Tuesday, March 15, 2011

Re: # Fw : Fwd: VN ngay nay : Tôi di “mua” ch? ng? !!!

Dân tôi sao khổ thế này
 
In a message dated 3/15/2011 9:04:02 P.M. Eastern Daylight Time, lochuong65@yahoo.com.au writes:
 



--- On Tue, 15/3/11, quang hoa <trantang291@hotmail.com> wrote:
 Moi xem,


From: battuan@hotmail.com
Date: Tue, 15 Mar 2011 08:40:31 +1100

Xin gioi thieu mot dich vu moi la , tuyet voi !!!
NBT



 
Subject: [XOM_NHA_LA_YAMAHA] Fwd: Tôi đi "mua" chỗ ngủ !!!
Date: Monday, March 14, 2011, 8:13 AM

 






Đọc bài này,nhìn những hình ảnh "Ngủ công cộng" ở VN như thế này,tôi cũng muốn về VN "ngủ thử" xem sao !!!Chị tốn có 10.000 đồng Tiền Hồ($1 dollar !),Các Bà các Cô,cùng các Ông và các Trai tráng trong làng ngủ chung với nhau,chị chùm có cái mền thôi...thấy ấm cúng hạnh-phúc quá!!!


 


Tôi đi "mua" chỗ ngủ

 

10.000đ mua một chỗ ngủ, chuyện nghe lạ nhưng rất đỗi bình thường trên đất Sài Gòn. Những người đi mua ngủ hầu hết là dân "buôn thúng bán bưng", thu nhập bấp bênh, đồng thời lại đi sớm về khuya, nên chọn cách mua một chỗ ngủ là tiện và tiết kiệm nhất. Thế nhưng, xoay quanh giấc ngủ 10.000đ của họ còn có biết bao nhiêu chuyện khóc cười ra nước mắt.

Đi "mua" chỗ ngủ

Đêm Sài Gòn về khuya trở nên vắng lặng, chốc chốc lại có vài chiếc taxi chạy đi đón khách. Chúng tôi tiến về phía cầu Ông Lãnh trên đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.HCM và kiên nhẫn chờ đợi những người đi mua chỗ ngủ.

Tôi i "mua" ch× ngç 
Ngôi nhà "bán" chỗ ngủ trên bến Chương Dương trông rất nhếch nhác…

Hơn 12 giờ đêm, xuất hiện một nhóm ba người phụ nữ, hai người dắt chiếc xe đạp cũ, chở lỉnh kỉnh đồ và một người đẩy chiếc xe bán hủ tiếu, thuốc lá tiến về một con hẻm.
Người phụ nữ đẩy xe hủ tiếu cho biết, cô tên là Bông, ở Quảng Ngãi vào, thường ngày cô bán nước giải khát, thuốc lá trên đường Trần Hưng Đạo, tối lại bán trứng vịt lộn đến khuya. Đi cùng với cô Bông, một người là chị họ, còn người kia tên là Hai, cả ba người đều ở Mộ Đức, Quảng Ngãi vào Sài Gòn cũng gần 3 năm.
Thấy tôi là người lạ, nhưng hơi tự nhiên, lại nói giọng rặt Bình Định cô Hai nói: "Khu này cũng nhiều người Bình Định mua ngủ lắm, nhưng hơn tháng nay tự nhiên chủ nhà khó tính, thấy người lạ vào nhất định họ không cho mua ngủ đâu. Mấy cô là người quen, tí nữa mấy cô vào, mà con không vào được thì phải chờ cô Bảy để vào cùng".
Quả nhiên như lời của cô Hai nói, chủ nhà dường như quen mặt mấy cô, họ đưa tay lấy tiền rồi mấy cô tiến vào bên trong cánh cổng.
Riêng tôi bị giữ lại không cho vào, đồng thời chủ nhà hỏi những câu vòng vo: "Đi mua ngủ với ai, ai là người quen trong này, cô Bảy nào, gọi ra đây nhận người rồi mới vào ngủ…". Tôi đành ngồi lại bên ngoài chờ cô Bảy về, hơn 2 giờ đêm chủ nhà kéo cổng tôi mới ra về.

Tôi i "mua" ch× ngç 
Cảnh mọi người chen chúc nhau ngủ trong một căn nhà trên đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.HCM.

Đêm hôm sau, hơn 11 giờ đêm, tôi lại gặp một nhóm khác, một người đàn ông và ba người phụ nữ. Người lớn tuổi nhất là bà Lan ước chừng hơn 60 tuổi. Quê ở Bình Định vào Sài Gòn cũng gần 8 năm, đi bán hàng rong, không thuê nhà mà chỉ mua chỗ ngủ qua đêm.
Người đàn ông tên là Hùng trước kia làm nghề bơm, vá, sửa xe đạp, xe máy trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, giờ đây chuyên đạp ba gác chở đồ cho những người buôn bán ở chợ. Biết tôi là đồng hương, cả ông Hùng và bà Lan có hứa nói đỡ với chủ nhà nếu như tôi không chờ được cô Bảy về.
Ngôi nhà nằm gần chốt dân phòng khu phố 2, đường Nguyễn Thái Học, trước cửa cánh cổng căn nhà, chủ nhà với vẻ mặt lạnh tanh đang thu tiền của nhóm người đi mua ngủ, trông ai cũng có vẻ mệt mỏi, phờ phạc. Phía trong có tiếng ồn ào, chủ nhà nói vọng vào: "Định phá nhà của người ta đó hả…".
Tôi dúi vào tay bà Lan 10.000đ nói với vẻ thành khẩn: "Bà nói giúp giùm con với, con bí quá phải vào đó ngay… Không biết chờ cô Bảy chừng nào mới về". Chủ nhà nhìn tôi rồi nói: "Vào đó chỉ ngủ thôi, đi lung tung bị đánh ráng chịu…". Tôi dạ một tiếng và đi về hướng nhà vệ sinh nơi có hơn chục người đang lố nhố xếp hàng.
200 người/80m2
Căn nhà rộng chừng 80m2, mọi người nằm ngủ như "xếp gạch", có người trải chiếu, có người nằm lăn cả ra nền gạch. Dưới ánh sáng lờ mờ, tôi nhẩm tính, hiện những người đang ngủ trong nhà có đến hơn 200 người. Đàn ông có, đàn bà có, tất cả họ đều là những người "buôn thúng bán bưng".

Tôi i "mua" ch× ngç

Ngôi nhà kín như bưng, không cửa sổ, không quạt máy. Thỉnh thoảng trong đám người mua ngủ, có người phe phẩy chiếc quạt giấy làm dịu cái nóng và xua bớt tiếng muỗi kêu bên tai. Phần còn lại đều trùm chăn kín mặt, mặc kệ cho nóng nực hay muỗi kêu, cố ngủ lấy sức để ngày hôm sau còn làm việc.
Ông Hùng xếp đặt chỗ ngủ xong, ra cửa hút điếu thuốc. Tôi cũng nhỏm dậy theo ông ra cửa xin điếu thuốc và nghe ông tâm sự: "Đời làm thuê mà, bạ đâu ngủ đó cũng được. Nhưng từ ngày bị bọn xì ke xin đểu tiền tôi cũng sợ, không dám ngủ ngoài công viên hay góc chợ nữa, lỡ gặp lại bọn nó, nhiều lúc không có tiền nó làm bậy cũng khốn, thôi thì tốn 10.000đ để được yên thân".
Ông Hùng còn cho biết, ông sống ở đất Sài Gòn hơn 5 năm thì đã mua chỗ ngủ gần 3 năm, tính ra số tiền mua chỗ ngủ phải hơn chục triệu. Ông bày tỏ: "Mất 10.000đ nhưng cũng chỉ ngủ được vài tiếng đồng hồ, 5 giờ sáng đã phải dậy để chở thuê cho người ta".
Trước khi vào ngủ ông Hùng dặn dò thêm: "Có gì quý giá, cất giữ cho cẩn thận, ở đây đông người lắm, đủ các thành phần không biết "bốc hơi" lúc nào đâu…". Gần 2 giờ sáng, căn nhà càng chật chội hơn, quang gánh, thúng giỏ của những người mua ngủ bỏ dọc lối đi thêm phần cho không khí ngột ngạt.

Tiếng ngáy, tiếng rên, tiếng ú ớ, tiếng lảm nhảm… của những người mơ ngủ làm cho căn phòng càng trở nên hỗn tạp. Nhiều người giật mình tỉnh giấc phải nằm nghiêng mình để dễ thở hơn một chút. Hơn 2 giờ sáng nhưng căn phòng vẫn còn người vào, họ lảo đảo tìm chỗ rồi chui vào ngủ, nhìn ai cũng lem luốc, phờ phạc… 

Căn nhà chứa hơn 200 người mua ngủ nhưng chỉ có một nhà vệ sinh chung. Nhìn mọi người đang nhốn nháo chờ đến lượt mình, tôi thật ngán ngẩm. Đang lững thững bước ra, bỗng có vài người chen vào trước mặt mình, trong bộ dạng ngái ngủ cứ thế họ đi thẳng vào nhà vệ sinh.

Một người phụ nữ trong số những người đang "xếp hàng" chờ vào nhà vệ sinh cho biết: "10.000đ mua ngủ là tính luôn cả đi vệ sinh, nếu không tranh thủ "chen lấn", chờ đến giờ cao điểm thì đi cả ra quần…". Vừa nói dứt lời người phụ nữ ấy đã vội vã chen lấn để xếp hàng như sợ ai đó chiếm mất chỗ của mình.

 

 





 

__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___

Fwd: # TCBC: Dang vien Viet Tan bi bat vi bieu tinh voi dan oan

 
 

From: lienlac@viettan.org
To: thongbao@viettan.org
Sent: 3/15/2011 7:51:12 P.M. Eastern Daylight Time
Subj: TCBC: Dang vien Viet Tan bi bat vi bieu tinh voi dan oan
 



Kính gửi quý vị,

Chúng tôi xin được gửi đến quý vị Bản TCBC v/v  Đảng Viên Việt Tân Bị Bắt Vì Biểu Tình Với Dân Oan để thông tin và mong được tiếp tay phổ biến.

Mai Hương
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Việt Ngữ
Email: lienlac@viettan.org
Web: www.viettan.org
Blog: dangviettan.wordpress.com

******* dinh kem cac dang Unicode / .PDF  ********

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG

Ngày 16 tháng 3 năm 2011

Thông Cáo Báo Chí

Đảng Viên Việt Tân Bị Bắt Vì Biểu Tình Với Dân Oan

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 14/3/2011, một số đảng viên Đảng Việt Tân đã tham gia biểu tình cùng với bà con dân oan trước trụ sở số 210 Võ Thị Sáu, Sài Gòn.

Đến khoảng 10 giờ, số bà con dân oan từ nhiều tỉnh và Sài Gòn kéo đến biểu tình đã lên đến hàng trăm người, với nhiều băng rôn tố cáo các hành vi cướp bóc của các quan chức cầm quyền và kêu oan. Công an sắc phục đủ loại và thường phục vây quanh số người biểu tình, giựt máy chụp hình, điện thoại, mở loa phóng thanh rất lớn để át tiếng hô phản đối và sau đó bắt đi một số người.

Trong số người bị bắt về đồn công an phường 6 quận 3 có bà Jennifer Trương (tức Nhu), ông Nguyễn Lý Trọng (tức Thái) và ông Nguyễn Quang Khanh (tức Sơn) là các đảng viên Đảng Việt Tân.


Bà Jennifer Trương (tức Nhu), ông Nguyễn Lý Trọng (tức Thái), ông Nguyễn Quang Khanh (tức Sơn)

Trước sự việc này, Đảng Việt Tân khẳng định:

  • Biểu tình ôn hòa là một phần của nhân quyền được thế giới công nhận trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà chính nhà cầm quyền CSVN đã ký kết tôn trọng.

  • Việc đảng viên Việt Tân tham gia biểu tình để cùng tranh đấu cho nỗi oan ức của các nạn nhân bị cướp đất cướp nhà không chỉ là việc làm chính đáng mà còn là nghĩa vụ đối với đồng bào ruột thịt.

  • Các đảng viên Việt Tân sẽ tiếp tục sát cánh cùng mọi thành phần dân tộc đang tranh đấu đòi công bằng, công lý, và các quyền con người.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và tranh đấu cho mọi người biểu tình đang bị công an giam giữ.


Chị Nhu đang thăm hỏi bà con dân oan. 


Cùng bà con Dân Oan biểu tình ngày 14/3.

Ngày 16 tháng 3 năm 2011
Việt
Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 - www.viettan.org, dangviettan.wordpress.com<!--[endif]-->

 
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ -
Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

------------------------------------------------------------------------------------

Khi Phó thủ tướng... nói thật!


In
Thứ hai, 21 Tháng 6 2010 01:00
[clip_image002[3][5].jpg]Ai dám nói quan chức Việt Nam không biết nói thật, họ nói rất thật, người có lương tâm nghe sự thật mà rất đau lòng. Có vị than thở trước bàn dân thiên hạ: "Trên nói dưới không nghe", cũng có vị ra giọng nhân ái bảo rằng gần hết một nhiệm kỳ làm Thủ tướng "tôi chưa kỷ luật một đồng chí nào". Lý do chắc cũng đơn giản: sợ "kiến ăn cá rồi cá ăn kiến", tốt nhất là "dĩ hòa vi quý", thân Tàu, thân Tây không bằng chúng mình thân nhau.
Khi Phó thủ tướng... nói thật! 

[clip_image002[3][5].jpg]Ai dám nói quan chức Việt Nam không biết nói thật, họ nói rất thật, người có lương tâm nghe sự thật mà rất đau lòng. Có vị than thở trước bàn dân thiên hạ: "Trên nói dưới không nghe", cũng có vị ra giọng nhân ái bảo rằng gần hết một nhiệm kỳ làm Thủ tướng "tôi chưa kỷ luật một đồng chí nào". Lý do chắc cũng đơn giản: sợ "kiến ăn cá rồi cá ăn kiến", tốt nhất là "dĩ hòa vi quý", thân Tàu, thân Tây không bằng chúng mình thân nhau.

Và gần đây lại thêm Phó TT Nguyễn Sinh Hùng bổ sung vào danh sách các quan nói thật với giọng điệu tự tin và kiêu ngạo đến... phát hãi. Khi trả lời chất vấn trước Quốc hội (QH) được truyền hình trực tiếp ông này đã nói một sự thật hết sức tệ hại dù người nghe có ngao ngán thì cũng chẳng làm gì được ông. Ông nói: "Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là "chặt chém" ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm. Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?"

Phải nói ngay rằng ở Việt Nam đừng nói là "chặt chém" ngay, mà cứ "chặt chém" từ từ cũng chẳng xẩy ra và nếu xẩy ra thì đúng không còn người để làm việc trong bộ máy chính quền. Cứ xét theo điều ông Hùng nói thì chẳng có vị nào là miển nhiệm trước tiêu cực, là không đáng phải "chặt chém", và ông cũng không ngoại lệ, cũng không phải "chỗ này, chỗ kia" mà tất cả không thiếu chỗ nào, sờ đâu trúng đó. Trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương còn ai "chí công vô tư", còn ai là "đầy tớ của dân"? Hình như chẳng còn ai. Ông nói: "thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây" câu này chắc ông áp dụng Thánh kinh, có thể được hiểu đầy đủ như sau: (ai trong số các đại biểu Quốc hội ngồi đây thấy mình trong sạch thì cứ ném đá chúng tôi). Ông tự tin vì phần lớn ngồi dưới là các "đồng chí" của ông nên họ hiểu mình hơn ai hết.

Và ông nói một câu như kết lại vấn đề: "bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn có khi sai nhỏ, nhưng các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?" Đây được xem là phát biểu ấn tượng nhất trong tuần, là thật nhất trong năm. Đừng nói là QH bầu thành viên Chính phủ không kịp, mà tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan xí nghiệp quốc doanh, thậm chí chức Trưởng thôn cũng không thể nào bầu kịp. Vì dẹp thì chẳng có ai tồn tại và không có ai tồn tại thì lấy đâu mà tổ chức bầu với cử, nói chi đến chuyện kịp hay không? Điều ông nêu ra đang tồn tại một cách phi lý, một sự thực rất đau lòng nhưng tại sao vẫn không được thay đổi? Chỉ bởi vì chất vấn xong, phát biểu trả lời xong, nghe xong thì... đâu lại vào đấy. Sự thật có phải là dân ta không còn ai có thể thay thế những người đương nhiệm với chỉ số AQ ngất ngưởng như các ông không? Các ông cứ tỉnh ra một chút, một chút thôi là nghiệm thấy ngay.

Xin hỏi thật, hiện nay những thành phần ưu tú của xã hội có tài có tâm được bao nhiêu người trong bộ máy chính quyền các cấp? Những con người ấy họ không muốn tham gia vào bộ máy vì sợ làm hoen ố thanh danh họ, hay họ không biết bước vào bộ máy đó bằng con đường nào? Nếu có ai lọt được vào thì một mặt họ luôn nhận được câu hỏi của các đồng nghiệp: "anh vào đây bằng con đường nào?", mặt khác, điều họ nghe đầu tiên từ cấp trên của mình là l[fi chỉ thị, có thể chỉ là lời vô ngôn, rằng phải biết im lặng nếu muốn tồn tại. Và nếu có muốn nói cũng chỉ nên là những câu "ý em giống ý anh…".

Khi sự thực được nói ra trước cơ quan quyền lực cao nhất (QH), được truyền hình trực tiếp đến toàn dân, những đại biểu QH và người dân biết ưu tư với vận nước đều rất đau lòng. Người đại diện Chính phủ đã dám nói lên sự thật đấy, nhưng là nói lên một cách vô cảm, nói sự thực không phải vì trung thực mà là để ngạo nghễ thách thức QH, cử tri và công luận.

Khi nào thì cử tri trên quê hương Việt Nam có quyền lực đích thực được thể hiện ý mình thông qua lá phiếu do mình tự nguyện, để những lời nói thật đầy ngạo mạn kia không còn?

Mong là không còn lâu lắm. Mong lắm thay!

TV

Chỉ cần không biết sợ

In
Viết bởi Nguyễn Hưng Quốc   
Thứ tư, 16 Tháng 3 2011 00:00

so haiChung quanh các cuộc nổi dậy đã thành công cũng như chưa thành công ở một số quốc gia thuộc Trung Đông và Bắc Phi gần đây, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học, trong đó, theo tôi, bài học này là quan trọng nhất: Không biết sợ.

Khi được các phóng viên hỏi, những người xuống đường biểu tình ở Tunisia, Ai Cập, Bahrain, Yemen, Iran và Libya thường nói một câu giống nhau: Họ không còn thấy sợ nữa. Mà thật, nhìn mặt họ, trên tivi, chúng ta cũng không thấy có chút sợ hãi nào cả. Nếu không hò hét thì họ cũng bình thản đứng yên trên đường phố. Riêng ở Tunisia và Ai Cập, xe thiết giáp của quân đội đến, họ cũng vẫn đứng yên. Thậm chí, nhiều người còn vẫy chào, có khi tặng hoa cho lính đang ngồi trên xe. Ở Libya thì người ta chống trả kịch liệt khi bị phe thân Đại tá Muammar el-Qaddafi tấn công.

Có thể nói chính việc không-biết-sợ ấy vừa là nguyên nhân hình thành các cuộc nổi dậy và cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các cuộc nổi dậy ấy.

Không phải chỉ bây giờ dân chúng các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi mới bị đối xử một cách bất công và tồi tệ. Ách độc tài và nạn tham nhũng đã đày đọa họ từ cả mấy chục năm nay. Thế nhưng, trong chừng ấy năm, họ vẫn câm lặng chịu đựng. Bị áp bức: họ cắn răng chịu. Bị nghèo đói: họ ra đường buôn bán lặt vặt hay thậm chí, ăn xin, ăn cắp để sống qua ngày. Nhìn giới cầm quyền sống giàu có và xa hoa một cách bất chính: họ vẫn im lặng. Rất hiếm, cực kỳ hiếm những người đủ can đảm lên tiếng kêu gọi hay tranh đấu cho một sự thay đổi theo hướng tốt lành và bình đẳng hơn. Hầu hết người dân, tuyệt đại đa số người dân, đều tiếp tục chịu đựng chỉ vì một lý do duy nhất: khiếp sợ.

Mà các nhà độc tài thì rất lão luyện trong việc củng cố những nỗi khiếp sợ ấy. Bằng tuyên truyền: lúc nào cũng đề cao sức mạnh của họ. Và bằng bạo lực: mật vụ, công an và cảnh sát có mặt hầu như khắp nơi để theo dõi mọi người, sẵn sàng ra tay trấn áp bất cứ ai bày tỏ chút phản đối nào đối với chính quyền.

Ai cũng tưởng sự khiếp sợ như vậy sẽ kéo dài mãi. Giới cầm quyền độc tài lại càng tưởng như thế. Chắc chắn trước khi dân chúng đổ xô xuống đường, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia và Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập không thể tưởng tượng được là người dân của họ lại có ngày không còn sợ như vậy. Đại tá Qaddafi, sau đó, cũng không tưởng tượng được. Ngay cả khi dân chúng đã xuống đường, đã giành quyền kiểm soát khá nhiều địa phương trong cả nước, trong một cuộc phỏng vấn của các ký giả phương Tây, Qaddafi vẫn còn dõng dạc tuyên bố: "Không ai xuống đường cả!", "Dân chúng cả nước đều yêu mến tôi!"

Tôi tin là ngay chính dân chúng, những người đã hoặc đang xuống đường đòi tự do và dân chủ ở các nước ấy, trước đó, cũng không thể tưởng tượng nổi là có ngày họ lại không còn biết sợ.

Nói cho đúng, theo tôi, suốt cả mấy chục năm trước: họ sợ. Một ngày trước khi đổ xô xuống đường: chắc họ cũng sợ. Có lẽ chỉ một hai giờ trước khi xuống đường họ mới bớt sợ. Bớt chứ không phải là hết. Tôi tin họ chỉ không còn thấy sợ nữa khi chung quanh họ đã có trùng trùng điệp điệp những người cùng cảnh ngộ và cùng lý tưởng quyết tâm chống lại độc tài.

Sự phẫn nộ trước họa độc tài và tham nhũng khiến người ta bất chấp sợ hãi chứ bản thân sự phẫn nộ không đủ làm tiêu tan hẳn mọi sự sợ hãi. Yếu tố làm cho sự sợ hãi ấy biến mất nằm ở chỗ khác: đám đông.

Khi người ta đứng một mình, ngay cả lúc ở trong nhà của mình: sợ. Túm tụm với nhau vài ba chục hoặc vài ba trăm người: sợ. Nhưng khi đứng giữa đám đông gồm cả hàng ngàn, hàng chục ngàn người, nỗi sợ hãi sẽ tự nhiên biến mất. Lúc ấy, kẻ sợ không còn là những người biểu tình. Mà là giới cầm quyền. Cuối cùng, chính những kẻ từng thét ra lửa ấy đã bỏ chạy.

Dĩ nhiên, vẫn có những kẻ không sợ, vẫn ra lệnh bắn sả vào đám đông. Chuyện ấy đã từng xảy ra ở Thiên An Môn hơn hai chục năm về trước. Nhưng một chuyện như vậy có lẽ sẽ không thể xảy ra vào lúc này.

Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra ở thời điểm hiện nay, con số mấy chục ngàn sinh viên đổ xô xuống đường sẽ trở thành một lực lượng lớn hơn gấp bội, cả hàng chục hay thậm chí, hàng trăm, hàng ngàn lần, nhờ một yếu tố: truyền thông. Đã đành mọi diễn biến ở Thiên An Môn năm 1989 đều được các cơ quan truyền thông trên thế giới theo dõi và loan tải. Nhưng thời ấy chỉ có báo in, truyền hình và truyền thanh. Bây giờ thì có vô số các phương tiện khác. Không những đa dạng hơn mà còn phổ biến hơn và nhất là, nhanh chóng hơn. Bây giờ, mọi chiếc điện thoại di động đều có thể trở thành vũ khí: chúng không những được dùng để liên lạc mà còn dùng để chụp ảnh và những bức ảnh ấy dễ dàng được gửi đi khắp nơi. Nếu mỗi người chỉ gửi đi một bức ảnh và một tin nhắn, sự hiện diện của số người trên đường phố sẽ được nhân lên gấp cả hàng chục lần. Và họ có cả thế giới đứng sau lưng họ. Ủng hộ họ.

Tuy nhiên, ở đây, tôi không đi sâu vào những sự khác biệt giữa thời của Thiên An Môn và thời bây giờ. Tôi chỉ muốn trở lại với luận điểm nêu ở trên: Dân chúng ở các nước Trung Đông và Bắc Phi chỉ bớt sợ ở thời điểm quyết định và chỉ hết sợ khi họ đã thực sự xuống đường. Khi họ hết sợ cũng là lúc họ thành công.

Cần phân biệt mức độ bớt sợ và hết sợ ở các nước Trung Đông và Bắc Phi: chúng khác nhau. Những sự phân tích ở trên có lẽ chỉ đúng với hai quốc gia đầu tiên bùng nổ cách mạng dân chủ: Tunisia và Ai Cập. Ở các quốc gia khác, sau đó, kể cả ở Libya hiện nay, cảm giác bớt sợ có lẽ xuất hiện sớm hơn và với mức độ cao hơn nhờ những sự thành công vang dội của dân chúng các nước lân cận. Những sự thành công ấy cho thấy ý định nổi dậy của họ không còn là một cuộc phiêu lưu liều lĩnh hay dại dột và cũng không còn là một ước mơ viển vông nữa.

Người ta thường nói: đối với một người, không có gì giúp cho người ta thành công nhanh bằng chính sự thành công. Thành công nuôi dưỡng sự tự tin. Tự tin giúp người ta dám quyết định và dám đương đầu với thử thách. Có quyết định và có đương đầu thì mới có những thành công liên tiếp được. Với một cộng đồng, cũng vậy. Những sự thành công của dân chúng ở Trung Đông và Bắc Phi giúp người dân ở vô số các quốc gia đang chịu đựng nạn độc tài khác thấy được một điều: Chỉ cần bớt sợ, dù chỉ một chút, người ta có thể dấn thân; và khi đã dấn thân vào cuộc tranh đấu thì tự nhiên những nỗi sợ hãi sẽ không còn nữa.

Và khi họ không còn sợ hãi nữa thì đến lượt bọn độc tài sẽ khiếp sợ.

Nguyễn Hưng Quốc


Cô dâu Việt, duyên phận bẽ bàng

In
Viết bởi nguoiviet   
Thứ tư, 16 Tháng 3 2011 00:00

Tại hội thảo "Tình hình phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người Hàn Quốc" diễn ra ở TP.Cần Thơ ngày 10/3, bà Huỳnh Thanh Thảo - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ cho biết, những năm gần đây ghi nhận một số lượng đáng kể phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc. Đa phần họ kết hôn qua các công ty môi giới nước ngoài.

Số liệu kết hôn, ghi chú kết hôn với người Hàn Quốc do Sở Tư pháp TP.Cần Thơ cung cấp cho thấy: Năm 2007 có 1.435 trường hợp; năm 2008 có 1.078 trường hợp; năm 2009 có 2.199 trường hợp và năm 2010 có 433 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và 1.364 trường hợp ghi chú kết hôn, chủ yếu với người Hàn Quốc.

Một buổi "coi mắt" lấy chồng Hàn Quốc bị công an phát hiện tại TP.Hồ Chí Minh.Ảnh: TT

Một buổi "coi mắt" lấy chồng Hàn Quốc bị công an phát hiện tại TP.Hồ Chí Minh.Ảnh: TT

Vỡ mộng đổi đời nơi đất khách

Đề cập thực trạng phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, bà Huỳnh Thanh Thảo cho biết, đa số các cuộc hôn nhân không xây dựng trên tình yêu chân chính mà chủ yếu là qua mai mối. Do đa phần là con nhà nghèo nên hầu hết các cô gái lấy chồng ngoại đều nuôi hy vọng đến với cơ hội đổi đời, có điều kiện giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn. Còn tình yêu với chồng hoặc sự hòa nhập cuộc sống bên chồng như thế nào thì đa số các chị em không quan tâm và nghĩ rằng dần dần sẽ thích nghi được.

Thực tế, theo bà Thảo, đã có nhiều đám cưới tổ chức chớp nhoáng để hợp thức hóa cuộc hôn nhân. Nhiều cô gái mù quáng, liều thân, mặc cho đường dây môi giới run rủi thế nào vẫn cam chịu. Đến khi qua xứ người, nhiều cô mới vỡ lẽ ra rằng chồng, gia đình chồng thực tế không như bức tranh tươi đẹp được vẽ vời qua miệng lưỡi của các "bà mai". Từ đây, họ lâm vào bi kịch vỡ mộng đổi đời nơi đất khách.

Đám tang của một cô dâu Việt xấu số quê ở Cần Thơ, lấy chồng Hàn Quốc và bị chồng nhẫn tâm sát hại. Ảnh: CTV.

Đám tang của một cô dâu Việt xấu số quê ở Cần Thơ, lấy chồng Hàn Quốc và bị chồng nhẫn tâm sát hại. Ảnh: CTV.


Điển hình như chị T.N.H (29 tuổi, quê ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai). Chị H lấy chồng ngoại từ năm 23 tuổi nhưng chỉ sống cùng gia đình chồng được 2 tháng thì trốn về nước do bất đồng ngôn ngữ và phải chịu đựng nhiều khắc nghiệt trong sinh hoạt. H cho biết, ngày đó chị quyết định lấy chồng Hàn Quốc với hy vọng giúp gia đình vượt qua nghèo khó, nhưng không ngờ qua bên xứ người lại lâm vào cảnh khốn khổ trăm bề.

Bà Thảo cũng cho biết, có những trường hợp kết hôn là giả tạo mà người đàn ông Hàn Quốc hoặc Đài Loan không vì mục đích xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình. Trong những trường hợp này, họ lợi dụng việc kết hôn nhằm thực hiện những việc làm bất chính, xâm phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ Việt Nam.

"Nỗi đau giằng xé, duyên phận bẽ bàng, bơ vơ nơi đất khách. Đổi đời đâu chưa thấy, chỉ thấy tình cảnh khó khăn mọi mặt, gia đình bên chồng thiếu khả năng tài chính nên cuộc sống của các cô đã nghèo lại càng nghèo thêm" - bà Thảo cho biết thêm.

99% nguyên đơn xin ly hôn với người nước ngoài là phụ nữ

Bà Dương Thị Thu Hà - Phó Chánh án TAND TP.Cần Thơ cho biết, từ năm 2008 đến 2010, TAND TP.Cần Thơ đã thụ lý giải quyết trên 100 vụ ly hôn với người nước ngoài, số vụ ly hôn năm sau cao hơn năm trước. Trong đó có tới hơn 65% các vụ xin ly hôn với một bên là người Hàn Quốc, Đài Loan và có tới 99% nguyên đơn đứng đơn xin ly hôn là phụ nữ Việt Nam.

Theo bà Hà, các mâu thuẫn được đưa ra để xin ly hôn thường là do thời gian tìm hiểu nhau ngắn; ngôn ngữ bất đồng; phong tục tập quán khác lạ, chênh lệch tuổi tác. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Chồng nhậu nhẹt, bê tha, chồng có bồ, chồng coi thường vợ lấy mình vì tiền, chồng coi vợ như người ở; một số trường hợp bị chồng đánh đập, ngược đãi đành phải bỏ trốn về nước. 

Bà Hà cũng cho biết nhiều trường hợp khi về xin ly hôn tại TAND TP.Cần Thơ thì đương sự đã cùng chồng giải quyết ly hôn tại tòa án nước ngoài xong hoặc có mang được bản ghi chú hộ tịch của chồng là đã ly hôn với mình (đã được hợp pháp hóa lãnh sự). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp khi có mâu thuẫn với chồng và gia đình chồng, người phụ nữ bỏ về Việt Nam mà không có bất cứ một thứ giấy tờ gì, kể cả giấy đăng ký kết hôn khiến việc giải quyết hậu quả của hôn nhân không hạnh phúc gặp vô vàn khó khăn.

Chính vì thế, bà Hà lưu ý các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài nếu mâu thuẫn trầm trọng trong mối quan hệ vợ chồng đến mức phải ly hôn thì trước khi trở về Việt Nam, họ cần phải đến tòa án hoặc phòng hộ chính địa phương để làm bản thỏa thuận ly hôn với chồng nếu có sự đồng ý của chồng. Nếu không, cô dâu Việt cần yêu cầu Tòa án địa phương giải quyết cho ly hôn, hoặc yêu cầu chồng mình có ý kiến về việc hôn nhân (đồng ý hoặc không đồng ý). Sau đó, cô dâu Việt mang các tài liệu trên tới Bộ Ngoại giao nước bạn để họ xin chứng nhận con dấu hoặc chữ ký của Tòa án, phòng hộ chính. Cuối cùng, cô dâu Việt mang các tài liệu này về Việt Nam, đến Sở Ngoại vụ TP.Hồ Chí Minh để được hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự.

"Hiện nay Đài Loan và Hàn Quốc chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam nên mặc dù đã có bản án của các nơi này thì các cô gái Cần Thơ khi về nước vẫn phải đến TAND TP.Cần Thơ để làm thủ tục xin ly hôn, đồng thời mang theo các giấy tờ trên đến nộp cho tòa án cùng hộ khẩu, đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân... thì việc giải quyết ly hôn rất thuận lợi và nhanh chóng" - bà Hà cho biết thêm.

Trên 8.000 phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc 

Ông Lê Khắc Thanh - Trưởng Phòng Hành chính - Tư pháp (Sở Tư pháp TP.Cần Thơ) cho biết, từ năm 2005 đến nay, có hơn 8.000 phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người Hàn Quốc và làm thủ tục ghi chú kết hôn tại Sở Tư pháp TP.Cần Thơ. Ngoài ra, hàng năm có trên 500 phụ nữ Cần Thơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp. Riêng năm 2010 có 433 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và 1.364 trường hợp ghi chú kết hôn, chủ yếu với người Hàn Quốc.

Theo ông Thanh, pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm bất cập như: Không cấm kết hôn khi tuổi tác quá chênh lệch; việc giúp đỡ các trường hợp bị bạo hành, ngược đãi còn hạn chế do chưa có quy định bảo hộ cho phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn được định cư ở nước ngoài...

Từ thực trạng trên, để góp phần lành mạnh hóa, bình thường hóa việc phụ nữ Việt Nam kết hôn có yếu tố nước ngoài, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ kiến nghị Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Tư vấn hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các thủ tục trong việc kết hôn, ly hôn với công dân Hàn Quốc. Đặc biệt là những cô dâu Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn xong nhưng không làm thủ tục bảo lãnh theo chồng được. Hội cũng đề nghị chính phủ hàn quốc có biện pháp ngăn chặn môi giới kết hôn giả, bảo vệ cô dâu Việt Nam, tránh tình trạng kết hôn với công dân Hàn Quốc thiếu khả năng tài chính...


# 3 Dda?ng Viên Viê.t Tân Bi. Ba('t Trong Ddoàn Biê?u Ti`nh

Bắt người trong cuộc biểu tình ngày 14/3/2011 ở 210 đường Võ Thị Sáu


"Bớ người ta, công an đánh người, công an đánh người ! Đau quá, tui có làm gì đâu sao các anh bẻ tay tui. Bà con ơi, tụi nó đang kéo chị Nhu đi kìa. Chị Long đâu, chị Long đâu ? Hình như chỉ cũng bị tụi nó lôi đi rồi !..."


Những tiếng la ó, cảnh tượng hổn loạn đã xảy ra vào lúc 10g10 sáng ngày 14 tháng 3 năm 2011 ở trước Trụ sở Tiếp dân số 210 Võ Thị Sáu, Quận 3, Sài Gòn. Đây là lúc công an chìm nổi đang xông vào giật các tấm biểu ngữ, bẻ tay và lôi đi một số bà con dân oan. Đặc biệt trong số này có 3 người nghe nói là thuộc tổ chức Việt Tân tên là anh Sơn, anh Thái và chị Nhu cũng bị bắt đi.


Theo lời bà Lê Thị Ngọc Đa cho biết thì cuộc biểu tình này quy tụ dân oan ở Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Bình Dương, Bình Thuận, Thủ Đức, Củ Chi,... Họ đã lén lút vượt qua sự kiểm soát của công an địa phương để lên thành phố từ vài ngày trước, để sáng ngày 14 tháng 3, cùng nhau kéo đến biểu tình đòi hỏi công lý ở đường Võ Thị Sáu. Bà Đa cũng cho biết là số lượng quy tụ dự trù là trên 200 người và có dự định sẽ biểu tình tuần hành qua đường Lê Quý Đôn và đến nhà thờ Đức Bà.


Bà Nguyệt, một dân oan ở Tiền Giang, còn cho biết thêm ngay sau khi cuộc biểu tình diễn ra chừng 30 phút, thì có một người là anh Sơn, từ nước ngoài về và nói là người của tổ chức Việt Tân, đã bị công an bắt đi. Gần 2 giờ sau, bọn công an xông vào bắt một số người và bà Nguyệt cho biết trong số này có chị Nhu và anh Thái. Bà Nguyệt nói chị Nhu và anh Thái cho biết họ thuộc tổ chức Việt Tân, đến đây để cùng chia sẻ, hổ trợ bà con dân oan đang đứng lên đòi hỏi công lý.


Bà con ở hiện trường cho biết chưa bao giờ lực lượng công an đông như vậy. Bọn công an bao vây cả khu vực, dùng loa phóng thanh cực lớn phát các lời kêu gọi bà con phải giải tán và phát nhạc, tiếng còi hụ,... với mục đích là áp đảo tinh thần bà con và để không cho người qua lại nghe tiếng la đả đảo vang lên trong đoàn biểu tình.


Còn bà Bùi Thị Thành, Chấp sự Hội thánh Chuồng Bò, một người sát cánh với dân oan đấu tranh nhiều năm qua, thì bị công an cô lập hoàn toàn, tất cả các điện thoại đều bị cắt, không ai liên lạc được để biết bà Thành hiện giờ ra sao.


Hiện nay không ai biết số phận những người bị bắt như thế nào, đặc biệt là 3 người nghe nói là thuộc tổ chức Việt Tân. Chỉ biết là bị công an đưa về trụ sở ở phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.


Hoàng Long ghi lại


Thi công ẩu, sắt rơi xuống nhà dân



TT - "Lúc 13g50 ngày 13-3, một thanh sắt dài gần 2m rơi từ tầng 5 công trình 145 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1 (TP.HCM) xuống bancông một nhà dân trong hẻm 143 Lê Thị Riêng. Lực đâm của thanh sắt đã làm rách bức mành treo ở bancông và đâm thủng bức tường ngay cửa ra vào của căn nhà này (ảnh)" - một bạn đọc báo tin.

Ảnh: B.TRÂN

Yêu cầu chấm dứt việc thu phí xe ôm

Tuổi Trẻ ngày 11-2 đăng tin UBND xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè (Tiền Giang) tự ý thu của người chạy xe ôm 45.000 đồng/tháng.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, chủ tịch UBND huyện Cái Bè, cho biết ngay sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh, huyện đã có văn bản chỉ đạo xã Mỹ Đức Tây ngưng ngay việc làm không đúng nói trên.

M.THUẬN

Công an khu vực khu phố 2, P.Bến Thành đã lập biên bản vụ việc và cho biết sẽ báo thanh tra xây dựng phường xử lý. Công trình nói trên từng bị thanh tra xây dựng P.Bến Thành lập biên bản vì thường xuyên làm rớt vật liệu xuống hẻm 143 Lê Thị Riêng.

BÍCH TRÂN

Triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh

"Trưa nay, công an đã bắt hơn 20 đối tượng mua bán ma túy tại một nhà nghỉ trên đường Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh (TP.HCM)" - một bạn đọc báo tin chiều 14-3.

Theo Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai), khoảng 11g15 ngày 14-3, Công an TP Biên Hòa phối hợp với Công an Q.Bình Thạnh ập vào nhà nghỉ NĐ trên đường Đinh Bộ Lĩnh, khám xét khẩn cấp tại năm phòng, phát hiện hàng chục thanh niên nam nữ có biểu hiện sử dụng ma túy. Lực lượng chức năng đã tạm giữ 26 đối tượng, bắt khẩn cấp 4 đối tượng, thu giữ khoảng 150 viên ma túy tổng hợp, 1 bánh bột màu trắng dạng nén nghi heroin, cân tiểu li, 18 xe máy cùng một số dao, mã tấu.

Nguồn tin ban đầu cho biết số ma túy nói trên được các đối tượng mua tại TP.HCM, sau đó phân nhỏ ra để bỏ mối cho các "đại lý", con nghiện ở Biên Hòa. Đêm 13-3, các đối tượng từ Biên Hòa lên TP.HCM thuê nhà nghỉ NĐ làm điểm mua bán, ăn nhậu và "cắn" thuốc kéo dài đến trưa 14-3 thì bị bắt quả tang.

HOÀNG KHƯƠNG


Chùm cáp lơ lửng trên đầu người đi đường


TT - Trước số nhà 539 Lũy Bán Bích (P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) có một chùm cáp viễn thông treo lơ lửng trên đầu người đi đường khiến ai đi qua đây cũng nơm nớp lo sợ.

Không chỉ một chiếc tủ cáp mà theo chúng tôi quan sát, tại đây có gần một chục chiếc xếp chùm vào nhau kéo chùng cả đường dây cáp sà xuống thấp. Chùm cáp này nằm sát đường nên mỗi lúc có xe lớn đi qua lại đụng vào và làm đung đưa khiến ai cũng khiếp sợ.

Lê Mạnh Tùng 


Ở đâu có công trình thì ở đó có...bụi


TTO - Hình ảnh này được ghi tại làng đại học Thủ Đức (khoảng 100m từ siêu thị Nguyễn Văn Cừ đến ngã ba vào Trường đại học Khoa học tự nhiên). Bụi tràn ngập vì gần đó có công trình thi công. Các xe công trình thi nhau vung vãi đất khắp đường.

Ai qua đoạn đường này cũng phải bịt mặt, bịt mũi

Hằng ngày đoạn đường có hàng ngàn lượt sinh viên, cộng thêm hàng trăm lượt xe buýt qua lại. Cứ mỗi lần xe buýt vụt qua, bụi lại ngập mặt người đi đường.

Chẳng lẽ ở đâu có công trình thì ở đó người dân đương nhiên phải sống chung với bụi?

           NGỌC HÓA


Cấm thì cấm, xe ba bánh vẫn “vô tư”


TTO - Từ sau Tết Tân Mão đến nay, xe ba bánh chở hàng cồng kềnh vẫn đi lại "vô tư" trên nhiều tuyến đường đông đúc ở thành phố Hà Nội, dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân kiểm tra xử lý.

Xe ba bánh chở hàng trên đường Láng - quận Đống Đa - Hà Nội

Trên một số con đường như Giải Phóng, Tây Sơn, Đê La Thành… , người ta không khó bắt gặp hình ảnh xe ba bánh chở hàng cồng kềnh như tấm tôn lợp nhà, cửa sắt, gương kính, vật liệu xây dựng...

Ảnh chụp trên đường Giải Phóng - quận Hoàng Mai - Hà Nội

Những tài xế xe ba bánh này còn khá xem thường xe cộ khác khi không sợ hàng hóa của mình va quẹt người khác mà cứ đi ào ào.

Hàng chục xe ba bánh tập kết hai bên đường Giải Phóng chờ gọi chở hàng

Xe ba bánh chở cả tấm sắt dài trên đường

Bài, ảnh: NGUYỄN HẢI


Hà Tĩnh: hàng loạt nắp cống bị mất và hư hỏng nặng


TTO - Dọc theo tuyến quốc lộ 1A thuộc khu phố 1,2,3… thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, hàng loạt nắp cống vỉa hè bị mất và hư hỏng nặng. Nhiều đoạn kéo dài cả chục mét tạo thành hàng trăm hố tử thần rất nguy hiểm.

Nắp cống bị mất hàng loạt

Hình ảnh được chụp trước cổng ra vào của Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Kỳ Anh - Ảnh: Đ.Vũ

Theo bác Trần Dũng - một người dân ở đây - tình trạng này kéo dài từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn không thấy ai xử lý.

Ghi nhận của chúng tôi cho thấy hình ảnh nhếch nhác này xuất hiện và kéo dài trong hơn 3km với hàng trăm hố ga và hàng trăm mét mương thoát nước, không nắp đậy ngay từ trung tâm thị trấn Kỳ Anh đến khu kinh tế cảng Vũng Áng. Những cống thoát nước này sâu 1,5-2m, rộng 1m, nằm gần khu dân cư, hệ thống chiếu sáng ban đêm không đảm bảo vì vậy đe dọa rất lớn đến sự an toàn của người dân, đặc biệt là trẻ em.

Mong các cơ quan quản lý đô thị sớm khắc phục tình trạng này.

ĐÌNH VŨ