Monday, November 15, 2010

Thỉnh nguyện thư của gửi TT Nguyễn Tấn Dũng

2010-11-15

Đảng đối lập Sam Rainsy của Campuchia đã gửi thỉnh nguyện thư đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, xung quanh vấn đề biên giới và nhân quyền của người Khmer Krom.

RFA

Trụ sở Văn phòng Đảng đối lập Sam Rainsy tại Thủ đô Phnom Penh


Chính phủ Campuchia nói thỉnh nguyện thư của đảng đối lập Sam Rainsy và các tổ chức nhân quyền Khmer Krom mang tính chính trị chứ không phải muốn giải quyết vấn đề biên giới và vấn đề vi phạm nhân quyền người Khmer Krom ở Việt Nam. 

Ngược lại những Dân biểu đảng đối lập, và Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khmer Kampuchia Krom tại Campuchia lại cáo buộc Chính phủ Việt Nam thường xuyên tổ chức đàn áp và cấm Sư sãi và người dân không được quan hệ với Liên Minh Khmer Kampuchia Krom và tổ chức nhân quyền khác ở ngoài nước.

Kêu gọi hợp tác, tôn trọng

Đảng Sam Rainsy cùng với nhiều tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchia Krom sẽ ra thỉnh nguyện thư gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng xung quanh vấn đề cắm cột mốc lên đất dân và đàn áp quyền tự do cơ bản người dân bản địa Khmer Krom đang sống ở miền Nam của Việt Nam.

Bức thư này sẽ được phổ biến cho báo giới vào ngày 15/11 nhân chuyến thăm chính thức của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Campuchia để tham dự Hội nghị cấp cao CLV (Campuchia, Lào, Việt Nam) lần thứ VI, và Hội nghị cấp cao CLMV (Campuchia, Lào, Miến điện, Việt Nam) lần thứ V tổ chức từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 11. 
Đảng Sam Rainsy cùng với nhiều tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchia Krom sẽ ra thỉnh nguyện thư gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng xung quanh vấn đề cắm cột mốc lên đất dân và đàn áp quyền tự do cơ bản người dân bản địa Khmer Krom đang sống ở miền Nam của Việt Nam.
Đại diện đảng Sam Rainsy nói rằng, đảng Sam Rainsy đề nghị ông Nguyễn Tấn Dũng thể hiện sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Campuchia như những gì Việt Nam đã ký kết trong Hiệp định Paris ngày 23 tháng 10 năm 1991. Đảng Sam Rainsy đòi Việt Nam phải đo đạt biên giới đúng đắn hơn trước khi thực hiện công việc cắm cột mốc, chứ không nên lợi dụng áp lực để 
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. AFP
xâm chiếm lãnh thổ Campuchia.

Dân biểu đảng Sam Rainsy Kem Sou Phearith cho Đài Á Châu tự do biết hôm Chủ nhật, ngày 14/11 rằng, hiện nay việc cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia-Việt Nam đã làm ảnh hưởng nhiều đến đất ruộng và đất vườn của dân. 

Ông cho biết thêm: "Bởi vì Thủ tướng Việt Nam đến tham dự Hội nghị cho nên chúng tôi yêu cầu Việt Nam xem xét lại cái mà gọi là chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Nếu chúng ta muốn giữ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai quốc gia, thì phải có sự tôn trọng lẫn nhau. Đặc biệt là vấn đề lãnh thổ.""
Đại diện đảng Sam Rainsy còn cho biết, ngoài mục đích tăng cường hợp tác một cách chân chính giữa 4 nước láng giềng trên một số ngành như văn hóa, thương mại và du lịch; đảng đối lập muốn thấy mối quan hệ hợp tác của các nước này đứng trên cương vị tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau.

Đại diện đảng Sam Rainsy còn cho biết, ngoài mục đích tăng cường hợp tác một cách chân chính giữa 4 nước láng giềng trên một số ngành như văn hóa, thương mại và du lịch; đảng đối lập muốn thấy mối quan hệ hợp tác của các nước này đứng trên cương vị tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau. 

Đặc biệt là phải tôn trọng nhân quyền, trong đó có quyền tự do của Dân tộc thiểu người Khmer Krom đang sống ở Việt Nam.

Người Campuchia ở Việt Nam

Cũng liên quan chuyện đảng đối lập Sam Rainsy thúc giục cho Việt Nam tôn trọng quyền tự do của người Khmer Krom, các tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchia Krom cũng viết thư thỉnh nguyện đề nghị Chính phủ Cộng sản Việt Nam ngưng các họat động đàn áp nhân quyền, tịch thu ruộng đất và can thiệp vào vấn đề tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer Krom. 

Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khmer Kampuchia Krom ông Yun Tharo có nhận định:
Người dân Việt đang sống ở Campuchia, mặc dù họ sang Campuchia hợp pháp hay bất hợp pháp. Họ nhận được ưu tiên tiếp nhận thông tin từ Việt Nam. Trong đó họ còn có đài Phát Thanh, có truyền hình, có trường học, có chùa chiền....
"Mối quan hệ, tình hữu nghị giữa Campuchia-Việt Nam, chúng ta thấy Chính phủ quan tâm đến người dân Việt đang sống ở Campuchia, mặc dù họ sang Campuchia hợp pháp hay bất hợp pháp. Họ nhận được ưu tiên tiếp nhận thông tin từ Việt Nam. 

Trong đó họ còn có đài Phát Thanh, có truyền hình, có trường học, có chùa chiền và còn nhiều Công ty khác đang họat động ở đây. 

Ngược lại, người bản địa Khmer Krom ở Việt Nam lại bị chính phủ đàn áp nhân quyền; cấm họ không được xem kênh truyền hình cáp từ Phnom Penh. Vấn đề thứ hai, những trường học mà chính phủ Việt Nam đóng cửa trước đây thì không mở lại cho Khmer Krom. Thứ ba, là Chính phủ Việt Nam đã phá hoại khoảng 72 chùa chiền. 

Những hành động này, chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam hãy xem xét lại, và làm thế nào để có công bằng nếu dựa trên tinh thần tình hữu nghị.""


Đài Á Châu tự do không thể liên lạc Đại Sứ quán Việt Nam tại Campuchia để phản ứng xung quanh những cáo buộc của đảng Sam Rainsy và các tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchia Krom vì không có người bắt máy. 

Trong khi đó Chủ tịch đơn vị thông tin và phản bác nhanh của Chính phủ hoàng gia Campuchia ông Keo Remy nói rằng, đảng Sam Rainsy thường làm phiền các đoàn đại biểu cấp cao đến thăm và làm việc tại Campuchia. Ông nói rằng: "
Người bản địa Khmer Krom ở Việt Nam lại bị chính phủ đàn áp nhân quyền; cấm họ không được xem kênh truyền hình cáp từ Phnom Penh. Vấn đề thứ hai, những trường học mà chính phủ Việt Nam đóng cửa trước đây thì không mở lại cho Khmer Krom. Thứ ba, là Chính phủ Việt Nam đã phá hoại khoảng 72 chùa chiền.
"Nếu Dân biểu đảng Sam Rainsy thật sự muốn giải quyết vấn đề thì họ nên gửi thư lên Quốc hội để trả lời. Và cũng dựa vào Quốc hội, chúng ta có thể viết thư gửi cho Đại sứ quán Việt Nam.""

Thế nhưng Dân biểu Yun Tharo, và là Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khmer Kampuchia cho biết các tổ chức Khmer Krom từng viết thư gửi Đại sứ quan Việt Nam tại Campuchia  để yêu cầu Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền, nhưng đại điện Đại sứ quán không hề phúc đáp. 

Ông còn cho biết, lần này cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia không tổ chức biểu tình chống đối nhưng lại viết thư thỉnh nguyện gửi TT Việt Nam, và cho người dân trong và ngoài nước biết về hành động vi phạm nhân quyền Khmer Krom; và hành động này đi ngược chiều hướng với Công ước và Hiệp ước của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết.

Theo dòng thời sự:


No comments:

Post a Comment