Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok2011-02-04Hiện nay, nhu cầu xử lý rác thải đúng theo quy chuẩn ở tỉnh thành, khu vực kinh tế trọng điểm đang là một vấn đề nóng khi lượng rác thải ra ngày càng tăng, trong khi việc xử lý còn nhiều bất cập. Thâm chí, doanh nghiệp xử lý rác đối khi lại là tác nhân gây ô nhiễm môi trường khi công nghệ lạc hậu, không đủ trình độ hay gặp khó khăn trong điều kiện cơ sở vật chất. Rác thải: một vấn đề lớn của Việt NamKhánh An có cuộc phỏng vấn với Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi Trường Lê Kế Sơn và được ông cho biết khái quát về vấn đề xử lý rác thải tại Việt Nam hiện nay như sau:Ông Lê Kế Sơn: Hiện nay, rác thải là vấn đề rất lớn của Việt Nam. Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề rác thải, kể cả rác thải đô thị, rác thải nông thôn, rác thải bệnh viện, rác thải nguy hại… Vì thế, chính phủ Việt Nam quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân kể cả trong và ngoài nước tham gia vào quá trình xử lý rác thải. Xử lý rác thải có nhiều công nghệ khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay đang dừng ở mức độ chôn lấp. Hiện nay có một số nhà máy thu hồi xử lý rác thải để làm thành phân vi sinh. Hiện có nhiều công nghệ kể cả hiện đại, trung bình và lạc hậu. Xử lý rác thải có nhiều công nghệ khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay đang dừng ở mức độ chôn lấp. Hiện nay có một số nhà máy thu hồi xử lý rác thải để làm thành phân vi sinh. Hiện có nhiều công nghệ kể cả hiện đại, trung bình và lạc hậu.Tóm lại, có mấy ý quan trọng thế này. Thứ nhất, rác thải là chuyện lớn ở Việt Nam. Thứ hai, chính phủ rất quan tâm và tạo điều kiện. Thứ ba, công nghệ rất khác nhau nhưng đa số là không tiên tiến, lạc hậu, hạn chế. Vì thế, chính phủ Việt Nam hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, đặc biệt là tổ chức nước ngoài tham gia xử lý rác thải ở Việt Nam. Khánh An: Vâng thưa ông, thế còn vấn đề cơ sở vật chất trong xử lý rác thải hiện nay ở tại Việt Nam là như thế nào? Ông Lê Kế Sơn: Về cơ sở vật chất thì công nghệ hiện đại hay kiến thức về công nghệ hiện đại thì Việt Nam có bởi vì Việt Nam có hợp tác với nhiều nước và tiếp cận với công nghệ này. Vấn đề quan trọng nhất là kinh phí. Kinh phí từ đâu? Kinh phí có thể từ chính phủ, từ người dân, từ quá trình xã hội hóa, nhưng rất hoan nghênh các dự án nước ngoài vào đầu tư cho việc này. Tôi sẵn sàng tiếp xúc và tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia vào quá trình xử lý rác thải tại Việt Nam. Kêu gọi nước ngoài xây dựng các cơ sở xử lý rácKhánh An: Vâng. Về mặt công nghệ thì thế nào? Việt Nam hiện nay có chính sách khuyến khích nào để nâng cao công nghệ xử lý rác thải của Việt Nam không?Ông Lê Kế Sơn: Việt Nam cũng có quan hệ với một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu. Chúng tôi đã có chính sách và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi, nhất là việc sử dụng đất hay miễn thuế chẳng hạn, để cho các tổ chức thuận lợi trong việc xây dựng các cơ sở xử lý rác thải. Chúng tôi rất hoan nghênh các công nghệ tiến tiến như xử lý rác thải triệt để, không để lại các sản phẩm phụ như dioxin, và có các sản phẩm thứ phát như phân vi sinh hay vật liệu xây dựng. Tôi có thể khẳng định là chính phủ Việt Nam có chính sách cởi mở cho các tổ chức này. Các cơ quan của chính phủ như chúng tôi - Tổng cục Môi trường - chẳng hạn sẵn sàng tiếp, giải thích và tạo điều kiện thuận lợi kể cả pháp lý, liên hệ với các tổ chức để cho các tổ chức này triển khai thuận lợi các dự án ở Việt NamKhánh An: Dạ vâng, nhưng có một số doanh nghiệp nước ngoài hay nhà đầu tư tư nhân trong xử lý rác thải tại Việt Nam thì mặc dù được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhưng họ vẫn gặp một số khó khăn về vấn đề đất đai, tìm nơi để làm cơ sở xử lý đặc biệt là các chất thải độc hại, thưa ông, ông có thể cho biết thêm về tình trạng này là như thế nào không? Ông Lê Kế Sơn: Tôi có thể khẳng định với chị là chính phủ Việt Nam có chính sách cởi mở cho các tổ chức này. Các cơ quan của chính phủ như chúng tôi - Tổng cục Môi trường - chẳng hạn sẵn sàng tiếp, giải thích và tạo điều kiện thuận lợi kể cả pháp lý, liên hệ với các tổ chức để cho các tổ chức này triển khai thuận lợi các dự án ở Việt Nam. Còn các tổ chức đó khi làm việc với các địa phương thì có thể ở địa phương người ta cũng có những điều người ta chưa rõ hay không hiểu, có thể cả về ngôn ngữ, về cơ chế v.v… nên gặp khó khăn. Nhưng tôi có thể cam đoan với chị rằng khi tiếp xúc với chúng tôi - Tổng cục Môi trường – thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ. Khánh An: Vâng. Xin cảm ơn ông Lê Kế Sơn, Tổng cục Phó Tổng cục Môi trường đã dành thời gian cho Đài RFA. |
Friday, February 4, 2011
Tạo điều kiện thuận lợi cho Cty nước ngoài tham gia xử lý rác
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment