Tuesday, May 31, 2011

“Gần 1/10 đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc độc hại với sức khoẻ”

(Dân trí) - Cơ quan kiểm tra an toàn Trung Quốc vừa thông báo gần 1/10 đồ chơi sản xuất cho thị trường nội địa không an toàn, có ảnh hưởng độc hại cho sức khỏe - một lần nữa đặt ta vấn đề an toàn chất lượng với đồ chơi có nguồn gốc từ nước này.
 

Nhiều đồ chơi Trung Quốc có chứa chì hay catmi - có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng nếu trẻ cho vào miệng.
Theo báo cáo mà Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm của chính phủ Trung Quốc công bố hôm qua, trong số 242 đồ chơi được chọn ngẫu nhiên từ 8 tỉnh Trung Quốc, có tới 20 đồ chơi không đạt chuẩn yêu cầu.
Cụ thể, 3 đồ chơi có chứa chì hay catmi - có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng nếu trẻ cho vào miệng. Số còn lại nguy hiểm vì có góc cạnh sắc nhọn hoặc gồ ghề.
Đồng thời, khi kiểm tra một số sản phẩm khác cho trẻ em như giày dép, xe đạp, cơ quan này phát hiện có 20% trong số đó không bảo đảm an toàn.
Kết quả trên được cơ quan của chính phủ Trung Quốc đưa ra chỉ một tuần sau khi tổ chức Hoà bình Xanh (Greenpeace) công bố kết quả kiểm tra với các mẫu vật đồ chơi lấy từ 4 thành phố của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, và Hồng Kông, cho thấy nhiều đồ chơi do Trung Quốc sản xuất chứa lượng hóa chất cao có khả năng gây ra các dị tật về cơ quan sinh dục ở trẻ em.
Theo Greenpeace, nhiều đồ chơi bán ở Trung Quốc có chứa phtalat, một chất hóa học được dùng để làm dẻo chất nhựa. Ở châu Âu, chất này bị cấm trong tất cả các đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi, vì nó có thể gây ra các rối loạn hóc môn.
Nhiều đồ chơi có lượng hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trọng lượng sản phẩm. Cá biệt, có trường hợp, chất này chiếm hơn 43%.
Những mẫu vật này đều là đồ chơi được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc. Greenpeace đã khuyến cáo các quan chức chính quyền cấm bán những đồ chơi này.
Việt Hà
Theo AFP, The Australian

Sờ đầu rùa ở Văn Miếu trước ngày thi tốt nghiệp

Sáng 31/5, 2 ngày trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất đông học sinh đến Văn Miếu (Hà Nội) cầu may. Bất chấp biển cấm và hàng rào nghiêm ngặt, nhiều người tìm cách trèo hoặc chui qua để sờ bằng được vào đầu rùa.

Ngày 9/3/2010, trong phiên họp toàn thể thường niên của UNESCO (tại Macau, Trung Quốc), 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Ngày 26/5/2011, hệ thống bia tiến sĩ tại Văn Miếu được đưa vào danh sách Ký ức thế giới của UNESCO.

82 bia đá đặt tại khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng, khắc tên 1.304 tiến sĩ.

Nguyễn Khánh

VN Lập ngư đội ra khơi

Từ việc tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển nước ta, ông Võ Thiên Lăng, Phó chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho rằng phải tổ chức lại sản xuất của ngư dân theo mô hình tàu mẹ - con, hỗ trợ bảo vệ nhau trên biển.
> Bất chấp tàu Trung Quốc đe dọa, người dân quyết bám biển

Trao đổi với VnExpress.net hôm 30/5, ông Lăng cho biết, Hội nghề cá Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, có hành vi đe dọa lợi ích chính đáng của ngư dân. Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng khẳng định việc tàu Trung Quốc xâm phạm ngư trường của Việt Nam đã diễn ra từ lâu. Song, gần đây mức độ trở nên rất nghiêm trọng.

"Tàu cá Trung Quốc trước kia đi đơn lẻ, song 1-2 năm gần đây đi thành từng tốp 5-7 chiếc, dàn hàng ngang xâm nhập sâu vào trong ngư trường và đe dọa các tàu cá của chúng ta", ông Thắng cho biết.

Hội nghề cá cho rằng cần tổ chức lại sản xuất để ngư dân an toàn khai thác thủy sản. Theo ông Lăng, về lâu dài mô hình tàu mẹ - tàu con sẽ rất hiệu quả. Cần có tàu lớn hỗ trợ bảo vệ, phục vụ hậu cần, vừa thu mua hải sản tại chỗ để ngư dân bám biển dài ngày. "Hoạt động đánh cá của ngư dân theo mùa vụ, do đó các tàu cần phát triển theo hướng đa nghề như nghề câu, lưới chuồn, cào...", ông Lăng nói.

Khoảng 2 năm nay, mô hình đội ngư tàu ra khơi đánh bắt dài ngày đã được một số địa phương triển khai. Theo đó nhiều tàu đánh cá liên kết lại thành một nhóm, phân công nhiệm vụ để hỗ trợ lẫn nhau. Ở Khánh Hòa hiện có hai đội tàu tự quản khá hiệu quả là ngư đội Song Tử Tây và ngư đội Trường Sa Lớn - lấy tên theo những địa danh nổi tiếng của quần đảo Trường Sa. Hai đội chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương.

Ông Trần Văn Đạt, đội trưởng ngư đội Song Tử Tây cho biết, hiện ngư dân gặp nhiều khó khăn vì thời tiết làm mất mùa vụ cá nam, giá dầu tăng và thường xuyên gặp tàu của nước ngoài quấy nhiễu. "Nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm bám biển, vẫn hoạt động đánh bắt cá ở ngư trường Trường Sa", ông Đạt nói.

Các đội tàu ngư dân Quảng Ngãi khởi hành ra khơi. Ảnh: Trí Tín
Các đội tàu ngư dân Quảng Ngãi khởi hành ra khơi. Ảnh: Trí Tín

Song Tử Tây và Trường Sa Lớn là hai ngư đội được thành lập trên mô hình tàu mẹ, tàu con. Đó là sự phối hợp giữa Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa, Công ty TNHH Một thành viên 128, ngư dân và doanh nghiệp thu mua hải sản. Trong đó, hai tàu của Công ty 128 có công suất lớn nhất làm nhiệm vụ "tàu mẹ", chuyên cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá theo giá bán ở đất liền gồm: cung cấp xăng, dầu, thực phẩm, nước ngọt… cho các "tàu con". Tàu này còn có nhiệm vụ thu gom cá đã đánh bắt và sơ chế của hai ngư đội chở về đất liền bán cho doanh nghiệp chế biến. Giá thu mua ở biển bằng giá tại đất liền. Tuy nhiên hiện tại do tình hình thời tiết không thuận lợi và các hoạt động quấy nhiễu của Trung Quốc nên mô hình này tạm thời ngừng hoạt động.

Theo ông Mai Thành Phúc, đội trưởng ngư đội Trường Sa Lớn, hàng trăm ngư dân vẫn thường xuyên bám biển, rải từ vĩ độ 7 đến vĩ độ 13, 14, do đó ngư đội nhiều lúc áp sát với tàu của Trung Quốc. "Những tàu này có kích thước lớn với chiều dài hơn 30 m, gấp đôi tàu cá Việt Nam. Nhiều lần chúng tôi bị họ phá dây câu và có hành động xua đuổi. Do đó việc đi tàu lẻ đánh cá là rất mạo hiểm", ông Phúc khẳng định.

Ở Khánh Hòa hiện có khoảng hơn 300 tàu đánh cá xa bờ, trong đó có 160 tàu câu cá ngừ đại dương. Tuy nhiên việc hợp tác, thành lập các ngư đội chỉ mới manh nha, chưa có tính chuyên nghiệp.

Trong khi đó ngư dân Quảng Ngãi chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng những tổ tàu tự quản đến liên kết ra khơi. Các đội tàu ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, còn tự nguyện góp quỹ "Tương trợ hoạn nạn" khi hành nghề trên biển. Quỹ này làm nguồn chi phí dự phòng để khi tàu nào gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ trên biển thì trích ra hỗ trợ sửa chữa hoặc mua dầu lai dắt tàu bị hỏng hóc về đất liền.

Mỗi nhóm ra khơi ít nhất từ 3 đến 5 tàu cá, nên khi có tàu nào gặp bất trắc thì các tàu còn lại hỗ trợ, thông báo cho thành viên trong tổ biết để chủ động ứng cứu kịp thời.

Nhờ có đội tàu tự quản này mà nhiều trường hợp tàu cá của xã gặp nạn trong bão hoặc bị tàu lạ đâm chìm, các ngư dân được cứu sống. Chẳng hạn như mới đâu tàu cá của ông Đặng Nam bị tàu lạ đâm chìm ở vùng biển giữa Hoàng Sa, thuyền trưởng Huỳnh Thỏ vội đưa tàu đến cứu 9 đồng nghiệp rồi chuyển sang tàu của thuyền trưởng Lê Lùng đưa vào bờ kịp thời cấp cứu.

Tổ tự quản của ông Nam có 7 chủ tàu chia thành 3 nhóm. Nhờ có phương tiện Icom nên mỗi nhóm đánh bắt cách nhau hàng trăm hải lý mà vẫn gắn bó mật thiết. Trước khi tàu ra khơi, các chủ tàu thống nhất tín hiệu với nhau, khi tàu nào phát hiện địa điểm mình đánh bắt có nhiều cá thì dùng Icom gọi chia sẻ ngư trường.

Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa An Nguyễn Tấn Chuồng nhẩm tính, toàn xã đã hình thành 56 tổ tự quản tàu thuyền. Còn ở huyện Đức Phổ có khoảng 65 tổ tự quản. Mỗi đội tàu có 6 đến 30 chiếc chuyên đánh bắt thủy sản ở khơi xa.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Phùng Đình Toàn, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản nhấn mạnh: "Chúng tôi khuyến khích ngư dân xây dựng thêm tổ, đội tàu thuyền tự quản, đoàn kết tương trợ lẫn nhau khi hành nghề trên biển Đông".

Cuối tháng 5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị phê duyệt đề án Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

Lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển Việt Nam. 10 chiếc tàu kiểm ngư sẽ được đóng mới với công suất từ 3.000 CV, trang bị thiết bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8, cấp 9 và dài ngày trên biển. Đội tàu kiểm ngư địa phương cũng được thành lập. Tổng đầu tư gần 2.100 tỷ đồng, trong đó hơn 1.800 tỷ từ vốn Trung ương.

Nhóm phóng viên

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 (còn gọi là Chiến tranh biên giới phía Bắc, 1979 hay Công cuộc phòng thủ biên giới phía Bắc, 1979) là tên gọi cuộc chiến tranh của Trung Quốc nhằm đánh chiếm 6 tỉnh biên giới của Việt Nam vào năm 1979 (còn có tên gọi khác là Chiến tranh bành trướng Bắc Kinh, 1979). 

Nguyên nhân 
Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. [cần dẫn nguồn] Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động, đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương. [cần dẫn nguồn] 

Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô. [cần dẫn nguồn] 

Theo những nguồn tin khác thì Trung Quốc muốn đem Hoàng Văn Hoan về nước, lật đổ chính quyền Hà Nội và tiêu diệt phe chống Trung Quốc do ông Lê Duẩn lãnh đạo và lập nên chính phủ bù nhìn do Hoàng Văn Hoan đứng đầu.[cần dẫn nguồn] 

Kế hoạch của Trung Quốc 
Kế hoạch của Trung Quốc gồm ba giai đoạn. [cần dẫn nguồn] 

Giai đoạn đầu (từ 17 đến 25 tháng 2): phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và chiếm Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn. 

