi động. Ảnh: H.A.

Hiện một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo gồm 3 chiếc mũ, 3 bộ quần áo, 3 đôi giày, 3 chú cá chép giấy, loại to có giá khoảng 120.000 đồng, loại vừa giá 100.000 đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Các loại quần áo, mũ dép, tiền vàng... cũng tăng 1.000-2.000 đồng và dao động quanh mức 9.000-12.000 đồng. Quần áo chúng sinh có giá khoảng 35.000-40.000 đồng cho 100 bộ.

Chị Vĩnh - một người kinh doanh trên phố Hàng Mã cho biết ngay từ đầu tháng 1, các mặt hàng vàng mã đã được nhập về bán. Tuy nhiên lượng khách đến mua rất ít, đa số vẫn chỉ là người quen, hoặc khách mua buôn. "Phải đến ngày 20 tháng Chạp trở đi, thị trường đồ cúng lễ dành cho Tết ông Công, ông Táo mới thực sự sôi động. Đến sát ngày ông Táo, giá có thể lên cỡ khoảng 20-30% so với trước, tùy loại", chị Vĩnh nói.

Cùng với cơn sốt giá vàng trên trần, thị trường vàng mã dành cho người cõi âm cũng xuất hiện nhiều mẫu mã như khay đựng vàng, cây tiền vàng hay hũ vàng... Ảnh: H.A.

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Do vậy, nhiều gia đình còn tổ chức lễ cuối năm, đốt tiền vàng, xe cộ, điện thoại và các phượng tiện sinh hoạt cho những người cõi âm. Chính vì thế mà, nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã, Lương Văn Can, Hà Nội đã nhập một lượng lớn các mặt hàng xa xỉ dành cho người cõi âm như ôtô, xe máy, nhà cửa, tủ lạnh, tivi, máy giặt... Chị Vĩnh có thâm niên kinh doanh mặt hàng này gần 6 năm cho biết hầu hết các cửa hàng vẫn để các sản phẩm này trong kho. Khách có nhu cầu mới mang ra bán.

Một khách hàng đang kê khai những thứ cần mua cho ngày Tết ông Táo. Ảnh: H.A.

Cửa hàng nhà chị Vĩnh có đầy đủ các sản phẩm từ bình dân đến hàng xa xỉ. Từ ôtô Audi mui trần, Mercedes, BMW hay Lexus... Tuy nhiên để "né" cơ quan quản lý thị trường, chị thường để các mặt hàng này trong kho. Khách có nhu cầu mua, chị cho người mang tới, hoặc dẫn khách trực tiếp tới lựa chọn. Giá mỗi chiếc xe loại 4 chỗ có giá 150.000-200.000 đồng. Còn dòng xe 7 chỗ giá khoảng 170.000-250.000 đồng. "Chúng tôi nhận thiết kế sản phẩm xe hơi gắn với các thương hiệu nổi tiếng như Rolls-Royce, Maybach... với giá khoảng 270.000-300.000 đồng một chiếc", chị Vĩnh nói thêm.

Năm nay, thị trường hàng hóa dành cho người cõi âm xuất hiện thêm một số sản phẩm ăn theo cơn sốt vàng. Ngoài cau vàng, thỏi vàng, hũ vàng, dây vàng, khách hàng còn có thể mua cành lộc vàng, lúa vàng... để đem về trưa bày tại bàn thờ. Lúa vàng tượng trưng cho sự no đủ của gia chủ: "thóc đầu bồ, gạo đầy hũ". Giá mỗi chùm lúa, gồm 10 cành này là 70.000 đồng.

Theo tập tục hằng năm, ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng Chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm tiễn đưa "ông Táo".

Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa Táo quân, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

29 Tết cúng rước ông bà, người Việt Nam rước luôn ông Táo trở lại nhà để cùng gia đình đón năm mới, vui xuân.

Như Quỳn
h


Những đứa trẻ mưu sinh lúc nửa đêm ở chợ đầu mối


Thứ hai, 17/1/2011, 10:41 GMT+7


Mặc cho cái lạnh giữa đêm khuya, cậu bé chừng 12 tuổi áo đẫm mồ hôi, ôm từng bao rau, củ quả… đặt lên trên chiếc xe cao gấp rưỡi thân người, luồn lách giữa chợ đông người.

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM), từ ngày hình thành, đã là nơi để hàng trăm con người bán sức lao động kiếm tiền. Trong đội quân bốc xếp hùng hậu tại nơi này có hàng chục em nhỏ 10 - 16 tuổi.

Hơn 12h đêm những ngày đầu tháng 1, tiếng động cơ, còi xe của những chuyến xe hàng container, xe tải tấp nập ra vào chợ, tiếng gọi nhau í ới của những người giao hàng phá tan màn đêm tĩnh lặng, báo hiệu một phiên chợ nhộn nhịp lúc nửa đêm. Giữa cái lạnh ấy, cậu bé Do (chừng 10 tuổi, quê Nghệ An) hì hục chất đầy những bao rau (hơn 5 kg) lên chiếc xe kéo. Thỉnh thoảng, cậu bé lấy tay gạt những giọt mồ hôi rơi lã chã trên gương mặt già trước tuổi.

Sau mỗi đêm kéo xe thuê, Do chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng. Ảnh: Vĩnh Phú.

"Học hết lớp 5 thì cháu phải nghỉ học, nhà nghèo lại đông anh em các anh chị đều phải đi bán vé số hoặc đi làm thuê để kiếm tiền phụ ba mẹ, nhà cháu nghèo lắm". Do vừa đẩy xe vừa nói.

Clip những đứa trẻ mưu sinh trong đêm

Thân hình gầy gò, hốc hác vì nhiều đêm thức trắng, Do cho biết, 8h tối em đã phải có mặt ở khu chợ B (chợ A chuyên về trái cây, chợ B rau, củ quả…) chờ những chuyến xe nhận hàng vận chuyển vào sạp cho các tiểu thương tại chợ. Mỗi đêm vất vả, em kiếm được 50.000 đồng/đêm.

"Lúc mới vào đẩy xe, các bao hàng đều nặng, cháu khiêng không nổi rớt xuống chân đau lắm. Nhiều lần còn bị xe kéo của các anh chị khác lao vào chân máu chảy đầm đìa chỉ biết khóc một mình", Do nhăn nhó kể lại.

Cũng giống Do, ở khu chợ này còn có nhiều những đứa trẻ khác đang chen lấn cùng những thanh niên trai tráng khác ì ạch đẩy những chuyến hàng nặng hơn trọng lượng cơ thể chúng.

Thịnh "Lùn" - 12 tuổi nhưng đã có 3 năm kéo xe tại chợ cho hay, trước đây em cũng kéo hàng cho một sạp rau trong chợ này, tiền tính theo mỗi đêm. Nhưng bây giờ em kéo hàng tự do tính theo chuyến, tùy theo lượng hàng sẽ được các chủ hàng trả từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng. "Làm như vậy cho khỏe, tiền lại nhiều hơn. Mấy thằng kia mới vô nghề, chỉ làm cho một chủ nên sẽ hẻo hơn", Thịnh tỏ vẻ sành sỏi nói.

Thịnh kể, những ngày đầu vào làm chân tay đều sưng phù hết cả lên. Trong lúc đẩy hàng mà rau, củ quả… bị rớt dập nát chủ hàng mà bắt gặp sẽ bị chửi bới thậm tệ, có khi bắt đền thì ngày đó coi như công cốc. Hơn thế nữa từ lần sau họ sẽ không thuê. Ánh mắt xa xăm trong thời gian chờ khách, Thịnh cho biết thêm, lúc bắt đầu "nghề", em cũng bị bắt nạt bởi các anh chị lớn tuổi hơn vì nhiều người thương thuê chuyển hàng.

Một cậu bé đang co rúm người lại vì lạnh chờ đợi khách thuê kéo xe. Ảnh: Vĩnh Phú.

Cách đó không xa, Đức (14 tuổi) đang ngồi co ro trong góc khuất, tay chân run rẩy vì lạnh. Quê tận Cà Mau, vừa học hết lớp 1, em đã nghỉ học theo cha mẹ lên thành phố mưu sinh. Hằng đêm tại khu chợ này, Đức gồng mình kéo hàng kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Đức cho biết, em bắt đầu công việc từ lúc 7h tối đến tận rạng sáng hôm sau mới về nhà ngủ. Mỗi chuyến xe em kéo được trả công 3.000 đồng. "Có hôm nhiều hàng, cháu kéo được hơn 50 chuyến. Phụ người ta mệt thật nhưng được trả tiền mang về cho mẹ", cậu bé hồ hởi. Cùng lúc xe hàng tới, nhanh như sóc Đức lao ra chất đầy hàng lên xe, rồi luồn lách qua từng ngõ ngách trong chợ đến điểm giao hàng.

Sau hơn vài giờ làm việc quần quật, mồ hôi ướt đẫm áo. Nhắc đến việc đến trường, cậu bé trả lời gọn lỏn: "Ba mẹ làm phụ hồ, lấy đâu ra tiền mà đi học".

Không được đi học tương lai các em mù mịt... Ảnh: Vĩnh Phú.

Ước mơ trong Tết này của em là mua được chiếc xe đẩy hàng mới để khỏi phải đi thuê. "Muốn mua một xe mới phải tốn đến 700.000 đồng, xe cũ cũng phải 300.000 - 400.000 đồng. Nếu không có tiền, con sẽ phải tiếp tục thuê xe với giá 5.000 đồng/một đêm. Gần Tết hàng hóa về nhiều, tụi con sẽ có nhiều việc để làm", Đức hồ hởi nói.

Trong cái chợ đêm nổi tiếng phức tạp bởi các loại tệ nạn xã hội nhất Sài Gòn này, những mảnh đời trẻ thơ mưu sinh trong đêm như: Do, Hiếu, Dương... đến từ những vùng đất khác nhau nhưng chung mục đích là bán sức lao động còm cõi cho những chuyến hàng để kiếm tiền. Hầu hết bọn trẻ làm việc đều thô sơ, không có dụng cụ bảo hộ.

Chị Hạnh, chủ quán nước giải khát trong chợ đầu mối nông sản này cho biết, hầu hết những đứa trẻ sống về đêm tại chợ đều làm việc như người lớn. Mỗi chuyến vận chuyển như thế, các em đều phải bốc hàng lên xe với khối lượng lên đến hơn 100 kg rồi di chuyển quãng đường xa hàng trăm mét.

"Nhà nghèo quá mới để con nhỏ đi kéo xe như thế này. Nhìn lại những đứa con của mình vẫn chăn êm nệm ấm ngủ cho tới sáng rồi được ba mẹ đưa đi học, mới thấy chúng thật đáng thương", chị Hạnh chép miệng nói.

Còn anh Hậu, một tiểu thương ở quận 9, chuyên lấy mặt hàng rau củ, quả tại chợ đầu mối này cho hay: "Thường lấy hàng về bán nên những mặt hàng nào nhẹ như rau, xả, ớt... tôi ưu tiên cho những đứa bé tội nghiệp này hòng giúp chúng kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình".

Bên cạnh những tiếng đứa trẻ kéo xe kiếm tiền, chợ đầu mối này còn là điểm mưu sinh hằng đêm của hơn chục đứa trẻ bán vé số như: Thuận, Bờm, Hằng... Chúng đều trong độ tuổi ăn học nhưng hàng ngày vẫn phải lặn lội một quãng đường xa từ rất sớm đến đây kiếm sống.

"Giờ có cho đi học cháu cũng không đi vì chẳng có tiền. Đi làm còn có tiền phụ giúp ba mẹ, đưa mẹ mua quần áo mới mặc đi chơi Tết", Tèo một trong những em nhỏ chuyên kéo xe hàng tại ngôi chợ này ngọng nghịu nói.

Vĩnh Ph
ú


Tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa, 19-1-1974


12 giờ trưa thứ Bảy, 16-1-2011, lễ tưởng niệm các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa chống Trung Quốc xâm lược đã diễn ra long trọng trong khuôn viên Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ tại thành phố Westminster, thuộc Quận Cam California do Hội Ái hữu Hải Quân Cửu Long tổ chức. Khoảng 500 đồng hương đã có mặt tham dự buổi tưởng niệm này. Hiện diện trong buổi lễ còn có sự tham dự của nghị viên phó thị trưởng thành phố Westminster, ông Tạ Đức Trí, gia đình Biệt Hải và Cộng đồng Người Việt Quốc gia Nam Cali.

Trên bàn thờ với khói hương nghi ngút là danh sách 74 linh hồn bất tử VNCH đã hy sinh đền nợ nước, bao gồm chiến sĩ Hải Quân và Người Nhái trên các con tàu mang số hiệu HQ10: 62 tử sĩ, HQ4: 3 tử sĩ, HQ5: 3 tử sĩ, HQ16: 2 tử sĩ và LĐ Người Nhái: 4 tử sĩ. Một tấm phông lớn làm nền cho lễ đài in hình ảnh chiếc Hộ-Tống-Hạm Nhật Tảo HQ10 do Hải Quân Thiếu tá Nguỵ Văn Thà, Hạm trưởng và Hải Quân Đại Úy Nguyễn Thanh Tri, Hạm phó chỉ huy.

