Wednesday, February 16, 2011

QUAY VỀ QUÁ KHỨ VỚI TIỀN NHÂN ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TƯƠNG LAI CHO HẬU THẾ


Kính gửi quý Độc Giả,

Chúng tôi (Vĩnh Nhất Tâm) kính chuyển bài việt này, dù bài này tuy đã viết cách đây khoảng trên dưới 10 năm. Chúng tôi không lầm là đã có phổ biền trên Nguyệt San Việt Nam Online. Và nay vẫn thấy bài viết còn có thể gửi lại dành cho các bạn trẻ trong và ngoài nước, có cơ hội tìm hiểu thêm về tinh thần bất khuất và sự cương cường của tiền nhân từ thời chống thực dân Tàu đến chống thực dân Pháp, và các bậc lãnh đạo tinh thần của các Tôn-giáo trong nước, và nhất là những ý hay và lời vàng ngọc của tiền nhân mà chúng tôi đã mạo muội và mạn phép chép lại cho các bạn rõ thêm về thế nào là vai trò lãnh đạo chống xâm lăng của Việt-tộc.

Trân trọng,

Vĩnh Nhất Tâm

TB Khi phổ biến lại chúng tôi có thêm bốt vài chữ và có bỏ vài đoạn, nếu có gì làm các bạn khó hiểu, chúng tôi xin sẵn sàng cùng với các bạn trao đổi. Địa chỉ email: vinhnhattam@aol.com

QUAY VỀ QUÁ KHỨ VỚI TIỀN NHÂN ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TƯƠNG LAI CHO HẬU THẾ

LNV: Bắt nguồn từ sự nhận thức về quá trình đấu tranh của dòng chính sử, người viết xin mạo muội dựa vào nguồn sử liệu, các tác phẩm văn học và báo chí liên hệ, với mục đích là dành cho thế hệ trẻ trong và ngoài nước thuần nhất về mặt đấu tranh giữ nước của tiền nhân, trong dịp Lễ Tưởng Niệm Mười Ba Vị Anh-Hùng Yên Bái lên đài vinh-quang đền nợ nước tại pháp trường vào mờ sáng tinh sương 17-06-1930. Và đồng thời cho lớp trẻ hiểu về sử qua tinh thần dân tộc, không phải qua nhản quan một triều đại hay chế độ, để tránh sự ngộ nhận sau này của một số trẻ về dân tộc sử quan và cái gọi là "duy vật sử quan" của cs. Và mong thế hệ trẻ tìm tòi để hiểu rõ hơn: Tại sao mà người Việt phải đành đoạn bỏ nước ra đi?

Người viết một lần nữa ! Xin thưa rằng; chắc chắn sự thiếu sót, vụng về và kém cỏi về phần suy luận không thể nào tránh được, mong quý bậc trưởng thượng, sử gia, thức giả và đồng hương niệm tình thứ cho.

***

Quay về quá khứ với tiền nhân, muôn dân ai mà không hãnh diện ? Một lịch sử đầy hào hùng và bất khuất của tiền nhân từ thời dựng và giữ Nước với một huyền thoại "CON RỒNG CHÁU TIÊN", mang một bản sắc thật đặc biệt trong tinh thần hướng thượng. Dù dân tộc Việt Nam đã phải trãi qua trong cái lò trầm luân của nhân loại đã lâu, nhưng vẫn tiếp nối truyền thống với tâm hồn luôn luôn son trẻ, nhiệt thành và dũng cảm trong một niềm tin đầy sinh khí, theo đà tiến hóa của nhân loại mà đấu tranh cho quyền sống và bình đẳng của con người cùng với cộng đồng nhân loại.

Một chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm để tồn tại, bên cạnh một đế quốc phong kiến của phương Bắc (Tàu). Chúng tìm bằng mọi cách để thống trị dân tộc Việt một cách rất bạo tàn, không ngưng nghỉ. Dân tộc Việt Nam phải chịu trần ai, cơ cực trãi qua non mười thế kỷ, sau khi triều đại Triệu Đà mất vào tay nhà Hán. Sự chịu đựng trong tinh thần nung đúc đến lúc trưởng thành và bùng nổ, đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đứng lên đánh đuổi nhà Hán, chính là cuộc cách mệnh khởi đầu cho một nền "TỰ CHỦ".

Để minh chứng một cách hùng hồn về nền "TỰ CHỦ", mà Hai Bà Trưng đã thực hiện cuộc cách mệnh giải phóng dân tộc đầu tiên trong Dòng Sử Việt. Tiếp sau đó, các bậc Anh-Hùng và Nữ-kiệt như: Triệu Trinh Nương, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế và Bố Cái Đại Vương …Dòng Họ Khúc đến thời Vương Ngô Quyền sau một cuộc thủy táng trăm ngàn quân Nam há trên dòng sông Bách Đằng. Đó là thời điểm nỗi bật và thể hiện nền độc lập từ năm 938 một cách toàn diện.

Tiếp bước tiền nhân, những bậc minh quân và những thiên tài quân sự đầy tài năng, thao lược và uy-dũng giữ nền độc lập một cách toàn diện và vĩnh cữu: Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn ( Quang Trung Nguyễn Huệ), chấm dứt nạn Bắc thuộc và sự thống trị bạo tàn của phong kiến phương Bắc không còn tiếp diễn trên giang sơn Đại Việt nữa kể từ đó.

Để gợi lại tinh thần bất khuất của một vị Hoàng Đế đã làm triều đại cuối cùng của phương Bắc là Mãn Thanh đến kinh hoàng và khiếp đảm, sau lời huấn thị với đoàn hùng binh, trước khi xuất quân ra Bắc đuổi xâm lăng :

"…Quân Thanh kéo quân xâm lấn, hiện đang chiếm cứ Thăng Long, các người "đã hay tin ấy ?

Trong vòng trời, đất chia theo phận sao Dực, Chẩn; Nam Bắc vẫn riêng một non sông. Người phương Bắc không phải nòi giống ta thì tất khác dạ. Từ nhà Hán về sau, "họ cướp đất đai ta: cá thịt nhân dân, vơ vét của cải, nông nỗi ấy thật khó chịu quá ! Người trong nước ai cũng phải nghĩ đánh đuổi đi.

Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ. Các cụ không chịu bó tay ngồi nhìn quân ngoài tàn bạo, nên phải thuận lòng người, dấy quân khởi nghĩa, đánh "thắng rồi đuổi chúng về. Trong những khi ấy, Nam Bắc đâu lại phận đó, bờ cõi yên ổn, vận nước lâu dài từ nhà Đinh tới nay, chúng ta không đến nỗi phải chịu cái khổ Bắc thuộc. Đó lợi, hại, được thua: chuyện cũ rành, rành là thế.

Nay, người Thanh không soi gương Tống, Nguyên, Minh lại sang mưu chiếm nước Nam ta, đặt làm quận huyện! Vậy ta phải vùng ra mà khử trừ đi!

Các anh em, hạng người có trí thức, có tài năng, phải cùng ta đồng lòng gắng sức , khiến cho việc lớn được nên, chớ đừng giở thoái nhị tâm đó! Hễ việc phản trắc lộ ra thì đừng trách rằng không báo trước" (Trích từ Quang Trung Nguyễn Huệ Anh-Hùng Dân Tộc của tác giã Hoa Bằng).

Nạn Bắc thuộc đã được chấm dứt từ đó, đối với dân tộc Việt Nam là một đại phúc, suốt trong một chiều dài lịch sử mà tiền nhân đã phải cam go lắm mới đuổi được chúng nó và giữ yên bờ cõi. Dòng Chính Sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam một kho tàng kinh nghiệm, một tinh thần bất khuất, một sự hy sinh thật cao cả của toàn dân và một không gian gắn bó để tồn tại. Thế mà vận nước vẫn chưa thoát khỏi nạn tai ương, khởi đi từ óc vọng ngoại của những tư tưởng phong kiến tối tăm, tiếp tục đưa dân nước vào vòng đô hộ của thực dân Pháp, kéo dài non một thế kỷ.

Tiếng súng xâm lăng của thực dân Pháp bắt đầu từ cửa bể Đà Nẳng và tiếp tục lan rộng, gieo rắc tang thương trên khắp ba miền Nam Trung Bắc để thỏa mãn cái dòng máu thực dân man rợ của chúng. Các bậc sĩ-phu, các nhà chí-sĩ dấy động lên những cao trào từ Cần Vương, Văn Thân…Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Quang Phục và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên… quyết một lòng đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập và mang dân tộc ra khỏi vòng kềm kẹp và sự đô hộ của thực dân Pháp từ phương Tây.

Sau gần sáu mươi năm, cảnh tang thương, tù tội và đầy dẫy chết chóc trên quê hương Việt Nam dấu yêu, mà thực dân Pháp đã cố tình mang đến. Sau tiếng bom tại Sa-điện của vị anh-hùng Phạm Hồng Thái mưu sát tên Méc-lanh (Merlin) nắm chủ chốt toàn quyền Đông Dương. Việc tuy không thành, nhưng ảnh hưởng rất lớn cho tinh thần đấu tranh cách-mệnh của giới trẻ thời đó.

Nguyễn Thái Học xuất hiện với bầu nhiệt huyết thương nước yêu nòi, không ngần ngại hay sợ sệt, kể cả mạng sống. Vì lẽ, Ông còn tin tưởng rằng; ít nhất trong bè lũ thực dân Pháp vẫn còn có những người con dân nước Pháp, học hỏi được tinh thần hướng thượng của tiền nhân họ như ông Jacques Rousseau, La Fontain, Montesquieu, v.v.. đã từng đấu tranh đòi nhân quyền và tự do cho dân tộc Pháp, để xứng đáng làm một con người trong một xứ văn minh mà tiền nhân họ đã dày công xây dựng.

Bắt nguồn từ đó, sự gặp gở Varenne, tên toàn quyền Đông Dương của nhà Cách-Mệnh Nguyễn Thái Học với mục đích duy nhất là trao bản đều trần trong một thài độ rất cởi mở và tương kính với tấm lòng bao dung. Bản điều trần gồm những đề nghị: Cải cách nền công, thương Việt Nam, và nhất là thiết lập một trường Cao Đẳng Công Nghệ ở Hà Nội, và kèm theo cả dự án giúp đở dân nghèo, được sống cuộc đời tương đối dễ chịu hơn. Hắn (Varenne) đã không thực hiện lời đề nghị trong bản điều trần, mà còn áp dụng chính sách ngặt nghèo và khó thở hơn. Nhà Cách Mệnh Nguyễn Thái Học vẫn điềm nhiên gởi tiếp thêm bức thư cùng một nội dung đầy đủ vẫn không thấy phúc đáp. Ông không thất vọng mà còn gởi tiếp lá đơn đến tên "Thống sứ Bắc-kỳ", xin phép xuất bản một nguyệt san lấy tên là "Nam Thanh" mong phổ biến và nâng cao trình độ dân trí, nhưng cũng không được nhà cầm quyền thực dân Pháp chấp thuận, còn viện dẫn đủ lý do để né tránh.

Tiếp nối tiếng "TRỐNG MÊ-LINH" đuổi xâm lược nhà Hán và lập nên nền "TỰ CHỦ" là ngọn "CỜ YÊN BÁI" quyết thực hiện cuộc cách-mệnh đuổi thực dân và lập nên nền "DÂN CHỦ" vào cuối thập niên 1920 (tức là ngày 25 tháng 12 năm 1927), lúc giao thời giữa Đông Tây theo tiến trình văn minh của cộng đồng nhân loại.

Cuộc gặp gở và thư tín với tên toàn quyền Đông Dương không thành tựu. Ông cùng với một số thanh niên trí thức tại Nam Đồng Thư Xã, thành lập một Đảng Cách-Mệnh danh xưng Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ). Sau vu giết tên Bazin đã được thực hiện, mà nhà Cách-mệnh Nguyễn Thái Học đã để lại những lời thật vàng ngọc cho các Đồng-chí Dân-chủ của mai sau lấy đó làm một bài học kinh nghiệm:

"Đứng trước cảnh thống khổ của đồng bào, một số Đoàn Viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ở trong các xí nghiệp: Gô Đa, Poinsard et Veyret, Descourd et Cabaud… cử đại biểu là đồng chí Nguyễn Văn Viên là Ủy Viên trong Thành-bộ V.N.Q.D.Đ. được Thành-bộ trao phó trách nhiệm lãnh đạo các Chi-đoàn Công-nhân, đến yêu cầu Tổng-bộ cho thi hành giết tên trùm mua bán nô lệ là Bazin, để trừ mối đại họa cho dân tộc.

Bước vào khách sạn Việt Nam (khách sạn Việt Nam là nơi tổ chức kinh tài của Đảng) Nguyễn Văn Viên gặp Nguyễn Thái Học, Hoàng Văn Đào và Nguyễn Hữu Đạt, đồng chí Viên đưa đề nghị của các đại biểu Chi-đoàn Công-nhân yêu cầu Tổng-bộ xét, xin ra lệnh cho Ban Ám Sát giết Bazin. Đảng-trưởng Nguyễn Thái Học trả lời:

- Nếu nay vội giết Bazin, tất nhiên chính quyền thực dân sẽ khủng bố dữ dội, mà đa số đồng chí trong cấp lãnh đạo của Đảng chúng ta phần đông có tên trong "SỔ ĐEN" của sở mật thám. Thực dân sẽ bắt hết , Đảng sẽ tan lợi ít mà hại nhiều. Vậy khuyên các đồng-chí nên bình tâm để rán sức làm việc lớn đang chờ đợi ở Đảng chúng ta. Bazin chẳng qua chỉ là cái cành cây, cây mà đổ tức khắc cành phải héo." (trích từ V.N.Q.D.Đ. của Cụ Hoàng Văn Đào).

Sau, vụ ám sát tên mua bán nô lệ Bazin của một Đ/C trong Đoàn Ám Sát, biết là không giữ đúng như lời của nhà Cách-Mệnh Nguyễn Thái Học đã khuyên. Vì sự tàn ác vô nhân tính của tên trùm mua bán nô-lệ Bazin đành phải khử trừ, dù phải chịu tội trước kỷ luật Đảng… Từ đó, trong tình thế căng thẳng và cấp bách phải dẫn đến hai cuộc hội nghị lịch sử tại Võng La và Mỹ Xá: " Vì tình thế mỗi ngày mỗi bất lợi cho Đảng, Lãnh-tụ Nguyễn Thái Học cấp tốc từ Kinh Bắc trở lên Phú Thọ, triệu tập họp khẩn cấp vào ngày 26 tháng 1 năm 1930 tại làng Võng La.

Mặc dầu Nguyễn Thái Học, Xứ Nhu và Phó Đức Chính đã bị đội Dương phản bội mưu bắt hụt tại Võng La này, nhưng nhờ địa thế cũng như vấn đề nhân sự, việc tổ chức Đại biểu Đảng vẫn rất thuận lợi có bảo đảm.

Đại-hội khoảng 20 người, nhưng hầu hết đại biểu ở miền Trung Du, khi Nguyễn Thái Học từ ngoài tiến vào, các đại biểu mới an tọa , không khí phòng họp trở nên trang nghiêm.

Nguyễn Thái Học cất tiếng:

"Thưa các Đồng Chí,

Chúng ta làm cách mệnh bằng sắt máu, bao giờ cũng phải lấy lực lượng quân đội làm phần chủ lực. Nay Phạm Thành Dương đã tạo phản, phần chủ lực đã bị sứt mẻ rồi! Phần khác, số khí giới dự trử cũng bị địch khám phá được rất nhiều. Nếu nay chúng ta không hành động ngay; thế tất, số võ trang đồng chí và số võ khí còn lại, cũng sẽ bị địch làm tan vỡ hết ! Đến khi ấy chỉ còn lại một số ít bom soàng, dáo nhụt, với những đội Tiện Y ô hợp, thì liệu chúng ta có thể chiến đấu với những đạo quân có tổ chức và được huấn luyện kỹ càng, cùng khí giới tinh nhuệ được không ?

"Người ta bão: cần đứng trước ở chổ không thua! Nhưng chúng ta thì đứng trước chổ thua mất rồi!

"Thế nhưng liệu chúng ta hãy hoãn để tổ chức lại rồi mới đánh có được không? Tôi tin rằng không thể được! Cuộc đời là cả một canh bạc, gặp canh bạc đen, người ta có thể thua sạch hết cả vốn.

"Gặp thời thế không chìu mình; Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mệnh có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt lần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mõi ở các nơi phòng ngục nhà giam âu là chết đi, để lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước.

Chúng ta KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ THÀNH NHÂN" có gì mà ngần ngại!"

(Trích từ Việt Nam Quốc Dân Đảng của cụ Hoàng Văn Đào)

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái trong nhất thời thất bại, nhưng tuyệt nhiên về mặt tinh thần quật khởi ngày càng lan rộng, đã khiến cho thực dân Pháp phải nao núng. Dù chúng có muốn duy trì chế độ thực dân tại Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng không thể tồn tại được trên cái ngôi vị thực dân. Từ sự nao nung đó, đang trong thời kỳ bước vào vòng tranh chấp của hai khối Tư Bản và Cộng Sản ngày càng lớn mạnh, tìm cách thao túng chính trường cả Đông Tây, cùng lúc thực dân Pháp phải rơi vào con đường tiến thối lưỡng nan. Chính trong những năm, thực dân Pháp lúng túng, đã là cơ hội cho bọn tay sai của Cộng Sản Quốc tế do Hồ Chí Minh cầm đầu. Chúng có rất nhiều cơ hội vừa trá hình yêu nước, vừa phỉnh gạt nhân dân và độc hại hơn nữa là mượn tay thực dân Pháp để tiêu diệt thành phần đảng phái quốc gia chân chính trong khối toàn lực của dân tộc.

Khi HCM chiếm được ưu thế, mới dở cái mặt nạ và đồng lõa với ngoại bang xé nước Việt Nam ra làm hai mảnh. Lấy con sông Gianh và biến thành con sông máu và nước mắt của toàn dân.

Trên thực tế: "các nhà lãnh đạo phe thế giới dân chủ (Tư Bản) như Truman, Churchill, và De Gaulle nhất quyết không trao Đông Dương cho Đảng Cộng Sản Đông Dương vì họ không muốn Staline mở rộng bức màn sắt từ Đông Âu qua Đông Á" (Trích trong bài thuyết trình của Luật Sư Nguyễn Hữu Thống tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam đầu năm 2000 tại Nam California ). Nhưng ngược lại, Cộng Sản Quốc Tế điều nghiên một cách kỹ lưỡng trên mặt chỉ đạo đối với các tay sai và chư hầu nhất là đối với Hồ Chí Minh.

Nhìn lại trang sử đầy hào-hùng và bất khuất, để thấy tại sao CSQT cần lợi dụng và khai thác mầm mống phản quốc của HCM ? Cách đây, hơn bảy thế kỷ mà thế giới cũng phải công nhận; nếu không phải là một dân tộc đoàn kết và bất khuất qua trang sử oanh oanh, liệt liệt thời đuổi Nguyên của Hội Nghị Diên Hồng, thì dân tộc Việt Nam đã phải rơi vào thuộc Mông từ đó? Một lục địa rộng lớn như Tàu, trong đó có nhiều nước cọng với Vạn Lý Trường Thành kiên cố, mà vẫn phải rơi vào tay Mông Cổ; huống chi một nước nhỏ như nước Việt chúng ta vào thời đó. Ngay "Tại Hung gia Lợi, giáo chủ và giai cấp phong kiến vừa mới tạm yên thì Mông Cổ như trận cuồng phong ào tới, vua Bela tử trận…máu người Hung chảy như nước suối…Đầu thế kỷ thứ VIII, Hồi Quốc đang thịnh đạt và một đế quốc khá lớn gồm Ba-Tư, Tiểu Á -–Tế Á và Cận Đông, bề ngang kéo dài từ Ấn Độ đến Bagdad, dọc bờ biển Aral tới Vịnh Ba-Tư… cũng tan vở từ đấy…

Các quốc gia Tây Âu nghe tin này cũng vô cùng khủng khiếp coi như ngày tận thế đã tới. Giáo Hoàng Innocent IV và vua thánh Louis nước Pháp phải cử người sang cầu hòa với Mông Cổ." (Trích từ Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn).

Chính sự nghiên cứu một cách kĩ lưỡng của CS quốc tế, nên chúng đã dùng HCM không chỉ riêng cho khối CSĐD mà cả vai trò lãnh tụ CS tại ĐNA. Staline cần HCM trong nhiều dụng ý khác nhau, đến nổi bỏ quên cả Mao Trạch Đông đang trên đường triển vọng nắm được quyền sinh sát một khối dân đông nhất thế giới. Cả khối Tư Bản từ trước cho đến nay cũng đã biết như vậy, chỉ có địa thế hiểm yếu và lòng bất khuất của một dân tộc như dân tộc Việt Nam mới có thể làm lá chắn, ngăn cản ngõ chính, mà CS Tàu sẽ tràn xuống để thực hiện mộng bá chủ thế giới, khi thế đủ mạnh. Lòng tham muốn từ óc phong kiến cố cựu của Tàu có thể xãy ra trong tương lai dù bất kỳ dưới hình thức nào chăng nữa ! Nếu thế giới tự do, nhất là Mỹ và khối châu Âu không sẳn sàng cho một thế chiến lược đề phòng hay chận đứng trước một hiểm họa, khi cộng sản Tàu đủ sức khuynh loát, thì sự nguy hiểm không phải chỉ riêng cho Việt Nam, mà cả thế giới ?

Cũng nên ngưng tại đây về phần nguyên nhân nào, đã đưa Hồ Chí Minh nhuộm đỏ được miền Bắc và tiếp sau đó là miền Nam vào 30-04-1975, để khỏi phải lặp lại những điểm then chốt, mà đâu đó rất nhiều thành phần trong giới trẻ đã thấu hiểu, cũng như phần kết luận cuộc thuyết trình của LS Nguyễn Hữu Thống như sau:

"Nói tóm lại:

1) Phủ nhận chủ nghĩa dân tộc ĐCSĐD (Đông Dương Cộng Sản Đảng) đã phạm sai lầm chiến lược khi liên kết với QTCS (Cộng Sản Quốc Tế) để đấu tranh bạo động võ trang khiến dân tộc ta phải hy sinh xương máu ròng rã trong 40 năm.

2) ĐCSĐD không có công giành độc lập vì Việt Nam đã được độc lập từ 1949 chiếu Hiệp Định Elysée năm 1949. Hơn nữa, Việt Nam đã được đăng ký tại LHQ (Liên Hiệp Quốc) là một quốc gia độc lập từ năm 1947.

3) Đảng Cộng Sản không có công thống nhất đất nước vì Việt Nam đã được thống nhất năm 1949 khi Quốc Hội Nam Kỳ giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sáp nhập Nam Phần vào lãnh thổ quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất. Trên bình diện dân tộc 3 cuộc chiến tranh Đông Dương là những cuộc chiến tranh vô ích, nếu không nói là tai hại.

4) Vì vậy ĐCSĐD không có tư cách và tính chính thống để độc quyền lãnh đạo quốc gia từ trước tới nay và nhất là từ nay về sau.

Vì những lý do nói trên, chế độ CS phải được giải thể để cho người dân được quyền mưu cầu hạnh phúc trong một chế độ dân chủ pháp trị trong đó có các dân quyền và nhân quyền được tôn trọng , kinh tế quốc gia được phát triển và công bằng xã hội được thực thi."

Vận nước phải tiếp tục nổi trôi, sau ngày HCM cùng ngoại bang chia đôi đất nước. Dân của hai miền Nam Bắc thế nào thì sau 30-04-1975, cả nước ai cũng biết đâu là sướng, đâu là khổ, đâu là tự do và đâu là nô lệ? Còn ở đây, người viết chỉ thuần nhất là gợi lại nét son trong tinh thần tiếp bước tiền nhân, để an dân và giữ nước của biết bao nhiêu bậc anh-hùng đã hiên ngang bước vào chính sử và đặc biệt là năm (5) vị Tướng: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai và Phạm Văn Phú đã tuẩn tiết trong khí phách của một vị tướng quân, là biểu tượng sáng ngời của miền Nam tự do cho thệ hệ trẻ trong và ngoài nước biết thêm về dòng chính sử của Việt Tộc, mà tác gỉa đã viết một cách khái quát ở trên.

Cái gọi là "thống nhất" đất nước của csVN, đã trãi qua từ 26 năm ròng rã, cả thôn quê đến thành thị từ thức giả đến dân giả, từ các vị tu hành đến các bậc lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo về mặt tâm linh, không được quyền tự do hành đạo. Còn ngược đãi đồng bào hơn thời Bắc thuộc và Tây thuộc.

"Thế cùng tất biến" là định luật chung đưa các bậc lãnh đạo tôn giáo trong tinh thần đấu tranh bất bạo động, đòi nhân quyền và tự do tôn giáo cho dân tộc Việt Nam. Đồng bào thiểu số tại những vùng Tây Nguyên cũng đồng lúc đứng lên đòi đất đai và của cải mà cs đã áp bức và chiếm đoạt. Chưa hết ! Còn nhiều tập thể quần chúng đang chiến đấu âm thầm như: sinh-viên, thành phần trí thức và thành phần đối lập v.v…

Thế đấu tranh tại quốc nội ngày càng dử dội, thời gian gần đây mà truyền thanh và báo chí đã loan tin trãi rộng khắp thế giới là Hòa Thượng Thích Quảng Độ đòi hỏi cs VN phải thay đổi theo 8 điểm, nêu lên trong thông điệp đã phổ biến một cách công khai. Linh-Mục Nguyễn Văn Lý dõng dạc với lời tuyên bố bất khuất " Tự do tôn giáo hay là chết" và nhiều bản tuyên cáo lên án HCM của Linh Mục Nguyễn Văn Lý qua làn sóng truyền thanh. Phật giáo Hòa Hão có Cụ Lê Quang Liêm lãnh đạo và hưởng ứng tinh thần đấu tranh của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời lập Hội Đồng Liên Tôn của ba tôn giáo lớn tại Việt Nam: Phật-giáo, Công-giáo và Phật-giáo Hòa Hão. Thêm việc Cụ Bà Nguyễn Thị Thu tự thiêu để đấu tranh cho công lý và quyền đạo pháp…

Diễn trình đấu tranh đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ tại quốc nội từ muôn mặt, hầu đạp đổ một chế độ độc tài phi dân tộc; dưới một ngụy thuyết lỗi thời của Mác-Lê do bọn phỉ quyền cs VN mang về cung phụng, để đày đọa dân tộc trong suốt mấy mươi năm. Đâu khác chi nền thống trị bạo tàn của phong kiến thực dân phương Bắc và thực dân đô hộ của phương Tây, mà còn hiểm độc hơn thế nữa trong cùng một màu da chủng tộc. Đó là một sự sỉ nhục và tàn hại nhất trong dòng lịch sử của dân tộc cần phải chấm dứt.

Một thành trì vững chắc khởi đi từ niềm tin của dân tộc cùng với mặt trận tâm linh và người Việt tị nạn tại hải ngoại đang vận động trở thành mặt trận quốc tế, để yểm trợ quốc nội về cuộc đấu tranh: nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ trên đất nước Việt Nam cho dân tộc Việt Nam. Bọn cs VN đang trong thế vẫy vùng là hiện tượng sắp chết của một con vật, sau cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Chỉ sau hai tiếng đồng hồ, cs đã quay sang bắt Linh Mục Nguyễn Văn Lý, công an bao vây Thanh Minh Thiền Viện như muốn vồ bắt Thượng Tọa Thích Quảng Độ và bao vây tư thất Cụ Lê Quang Liêm một cách đe dọa. Thật đúng! Bọn cs VN chỉ là một chính quyền rất ấu trỉ, lỗi thời và lạc hậu hay nói một cách khác hơn là một kẻ mù mà phân định màu sắc.

Thượng Tọa Thích Quảng-Độ, Cụ Lê Quang Liêm và Linh Mục Nguyễn Văn Lý là những bậc đấu tranh cho chân lý thì đâu có bao giờ nghĩ đến chuyện bản thân về tù tội hay sát hại. Ngày xưa, hiền triết Socrate đấu tranh cho chân lý, ngài cũng bị vua chúa thời đó kết án ngài là một phản thần và bị xử án: Một là phủ nhận những đều ngài đã truyền giảng về chân lý, hai là phải uống thuốc độc mà chết. Ngài đã nâng chén thuốc độc uống và Ngài chết cho chân lý sống.

Diễn trình đấu tranh của dân tộc Việt Nam trong hiện tại, cho một nền dân chủ pháp trị sẽ và phải lên ngôi, mà Hoàng Đế Lê Thánh Tông là sáng lập viên về luật nhân quyền và dân quyền từ Bộ Luật Hồng Đức đã ra đời năm 1483, cách đây 5 thế kỷ, còn trước cả Luật Dân Quyền của Anh Quốc 1689, Luật Dân Quyền Pháp Quốc 1789, và Luật Dân Quyền Hoa-Kỳ năm 1791. Tuy là một nước Việt Nam nhỏ bé, còn phải thường xuyên đối đầu với một nước khổng lồ đầy ắp phong kiến, tàn bạo và hiểm độc ở bên hông, mà đã ra đời với một Bộ Luật đi trước cả Tây phương hơn ba trăm năm. Một Bộ Luật thật phong phú từ quyền bình đẳng đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa thì dân tộc Việt Nam đâu có thể bỏ quên được ?

Vĩnh Nhất Tâm 17.06.2001


No comments:

Post a Comment