Wednesday, May 18, 2011

Phản ứng của dân về vận động bầu cử


2011-05-17

Vận động bầu cử là một sinh hoạt không thể thiếu trong bất cứ cuộc bầu cư nào của một chế độ dân chủ.

AFP photo

Chuẩn bị treo băng-rôn tuyên truyền cho cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 22/5/2011

Bởi thông qua cuộc vận động cử tri mới biết được chủ trương và các chương trình hành động của một ứng viên. 

Sự chất vấn của cử tri đối với ứng viên là một hoạt động không thể thiếu trong các cuộc vận động bầu cử, tuy nhiên các hình thức này được tổ chức ra sao trước kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp sắp tới? 

Ngày 22 tháng 5 sắp tới người dân trên cả nước lại có cơ hội chọn người đại diện cho mình vào quốc hội, cơ quan được xem là quyền lực nhất nước cũng như tại các cơ quan đại diện người dân ở các địa phương là Hội đồng Nhân dân.

Sự háo hức trước khi bầu cử đối với nhiều nước nơi mà người dân thực sự quan tâm tới lá phiếu của mình được thể hiện qua các cuộc vận động tranh cử do chính phủ tổ chức, và chính tại đây, cử tri nghe và chất vấn ứng viên một cách công khai để từ đó chọn cho mình ứng viên nào tin tưởng nhất.

Tại Việt Nam từ hơn một tháng qua, các cuộc ra mắt cử tri cũng tổ chức công khai và báo chí loan tải trên trang nhất hàng ngày từng lời hứa của cử tri này hay các chất vấn chung chung của một cuộc họp vận động tranh cử nào đó. 

Báo chí cũng đưa tin các cuộc ra mắt cử tri của các lãnh đạo hiện đang nắm giữ các vị trí cao nhất nước. Điển hình là đương kiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 10 tháng 5 vừa qua đã cùng với 4 ứng viên Quốc hội khác của khóa 13 thuộc tổ bầu cử số 3 tại thành phố Hải Phòng có cuộc tiếp xúc với cử tri thuộc quận Kiến An, và trường Đại học Hải Phòng.

Người dân bức xúc

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân thì lại có cuộc tiếp xúc với cử tri tại xã Quang Tiến, huyện Tân Yên thuộc tỉnh Bắc Giang. Trong lần tiếp xúc này phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gặp chống đối từ nhiều cử tri. Người dân đến mong gặp ông để hỏi cho ra lẽ những gì mà kỳ bầu cử trước đây ông đã hứa với họ nhưng không thực hiện. Tuy nhiên những người này bị ngăn cản bởi lực lượng công an bảo vệ không cho tiếp xúc với ông Phó Thủ tướng. 

000_Hkg4906384-200.jpg
Vận chuyển biểu ngữ tuyên truyền bầu cử tại Hà Nội ngày 17 Tháng 5 năm 2011. AFP photo
Chúng tôi ghi lại trực tiếp những ngăn trở này qua điện thoại khi anh Nguyễn Văn Thành cố vào nơi ông Phó Thủ tướng phát biểu nhưng bị công an ngăn cản, trước tiên là lời của anh Thành:

"Tôi đã đăng ký chỗ này, hai cái anh ở trong phòng chỗ công an kia kìa! ảnh bảo phải đăng ký để nó có số thứ tự để người ta sắp xếp tránh rối loạn bởi vì nó đông quá mà thời gian ở đây chỉ có hai tiếng thôi. Tôi đăng ký ngay cái phòng chỗ công an đang ngồi đấy. Ngày hôm qua hai người ngồi đấy! Cho đến bây giờ thì không cho tôi vào thì mất hết quyền công dân của chúng tôi chứ! Chúng tôi cũng là con người chứ! Thế thì ngoài 8 xã ra đây, chúng tôi không phải là công dân là con người à? Vậy thì trong việc này như thế nào đây?"

Và đây là tiếng nói viên công an gác cổng:

"Không phải là thành phần tham dự hội nghị anh hiểu chưa? Đấy, các anh muốn gửi đơn điếc gì thì lát nữa trong giờ giải lao thì mấy anh vào gửi.."

Anh Thành:" Chuyện đơn từ chúng tôi gửi chỗ khác cũng được. Vấn đề là hôm nay chúng tôi muốn trực tiếp với ông Nguyễn Thiện Nhân, trước khi ông ấy ra mắt với trách nhiệm của một người…"

CA: "Anh muốn dự anh muốn xem thì cứ thoải mái…"

Anh Thành: "Đây, chúng tôi muốn vào muốn dự muốn xem nhưng người ta không cho vào!"

Một người dân khác là chị Nguyễn Thị Liên lên tiếng trong khi đứng trước cửa hội trường vì chị và hàng chục người khác không được vào tham dự chất vấn Phó Thủ tướng, chị Liên cho biết:

Bây giờ chúng tôi nói thẳng với các anh, nếu không giải quyết cho chúng tôi thì cái đợt bầu cử tới này chúng tôi không đi bỏ phiếu đâu! Các anh muốn làm thế nào thì làm.

Anh Phùng Văn Liệu 

"Làm thì láo báo cáo thì hay" thôi chứ thực tế người dân bọn tôi đông lắm mấy chục người, vào đây có đơn từ rồi muốn đòi cái quyền lợi. Đòi những cái gì mà ông ấy đã viết giấy ông ấy hứa với chúng tôi nhưng mà không gặp được.

Có văn bản ông ấy hứa với chúng tôi mà bây giờ hết 5 năm rồi bây giờ ông ấy sang khóa mới mà vẫn chưa giữ lời hứa, và công an không cho bọn tôi vào. Dân đang chửi bới rồi họ là dân ở Quang Tiến mà, bọn tôi chỉ đòi đúng quyền lợi, đúng pháp luật do các ông ấy đề ra chứ tôi có đòi hỏi gì đâu?"

Một người khác nữa là anh Phùng Văn Liệu thẳng thắn cho biết anh sẽ không bỏ phiếu vì nhận thấy nó rất vô nghĩa đối với người dân, và đặc biệt trong trường hợp của anh:

"Bây giờ chúng tôi nói thẳng với các anh, nếu không giải quyết cho chúng tôi thì cái đợt bầu cử tới này chúng tôi không đi bỏ phiếu đâu! Các anh muốn làm thế nào thì làm.

Bầu cử cho ai? Bầu cử để làm gì? Lãnh đạo ai? Chúng tôi rất bức xúc. Hôm nay chúng tôi yêu cầu các anh nhờ đến ở trên có tiếng nói về yêu cầu mong muốn của nhân dân giải quyết đúng luật của nhà nước thôi chứ chúng tôi không đòi hỏi hơn!"

Giáo dân bất mãn

Vào ngày 29 tháng 4 tại một họ đạo công giáo thuộc giáo phận Thái Bình, một cuộc vận động bầu cử xảy ra đã làm cho giáo dân tại đây bức xúc. Giáo dân của nhà thờ giáo xứ Trung Châu huyện Khoái Châu cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng khi nhà thờ của họ bị biến thành hội trường để tuyên truyền cho cuộc bầu cử.

baucu-250.jpg
Pa-nô tuyên truyền cho cuộc bầu cử sắp tới. RFA photo
Người lãnh trách nhiệm tổ chức không ai khác hơn là linh mục Phạm Văn Tuyên, chánh xứ nhà thờ Trung Châu. Ông hợp tác với Mặt trận Tổ quốc huyện để tổ chức "Hội nghị tuyên truyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân" cho giáo dân, đặc biệt các ban ngành, trùm trưởng các xứ, họ thuộc huyện Khoái Châu.

Trả lời báo chí, linh mục Tuyên cho biết ông đã trao đổi với Đức Cha Nguyễn Văn Đệ và ngài đồng ý với ông những việc ông làm, vì thế những chuyện tổ chức "hội nghị" như hôm nay, không cần phải xin phép.

Để xác minh lời nói của linh mục Tuyên, chúng tôi hỏi thăm Giám mục Nguyễn Văn Đệ và được ngài cho biết:

"Xin cám ơn câu hỏi này chắc chắn là "không" hoàn toàn theo ý riêng của ngài và không hợp và tôi đã nói là không chấp thuận được, hoàn toàn không chấp nhận cái việc làm của cha Tuyên. Đáng tiếc do báo chí nó đăng lên như vậy cho nên nó bum xum hết mọi cái, chứ còn không ai chấp nhận đâu. Có một vài người đôi khi do cá tính thế nọ thế kia, gây hiểu lầm cho rất nhiều người."

Trong khi hội nghị tuyên truyền diễn ra giáo dân ngồi trong nhà thờ cầu nguyện và từ chối tham gia hội nghị. Họ không ra mặt phản đối nhưng thái độ bất hợp tác này đã làm mất đi tinh thần mà hội nghị cố tìm tại một xứ đạo vẫn giữ truyền thống bảo vệ đức tin bằng cách không cho việc tuyên truyền được phép vào nơi thờ phượng.

Những cuộc vận động bầu cử bị tẩy chay này cho thấy tâm tình người dân nay đã thay đổi. Họ cần người tài đức thật sự đại diện cho họ. Uy tín của lời hứa với cử tri là thước đo để cử tri tiếp tục bỏ phiếu tin cẩn của mình.

Tuyên truyền cho bầu cử là điều cần thiết nhưng tuyên truyền tại một nơi trang nghiêm dành cho thờ phượng không những trở thành đề tài châm biếm cho người đứng ra tổ chức, mà nhà nước sẽ bị mang tiếng là có ý định Đảng hóa nhà thờ qua sự thỏa hiệp của một vài linh mục. 

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment