Thursday, November 25, 2010

Đói ở vùng rốn lũ


Thứ sáu, 26/11/2010, 07:52 GMT+7


Lương thực cạn kiệt, nhà cửa tan hoang, ruộng nương bị tàn phá, nguồn nước ô nhiễm, lại chưa tìm được việc làm ngay, cuộc sống hàng trăm hộ dân huyện Đồng Xuân, Phú Yên, chật vật hơn bao giờ hết.

Thoát khỏi sự bao vây của dòng nước lũ hơn nửa tháng trời, người dân Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân, phải đối mặt với cái đói, cái khát. Hiện tại, nhiều gia đình gần như kiệt quệ, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Nỗi nhọc nhằn, mệt mỏi hằn trên nét mặt từng người.

nước bẩn
Giếng nước nhà anh Nguyễn Ngọc Thông ở xóm Cầu, thôn Tân Hòa, bị ô nhiễm không sử dụng được. Ảnh: Thiên Lý Nam.

Vừa dọn đồ đạc trở về nhà sau lũ, anh Nguyễn Ngọc Tân ở xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa thở dài: "Sống ở vùng quê này đã hơn 15 năm, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp như năm nay. Trong nửa tháng chạy lũ 5 lần, phải đến trú ẩn nhờ nhà người thân trên núi mới được an toàn".

Cứ nghĩ lũ sẽ qua nhanh như mọi năm, nên gia đình anh chỉ dự trữ một ít lương thực, thực phẩm. Song, dòng nước chảy xiết đã phong tỏa toàn bộ thôn suốt cả tuần. "Đến hộp sữa cuối cùng của đứa con cũng phải tiết kiệm để cầm chừng chờ nước rút", anh thẫn thờ nhớ lại.

Anh Nguyễn Ngọc Tân, xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa, thì đang lo lắng không biết lấy đâu ra tiền lo cho gia đình nhỏ có 3 thành viên: "Toàn bộ sinh hoạt phải nhờ vào những đồng tiền làm thuê ít ỏi. Lũ dồn dập nhiều ngày qua, khiến kinh tế gia đình vốn đã thiếu, nay càng túng quẫn hơn".

sinh hoat nho hep
Cả nhà anh Lê Văn Trung ở xóm Eo Tre, thôn Tân Long, sống chung trên chiếc giường treo lơ lửng nhiều ngày trong lũ. Ảnh: Thiên Lý Nam.

Cách xóm Eo Tre 500m, gần 100 hộ dân xóm Cầu cũng bi đát không kém. Chị Đặng Thị Kim Nhung nghẹn ngào: "Nhà chỉ có 20 kg gạo, ít cá mặn và lít nước mắm. Tiết kiệm lắm cũng chỉ kéo dài đến ngày thứ 10. Hai mẹ con phải bơi xuồng lên ăn nhờ ông bà ngoại".

Cùng cảnh ngộ, anh Lê Văn Trung ở xóm Cầu vốn là công nhân Công ty đường sắt với thu nhập khoảng 100.000 đồng một ngày. Tuy nhiên, kể từ khi mưa lũ đổ về, doanh nghiệp cũng tạm ngưng hoạt động và chưa biết khi nào làm việc trở lại. Vợ anh, chị Đặng Thị Kim Nhung mấy ngày nay hỏi han khắp nơi, mong kiếm được công việc thời vụ để qua khỏi lúc khốn khó.

Sau lũ, phần lớn người dân thôn Tân Hòa phải sống nhờ vào những chiếc xuồng câu. Trên cánh đồng trũng đọng nước, hàng chục người với vát từng con cá, con cua đổi gạo kiếm sống qua ngày.

cau ca ban
Anh Nguyễn Ngọc Tân ở xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa, chuẩn bị đi bán mẻ cá đầu tiên vừa câu. Ảnh:Thiên Lý Nam.

Hơn 400 hộ dân ở đây cũng không có nước sạch để uống vì các giếng nước đều bị ngập, ô nhiễm. Nhiều người lấy nước cách xa hàng km về uống. Anh Phan Đình Phong cho biết: "Tôi phải tranh thủ vừa đi làm vừa xin nước về uống, còn tắm giặt thì bắt buộc phải dùng nước lụt trong giếng chứ không còn cách nào khác".

Nằm trong vùng trũng thấp của thôn Tân Hòa, phần lớn các giếng sinh hoạt tự đào của người dân ở gần chân ruộng, bà con chỉ dùng để tắm rửa, giặt giũ, còn nước uống phải dùng nhờ vào một số giếng dưới chân núi. Chị Phạm Thị Lan nói thêm: "Nước đục ngầu, giặt giũ còn không ổn chứ nói gì đến uống. Từ đợt lũ cuối cùng đến nay, giếng nhà vẫn chưa được xử lý hóa chất, nhưng bà con cũng quen rồi nên dùng luôn".

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó chủ tịch UBND, Trưởng Ban chấp hành Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn huyện Đồng Xuân cho biết: "Huyện đã có kế hoạch đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, cấp nước cho 2 thôn Tân Hòa và Tân Long, nhưng do điều kiện kinh phí thiếu nên chưa thể thực hiện được".

Thiên Lý Nam

Lương thực cạn kiệt, nhà cửa tan hoang, ruộng nương bị tàn phá, nguồn nước ô nhiễm, lại chưa tìm được việc làm ngay, cuộc sống hàng trăm hộ dân huyện Đồng Xuân, Phú Yên, chật vật hơn bao giờ hết.

Thoát khỏi sự bao vây của dòng nước lũ hơn nửa tháng trời, người dân Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân, phải đối mặt với cái đói, cái khát. Hiện tại, nhiều gia đình gần như kiệt quệ, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Nỗi nhọc nhằn, mệt mỏi hằn trên nét mặt từng người.

nước bẩn
Giếng nước nhà anh Nguyễn Ngọc Thông ở xóm Cầu, thôn Tân Hòa, bị ô nhiễm không sử dụng được. Ảnh: Thiên Lý Nam.

Vừa dọn đồ đạc trở về nhà sau lũ, anh Nguyễn Ngọc Tân ở xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa thở dài: "Sống ở vùng quê này đã hơn 15 năm, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp như năm nay. Trong nửa tháng chạy lũ 5 lần, phải đến trú ẩn nhờ nhà người thân trên núi mới được an toàn".

Cứ nghĩ lũ sẽ qua nhanh như mọi năm, nên gia đình anh chỉ dự trữ một ít lương thực, thực phẩm. Song, dòng nước chảy xiết đã phong tỏa toàn bộ thôn suốt cả tuần. "Đến hộp sữa cuối cùng của đứa con cũng phải tiết kiệm để cầm chừng chờ nước rút", anh thẫn thờ nhớ lại.

Anh Nguyễn Ngọc Tân, xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa, thì đang lo lắng không biết lấy đâu ra tiền lo cho gia đình nhỏ có 3 thành viên: "Toàn bộ sinh hoạt phải nhờ vào những đồng tiền làm thuê ít ỏi. Lũ dồn dập nhiều ngày qua, khiến kinh tế gia đình vốn đã thiếu, nay càng túng quẫn hơn".

sinh hoat nho hep
Cả nhà anh Lê Văn Trung ở xóm Eo Tre, thôn Tân Long, sống chung trên chiếc giường treo lơ lửng nhiều ngày trong lũ. Ảnh: Thiên Lý Nam.

Cách xóm Eo Tre 500m, gần 100 hộ dân xóm Cầu cũng bi đát không kém. Chị Đặng Thị Kim Nhung nghẹn ngào: "Nhà chỉ có 20 kg gạo, ít cá mặn và lít nước mắm. Tiết kiệm lắm cũng chỉ kéo dài đến ngày thứ 10. Hai mẹ con phải bơi xuồng lên ăn nhờ ông bà ngoại".

Cùng cảnh ngộ, anh Lê Văn Trung ở xóm Cầu vốn là công nhân Công ty đường sắt với thu nhập khoảng 100.000 đồng một ngày. Tuy nhiên, kể từ khi mưa lũ đổ về, doanh nghiệp cũng tạm ngưng hoạt động và chưa biết khi nào làm việc trở lại. Vợ anh, chị Đặng Thị Kim Nhung mấy ngày nay hỏi han khắp nơi, mong kiếm được công việc thời vụ để qua khỏi lúc khốn khó.

Sau lũ, phần lớn người dân thôn Tân Hòa phải sống nhờ vào những chiếc xuồng câu. Trên cánh đồng trũng đọng nước, hàng chục người với vát từng con cá, con cua đổi gạo kiếm sống qua ngày.

cau ca ban
Anh Nguyễn Ngọc Tân ở xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa, chuẩn bị đi bán mẻ cá đầu tiên vừa câu. Ảnh:Thiên Lý Nam.

Hơn 400 hộ dân ở đây cũng không có nước sạch để uống vì các giếng nước đều bị ngập, ô nhiễm. Nhiều người lấy nước cách xa hàng km về uống. Anh Phan Đình Phong cho biết: "Tôi phải tranh thủ vừa đi làm vừa xin nước về uống, còn tắm giặt thì bắt buộc phải dùng nước lụt trong giếng chứ không còn cách nào khác".

Nằm trong vùng trũng thấp của thôn Tân Hòa, phần lớn các giếng sinh hoạt tự đào của người dân ở gần chân ruộng, bà con chỉ dùng để tắm rửa, giặt giũ, còn nước uống phải dùng nhờ vào một số giếng dưới chân núi. Chị Phạm Thị Lan nói thêm: "Nước đục ngầu, giặt giũ còn không ổn chứ nói gì đến uống. Từ đợt lũ cuối cùng đến nay, giếng nhà vẫn chưa được xử lý hóa chất, nhưng bà con cũng quen rồi nên dùng luôn".

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó chủ tịch UBND, Trưởng Ban chấp hành Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn huyện Đồng Xuân cho biết: "Huyện đã có kế hoạch đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, cấp nước cho 2 thôn Tân Hòa và Tân Long, nhưng do điều kiện kinh phí thiếu nên chưa thể thực hiện được".

Thiên Lý Na
m


No comments:

Post a Comment