# 20 Ngàn Người Việt Nam Không Bị Đồng Hóa Trên Đất Tàu
Hãy tưởng tượng nước Hoa Kỳ này 500 trăm nữa, người Việt Nam sống ở đây ra sao nhỉ? Không phải chỉ có Hoa Kỳ, mà tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, nơi nào có người Việt Nam cư trú. Đối với các quốc gia tự do như thế này, có lẽ giữ lấy ngôn ngữ, phong tục, truyền thống của một dân tộc, nó dễ dàng hơn. Nhưng thật kỳ lạ, một dân tộc bị xâm lược, bị cưỡng chiếm, bị cai trị, bị Hán hóa, dân tộc Việt Nam, 20 ngàn người đang sống tại Tam Đảo, là 3 đảo: Vạn Vĩ, Sơn Tâm, và Vu Đầu, thuộc tỉnh Quảng Tây, bên Tàu, nay gọi là Kinh Đảo, hay Kinh Tộc Tam Đảo, vẫn còn giữ sắc thái đặc biệt của người Việt Nam, qua những quốc phục áo dài, khăn đóng, chiếc nón bài thơ, được thể hiện qua những bản nhạc như:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=-NXOiiin2uA (Qua Cầu Gío Bay), hay
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Oiwohe2epoI (Tình Bắc Duyên Nam) mà qúy vị có thể vào ngay trang http://vietnamdanchu.multiply.com/journal/item/7498/7498 để đọc bài viết "Người VN Hơn 500 Năm Sống Trên Đất TC Mà Không Bị Đồng Hóa" của tác gỉa CQPhung.
Có lẽ hiện tại 20 ngàn người Việt tại Quảng Tây này vẫn còn đang dùng tiếng Nôm. Theo lịch sử, Giáo Sĩ Đắc Lộ (Alexander De Rhodes), người Pháp, sanh năm 1591 và qua đời năm 1660, chính ông là cha đẻ của chữ Quốc Ngữ, dùng ký tự La Tinh. Ông đến Hà Nội năm 1615, và từ đó, ông bắt đầu chuyển chữ Nôm qua chữ Quốc Ngữ. Cách viết chữ Nôm cũng cùng một dạng với chữ Tàu, nhưng phát âm hoàn toàn khác lạ hơn tiếng Tàu, coi như là một ngôn ngữ riêng biệt. Nhưng vào thời điểm này, người Việt Nam chưa dùng chữ Quốc Ngữ, mãi phải đợi đến thời ông Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký), sinh 1837, mất 1898, tiếp tục công trình của Giáo Sĩ Đắc Lộ, để hoàn tất chữ Quốc Ngữ mà chúng ta đang dùng hiện tại. Vì thế người Việt Nam ở Tàu đâu có được chữ Quốc Ngữ mà dùng. Những gì qúy vị xem trong những đoạn video clips, nhìn thấy nhữ dòng chữ giống chữ Tàu ở phần phong cảnh sân khấu, chắc là chữ Nôm đó. Điều làm chúng ta ngạc nhiên, người Việt Nam tại Quảng Tây họ đâu có học chữ Quốc Ngữ, mà sao họ ca được bài "Tình Bắc Duyên Nam" của nhạc sỹ Xuân Tiên, rất đặc sắc.
Phải nói, bài ca đặc biệt nhất, Giòng Máu Lạc Hồng mà chúng ta nghe dưới đây. Bài ca mang âm điệu rất Việt Nam, qúy vị nên nghe qua một lần, hay vô cùng, và có lẽ qúy vị sẽ nghe qua đôi ba lần, để có thể hình dung người Việt Nam con Hồng cháu Lạc, cách nay trên 4000 năm.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=8z-2s5ImhUM (Giòng Máu Lạc Hồng)
{{Giòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm, giòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình. Nòi giống Lạc Hồng, giống Rồng Tiên, nguyện ôm bao đời đất mẹ. Nhịp trống hào hùng, mãi còn mang, vào lớp người đi ra nơi biên thùy. Hình bóng mẹ gìa, đứng đợi con, tạc vào sử sách, hào hùng.
Việt Nam ơi, yêu mến ngàn đời, yêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanh. Nào ta hát, khúc hát Lạc Long, Là muôn cánh chim, bay ra biển Đông. Việt Nam ơi, hãy nắm chặt tay, tiến bước đi lên, viết theo trang sử vàng. Nào ta hát, khúc hát Việt Nam, con cháu Rồng Tiên, con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam.}}
Khi vượt biển tỵ nạn ở trại Songkhla, Thái Lan, nơi đó cũng có một số người Việt Nam, họ lạc ghe chạy đến Quảng Đông bên Tàu. Số người tỵ nạn này họ thuật lại, nơi đó vẫn còn một số ít người nói được tiếng Việt để có thể thông dịch cho họ, nhất là những người lớn tuổi. Tàu lúc đó cũng là CS, nhưng không ưa VC, nên họ không bị gởi trả về VN, mà chuyển họ qua trại SongKhla, nghe nói cũng được đối xử tử tế, nhưng họ cho biết, người dân ở Quảng Đông lúc đó nghèo lắm.
Phải nói, nghe bài ca Giòng Máu Lạc Hồng mà cảm xúc cứ dâng tràn với tình cảm đồng bào một mẹ trăm con. Chẳng biết người Việt Nam tại Quảng Tây có bao giờ đi thăm đất mẹ Việt Nam để cùng hòa chung một giòng máu đỏ da vàng? Qủa thật, giòng máu Việt Nam đáng nể. Hơn 500 năm, nếu tính như một thế hệ sinh ra rồi lớn lên là 20 năm, coi như đã trải qua 25 thế hệ. Người thanh niên, thiếu nữ đang ca hiện tại đã tiếp nối thế hệ thứ 25 mà vẫn giữ được ngôn ngữ, cùng những đặc tính của người Việt Nam, cũng rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
"Tiếng Việt còn, người Việt còn", câu này xem ra rất đúng. Qủa thật, giòng máu Việt hào hùng, bất khuất vẫn tồn tại trong nước Tàu dù đã trải trên 500 năm đồng hóa. Nhớ Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, ngày mùng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu 1789 đã đem 100 voi trận ra Bắc đánh đuổi Tôn Sỉ Nghị chạy thục mạng, trốn bằng ống đồng về Tàu. Nhà vua nhất quyết đòi lại Lưỡng Quảng, đó chính là Quảng Đông và Quảng Tây của Việt Nam ta khi xưa, nhưng rất tiếc, vua Quang Trung mất sớm.
Hôm nay đây, lịch sử lại tái diễn, Tàu một lần nữa tiếp tục chiếm đất, chiếm biển Việt Nam, rồi còn hăm he đủ thứ. Kinh qua lịch sử, người dân Việt Nam không bao giờ sợ Tàu đô hộ vì chúng ta có chung một dòng máu bất khuất. Chúng ta hãy cùng quyết tâm dẹp kẻ nội thù, khiếp nhược giặc Tàu, đã mang chủ nghĩa CS ngoại lai về để đày đọa cả một dân tộc. Như một định lý: Giải thể chế độ CS rồi đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi bờ cõi sau.
Tổng Nổi Dậy Xuống Đường Bà Con Ơi,
Quyết Tâm Giải Thể Chế Độ CS Năm 2011,
Ngày 22 tháng 3 năm 2011
Xin phổ biến tự do
No comments:
Post a Comment