Vũ Hoàng-RFA2011-04-11Sáng 9/4, Ngân hàng NN đã ban hành quyết định tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ và áp trần lãi suất huy động đô la. Việc này tác động ra sao đến ngân hàng, doanh nghiệp, người dân? Hai dòng máu trong một cơ thểVới hai quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 6% đối với tiền ngoại tệ ký gửi, và quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ 3%, chính sách của Ngân hàng Nhà nước được nhiều nhà kinh tế đánh giá là cần thiết, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, thu hút tiền nhàn rỗi và nhất là tránh tình trạng đô la hoá nền kinh tế nội địa, vốn đang bị nhiều chuyên gia lên án là "2 dòng máu chảy trong một cơ thể." Cần thiết và đúng hướngTheo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, động thái tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ và khống chế lãi suất ngoại tệ là điều cần thiết và đúng hướng. Hiện tượng đô la hoá đang làm chính sách tiền tệ bị méo mó đi rất nhiều và hai nữa, nó thao túng nền tiền tệ độc lập của Việt Nam Biện pháp bắt buộcCòn theo T.S Alan Phạm, Kinh tế trưởng của Công ty cổ phần Chứng khoán Vina thì quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ là một biện pháp nằm trong chiến dịch chống đô la hoá. Hiện nay, lượng đô la chiếm hơn 20% tổng lượng tiền gửi trong ngân hàng là tỉ lệ khá cao, vấn đề là làm thế nào để người dân không cảm thấy có lợi khi nắm giữ đô la nữa. Ông Nguyễn Trí Hiếu, thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng An Bình lý giải động thái mới này không khuyến khích người dân chuyển sang ngoại tệ gửi ngân hàng, lãi suất đô la không còn hấp dẫn và điều này có lợi cho sự ổn định của đồng Việt Nam. Nhận xét về tác động của chính sách mới này với thị trường đồng nội tệ trong nước, T.S Nguyễn Đại Lai giải thích như sau: "Khi ngoại tệ ngày càng trở thành hàng hoá, theo nghĩa mua bán, giảm bớt tín dụng ngoại tệ đi. Các ngân hàng thương mại, vốn mà bằng ngoại tệ tức là không phải vốn huy động, có lẽ giảm cái đó, người ta phải tăng cường mua ngoại tệ, như vậy ngoại tệ vào và tiền đồng sẽ ra. Ngân hàng TM huy động nội tệ cũng đang gặp nhiều khó khăn, vì người dân có tiền, người ta có quá nhiều lựa chọn, trong đó có cả vàng và ngoại tệ, mà bây giờ chống vàng hoá, chống đô la hoá thì nó sẽ dồn vào nội tệ thôi. Thị trường chứng khoán đang lao đao, bất động sản không phải là một sức hút đủ mạnh nữa. Cho nên NHNN có một thái độ quyết liệt trong việc chống đô la hoá thì thị trường huy động nội tệ sẽ khá hơn và lãi suất sẽ dần dần tuột hơn." Cần lộ trình tích cực hơn nữaTheo nhận xét của TS Nguyễn Đại Lai thì hai chính sách mới ban hành mới chỉ là động thái hạn chế tín dụng ngoại tệ, theo ông, để chống đô la hoá, cần có một lộ trình và một giải pháp đồng bộ. Ông cho biết thêm: Pháp lệnh về ngoại hối bây giờ là rất thấp, cần phải xây dựng một luật riêng về ngoại hối tại Việt Nam Tiến tới mở rộng thị trường buôn bán tiền tệ, trong khi đó siết chặt tín dụng lại. Đồng thời siết chặt việc sử dụng ngoại tệ để mua bán như nội tệ, cứ như một dòng máu nữa chảy trong nền kinh tế là không thể được. Nằm trong hàng loạt các biện pháp hạn chế tín dụng, thắt chặt tiền tệ, kiểm soát áp lực lạm phát nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, hai chính sách mới được NHNN ban bố cuối tuần rồi đang được đánh giá sẽ có những tác động tích cực và cần thiết với hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hi vọng, bằng những quyết định đúng đắn, hiện tượng đô la hoá nền kinh tế, sự găm giữ đô la hay quay lưng lại với đồng tiền Việt Nam sẽ được cải thiện dần và kinh tế Việt Nam sẽ sớm ổn định. |
Monday, April 11, 2011
Việt Nam tăng dự trữ bắt buộc, áp trần lãi suất đô la
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment