14/01/2011 3:06 Bộ Chính trị vừa ra Chỉ thị số 50-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Theo chỉ thị, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được tiến hành vào cùng một ngày trong năm 2011. Cuộc bầu cử lần này là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2011. Để cuộc bầu cử đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức Đảng có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể về công tác tổ chức, nhân sự, thông tin tuyên truyền, xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… TTXVN |
Thursday, January 13, 2011
Cháy lớn tại trung tâm TP.HCM
14/01/2011 3:12 Đến 1 giờ sáng qua 13.1, lực lượng chữa cháy thuộc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM đã dập tắt hoàn toàn đám cháy tại khu phố cổ ở góc đường Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1. Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết, khoảng 23 giờ 15 ngày 12.1, ngọn lửa bất ngờ phát ra tại tầng 1 nhà số 105 Phó Đức Chính, sau đó lan nhanh sang các căn hộ xung quanh rồi bùng cháy dữ dội. Nhận được tin báo, hơn 100 lính cứu hỏa đã tới hiện trường, tích cực dập lửa. Thông tin sơ bộ, vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi một phần khu nhà cổ với diện tích khoảng 100m2 cùng toàn bộ hàng hóa và vật dụng sinh hoạt. Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Tin, ảnh: Ngọc Thọ |
"Công nghệ" làm mứt vỉa hè
14/01/2011 2:00
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán là các cơ sở sản xuất mứt thời vụ ở TP.HCM hoạt động rầm rộ, đưa hàng đi khắp các nơi. Điều đáng nói là điều kiện vệ sinh của nhiều cơ sở sản xuất mứt rất kém. Làm mứt mọi nơi Chúng tôi vào "làng mứt" ở khu cư xá công nhân đường sắt (P.1, Q.3), không khí làm mứt tết tại đây diễn ra khá nhộn nhịp. Con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, ngõ ngách nào cũng được tận dụng làm mứt, người người làm mứt, nhà nhà làm mứt. Vào mùa cao điểm có hàng chục hộ tham gia làm mứt tại đây, phần lớn đều tạm bợ, nhếch nhác, mất vệ sinh. Con hẻm vốn đã nhỏ, lại càng bị thu hẹp khi các hộ làm mứt tận dụng tối đa diện tích để chế biến, "sên" mứt, thậm chí làm ngay cạnh nhà vệ sinh. Mứt ở đây gồm mãng cầu sò, mãng cầu keo, mãng cầu sấy, me sấy xí muội, me quấn… Chỉ cần bước vào đầu hẻm là thấy ngay tình trạng không đảm bảo vệ sinh: nguyên liệu để lăn lóc dưới vỉa hè, cạnh đống rác, xô chậu ngổn ngang. Nguyên liệu sau khi bóc vỏ, nhào nặn rồi đổ thành đống mặc cho ruồi, nhặng bu; sau đó mang đi ngâm trong các xô, chậu cáu bẩn. Các nguyên liệu sau khi ngâm, tẩy được đổ ra phơi la liệt trên mái nhà, bên vệ đường để "hứng" khói xe qua lại. Mứt sau khi "sên" xong, rải khắp mọi nhà trong hẻm này để đóng gói, dán nhãn mác. Lúc này, mứt thành phẩm để dưới nền nhà, trên giường, trên bàn, trên ghế, phía dưới chỉ lót tấm nilon mỏng. Những người đóng gói mứt để tay trần, vừa quệt mồ hôi, vừa bốc mứt... Mặc dù các công đoạn chế biến mất vệ sinh như thế, nhưng sau khi đóng gói nhìn mứt rất bắt mắt. Từ đây, mứt được đưa đến nhiều chợ phục vụ dịp tết. "Nếu khách thấy công nghệ làm mứt ở đây thì chẳng ai dám ăn!", một người dân ở khu cư xá đường sắt nhận xét. "Làng mứt" truyền thống lâu đời khác nằm trên đường Thái Phiên và Xóm Đất (Q.11) thì bắt đầu mùa vụ độ giữa tháng 10 âm lịch hằng năm và hiện đang vào cao điểm. Tại lò mứt V.H (đường Thái Phiên), nơi cung cấp mứt gừng, mứt sen, mứt khoai lang cho các đầu mối bán sỉ, nhân viên làm việc không mặc trang phục bảo hộ vệ sinh; dụng cụ dùng chế biến cũ kỹ; nền nhà ẩm nước. Cơ sở T.H.P (đường Xóm Đất) làm nhiều loại mứt bỏ sỉ ở chợ Bình Tây, thì sàn nhà khu vực sản xuất ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh. Còn cơ sở mứt P.T (cũng trên đường Xóm Đất) dùng vỉa hè phía trước để sơ chế các nguyên liệu, mặc cho bụi đường. Kiểm đâu… thấy sai đó
Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở chế biến mứt phục vụ dịp tết. Tại cơ sở V.H (đường Thái Phiên nói trên), đoàn ghi nhận nơi sản xuất mứt có ruồi, hệ thống thoát nước không đạt, dùng lối đi để các thùng ngâm mứt bán thành phẩm, chưa trang bị bảo hộ đầy đủ cho người trực tiếp chế biến mứt. Tại cơ sở C.H (cũng đường Thái Phiên), đoàn phát hiện có một thùng nguyên liệu bị mốc trong kho, buộc tiêu hủy tại chỗ. Tại cơ sở T.V (đường Hòa Bình, Q.11), đoàn ghi nhận nơi sản xuất mứt có nuôi chó, sản xuất gần nơi sinh hoạt nên không đảm bảo vệ sinh. Tại cơ sở T.H.P (đường Xóm Đất), đoàn ghi nhận nơi sản xuất bị ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh. Đến cơ sở mứt T.P (đường Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân), đoàn ghi nhận nền nhà và tường khu ngâm mứt bụi bẩn, hệ thống cống rãnh thoát nước không đạt yêu cầu, nhân viên chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động... Đoàn thanh tra yêu cầu tất cả các cơ sở phải khắc phục ngay các vi phạm về điều kiện vệ sinh, đồng thời lấy mẫu các sản phẩm mứt tại các cơ sở về kiểm tra chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, sau đó sẽ có biện pháp xử lý. Trước đó, đoàn liên ngành đã kiểm tra hai cơ sở mứt (của bà Đ.T.K.T và bà N.T.T.T) ở khu công nhân đường sắt (Q.3) thì cả hai cơ sở này đều không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), giấy công bố chất lượng sản phẩm, không xét nghiệm nước sử dụng chế biến mứt, nhân viên không dụng cụ bảo hộ, khu vực chế biến mứt sát nhà vệ sinh... Đoàn cũng lấy mẫu bột (nghi dùng tẩy trắng mứt) để kiểm nghiệm… Quản lý: người nói có, người nói không! Về thực trạng không đảm bảo vệ sinh ở "làng mứt" khu công nhân đường sắt Q.3, ông Nguyễn Thế Thanh, Trưởng khoa VSATTP Q.3, nói: "Do đây là khu quy hoạch treo về giải tỏa, nên phần lớn các cơ sở tại đây không được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Về quy định, nếu không có giấy phép kinh doanh thì không được phía y tế thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Chính vì thế, thực tế tại khu này chỉ có 3-4 hộ có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Qua những lần kiểm tra, nhiều hộ sản xuất mứt ở đây cũng đã bị các đoàn kiểm tra nhắc nhở, xử phạt nhiều lần". Một cán bộ phụ trách VSATTP thuộc Thanh tra Sở Y tế cũng cho biết thực trạng khu "làng mứt" Q.3 bị vướng quy hoạch treo, nên phần lớn các chủ cơ sở không chịu đầu tư nơi sản xuất đàng hoàng, dẫn đến thực trạng không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Thế nhưng, ông Quách Kiều Phong, Chủ tịch UBND P.1, Q.3, lại nói: "Tất cả các cơ sở sản xuất mứt tại khu vực này đều có giấy phép đăng ký kinh doanh do quận cấp, kể cả nhân viên cũng được tập huấn VSATTP và chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra… Cái thiếu ở đây là các hộ chỉ khó khăn về mặt bằng, diện tích làm mứt nhỏ quá thôi và không đủ điều kiện để trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại"(?). Chúng tôi hỏi: "Mỗi lần kiểm tra có phát hiện sai phạm và các lò mứt này có bảo đảm VSATTP?", thì ông Phong tự tin đáp: "Mình quản lý được mà… Phải nói từ trước tới giờ địa phương chưa xảy ra việc khách hàng ăn mứt ở khu cư xá đường sắt này bị ngộ độc gì cả!".
M.Nam - L.Nga - T.Tùng |
Đứng đơn độc một mình & ngủ gục cũng biểu tình
# Sáng Nay, M?t S? Ð?ng Bào Bi?u Tình T?i Th? Ð?c
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2092/2092
Sáng nay, vào khoảng 10 giờ, một số đồng bào dân oan tại Thủ Đức đã biểu tình đòi nhà đất tại đường Kha Vạn Cân, đã gây ra sự chú ý của trên 1000 dân chúng đi đường qua lại. Đã có người dân chụp được bằng điện thoại di động và gởi lên hệ thống www.youtube.com . Qúy vị có thể xem những tên công an giải tán cuộc biểu tình bằng cách cướp đi những biểu ngữ nêu đích danh Chủ Tịch Huyện Thủ Đức Trương Văn Phóng phải trả lại nhà đất cho dân, và cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 11 giờ. Theo tin tức được biết, một người dân tham gia cuộc biểu tình tại Thủ Đức đã đồng ý với một tham dự viên trên Paltalk mang tên AnhTámXeÔm với đề nghị sẽ biểu tình ở những khu vực có đông đảo đồng bào trong tương lai.
Trong bất cứ cuộc biểu tình nào, cũng phải cần có sự tham dự của đồng bào chung quanh. Nhiều khi, chỉ cần 5, 7 người biểu tình, vẫn có thể huy động hàng ngàn người tham dự. Thứ nhất là lựa chọn địa điểm đồng bào đông đảo qua lại. Khi căng biểu ngữ lên phải có vài người vận động "lớn tiếng" để đồng bào qua lại cùng tham gia, và khi đó bọn công an chỉ biết chạy trốn, hoặc bọn chúng phải huy động nhiều công an đến tiếp viện. Phải hiểu cho, ngay thời điểm này, người dân ghét bọn công an vô cùng, chỉ cần một tiếng tri hô, là dân chúng tập hợp lại, và công an khi đó chỉ biết rút lui trước khí thế đông đảo của đồng bào.
Ngày 13 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS:
http://www.youtube.com/watch?v=uSyYQCR5Ga0
Dưới đây là 2 đoạn băng tường thuật lại cuộc biểu tình tại Thủ Đức:
Attachment: MSTruongLMLy.mp3
# Sa'ng Nay, Mo^.t So^' Ddo^`ng Ba`o Bie^?u Ti`nh Ta.i Thu? Ddu+'c
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2092/2092
Sáng nay, vào khoảng 10 giờ, một số đồng bào dân oan tại Thủ Đức đã biểu tình đòi nhà đất tại đường Kha Vạn Cân, đã gây ra sự chú ý của trên 1000 dân chúng đi đường qua lại. Đã có người dân chụp được bằng điện thoại di động và gởi lên hệ thống www.youtube.com . Qúy vị có thể xem những tên công an giải tán cuộc biểu tình bằng cách cướp đi những biểu ngữ nêu đích danh Chủ Tịch Huyện Thủ Đức Trương Văn Phóng phải trả lại nhà đất cho dân, và cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 11 giờ. Theo tin tức được biết, một người dân tham gia cuộc biểu tình tại Thủ Đức đã đồng ý với một tham dự viên trên Paltalk mang tên AnhTámXeÔm với đề nghị sẽ biểu tình ở những khu vực có đông đảo đồng bào trong tương lai.
Trong bất cứ cuộc biểu tình nào, cũng phải cần có sự tham dự của đồng bào chung quanh. Nhiều khi, chỉ cần 5, 7 người biểu tình, vẫn có thể huy động hàng ngàn người tham dự. Thứ nhất là lựa chọn địa điểm đồng bào đông đảo qua lại. Khi căng biểu ngữ lên phải có vài người vận động "lớn tiếng" để đồng bào qua lại cùng tham gia, và khi đó bọn công an chỉ biết chạy trốn, hoặc bọn chúng phải huy động nhiều công an đến tiếp viện. Phải hiểu cho, ngay thời điểm này, người dân ghét bọn công an vô cùng, chỉ cần một tiếng tri hô, là dân chúng tập hợp lại, và công an khi đó chỉ biết rút lui trước khí thế đông đảo của đồng bào.
Ngày 13 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS:
http://www.youtube.com/watch?v=uSyYQCR5Ga0
Dưới đây là 2 đoạn băng tường thuật lại cuộc biểu tình tại Thủ Đức:
Attachment: MSTruongLMLy.mp3
Nhiều chiêu lừa qua mạng
TT - Thời gian gần đây bùng lên khá nhiều trò lừa đảo nhắm vào người dùng Internet và điện thoại di động. Phổ biến là trò lừa nạp tiền điện thoại di động qua các chương trình tán gẫu (Yahoo! Messenger, Skype...). >> Mua hàng trên mạng: coi chừng lừa đảo!
Kẻ lừa đảo sau khi ăn cắp mật khẩu tài khoản của một người dùng bất kỳ, sẽ bắt đầu tung chiêu lừa với tất cả những người còn lại trong danh sách bạn chat của nạn nhân. Cách lừa khá đơn giản, kẻ xấu vào tán gẫu với tất cả bạn chat của nạn nhân và "vô tình" tiết lộ cách thức nạp tiền điện thoại mới cho phép một thẻ cào có thể nạp tiền 10-15 lần vào tài khoản điện thoại. Sau đó, họ dụ người dùng mua thẻ cào và gửi mã số nạp tiền để họ chỉ cách nạp như trên. Cách lừa này khá đơn giản nhưng vì kẻ xấu núp bóng sau nickname (tên đại diện) quen thuộc trong chương trình chat nên khá nhiều người mắc bẫy vì cứ tưởng người quen. Trên điện thoại di động, người dùng đang bị làm phiền nhiều nhất bởi các tin nhắn lừa, thường được gọi là tin nhắn rác. Những tin nhắn thường được gửi từ các số điện thoại khuyến mãi (11 số) có nội dung thông báo trúng thưởng một chương trình quay số, nhận được một món quà bất ngờ, cho số trúng để đánh đề... Tất cả đều nhằm mục đích dụ dỗ người dùng nhắn tin đến một đầu số tin nhắn và mất phí oan (10.000-15.000 đồng/tin nhắn). Càng gần các ngày lễ, tết, lừa đảo trên mạng càng nhiều hơn. Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm Đào tạo và an ninh mạng Athena, cho biết: "Dịp cuối năm, lợi dụng nhu cầu tìm kiếm thông tin để mua sắm, gửi thiệp chúc mừng đến bạn bè, người thân tăng đột biến, tội phạm mạng cũng thừa cơ gia tăng các hoạt động lừa đảo trên mạng, lấy cắp thông tin cá nhân như: mật khẩu truy cập tài khoản email, thẻ tín dụng hoặc cài virut vào máy tính...". Ông Thắng chỉ ra hai hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng hiện nay: - Lợi dụng tâm lý muốn mua hàng khuyến mãi cuối năm, tội phạm mạng gửi các thông tin khuyến mãi sản phẩm, giảm giá đến bất ngờ (có thể đến 90%) đến email cá nhân và yêu cầu người dùng truy cập vào đường liên kết gửi kèm theo email để xem thông tin chi tiết, hoặc cung cấp thông tin đăng ký để được mua hàng ưu đãi... - Một số thiệp chúc mừng qua email có kèm tặng quà và yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại vào tài khoản email để nhận được quà. Người dùng làm theo sẽ bị mất tài khoản vào tay hacker. Bên cạnh đó, một số trang mạng cung cấp thiệp chúc mừng nhưng lại đính kèm virut. Người dùng tải về lập tức máy tính sẽ bị nhiễm virut. Từ virut này, máy tính bị điều khiển từ xa bởi hacker và họ có thể lấy được các thông tin mong muốn. ĐỨC THIỆN |
Một cựu tù chính trị VN xin tị nạn Thái Lan
Thanh Quang, phóng viên RFA2011-01-12Nhà dân chủ, thành viên Khối 8406, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang vừa đào thoát khỏi VN và đã đến Thái Lan. RFA Nguyên nhân nào mà ông Nguyễn Ngọc Quang bỏ nước ra đi ? Và những nhà dân chủ trong nước đang bị đàn áp khắc nghiệt ra sao? Trong tầm ngắm của công anQua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện, ông Nguyễn Ngọc Quang trước hết cho biết nguyên nhân ông rời khỏi VN: Thực ra tôi phải rời VN là chuyện bất đắc dĩ quá rồi. Vì ở VN tôi luôn nằm trong tầm ngắm của công an CS, và tôi đã bị 4 lần mưu sát, lần gần đây nhất vào ngày 18 tháng 9 năm 2010 vừa qua, qua đó, tôi bị thương tương đối nặng. Chỉ lần đó tôi mới đưa vấn đề lên công luận. Ngày gần đây nhất, vào ngày mùng 7 tháng Giêng này, công an Định Quán, Đồng Nai, gởi cho tôi một giấy mời, nhưng thực sự là họ cản trở không cho tôi gặp nhà báo Dustin Roasa từ bên Anh qua để phỏng vấn tôi cùng luật sư Lê Trần Luật và một số người khác nữa. Hôm đó tôi kiên quyết đi gặp phóng viên này. Khi tôi trốn được khỏi nhà thì có khoảng 30 công an tới bao vây nhà và khủng bố gia đình tôi, khủng bố vợ con và mẹ của tôi, làm cho con và mẹ tôi bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Sáng hôm sau, tức mùng 8 tháng Giêng, tôi gặp được phóng viên Dustin Roasa cùng LS Lê Trần Luật tại Saigòn. Khi nhìn ra bên ngoài cửa kiếng của quán cà-phê, nơi tôi và Dustin Roasa ngồi nói chuyện, thì thấy rất nhiều công an, một số họ chúng tôi nhớ mặt vì đã từng theo dõi tôi và anh Lê Trần Luật. Lúc đó họ không ập vô bắt tôi và Lê Trần Luật trong quán cà phê vì có rất đông du khách quốc tế, cho nên họ đợi chúng tôi ra.Biết trước sau gì cũng bị bắt, Lê Trần Luật rất nhanh trí, bảo tôi ngồi phía sau xe anh, rồi anh lái rất nhanh qua một chung cư, thả tôi xuống đó rồi phóng chạy, cố ý để công an theo anh mà bỏ qua tôi. Nhưng họ không tha tôi. Tôi vô chung cư đó thì họ ập vô rất đông, buộc lòng tôi phải trèo lên sân thượng, thay đồ rồi đi xuống, qua nhiều ngõ thang – thang máy có, thang bộ có – mới thoát khỏi chung cư.
Từ đó tôi biết là không thể trở về nhà được nữa vì nghe điện thoại từ gia đình gọi lên, cả vợ con đều khóc, thông báo rằng công an bao vây nhà rất đông, không còn đường về. Lúc đó tôi do dự thôi, chứ chưa tính tới chuyện bỏ nước ra đi. Mà thực sự tôi thấy không vẻ vang gì để làm điều này. Nhưng sau đó, có một cú điện thoại khiến tôi phải quyết định bỏ nước ra đi. Đó là điện thoại của người bạn tôi làm an ninh cộng sản nhưng có thiện cảm với hoạt động dân chủ. Họ nói rằng thôi thì tôi hãy tạm thời lánh đi, vì trước sau gì cũng chắc chắn bị bắt. Tại vì tôi biết một điều là, không biết cấp trên họ nghĩ như thế nào, nhưng những người cấp dưới, từ cấp tỉnh trở xuống, họ luôn luôn không bao giờ tin được rằng nếu các nhà dân chủ thắng thì tha cho họ, mà sẽ trả thù. Như vậy, theo lời người bạn an ninh, trước khi sập, họ sẽ khử, tức thủ tiêu chúng tôi. Người bạn khuyên tôi, nên tôi buộc lòng phải ra đi. Thanh Quang: Nhân đây xin anh cho biết tình hình đấu tranh dân chủ trong nước, nhất là trong giai đoạn dẫn tới Đại hội XI của đảng CS, và sự đàn áp của cơ quan an ninh đối với những tiếng nói bất đồng như thế nào ? Nguyễn Ngọc Quang: Ngay trước thềm Đại hội đảng CSVN lần thứ 11 này, đặc biệt có 2 sự kiện về phong trào dân chủ. Đó là một đơn tố cáo và đòi truy tố về những tội bán nước và phản quốc đối với các nhân vật trong Bộ chính trị; và một lời kêu gọi của Linh mục Nguyễn Văn Lý. Hai điều đó đưa ra thì được sự đáp ứng rất mãnh liệt của nhiều giới, đặc biệt là giới trẻ. Giới cầm quyền biết được sự nguy hiểm này nên gia tăng đàn áp. Tất cả nhà dân chủ đều bị cô lập, khống chế. Tuy nhiên, không phải vì sự gia tăng đàn áp của CSVN để bảo vệ sự an toàn của Đại hội đảng khiến phong trào dân chủ bị lắng đi. Mà thực sự khí thế dân chủ rất sôi sục, tại vì đã đến thời điểm ngừơi dân trong nước hầu như hoàn toàn mất hết niềm tin ở đảng CS. Người ta không còn trông chờ gì ở sự đổi mới tốt đẹp hơn của dàn lãnh đạo mới vốn đã được sắp xếp chọn trước.Vì vậy Ngày Hội Dân Tộc không thể không xảy ra. Và người ta tin rằng sự sụp đổ của chế độ CS không thể không xảy ra – một sự sụp đổ coi như tất yếu – khiến giới cầm quyền lo lắng cho sự sụp đổ này. Đó là lý do họ gia tăng đàn áp một cách điên cuồng. Như ở Hà Nội, họ bao vây nhà của tất cả nhà dân chủ. Đặc biệt ở Huế, họ khống chế các Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi. Thậm chí họ thực hiện một hành động bị cho là dại dột, đó là họ sử dụng bạo lực đối với một nhà ngoại giao, ông Christian Matchant, tuỳ viên chính trị của Toà Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội. Họ còn có thể sử dụng vũ lực để đàn áp dân chủ nữa, cho thấy lúc này họ quá điên cuồng rồi. Tình hình đấu tranh trong nướcThanh Quang: Anh nhận định ra sao về phong trào đấu tranh dân chủ quốc nội trong tương lai trong bối cảnh giới cầm quyền gia tăng đàn áp như thế ? Nguyễn Ngọc Quang: Thực sự như thế này, vấn đề không thể gọi là nhận định, mà là nhìn thấy. Tôi nhìn thấy là đã tới lúc người dân không còn trông chờ gì hơn ở cái đảng CS này nữa. Vì vậy chuyện sụp đổ của chế độ độc tài toàn trị CS ở VN là điều tất yếu – có thể năm nay hay sang năm. Hiện tại, nhất là giới trẻ đã ý thức điều này. Thời gian vừa qua, tôi đi tìm hiểu, nói chuyện với rất nhiều người, gặp giới trẻ, và biết được rằng họ sẵn sàng ghé vai vào trách nhiệm chung của toàn dân tộc. Vì vậy, dù buộc lòng phải ra đi, tôi rất vui mừng khi thấy được tương lai rực rỡ của phong trào dân chủ. Hiện giờ, giới trẻ hầu như vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu mà lâu nay họ bị đảng CSVN dùng võ lực để ép họ phải sợ hãi. Thanh Quang: Nhân đây anh có muốn lên tiếng gì không với quý thính giả của Đài ACTD, với công luận khắp thế giới ? Nguyễn Ngọc Quang: Thực ra việc tôi ra đi cũng chẳng hay ho gì, mà là nhằm làm giảm tình trạng khủng hoảng tinh thần của con cái và mẹ già của tôi...(nghẹn ngào), buộc lòng tôi phải chấp nhận giải pháp này. Và tôi cũng xin nói với tất cả mọi người rằng Thái Lan là nước chưa ký vào công ước 1951. Vì vậy, mặc dù Thái Lan là nước tự do, dân chủ, nhưng chỉ tự do, dân chủ đối với người dân Thái mà thôi.
Còn đối với thân phận tị nạn như tôi và những người khác, dù rằng tôi hay bất cứ người nào khác đã được sự bảo vệ của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, nhưng cũng không thể nói chúng tôi có được sự bảo vệ tuyệt đối, cũng như không thể nói chúng tôi có được tự do, bình an hoàn toàn. Tại vì cảnh sát Thái có thể bắt bất cứ lúc nào, bất cứ người tỵ nạn nào trên đất Thái. Vì vậy, qua tới đây, tôi mong mọi người hãy có tiếng nói để giúp đỡ cho phong trào dân chủ quốc nội, nhất là những người đã ra mặt đấu tranh, có được sự bình an nào đó để họ không lâm vào trường hợp như tôi mà phải lánh nạn như thế này. Mà phải làm sao cho họ có được một sự bảo vệ hữu hiệu. Tại vì thoát khỏi sự bất an ở VN thì chưa chắc tìm được sự bình an tại Thái Lan. Mà phải có một sự bình an thực sự nào đó- điều có lẽ mọi người chúng ta, ai cũng đều hiểu cả. Đó là bấy nhiêu lời tôi xin được chia sẻ với qúy vị thính giả nghe đài. Thanh Quang: Cảm ơn nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Tâm tư người dân về Đại hội Đảng
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-01-13Sau đây là phát biểu của một số người Việt từ trong nước và ở hải ngoại. Tất cả đều là thính giả của đài ACTD với giọng nói từ ba miền đất nước, Nam , Trung, Bắc và lâu nay vẫn thường lên tiếng qua các chương trình thời sự của Ban Việt Ngữ chúng tôi. AFP Nguyện vọng người dânTrình bày những suy nghỉ của mình về Đại hội đảng, về cấp lãnh đạo Hà Nội, qua câu chuyện với RFA, từ Nhà Chung thuộc Tổng Giáo phận Huế, Linh mục Nguyễn Văn Lý nhấn mạnh:"Tôi không kỳ vọng gì nơi họ bao nhiêu, chúng tôi đang cố gắng gia tăng áp lực, để họ phải chấp nhận một thực thể khách quan, thứ nhất họ bị chúng tôi kết tội là có hai tội lớn, nếu không trực tiếp phạm thì cũng là đồng lõa, đó là tội phản quốc và bán nước, theo đúng như luật pháp của chính họ viết ra, thứ hai, họ cũng sẽ được đặt vào tình trạng khách quan là người dân càng ngày càng chán ngán rồi, vì làm khổ dân về nhiều mặt, về đất đai, về các quyền tự do cơ bản của con người, nhất là quyền tự do ngôn luận càng ngày càng bị khống chế, vì vậy mà ngoài cái đơn tố cáo, đòi truy tố họ hai tội lớn đó, ngày mồng một tháng giêng vừa rồi, khởi đầu năm mới 2011 cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới của Giáo hội Công giáo, tôi có ra lời kêu gọi tiến hành để giải thể chế độ cộng sản hiện nay, để thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, Việt Nam thăng tiến hòa bình, thì họ cũng biết là dân chúng đang gây áp lực như thế." ngày mồng một tháng giêng vừa rồi, khởi đầu năm mới 2011 cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới của Giáo hội Công giáo, tôi có ra lời kêu gọi tiến hành để giải thể chế độ cộng sản hiện nay, để thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, Việt Nam thăng tiến hòa bình, thì họ cũng biết là dân chúng đang gây áp lực như thếDịp này, Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng nói đến những cuộc biểu tình khắp nơi, để người dân công khai bày tỏ nguyện vọng của mình, trước và trong khi đại hội đảng nhóm họp: "Dân chúng cả nước đang sôi sục, để chuẩn bị những cuộc biểu tình suốt cả năm nay, như ở Huế đây, tôi thấy họ đề phòng bằng cách lên lịch buộc các sinh viên các trường đại học thi đúng vào ngày mồng chín, tháng giêng và thi liên tục trong 5 ngày, cho đến ngày 13 tháng giêng, để tránh những cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh. Tôi nghỉ rằng các em dưới sự hướng dẫn của các giảng viên đại học, các em đó cũng biết cách để biểu tình, lách qua khỏi những ràng buộc của đại học, không phải chỉ có giới trẻ, mà hầu như đồng bào các giới, trong những ngày này, sôi sục chuẩn bị, biểu ngữ, các phương tiện để biểu tình rầm rộ lắm, chắc họ cũng không yên tâm để ra nghị quyết này, nghị quyết khác, một cách trống rổng, xáo ngữ, như bấy lâu nay đâu, mà họ phải thực tế, thấy rằng dân chúng chán ghét mình rồi, thì mình phải làm thế nào, đó mới là con người khoa học, hy vọng là khoa học như thế." Tất cả đều là sự sắp đặtTiếp lời Linh mục Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ chính trị và kinh tế Tiến sĩ Phan Văn Song, ở Poitiers, Miền Nam nước Pháp, nguyên giáo sư đại học tại các đại học của Pháp, góp thêm ý kiến về kỳ đại hội đảng lần này:người ta bắt buộc phải lo lắng cho đại hội của một đảng cầm quyền, mà đảng này chỉ thay đổi người lãnh đạo, trong thời gian họp là 5 ngày, với một ngàn mấy trăm đại biểu, tốn bao nhiêu tiền bạc của dân, để mà kết quả đều là sự sắp đặt tất cả rồi, người ta biết thủ tướng vẫn là ông Nguyễn Tấn Dũng" Chúng tôi vẫn theo dõi những tin tức bên nhà, nhưng thấy buồn cho một đất nước đã có 35 năm sống trong thế giới hòa bình, ngày nay trong lúc thiên hạ, người ta đều lo lắng xem nước này, nước nọ, có đủ dân chủ, các cử tri phải bầu cho ông này hoặc ông kia, hoặc ở những nước chậm tiến như Côte D'Ivoire vừa qua, cũng lo bầu cử dù không mấy ngon lành cho lắm, vậy tại sao đất nước tự do của chúng ta mà ngày nay, người ta bắt buộc phải lo lắng cho đại hội của một đảng cầm quyền, mà đảng này chỉ thay đổi người lãnh đạo, trong thời gian họp là 5 ngày, với một ngàn mấy trăm đại biểu, tốn bao nhiêu tiền bạc của dân, để mà kết quả đều là sự sắp đặt tất cả rồi, người ta biết thủ tướng vẫn là ông Nguyễn Tấn Dũng, vân vân, cuộc sắp đặt đó làm chúng tôi hổ thẹn , nhức nhối , như chuyện một tùy viên tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội bị công hành hung, xô đẩy, ngăn cản không cho gặp Linh Mục Lý, công pháp quốc tế bị bôi nhọ mà nước đó lại là đất nước Việt Nam của chúng tôi." Nhìn về tương lai Việt Nam thì ông thấy một sự thụt lùi, như dưới thời thống trị khắc nghiệt tại Liên Xô trước đây: "Chúng tôi rất lo lắng cho ngày mai, có thể Việt Nam mình trở lại một thế giới độc tài, "đồ đá", thời của Staline hay chăn?" Từ Paris, Pháp, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả sách "Đêm Giữa Ban Ngày" một người sinh trưởng ở Miền Bắc Việt Nam, là con trai cụ Vũ Đình Huỳnh, từng làm Bí thư cho ông Hồ Chí Minh, lúc chế độ cộng sản mới lên cầm quyền vào mùa thu 1945, nói lên những suy nghỉ của mình: Về đại hội đảng cộng sản, tôi không kỳ vọng gì cả, thật sự ra, cái quan trọng nhất mà nhân dân Việt Nam luôn luôn quan tâm, là chừng nào đất nước sẽ không có một đảng, tự nó đặt mình vào vị trí cai trị đất nước, điều đó phải là cái quyền của tòan dân chứ. Đến lúc nào đó, chúng ta có thể đặt kỳ vọng vào một quốc hội, do tòan dân bầu ra, cái đó thì nên kỳ vọng"Về đại hội đảng cộng sản, tôi không kỳ vọng gì cả, thật sự ra, cái quan trọng nhất mà nhân dân Việt Nam luôn luôn quan tâm, là chừng nào đất nước sẽ không có một đảng, tự nó đặt mình vào vị trí cai trị đất nước, điều đó phải là cái quyền của tòan dân chứ. Đến lúc nào đó, chúng ta có thể đặt kỳ vọng vào một quốc hội, do tòan dân bầu ra, cái đó thì nên kỳ vọng." Theo ông thì đất nước sẽ không có sự đổi mới nào, nếu không muốn nói là còn kém hơn bây giờ: "Là người Việt Nam, mình không thể không theo dõi những biến chuyển đang có ở đất nước, phải nói thật là tôi thấy, không có gì thay đổi cả. Nếu như có một sự thay đổi nào đó thì hình như nó lại tồi hơn trước, chứ không phải nó tốt lên. Tôi thấy, nếu mà đọc tiểu sử của những người sắp sửa thay đổi ban lãnh đạo cũ, nếu nói trên bình diện chung chung thì họ ngang tầm nhau. Họ không có gì khác nhau bao nhiêu, nhưng xét trên những vấn đề hiện của đất nước, thì tôi thấy những người này sẽ không có thay đổi gì đối với việc làm của những người trước kia, và có nhiều chiều hướng, để chúng ta có thể nghỉ một cách không lấy gì làm vui vẻ, là nó có thể còn kém hơn trước một chút." Theo thông tin do báo chí trong nước phổ biến thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các địa phương phải triệt để "bảo vệ tuyệt đối an tòan" cho Đại Hội đảng lần thứ XI. Những công tác chủ yếu là "bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự , an tòan xã hội, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của thế lực thù địch, phản động chống phá đại hội." Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Dầm mình trong nước buốt tìm nạn nhân đắm thuyền
13/01/2011 11:11:29 - 13 người cùng đi trên một con thuyền, tất cả đều là họ hàng của nhau, thế nhưng chỉ có 4 người sống sót, 9 người còn lại 4 người bị chết, 5 người vẫn mất tích.
Chiếc thuyền định mệnh sau lễ ăn hỏi
Sáng nay (13/1), Đội cấp cứu chữ thập đỏ sông Lô và lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang đã tìm thấy xác vợ anh là chị Nguyễn Thị Sáu, cách điểm xảy ra vụ tai nạn khoảng hơn 1 km. Còn con gái anh là cháu Hà Hồng Ngọc, 5 tuổi, thì được tìm thấy xác ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra. Vượt băng giá tìm kiếm người mất tích Dầm mình trong dòng nước băng giá khi nhiệt độ về đêm có lúc xuống dưới 3 độ C, những thành viên Đội cấp cứu chữ thập đỏ sông Lô (thành phố Tuyên Quang) vẫn mải miết tìm kiếm những nạn nhân mất tích.
Q.Vũ |