Hơn chục con rùa tai đỏ ở hồ Gươm đã sập bẫy trong hôm qua và sáng nay, sau khi giới chức Hà Nội cho đặt 5 chiếc bẫy nổi để bắt loài sinh vật ngoại lai này.
Sau khi thử nghiệm các loại bẫy rùa tai đỏ tại hồ Văn Quán và hồ Mỗ Lao, Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội đặt 5 chiếc bẫy quanh đền Ngọc Sơn. Chiếc bẫy trong ảnh có thức ăn để dẫn dụ rùa tai đỏ vào, khi rùa vào bên trong, bẫy sập xuống nhốt rùa lại. Ảnh: Hà Hồng. |
Những con rùa tai đỏ sập sẽ được các nhà khoa học mang về để trong bể kính thuộc khu vực đền Ngọc Sơn. Ảnh: Hà Hồng. |
Một con rùa tai đỏ bị bắt hôm qua. Ảnh: Hà Hồng. |
ÔNg Vũ Như Hạnh, phó giám đốc sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cho biết nguyên tắc hoạt động của bẫy là chờ rùa tai đỏ lên phơi nắng, chúng bò vào ăn thì sẽ bị mắc bẫy. Số lượng rùa tai đỏ bắt được chưa nhiều, theo ông Hạnh, là do thời tiết mấy hôm nay không có nắng. "Sở đang tính đến khả năng tăng số bẫy để việc bắt rùa tai đỏ được thực hiện nhanh", ông Hạnh nói. Ảnh: Hà Hồng. |
Rùa tai đỏ là loài sinh vật ngoại lai, có mặt tại hồ Gươm chủ yếu do người dân phóng sinh. Rùa tai đỏ ăn tạp và được cho là gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cụ Rùa mai mềm ở hồ này. Có lúc, người ta bắt gặp rùa tai đỏ ngồi chễm chệ trên lưng Rùa mai mềm. Một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Rùa này cho rằng nó có thể đã bị rùa tai đỏ gặm mai. Trong ảnh, vớt rùa tai đỏ từ bẫy cho vào lồng. Ảnh: Hà Hồng. |
Trên gò đất ở giữa hồ Gươm, các công nhân đã đưa cát vào để tạo bãi cho Rùa mai mềm bò lên. Theo kế hoạch, khi Rùa lên gò, nó sẽ được giữ lại để chữa trị các vết thương. Nếu Rùa không tự bò lên gò, giới chức sẽ bắt bằng lưới mắt nhỏ và mềm. Lưới được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị xong trước ngày mai. Ảnh: Hà Hồng |
Những bao cát được chất thành một hành lang quanh gò Rùa. Ảnh: Hà Hồng. |
Trong lúc các công việc chuẩn bị cho việc bắt và chữa trị cho Rùa hồ Gươm đang được thực hiện, thì sáng nay, lúc 8h10, cụ Rùa nổi gần nhà hàng Thủy Tạ. Ảnh: Thái Cường. |
Hương Thu
No comments:
Post a Comment