Trưởng ban tổ chức, ông Đinh Hoàng Cảnh nói rằng: "…Hội Ái hữu Hải Quân hân hoan chào đón quý vị đã đến với chúng tôi nơi đây để cùng tưởng niệm quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh cho tổ quốc và lý tưởng tự do, đặc biệt là các chiến sĩ Hải Quân VNCH đã vị quốc vong thân trong trận hải chiến tại đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974. Trước mưu đồ xâm lăng, bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng, chúng ta cực lực lên án sự cưỡng chiếm lãnh thổ VN của Trung Cộng, và đồng thời cũng chống lại hành động dâng đất dâng biển của nhà cầm quyền cộng sản VN…"

Sau đó ông mời sĩ quan Phó Đề đốc Vũ Đình Đào, Tư lệnh Vùng 3 Duyên Hải chủ tọa buổi lễ. Phó Đề đốc phát biểu: "…Sự tham gia của qúy vị đã chứng tỏ rằng qúy vị chưa quên thành tích của Hài Quân trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974, đồng thời quý vị cũng quan tâm đến tiền đồ đất nước trong những ngày sắp đến…"

Lễ đặt Vòng hoa các chiến sĩ Hải Quân và Người Nhái tử trận được mọi người trang nghiêm kính cẩn đứng chào. Tiếng kèn truy điệu não nề giữa trưa nghe như tiếng lòng ai oán của 74 người con thân yêu tổ quốc vọng về. 74 bình hoa trắng do hai hàng thanh niên nam nữ với áo trắng trinh nguyên như màu áo hải quân kính dâng trong lễ Tiến hoa. Tên từng tử sĩ được ban tổ chức long trọng xướng lên như lời tổ quốc ghi công các anh hùng vì nước hy sinh.

Tiếp theo, các cụ trong Hội Đền Hùng Hải ngoại tiến hành lễ Tưởng niệm, dâng hương trước bàn thờ 74 chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc và lý tưởng Tự do. Mọi người hướng về bàn thờ tổ quốc. Từng hồi chiêng trống vang lên như nhắc nhở con dân Việt đoàn kết, mau mau siết chặt tay nhau đồng lòng dân chủ hóa đất nước và bảo vệ tổ quốc. Buổi tưởng niệm còn được giúp vui bởi ban hợp ca Hải Quân và nhóm Tù Ca Xuân Điềm. Khu vực triển lãm rất phong phú, có khá đông người thưởng lãm, do HQ Nguyễn Ngọc Bạch miệt mài sưu tầm trong 15 năm trời để thiết kế công phu và chi tiết.

Các tử sĩ Hải Quân, tên tuổi các anh sẽ trường tồn cùng dân tộc Việt. Thân xác các anh đã gửi lại trong lòng biển Mẹ Đông Hải. Biển Đông sẽ ru và ôm ấp các anh trong giấc ngủ đền nợ nước yên lành. Các anh xứng đáng là những anh hùng dân tộc, là gương sáng cho thế hệ chúng tôi noi theo.

Nhưng các anh may mắn hơn chúng tôi. Dưới thể chế VNCH 37 năm về trước, ở lứa tuổi của chúng tôi, 20 – 30 – 40, các anh được quyền tranh đấu và hy sinh cho quê hương. Thế hệ thanh niên VN ngày nay bất hạnh hơn, dưới chế độ XHCN, chúng tôi không có quyền lên tiếng yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Thế hệ chúng tôi bị sách nhiễu và tù đày, từ Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Thị Minh Hạnh… đến Điếu Cày, Mẹ Nấm, Anh Ba SG, Người Buôn Gió, Cù Huy Hà Vũ… Lòng yêu nước của chúng tôi bị giam hãm và thử thách khắc nghiệt. Nhưng chúng tôi tin tưởng với sự linh thiêng của các anh, chúng tôi sẽ không rụt rè mà hiên ngang ngẩng mặt nối gót cha anh.

Nguyện xin hồn thiêng sông núi và anh linh các anh hỗ trợ, giúp tuổi trẻ VN mạnh dạn siết chặt tay nhau đồng thanh lớn tiếng vang dội "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" trên khắp mọi miền đất nước, cho quân thù kinh hồn bạt vía, cho những kẻ xác Việt hồn Hán âm mưu nội phản phải táng đởm kinh hồn, run sợ trước hừng hực nhiệt tình yêu nước của tuổi trẻ VN đang khao khát tự do và dũng cảm nối gót các anh hôm nay.

© Tạ Dzu

(Bài và ảnh: Tạ Dzu)

Phó Đề đốc Vũ Đình Đào chủ tọa Lễ Tưởng Niệm

Toán rước Quốc Quân Kỳ VNCH

Lễ Đặt Vòng Hoa

Tế Lễ Tưởng Niệm

Quan Khách

Khu vực triển lãm

PV Ngọc Ân của Hồn Việt TV phỏng vấn HQ Nguyễn Ngọc Bạch, người thiết kế triển lãm

5
0
 
 
Rate This