Wednesday, February 9, 2011

Cứu lấy sông Mekong bằng cách nào (phần 1)?


2011-02-09

Sông Mekong đã và đang có những đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho Việt Nam.

AFP

Sông Mekong trên địa phận Trung Quốc, bến phà Lancang bên trái phía phải sông là tỉnh Guanlei, Miến Điện.

 
Bên cạnh việc cung cấp nước cho vựa lúa lớn nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long, với khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu trên cả nước, sông Mekong còn cung cấp nước để khai thác và nuôi trồng thủy sản, đóng góp không nhỏ cho ngành xuất khẩu thủy sản trên cả nước.
Những đóng góp quan trọng của con sông Mekong cho sự phát triển ở Việt Nam nói riêng, và các nước trong khu vực nói chung, có lẽ sẽ không còn nữa nếu như chúng ta không có những hành động kịp thời để cứu lấy con sông, khi mà lượng nước đổ về hạ lưu Mekong đang ngày càng cạn kiệt. Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt, để làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến con sông này. 

Mekong cạn dòng

Ngọc Trân: Thưa ông Phạm Phan Long, theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission - MRC), một tổ chức gồm bốn nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, hồi tháng 11 năm ngoái cho biết, mực nước tại trạm quan trắc Chiang Saen, nơi gần biên giới Trung Quốc, đang từ 4 mét, hiện đã giảm xuống chỉ còn 2 mét, tức giảm khoảng 50%. Mực nước ở tất cả các trạm từ Chiang Saen đến Tân Châu hiện cũng đã giảm từ khoảng 50% đến 70%. Riêng mực nước tại các trạm Vientian, Savanakhet, Tân Châu đã giảm đáng
Uỷ Hội Sông Mekong có hai trụ sở chính một ở Campuchia và một ở bên Lào.
Uỷ Hội Sông Mekong có hai trụ sở chính một ở Campuchia và một ở bên Lào.
kể, xuống chỉ còn dưới 1 mét.
Hiện mực nước ở các vùng hạ lưu đã giảm xuống bằng mực nước những năm hạn hán 1992-1993 và 2003-2004. Năm ngoái, hạn hán đã gây thiệt hại nặng cho các khu vực hạ lưu và điều này sắp tái diễn trong năm nay. Biển Hồ Tonle Sap và vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao trong tương lai, thưa ông? 
Nếu lưu lượng nước tiếp tục giảm như thế, lưu vực sẽ đi đến chết khát. Nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp, ba kế sinh nhai truyền thống ngàn đời của sáu mươi triệu dân cư lưu vực sẽ bị đe dọa.  
Ô. Phạm Phan Long
Ông Phạm Phan Long: Nếu lưu lượng nước tiếp tục giảm như thế, lưu vực sẽ đi đến chết khát. Nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp, ba kế sinh nhai truyền thống ngàn đời của sáu mươi triệu dân cư lưu vực sẽ bị đe dọa.
Nạn nghèo, đói, thiếu nước và bệnh tật sẽ hoành hành cùng các hệ quả xã hội xấu đi kèm theo sau. An toàn thực phẩm và nguồn nước sẽ suy thoái đến độ dân cư không còn sinh sống được nữa. Ký giả, tác giả và đạo diễn Tom Fawthrop đã ghi nhận tình cảnh này trong phim tài liệu "Cá đã đi về đâu?" và BS Ngô Thế Vinh, tác giả "Dòng Sông Nghẽn Mạch", cho rằng trái tim Biển Hồ sẽ dần dần ngừng đập.        

Đâu là nguyên nhân?

Ngọc Trân: Đâu là nguyên nhân gây ra nạn hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra và ngày càng khắc nghiệt trong những năm qua, thưa ông?
Ông Phạm Phan Long: Đã có rất nhiều tường trình khoa học nêu ra các nguyên nhân chính, cả thiên tai lẫn nhân tai. Thứ nhất, do biến đổi khí hậu bất thuờng, cho nên cả lưu vực có ít mưa hơn. Kế đến là nạn phá rừng đã làm biến mất thảm thực vật, vốn là kho trữ nước tự nhiên của lưu vực. Thứ ba là do các hồ chứa nước ở thượng nguồn, đã tích nước lại quá nhiều và quá nhanh. Và thêm một nguyên nhân nữa đó là, nước được chuyển ra khỏi dòng chính để canh tác. Tất cả đã góp phần gây hạn hán cho khu vực hạ nguồn sông Mekong. 
Ngọc Trân: Ông vừa nhắc đến các tường trình khoa học về nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt ở hạ nguồn 
Đập Nam-Theun cua Lào trên sông Mekong
Đập Nam-Theun cua Lào trên sông Mekong. RFA
Mekong, theo các báo cáo của giới khoa học thì một trong những nguyên nhân chính gây nguy hại cho các nước hạ nguồn là việc phát triển các đập thủy điện ở thượng nguồn. Trên các con đập này, Trung Quốc đã cho xây trên dòng chính nhiều hồ lớn chứa nước rất lớn, vậy ông có biết Ủy hội sông Mekong đã đối phó với việc này ra sao?
nạn phá rừng đã làm biến mất thảm thực vật, vốn là kho trữ nước tự nhiên của lưu vực. Thứ ba là do các hồ chứa nước ở thượng nguồn, đã tích nước lại quá nhiều và quá nhanh. Và thêm một nguyên nhân nữa đó là, nước được chuyển ra khỏi dòng chính để canh tác. 
Ô. Phạm Phan Long  
Ông Phạm Phan Long: Suốt hai thập niên qua, trên thượng nguồn thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã cho xây các đập Mãn Loan hồi năm 1993, đập Đại Chiếu Sơn năm 2001, đập Cảnh Hồng năm 2004, đập Tiểu Loan năm 2010 và đập Nọa Trác Độ sẽ hoàn tất trong năm 2014. 
Mãi cho đến năm 2009, Ủy hội sông Mekong đã không làm nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường chiến lược (Strategic Environmental Assessment - SEA) cho các dự án xây đập thủy điện nào ở tỉnh Vân Nam. Ủy hội sông Mekong cũng không phê bình Trung Quốc về việc thiếu nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường đối với các nước hạ lưu. 
Tổ chức này cũng không hề chất vấn Trung Quốc về những hứa hẹn tốt đẹp của các đập ở tỉnh Vân Nam cho hạ lưu mà dân cư Mekong chưa bao giờ được thấy.
Các nước hạ lưu như Thái, Lào và Việt Nam đã xây nhiều đập trên các phụ lưu của từng nước, nhưng không có đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế và các nước này đang đưa ra một dự án, xây thêm 
Thác Khone của sông Mekong trên địa phận Lào.
Thác Khone của sông Mekong trên địa phận Lào.
mười một đập ngay trên dòng chính.
Mãi đến tháng 10 năm ngoái, Ủy hội sông Mekong mới đưa ra tường trình, thẩm định tác động môi trường 2010 của tám đập thượng nguồn ở tỉnh Vân Nam và mười một con đập ở hạ lưu sông Mekong. 

Mời các bạn tìm hiểu cội nguồn sông Mekong qua video "Nhật ký sông MêKông (phần 1): Cội Nguồn", do RFA thực hiện.

Ủy hội sông Mekong đã khuyến cáo bốn nước hạ lưu nên hoãn kế hoạch xây các đập trên sông Mekong trong mười năm, nhưng tiếc rằng họ đã không đề nghị Trung Quốc cùng ngưng xây đập hay cùng hợp tác với họ để bảo vệ hạ lưu sông Mekong
Ô. Phạm Phan Long  

Trong bản đánh giá này, Ủy hội sông Mekong đã khuyến cáo bốn nước hạ lưu nên hoãn kế hoạch xây các đập trên sông Mekong trong mười năm, nhưng tiếc rằng họ đã không đề nghị Trung Quốc cùng ngưng xây đập hay cùng hợp tác với họ để bảo vệ hạ lưu sông Mekong. 

Trung Quốc thiếu hợp tác với các nước hạ lưu

Ngọc Trân: Được biết, Trung Quốc vẫn cho rằng các hồ thủy điện trên phần đất Trung Quốc không gây tác động nào đối với các nước hạ nguồn mà còn giúp khu vực này có thêm 40% lưu lượng nước vào mùa khô và tránh lụt lội vào mùa mưa.
Một số tin tức cho biết, phía Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước hạ lưu qua việc cung cấp thông tin về các con đập thượng nguồn cho Ủy hội sông Mekong, cũng như hồi mùa Hè năm ngoái, Trung Quốc đã mời các chuyên gia Ủy hội sông Mekong đến thăm hai đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan, nhằm chứng minh rằng họ không tích nước gây hạn hán cho hạ lưu. Vậy quan điểm của ông, cũng như quan điểm chung của giới khoa học về vấn đề này như thế nào?     
Ông Phạm Phan Long: Tường trình khoa học về đánh giá tác động môi trường 2010 của Ủy hội sông Mekong đã xác định, tám đập Vân Nam sẽ giữ lại 80% lượng phù sa, không chảy xuống hạ lưu, gây ra 50% thất thoát trong thu hoạch ngư nghiệp.
Những nhánh nhỏ của sông Mekong cũng nuôi sống biết bao gia đình vùng ĐBSCL. RFA
Những nhánh nhỏ của sông Mekong cũng nuôi sống biết bao gia đình vùng ĐBSCL. RFA
Hệ quả còn nặng hơn nữa, là vì ngư sản là nguồn cung cấp chất đạm chính cho dân cư trong khu vực, khi tính đến gia tăng dân số, thu hoạch ngư nghiệp tính trên đầu người so với năm 2000, chỉ còn có khoảng 60% vào năm 2015, còn 40% vào năm 2030.
Từ 1995 đến nay, Trung Quốc đã xây bốn hồ chứa, có tổng dung tích gần 18 tỉ mét khối, nhưng qua tám mùa hạn hán trong 15 năm qua, chưa năm nào thấy Trung Quốc xả nước từ các hồ chứa đó để giúp các nước hạ lưu, cũng chưa có năm nào Trung Quốc giúp khu vực hạ lưu tránh được lũ lụt.  
Ô. Phạm Phan Long  
Từ 1995 đến nay, Trung Quốc đã xây bốn hồ chứa, có tổng dung tích gần 18 tỉ mét khối, nhưng qua tám mùa hạn hán trong 15 năm qua, chưa năm nào thấy Trung Quốc xả nước từ các hồ chứa đó để giúp các nước hạ lưu, cũng chưa có năm nào Trung Quốc giúp khu vực hạ lưu tránh được lũ lụt. 
Thêm vào đó, mực nước lên xuống thất thường từ Trung Quốc đã gây khó khăn cho hai nước Thái Lan và Lào.  
Mặc dù Trung Quốc có mời Ủy hội sông Mekong đến thăm hai đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan ở Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2010, nhưng Trung Quốc đã không cho các chuyên gia của Ủy hội được tự do quan sát và nghiên cứu. Nếu Trung Quốc thực tâm muốn hợp tác, họ đã mời các chuyên gia đến quan sát tất các hồ chứa nước ở Vân Nam, gồm các đập Đại Chiếu Sơn, Mãn Loan và Nọa Trác Độ, để công khai với các nước rằng, Trung Quốc không có gì để che giấu.     
Về thông tin Ủy hội sông Mekong xin các dữ kiện thủy văn của Trung Quốc và năm ngoái Trung Quốc có hứa cho Ủy hội các dữ kiện này, nhưng phía Trung Quốc chỉ cung cấp các dữ kiện được vài tháng rồi thôi. Phía Trung Quốc đã ngừng cung cấp các dữ kiện nói trên kể từ tháng 10 năm 2010 mà không hề đưa ra một lời giải thích nào cho công chúng. 
Sự việc này cho thấy, Trung Quốc không những đã không còn hợp tác với Ủy hội như họ đã tuyên bố, mà còn tạo thêm mối nghi ngờ cho các nước ở hạ lưu ngày càng sâu hơn.      
Con sông đã và đang nuôi sống hàng chục triệu cư dân ở các nước hạ nguồn đang từ từ bị giết chết. Trách nhiệm này thuộc về ai? Chính phủ và người dân ở các nước trong khu vực cần làm gì để cứu lấy sông Mekong trước khi quá muộn? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.


Theo dòng thời sự:


No comments:

Post a Comment