Tuesday, November 23, 2010

Chính sách phòng ngừa lạm dụng rượu bia


2010-11-23

Bộ Công thương Việt Nam sẽ đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế sự lạm dụng uống bia và rựơu, dễ dẫn tới những hậu quả tai hại cho trật tự và an tòan xã hội.

AFP

Không có gì dễ mua bằng rượu !


Cử tri thuộc nhiều tỉnh thành khắp nước đã gởi kiến nghị đến quốc hội và chánh phủ để yêu cầu các cơ quan chức năng sớm ban hành những quy định chung trong việc quản lý các hoạt động cung cấp, mua bán các loại bia và rượu,  hầu tránh tình trạng lạm dụng gây nhiều hậu quả xấu cho xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Theo báo chí thì hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Công thương để soạn thảo chính sách phòng chống lạm dụng rượu và bia, sau đó sẽ trình lên chánh phủ xem xét, ban hành.

Lạm dụng rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng xã hội

Qua trao đổi với RFA, ông Võ Ngọc An, cựu phó Giám đốc sở Văn hóa Thể Thao, thành phố Hồ Chí Minh, nay là thành viên Hội Khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh cho rằng,  hạn chế việc lạm dụng rượu và bia là điều rất cần làm:
Khi uống quá đáng các loại rượu, tới say xỉn thì không đúng chút nào, nếu có ý kiến cấm uống rượu và bia, khi say lái xe không được đàng hoàng, ngôn ngữ đối với nhau không được văn minh, cái chuyện cấm rượu, tôi ủng hộ.
" Chưa nghe nói về việc hạn chế uống rượu và bia, nhưng cấm hút thuốc lá  và hạn chế thuốc là thì người ta đã làm từ lâu rồi, hồi xưa khi tôi còn làm việc ở huyện Cần Giờ, thì đã có nghị quyết về cấm uống rượu. Khi uống quá đáng các loại rượu, tới say xỉn thì không đúng chút nào, nếu có ý kiến cấm uống rượu và bia, khi say lái xe không được đàng hoàng, ngôn ngữ đối với nhau không được văn minh, cái chuyện cấm rượu, tôi ủng hộ."     
Trong trách nhiệm tham vấn cho chánh phủ về xây dựng văn hóa gia đình, giòng tộc, ông An nhấn mạnh đến căn bản về đạo đức hầu hướng tới cuộc sống xã hội lành mạnh:
Những buổi tiệc nào cũng không thể thấy thiếu bia và rượu. RFA file
Những buổi tiệc nào cũng không thể thấy thiếu bia và rượu. RFA file
"Tôi đang góp phần tiến tới việc xây dựng giòng họ có văn hóa, từ chuyện lễ nghi, tu thân, tích đức, trong đó có vấn đề cấm say xỉn, hút thuốc lá, nói tục. Làm được như vậy là gia đình lành mạnh, con cháu mình làm được bao nhiêu tiền, đổ ra mua bia rượu, say sưa, cái đó coi không được. Hiện nay ở vùng nông thông chuyện say xỉn cũng xảy ra rất nhiều rồi."
Vẫn theo ông, vai trò của bậc cha mẹ trong việc dạy dổ con cái rất quan trọng:
"Trách nhiệm giáo dục trong gia đình là chủ yếu, chúng tôi đang gia công việc này để tham mưu cho nhà nước, các cơ quan, hội đoàn, tăng cường giáo dục giòng họ, họ rất hưởng ứng khi đề cập tới nếp sống gia đình, từ việc tu thân, tề gia thì mới nghỉ tới trị quốc, bình thiên hạ, mà nếu cứ say xỉn thì đâu được." 
Trách nhiệm giáo dục trong gia đình là chủ yếu, chúng tôi đang gia công việc này để tham mưu cho nhà nước, các cơ quan, hội đoàn, tăng cường giáo dục giòng họ, họ rất hưởng ứng khi đề cập tới nếp sống gia đình, từ việc tu thân, tề gia thì mới nghỉ tới trị quốc, bình thiên hạ

Trách nhiệm của cha mẹ là chính

Ông cũng đặt vấn đề trách nhiệm hàng đầu của cha mẹ bên cạnh học đường và xã hội trong việc uống nắn con cái, tránh rơi vào hoàn cảnh nghiện ngập, say sưa:
"Giáo dục là do xã hội phụ trách, nhưng trước hết là từ gia đình, rồi mới đến trường học, cả ba bộ phận này cần nối kết với nhau để cùng lo, trong đó có vấn đề chống uống rượu, chống cờ bạc, chống nói tục, rồi mới nói tới học văn hóa, có cái đạo đức tốt đẹp, học nghề này, nghề kia cho giỏi, chúng tôi kêu gọi các gia đình cùng làm công việc đó."
Giáo dục là do xã hội phụ trách, nhưng trước hết là từ gia đình, rồi mới đến trường học, cả ba bộ phận này cần nối kết với nhau để cùng lo, trong đó có vấn đề chống uống rượu, chống cờ bạc, chống nói tục, rồi mới nói tới học văn hóa, có cái đạo đức tốt đẹp, học nghề này, nghề kia cho giỏi
Bà Hòa, một giáo viên trung học từng chứng kiến cảnh học sinh vị thành niên uống rượu, hút thuốc thì cho rằng , con cái tập tành uống rượu, hút thuốc là do sự thiếu nghiêm khắc dạy dổ của cha mẹ:
"Lỗi là do cha mẹ, nếu không dạy bảo từ nhỏ thì con cái ra ngoài chơi, cứ thử bia, thử rượu, rồi ghiền, nếu ở nhà cha mẹ cấm đoán thì cũng đở hơn. Con trai ra đường cũng tập tành theo chúng bạn, nếu cha mẹ quyết cấm đóan thì cũng giảm được nhiều cái xấu."
Khác với lúc bà còn nhỏ, bây giờ cha mẹ ít thấy sai con cái đi mua dùm rượu hay thuốc lá:
"Thời buổi bây giờ cha mẹ không sai các con đi mua những thứ ấy nửa, bây giờ thấy người ta vô siêu thị mua rồi chở cả xe về. Hồi xưa khi thêm thuốc, hay sai đứa con đi mua thuốc lá lẻ, nay không thấy ai sai con chạy
Trẻ em lén lút hút thuốc lá. AFP
Trẻ em lén lút hút thuốc lá. AFP
mua điếu thuốc. Nếu cần mua thì mua một lần số nhiều." 
Bà nói thêm, tấm gương xấu chính là do các cha mẹ gieo cho con cái mình:
Lỗi là do cha mẹ, nếu không dạy bảo từ nhỏ thì con cái ra ngoài chơi, cứ thử bia, thử rượu, rồi ghiền, nếu ở nhà cha mẹ cấm đoán thì cũng đở hơn. Con trai ra đường cũng tập tành theo chúng bạn, nếu cha mẹ quyết cấm đóan thì cũng giảm được nhiều cái xấu
"Ba mẹ uống rượu, hút thuốc chắc chắn là một gương xấu, cha mẹ hút thuốc, uống rượu thì làm sao  mà cấm đóan và bảo các con chừa được. Nếu nói các con đừng làm chuyện không tốt như thế, thì tại sao ba mẹ không chịu bỏ thói đó đi." 

Phải có quy định nghiêm khắc kiểm soát rượu bia

Được biết, cách đây hai năm, Bộ Công thương đã trình chánh phủ quy định về quản lý các hoạt động mua bán rượu và bia được thể hiện trong tinh thần của nghị định số 40/2008, theo đó thì mọi sản phẩm bia và rượu cần phải được kiểm sóat, quản lý chặt chẽ từ gian đoạn sản xuất đến lưu thông phân phối.
Nghị định số 40/2008, theo đó thì mọi sản phẩm bia và rượu cần phải được kiểm sóat, quản lý chặt chẽ từ gian đoạn sản xuất đến lưu thông phân phối
Nghị định đó đề ra những điều khoản cụ thể như bắt buộc doanh nghiệp phải có giấy phép sản xuất kinh doanh rượu. Bên cạnh những điều kiện như vậy, nghị định cũng liệt kê nhiều biện pháp xử lý nghiêm khắc nếu kinh doanh rượu không đúng địa điểm, không đúng nội dung ghi trong giấy phép, cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi, cấm khuyến mại rượu trái với quy định của pháp luật.
Mặt khác, để bảo đảm trật tự, an tòan xã hội, chánh phủ cũng đã ban hành nghị định số 150/2005 về xử phạt hành chánh trong lãnh vực an tòan xã hội, trong đó có điều khoản triệt để cấm bán rượu, bia cho trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi. Bán đồ uống có độ cồn từ 14 độ trở lên cho trẻ dưới 16 tuổi, hoặc ép trẻ dưới 16 tuổi uống rượu sẽ bị phạt từ 200 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng.
Việt Nam có thể xếp vào những nước hàng đầu thế giới, nhà nước cho phép mở quá nhiều hãng sản xuất bia và rượu, giá lại rẻ nên người dân tha ồ mà uống, lâu  ngày trở thành thói quen nghiện rượu, khó mà bỏ được.
Qua ý kiến của dư luận thì nói về chuyện nhậu nhẹt, Việt Nam có thể xếp vào những nước hàng đầu thế giới, nhà nước cho phép mở quá nhiều hãng sản xuất bia và rượu, giá lại rẻ nên người dân tha ồ mà uống, lâu  ngày trở thành thói quen nghiện rượu, khó mà bỏ được.
Phần lớn góp ý gởi đến báo chí đều cho rằng muốn hạn chế hữu hiệu việc uống rượu, bia, hút thuốc là thì nhà nước cứ đánh thuế tối đa vào các sản phẩm không cần thiết cho đời sống như vừa kể, vì ăn nhậu liên miên sẽ lao động, sản xuất kém và đương nhiên kinh tế khó phát triển.

Theo dòng thời sự:


No comments:

Post a Comment