Thursday, May 12, 2011

Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam


2011-05-12

Một xã hội có đuợc xem là phát triển bền vững hay không ngoài yếu tố ổn định kinh tế, chính trị; an sinh xã hội cũng được xem là nhân tố cốt yếu vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chính nguời dân trong xã hội.

Source lũ-lụt-Hà Tĩnh

Đi nhận hàng cứu trợ bằng bè chuối hôm 18/10/2010 ở Hà Tĩnh.


Vậy hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay ra sao?

An sinh xã hội được thực hiện theo kiểu "bà đỡ"

An sinh xã hội (ASXH) được hiểu đơn giản là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình bằng những biện pháp công cộng trước những sự cố đột ngột về kinh tế và xã hội như thất nghiệp, tai nạn lao động, ốm đau, tàn tật cho các nhóm đối tượng như từ thanh niên cho đến người già, trẻ em, người nghèo... mà gọi gộp chung là nhóm yếu thế. Ngoài ra ASXH cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, y tế, bệnh viện và một số phúc lợi xã hội khác. Các chính sách cụ thể trong ASXH bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. 
An sinh xã hội là một vấn đề lớn của bất kỳ một quốc gia nào, tuy nhiên, hệ thống ASXH ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành, chưa đồng bộ, mức độ bao phủ thấp, mức độ tác động và tính bền vững của các chương trình chưa cao. Trong lần trả lời trên báo Tuổi trẻ Online, T.S Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, Việt Nam chú trọng nhiều vào phát triển kinh tế, còn với an sinh xã hội chỉ được thực hiện chính sách theo kiểu "bà đỡ." 
Việt Nam chú trọng nhiều vào phát triển kinh tế, còn với an sinh xã hội chỉ được thực hiện chính sách theo kiểu "bà đỡ." 
T.S Nguyễn Thị Lan Hương
Hiện tại, Việt Nam dành tới gần 40% trong tổng chi ngân sách Nhà nuớc cho ASXH, các nguồn vốn rót cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không hề ít, nhưng trên thực tế thì ASXH vẫn chưa bao trùm được mọi đối tượng, nhất là những nhóm yếu thế.
Đánh giá một cách tổng quan về hệ thống ASXH hiện nay tại Việt Nam, T.S Trần Thị Út, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền Vững nhận xét:
Công nhân không có tay nghề, khó kiếm việc thường chỉ làm bốc vác mướn theo ngày. (ảnh minh họa) AFP
Công nhân không có tay nghề, khó kiếm việc thường chỉ làm bốc vác mướn theo ngày. (ảnh minh họa) AFP
Mạng lưới ASXH của Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc thì bao trùm nhưng trên thực tế thì có rất nhiều nhóm người không được hỗ trợ hoặc tiếp cận các dịch vụ của ASXH. Đầu tư cho ASXH đó trên nguyên tắc thì nhóm nghèo và nhóm yếu thế đang được hỗ trợ và thêm một phần nữa là nhóm ưu tiên về diện chính sách, như là có công với cách mạng, nhưng trên nguyên tắc thôi, nhưng trên thực tế cũng có rất nhiều người, ngay cả cha mẹ của những liệt sĩ đi nữa, nhà cửa cũng lôm côm, cũng không được chăm sóc y tế đầy đủ đâu. 
 
Có lẽ vì mức bao phủ của ASXH chưa đầy đủ, nên một số cuộc đình công đòi hỏi phúc lợi xã hội, trợ cấp chế độ của công nhân nhiều nhà máy đã diễn ra từ Bắc đến Nam. Dù rằng, đó có thể thuộc trách nhiệm của các nghiệp đoàn, nhưng chính sách ASXH không thể đứng bên ngoài những cuộc biểu tình hay đình công, để đảm bảo một cuộc sống cơ bản của người lao động. 
Hơn nữa, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất được cải thiện hơn, thì khoảng cách về bất bình đẳng thu nhập, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Việt Nam lại rõ rệt hơn. Đồng thời, tình trạng trẻ em lang thang, bỏ học đi làm kiếm sống và người già, người khuyết tật cơ nhỡ, không được chăm sóc là những hình ảnh thường ngày mà bất cứ ai cũng có thể bắt gặp. Phải chăng chính sách ASXH đã thực sự bao phủ và bền vững ?
ASXH của Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc thì bao trùm nhưng trên thực tế thì có rất nhiều nhóm người không được hỗ trợ hoặc tiếp cận các dịch vụ của ASXH. Đầu tư cho ASXH đó trên nguyên tắc thì nhóm nghèo và nhóm yếu thế đang được hỗ trợ và thêm một phần nữa là nhóm ưu tiên về diện chính sách, như là có công với cách mạng
T.S Trần Thị Út

Khi nhắc đến ASXH thì người ta thường nhắc đến các vấn đề bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và ảnh hưởng của ASXH đến toàn bộ xã hội. Trong đó, bảo hiểm y tế là để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ốm đau, bệnh tật cho người dân. Bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhằm thực hiện các chế độ như đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp. 
Khi hỏi T.S Trần Thị Út một đánh giá chung về tình hình bảo hiểm y tế cho người nghèo, bà cho biết:
Người dân cũng đang được khuyến khích mua bảo hiểm y tế. Khi mua Bảo hiểm Y tế, thì họ sẽ có được những hỗ trợ khi khám bệnh và những người già nghèo thì họ được khám bệnh không tốn tiền, thì bảo hiểm xã hội cũng đáp ứng được khá đầy đủ cho những người nghèo.
Họ đi bệnh viện, thì họ được hỗ trợ chi phí, miễn phí. Con cái họ học hành cũng được miễn phí, đó cũng là những hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Nhưng họ phải có được sổ hộ nghèo. Sổ hộ nghèo phải được cơ quan địa phương cấp, ở đây là các chính quyền ấp, xã, chính quyền phường khóm. 
Chuẩn nghèo thì có chung cho từng thành phố hay từng tỉnh, thí dụ như thành phố Sài Gòn thì chuẩn nghèo 
Giá cả tăng làm đôi vai người nghèo càng thêm nặng gánh. AFP
Giá cả tăng làm đôi vai người nghèo càng thêm nặng gánh. AFP
là một đô la/một ngày/người. Gia đình có thu nhập dưới 500,000 một người/tháng coi như là nghèo.

Bà cũng cho biết thêm, chính sách ASXH chỉ hỗ trợ những vấn đề về mặt y tế, hoặc cho vay vốn làm ăn cho những gia đình nghèo có sổ hộ khẩu, còn những người lao động tự do hoặc không có giấy tờ hợp pháp thì không được hưởng những mức an sinh này.
Họ đi bệnh viện, thì họ được hỗ trợ chi phí, miễn phí. Con cái họ học hành cũng được miễn phí, đó cũng là những hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Nhưng họ phải có được sổ hộ nghèo. Sổ hộ nghèo phải được cơ quan địa phương cấp
T.S Trần Thị Út

Phát triển kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển ASXH

Hiện tại, Việt Nam đang chuẩn bị chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020, trong đó, đề án chuẩn bị với nguyên tắc xuyên suốt coi an sinh xã hội là quyền cơ bản: ăn, mặc, ở, có việc làm và mục tiêu mà chiến lược hướng đến là bảo đảm an sinh xã hội cho tất cả mọi người.
Có thể nói, chính sách về ASXH phải luôn đi kèm với chính sách phát triển kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Việc đảm bảo một chính sách ASXH công bằng và giúp đỡ được mọi nhóm yếu thế là điều hết sức cần thiết, T.S Nguyễn Xuân Mai, Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam đánh giá sự kết hợp ấy như sau:
Trong việc vạch ra chính sách an sinh xã hội, cần phải có một mối quan hệ hết sức mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phải chú trọng dành những phần đầu tư xứng đáng cho hệ thống ASXH và sớm hình thành hệ thống ASXH hoàn chỉnh hơn. Nếu không, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, nếu không có chính sách ASXH tốt, thì có thể tăng trưởng kinh tế sẽ gạt ra ngoài lề một số người được hưởng
Nữ công nhân đang trên đường đến làm việc ở công xưởng ngoại thành Hà Nội. AFP
Nữ công nhân đang trên đường đến làm việc ở công xưởng ngoại thành Hà Nội. AFP
các lợi ích. Trong quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế nhanh, thì nó đòi hỏi một chính sách ASXH để hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và làm giảm đi những bất bình đẳng xã hội. 

Trong việc vạch ra chính sách an sinh xã hội, cần phải có một mối quan hệ hết sức mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phải chú trọng dành những phần đầu tư xứng đáng cho hệ thống ASXH và sớm hình thành hệ thống ASXH hoàn chỉnh hơn.
T.S Nguyễn Xuân Mai
Ngoài ra, T.S Trần Xuân Mai cũng giải thích thêm, việc chống lạm phát, nhằm đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động là việc làm rất cần thiết hiện tại vì nếu không thì những thành quả giảm nghèo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiệm trọng.
Trong phiên họp của diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội mới diễn ra ở Hà Nội hồi giữa tháng 4, ông Michael Cichon, Tổng Vụ trưởng An sinh Xã hội, thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế cho rằng phải sau 4 năm nữa thì không gian tài khoá của Việt Nam mới có thể mở rộng đủ để cải thiện dần sàn ASXH – một sáng kiến của Liên hiệp quốc - gồm 4 hình thức đảm bảo cơ bản: tiến tới chăm sóc sức khoẻ cho mọi đối tượng; đảm bảo thu nhập cho trẻ em; trợ giúp người thất nghiệp, thiếu việc làm và người nghèo; đảm bảo thu nhập cho người già và người khuyết tật.
Hi vọng rằng, với những nỗ lực của Chính phủ thông qua chính sách tài khoá hướng đến an sinh xã hội, bình đẳng cho các nhóm yếu thế trong xã hội sẽ được cải thiện hơn, mức sống cơ bản hay những quyền lợi tối thiểu về chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ việc làm…của người dân sẽ được đảm bảo; nhằm tạo nên sự phát triển bền vững cho toàn xã hội. Vì xét cho đến cùng thì đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho người dân là điều mà bất kỳ một xã hội nào cũng phải hướng đến.   

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment