Friday, March 25, 2011

Libya sôi động.


2011-03-25

Thời sự thế giới trở nên sôi nổi từ thứ năm tuần trước, ngày 17 tháng 3, sau khi Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuẩn thuận nghị quyết áp dụng không gian cấm bay trên lãnh thổ Libya và cấm vận vũ khí.

AFP photo

HĐBA Liên Hiệp Quốc họp bàn về nghị quyết 1973

Bị oanh kích, vẫn tấn công

Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc còn nhấn mạnh sẽ cho áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân Libya. Cùng lúc, quân đội của ông Gadaffi chuẩn bị tấn công thủ phủ của lực lượng cách mạng, thành phố dầu khí và cảng Benghazi ở miền Đông. Trước đó môt ngày, Tripoli đã tuyên bố sẽ tiêu diệt lực lượng nổi dậy trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Hôm thứ bảy ngày 19, tàu chiến và tàu ngầm Anh Mỹ đã bắn 144 phi đạn Tomahawk tự tìm mục tiêu vào các dàn phòng không và vị trí pháo binh, căn cứ tiếp vận, kho hậu cần của Libya. Ngày hôm sau trận không tập của Liên minh quân sự Anh Mỹ Pháp đã chặn đứng đà tiến quân của Tripoli vào Benghazi. Quân đội Gadaffi phải rút lui về vị trí cách Benhghazi 100 kilômét. 

Anh, Mỹ ủng hộ nghị quyết về Libya
Anh, Mỹ ủng hộ nghị quyết về Libya
Tuy nhiên, quân Tripoli vẫn tiếp tục tấn công những mục tiêu khác ở miền Tây, gần với thủ đô Tripoli. Thị trấn Misrata và Zintan từ hai hôm nay, tính đến thứ tư ngày 23, bị tấn công mạnh. Đại bác và xe tăng của quân đội Gadaffi pháo kích thành phố, những tay bắn sẻ cũng bắn hạ nhiều người mà bên kháng chiến nói là thường dân. Mấy chục người chết, bệnh viện phải chữa trị cho hằng trăm nạn nhân khác ở ngoài hành lang vì chật chỗ. Nhưng qua thứ tư phi cơ liên minh oanh kích tiếp và đã làm im tiếng các khẩu pháo của lực lượng chính phủ Tripoli. 

Mỹ buông tay, gây bối rối

Nhưng điều được coi là đáng lo ngại là quân kháng chiến hiện thiếu thốn đủ mọi thứ, từ vũ khí đạn dược đến quân số và khả năng chiến đấu, dù tinh thần rất cao. Và điều được quan tâm nhiều hơn nữa là công luận cho rằng Hoa Kỳ không xác định rõ mục tiêu của chiến dịch quân sự tại Libya, trong khi Mỹ lại chuẩn bị rút khỏi Liên minh  để cho châu Âu lo liệu hết. 
Công luận đã chỉ trích Tổng Thống Obama về điều gọi là sự mơ hồ về mục tiêu của chiến dịch quân sự mà phần nào đã được Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh, trong khi nhiều người Mỹ lại muốn giới hạn sự can thiệp quân sự của Mỹ vào một nước Hồi giáo thứ ba, kể từ Iraq và Afghanistan. Trong khi đó thì Pháp, là nước hăng hái đi đầu trong sự can thiệp tại Libya, đã tỏ ra không hài lòng khi thấy Mỹ thoái lui, nhưng cũng không chịu nắm quyền chỉ huy. Một số dân cử Mỹ thì lại đòi Mỹ phải giữ quyền chỉ huy lực lượng quân sự. Tuy nhiên Tổng Thống Mỹ cương quyết rút lực lượng Mỹ ra khỏi chiến dịch. Điều này được giải thích là do Washington vẫn giữ quan niệm chiến lược là không mở hai mặt trận cùng một lúc. Và Tổng Thống Obama đã nói chuyện với Thủ Tướng Anh và Tổng Thống Pháp vào ngày thứ ba, để bàn về một cấu trúc chi huy hợp lý cho một lực lượng quân sự can thiệp vào Libya. 

Lời giải: NATO?

Hôm thứ tư, liên minh NATO họp cấp đại sứ để thảo luận việc ai sẽ lãnh đạo chỉ huy chiến dịch Libya. Pháp tuyên bố NATO sẽ giữ vai trò gọi là "kỹ thuật". Mỹ Anh và Pháp đều đồng ý NATO cần giữ vai trò cốt yếu về hành động quân sự. Thổ Nhĩ Kỷ tuy phản đối chiến dịch không tập, nhưng hôm nay lại đưa năm tàu chiến và một tàu ngầm đến tham gia việc cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc với Libya.

Hai Tổng thư ký LHQ và LĐ Á Rập họp báo
Hai Tổng thư ký LHQ và LĐ Á Rập họp báo
Về cấu trúc chỉ huy của NATO thì tin tức nói đến một hình thức tương tự như của Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc do NATO thông lĩnh ở Afghanistan, trong đó những nước ở ngoài khối NATO cũng giữ một vị trí trong cơ chế chính trị của liên minh.  Tin tức hôm nay nói tới những nước Á rập trong Liên minh quân sự cho Libya sẽ giữ vị trí trong cơ chế lãnh đạo chính trị để tìm một giải pháp chính trị cho Libya. 
Tin mới nhất cho hay Thổ Nhĩ Kỳ vừa tuyên bố rằng cần một số điều kiên cho việc thiết lập vai trò của NATO, trong đó bao gồm việc chấm dứt hoạt động quân sự càng sớm càng tốt. Cùng lúc, một nhà ngoại giao châu Âu cho rằng Pháp đã có sự thay đổi lập trường sau cuộc hội thoại tham khảo giữa ba nguyên thủ quốc gia của Mỹ, Anh, Pháp,tuy rằng tin tức nói là chưa đạt đồng thuận hoàn toàn. Qua ngày thứ năm, đã có tin khối NATO sẽ lãnh nhận nhiệm vụ áp dụng không phận cấm bay trên lãnh thổ Libya. Và NATO còn hội họp tiếp về những vấn đề liên quan đến Libya. 


No comments:

Post a Comment