Giai đoạn hai (từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3): tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở phía tây bắc. 

Giai đoạn cuối: bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi rút về vào ngày 16 tháng 3. 


Tương quan lực lượng tham chiến 
Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 600.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[1] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. 

Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn từ miền xuôi lên tiếp viện[2]. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu. 

Diễn biến 
Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. 

Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55. 
Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50. 
Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14. 
Hướng Lai Châu có quân đoàn 11. 
Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn. 

Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. 

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng. 

Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.[cần dẫn nguồn] 

Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về. 

Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. 

Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979, do bị tổn thất nặng, không thể tiến quân tiếp tục, cộng với áp lực của Liên Xô và sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã gây thiệt hại nặng cho nhiều thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam. 

Kết quả cuộc chiến 
Cuộc chiến để lại nhiều tác hại khó lường cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá huỷ do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao ... 

Thương vong 
Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Cũng có nguồn cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, và chết 26.000.[3] Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt. 

Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang. 

Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. 

Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này. 

Có những nhà quan sát phương Tây nhận định như sau[cần dẫn nguồn]: 

Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị chủ lực ở Campuchia về tham chiến mà quân đội Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng nề và phải rút quân về nước. 
Về mặt chiến lược, Trung Quốc đã không thất bại hoàn toàn vì đã chứng minh được mối đe dọa lưỡng đầu thọ địch từ phía quân đội Liên Xô và quân đội Việt Nam sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung, 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. 

Tranh chấp lãnh thổ biên giới 
Có quan điểm[cần dẫn nguồn] cho rằng Trung Quốc đã lấn chiếm một số vùng đất của Việt Nam dọc theo biên giới Việt-Trung, trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan, rằng Việt Nam đã mất lãnh thổ sau cuộc chiến tranh biên giới này, dựa theo Hiệp ước Pháp-Thanh (hiệp ước hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc) ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1885 và ngày 26 tháng 6 năm 1887. Xem bài Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam - Trung Quốc. 

Bình thường hóa quan hệ 
Sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa chính thức. 

Lạng Sơn 1979 

Tô Mai Hồng (Xu Meihong) Trong cuộc chiến tranh "trừng phạt " này, chúng ta đã áp dụng chính sách tiêu thổ đối với Việt Nam. Ngay trong vùng Lạng Sơn có mỏ "lân tinh", chúng ta đã cho công binh tháo gỡ toàn bộ máy móc và dụng cụ dùng để khai thác hầm mỏ này mang về Trung Quốc. Những gì không mang đi được như đường sá, nhà cửa, các con đường hầm, đều bị phá sạch. 


Cản binh Việt Nam anh dũng 

Xác bộ đội Việt Nam và những người "anh em" Trung Quốc 

Đáng đời tên tàu này, định cấm cờ lên đỉnh núi thì bị 1 lính bắn tỉa nước ta bắn chết ngay lập tức 

Lính TQ chuyển xác đồng đội 

free counters

Liệt sĩ nước “lạ” trên đất Việt

Lê Minh

Chỉ trong một thời gian ngắn mà người Việt Nam trong và ngoài nước đã ghi nhận nhiều sự kiện ngược đời cười ra nước mắt xảy ra tại Việt Nam, có liên quan đến ông bạn láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Trang web thương mại hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc có tên miền .vn thì lại để cho phía TQ sử dụng suốt một thời gian dài để khẳng định chủ quyền của TQ trên biển Đông và Hoàng - Trường Sa. 

Tây Nguyên là một vị trí chiến lược, thế nhưng nhà nước CSVN lại để cho "kẻ thù truyền kiếp" Trung Quốc vào khai thác Bauxite, kéo theo cả một đội quân thợ lên đến hàng chục ngàn người. Đó là chưa nói đến những tác hại khôn lường của việc khai thác Bauxite trên thượng nguồn nếu có tai nạn môi trường xảy ra. Giao một công việc đầy rủi ro hiểm nguy cho một đối tác vốn đã mang tiếng làm ăn bê bối cẩu thả, để lại nhiều vấn nạn môi sinh môi trường tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước Châu Phi, là một việc làm liều lĩnh.

Một chuyện dở khóc dở cười khác là ngay trên trang báo điện tử của ĐCSVN đã đăng nguyên văn bài từ một trang web của TQ về cuộc tập trận của hải quân TQ trên vùng biển Đông thuộc hải phận VN. Nội dung bản tin này xác định chủ quyền của TQ trên biển Đông, bao gồm Hoàng - Trường Sa. Nội dung như vậy mà bản tin vẫn được đăng nguyên gốc, không có một lời bình phản biện gì cả.

Chưa hết, gần đây nhất là các tấm panô treo tại Sài Gòn nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐNDVN vào tháng 12 vừa qua, đã sử dụng hình ảnh quân đội Giải Phóng Quân Trung Quốc.

Tiếp đến, ngay trong ngày đầu năm, các quan lớn nhỏ CSVN "vểnh" tai nghe quan Thái Thú Tôn Quốc Tường lên tiếng dạy dỗ với giọng đe nẹt "Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại", cho nên phải "Gác lại tranh chấp, hai bên cùng nhau khai thác". Những lời lẽ như thế mà các quan nhà ta nghe lọt tai được, chẳng phản ứng gì cả, thế mới kinh khủng chứ!

Công văn số CV 218/UBND-KTTH trên trang báo điện tử của UBND tỉnh Lạng Sơn


Nhưng chuyện mới xảy ra gần đây nhất còn kinh khủng hơn nhiều. Hôm 26/03, trang báo điện tử của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn cho đăng công văn số CV 218/UBND-KTTH do chủ tịch tỉnh Dương Công Đá ký, chỉ đạo các Sở Ngoại vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng tổ chức "Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc" nhân "Tiết Thanh minh", và liên lạc mời Đoàn đại biểu Trung Quốc đến tham dự. Đoàn đại biểu này bao gồm "các đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại biểu cựu binh Trung Quốc".


HDND, UBND, MTTQ Xã Đề Thám "Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung Quốc"

Thoạt tiên khi bản tin "Mời Đoàn đại biểu Trung Quốc dự Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc" được loan truyền trên mạng, có nhiều người còn bán tín bán nghi, cứ tưởng là "bọn phản động" ngụy tạo tin để đánh phá nhà nước CHXHCNVN. Nhưng không, đó là bản tin thật 100% có nguồn gốc từ trang báo điện tử của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơnhttp://www.langson.gov.vn, và đã nằm trên trang web này ít nhất 1 tuần lễ, cho đến chiều hôm qua 2/04 mới bị lấy xuống. (Bản cache của Google vẫn còn đây)

Không những thế, đó là công văn mang tính chỉ đạo, thừa hành mệnh lệnh của vị quan đứng đầu tỉnh hẳn hòi. Ông không ra lệnh miệng, mà "Sau khi xem xét Tờ trình số 21/TTr-SNgV ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Sở Ngoại vụ về việc mời Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Trung Quốc nhân "Tiết Thanh minh", thì ông đã ra hẳn một công văn, mang số CV 218/UBND-KTTH, chỉ thị các ban ngành các cấp phải chu toàn buổi lễ và long trọng tiếp đón phái đoàn của Tòa Đại sứ Trung quốc đến "dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc". Nguyên văn nội dung bức công văn này như sau:

Mời Đoàn đại biểu Trung Quốc dự Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc CV218/UBND-KTTH).

Thứ Sáu, 26/03/2010 - 03:47

Kính gửi:    

- Các Sở: Ngoại vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng.

 Sau khi xem xét Tờ trình số 21/TTr-SNgV ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Sở Ngoại vụ về việc mời Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Trung Quốc nhân "Tiết Thanh minh", Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có ý kiến như sau:

1. Nhất trí chương trình mời và đón tiếp Đoàn đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại biểu cựu binh Trung Quốc vào dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Trung Quốc tại huyện Hữu Lũng theo đề xuất của Sở Ngoại vụ.

2. Giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối liên hệ mời, chịu trách nhiệm về công tác Lễ tân trong việc đón tiếp đại biểu Trung Quốc vào dự Lễ dâng hương;

3. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng và các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất tổ chức Lễ dâng hương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo để các Sở, ngành, đơn vị liên quan biết và  thực hiện./.

"Liệt sĩ" được hiểu là những người đã hy sinh vì nước vì dân. Mà Liệt sĩ Trung Quốc là ai? Có phải là những bộ đội Trung Quốc đã bỏ mình tại Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam? Hay là các liệt sĩ TQ đã hy sinh trong cuôc chiến Quốc-Cộng trên đất Trung Hoa, hay trong cuộc chiến Triều Tiên? Hoàn toàn không phải, mà chính là các "liệt sĩ" Trung Quốc đã tử trận trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam 1979 mà Đặng Tiểu Bình đã từng gọi đó là cuộc chiến "dạy cho Việt Nam một bài học".

Con số lính Trung Cộng tử trận trong cuộc chiến năm 1979 này là nhiều nhất kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Những tên lính Trung Quốc này, dù còn sống hay đã chết, dưới nhãn quan của người Việt và theo ngôn từ của lịch sử Việt Nam thì bọn chúng là quân xâm lược. Thế nhưng, nay bọn chúng, kẻ đã bỏ xác lại Việt Nam thì được vinh danh, gọi là "Liệt sĩ Trung Quốc", kẻ còn sống nay trở lại thì được nhà nước CSVN hân hoan chào đón và trân trọng gọi là "cựu binh Trung Quốc".

Cách làm việc của UBND tỉnh Lạng Sơn khiến người dân có quyền nghĩ rằng cả Ủy Ban này đã bị Trung Quốc mua chuộc. Mua chuộc lớn nữa là khác vì với trình độ của một chủ tịch cấp tỉnh không thể không nhận biết được vấn đề một cách khái quát để đến nỗi đưa tay đặt bút ký vào một văn bản gây phẫn nộ cho người dân tại tỉnh nhà của ông ta như thế.
Người dân tỉnh Lạng Sơn có quyền đặt câu hỏi rằng không biết trong thời gian chiến tranh biên giới những người đang làm việc trong UBND tỉnh hiện nay đang công tác tại đâu? Tại Liên xô, Đông Đức hay một nước cộng sản nào khác, để đến nỗi họ quên bẵng máu xương người dân cùng chiến sĩ bộ đội Việt Nam đã đổ ra dưới gót chân của quân Trung Quốc? Trong số những cán bộ cao cấp của UBND tỉnh Lạng Sơn có ai có thân nhân bị quân Trung Quốc hiếp dâm, chặt ngang người, quăng người sống xuống giếng cạn rồi lấp đất lên chôn sống họ hay không?
Xác bộ đội Việt Nam trên chiến trường 1979.
Những người dân có thân nhân bị chết trong chiến tranh biên giới có quyền hỏi rằng: Có ai trong số cán bộ cao cấp của UBND tỉnh Lạng Sơn thấy đau lòng khi nhìn những tấm hình cón sót lại của thời chiến tranh biên giới ghi rõ ràng cảnh tang thương đổ nát sau khi quân Trung Quốc rút đi hay không?
Sau khi quân VN trở về Lạng Sơn. Trung Quốc đã san bằng nơi này.
Và còn nhiều câu hỏi tương tự như thế đang diễn ra trong lòng người dân khi biết đựơc trang web của UBND tỉnh lại đăng công khai những yêu cầu đối với huyện Hữu Lũng rất khó hiểu này.
Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai được xem bị tàn phá nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Ngày 17 tháng 2 hàng năm đáng lẽ phải là ngày giỗ tưởng niệm liệt sĩ Việt Nam trên toàn quốc để ghi nhớ lại nỗi phẫn hận của dân tộc trước cuộc chiến mà Trung Quốc phát động, thử hỏi Việt Nam có làm lễ giỗ long trọng cho họ như cách UBND tỉnh Lạng Sơn sắp sửa làm cho liệt sĩ Trung Quốc hay không?
Một nhà ngoại giao kỳ cựu với Trung Quốc chắc phải biết rõ cách hành xử quen thuộc của họ đối với Việt Nam như thế nào.
Có thể UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng lỗi do thư ký đánh máy không ghi rõ là tưởng niệm liệt sĩ trong thời gian nào, lúc ấy câu chất vấn lại hướng về một hướng khác: những nén hương mà Ủy Ban này gọi là "dâng" cho những người Trung Quốc có làm cho oan hồn của những người Việt Nam đã chết đi ngay tại Lạng Sơn nổi giận hay không? Nếu trả lời được câu hỏi này thì UBND tỉnh Lạng Sơn xem như đang làm một việc phải đạo với cả hai đàng, tình đồng chí với Trung Quốc và tình nghĩa đồng đội, đồng bào với chính đất nước của mình.
Còn nếu chưa trả lời được thì người dân vẫn còn nghi ngờ tính chân thật của cả UBND tỉnh Lạng Sơn trong vụ này.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bày tỏ sự phẫn nộ của ông khi nghe tin tức này
 "Tôi bảo rằng là đáng nhẽ quên đi cái trận đánh đo là may rồi bởi vì Trung Quốc tự nhiên đánh ta, tàn phá mấy tỉnh biển giới của chúng ta, giết hại bao nhiêu nhân dân của chúng ta. Thế thì họ chết như thế là do họ gây ra. Thế thì bây giờ mình quên cái chuyện đó, không nhắc cái thù mà họ đánh ra thì thôi lại còn tiếp đón để đi tưởng niệm mấy cái anh lính đi sang xâm lược Việt Nam thì là vô lý. Cái việc ấy có thể nói là việc rất không bình thường. Thế mình có cho lính Mỹ sang tưởng niệm lính Mỹ ở Việt Nam không? Tôi thì không nghĩ nhưng mà nếu Trung Ương có chỉ đạo thì tôi cho Trung Ương là sai. Trung Ương quên cái đó, không nhắc lại là may rồi chứ còn đằng này Trung Quốc đánh giết người của ta, chúng ta không nhắc lại, không gây căm thù là may rồi. Thế là hữu nghị lắm rồi nhưng không thể đón tiếp tưởng niệm những người lính xâm lược nước ta được."



Các anh hy sinh năm 1979 tức là "liệt sĩ chống quân bành trướng Bắc Kinh". 
Tại sao mộ bia không ghi như vậy? (Nguồn: NBG)



Tấm bia ghi vụ thảm sát dân thường VN do quân xâm lược TQ gây ra năm 1979 tại Cao Bằng, nay bám đầy rong rêu, cây cối che phủ 





Việt Nam nhân dân ghi công





Nhân dân Việt Nam vì liệt sỹ của chúng ta giữ mộ như người 1 nhà


Liệt sỹ vĩnh thùy bất hủ (Liệt sĩ đời đời bất diệt)



Đời đời nhớ ơn liệt sĩ


























Ôi lịch sử của Việt nam đã bị đảo lộn, thay đổi. CSVN đã lợi dụng xương máu nhân dân Việt Nam để viết sử "chống bọn bành trướng Trung Quốc", thì nay họ lại thay đổi sử sách do chính họ viết, để ca tụng quân bành trướng Trung Quốc bằng những ngôn từ đẹp đẽ nhất: "liệt sĩ Trung Quốc" và "cựu binh Trung Quốc".

Đau đớn thay, những người con đã hy sinh vì tổ quốc Việt Nam thì nay lại bị hy sinh thêm một lần nữa để đánh bóng "16 chữ vàng" và "4 chữ Tốt", để làm hài lòng quan thầy Bắc Kinh.

Úc Châu ngày 3/04/2010
Lê Minh

free counters