Quỳnh Chi, phóng viên RFA2011-05-02Vào ngày 1 tháng 5 này, lương tối thiểu của cán bộ viên chức sẽ được tăng lên 830 ngàn đồng. Việc tăng lương này có cải thiện được đời sống của người dân? Trong phiên họp vào tháng 11 năm ngoái, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị định 22 trong đó qui định mức lương tối thiểu chung cho công nhân viên chức nhà nước từ đầu tháng 5 sẽ là 830 ngàn đồng. Mức lương tối thiểu này sẽ được áp dụng cho tất cả các cán bộ, công nhân viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang…ở các đơn vị nhà nước. Đồng thời , các nhân viên của các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ cũng sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu trên. Đây là mức tối thiểu để làm gốc nhân với hệ số lương cho nhân viên. Chưa tăng lương giá đã tăngThế nhưng, nhiều người cho rằng mức tăng này là quá ít so với sự mất giá của đồng tiền và sự gia tăng của chỉ số CPI. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Bee vào đầu năm, TS Nguyễn Minh Phong (thuộc Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) cũng cho rằng "Nếu làm một phép so sánh đơn giản, mức lương tăng khoảng 6-7% trong khi lạm phát tăng đến 11%, đặc biệt giá lương thực, thực phẩm tăng cao.Tôi nghĩ có tăng cũng ít và không đáng kể. Ví dụ năm 2009 thì lương hưu của tôi khoảng 1 triệu 9, năm 2010 tăng lên được 2 triệu 2. Với đồng lương hưu như thế thì một người sống còn tạm đủ . Đó là nói chuyện trước đây, còn bây giờ thì vật giá tăng cao quá. Bây giờ cái gì cũng tăng giá, gồm cả các mặt hàng thiết yếu như điện,nước, xăng, dầu, gas…Tính riêng ở Hà Nội đã là 60%, TP.HCM là 40% - 50%, và các địa phương khác đã là 20 – 30%". Gía các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của các gia đình tăng cao đã tạo nên nhiều khó khăn cho các công nhân viên chức sống nhờ vào động lương ít ỏi. Bà N.T.T. Thi, một giáo viên đã về hưu cho biết: "Tiền lương hưu của tôi là khoảng 2 triệu 2. Tôi nghe nói đầu tháng năm này sẽ được tăng lương hưu mà không biết có không. Tôi nghĩ có tăng cũng ít và không đáng kể. Ví dụ năm 2009 thì lương hưu của tôi khoảng 1 triệu 9, năm 2010 tăng lên được 2 triệu 2. Với đồng lương hưu như thế thì một người sống còn tạm đủ . Đó là nói chuyện trước đây, còn bây giờ thì vật giá tăng cao quá. Bây giờ cái gì cũng tăng giá, gồm cả các mặt hàng thiết yếu như điện,nước, xăng, dầu, gas…" Bà Thi còn cho biết, lúc trước 2 vợ chồng bà tiện tặn chỉ cần đi chợ 20 – 30 ngàn, nhưng bây giờ phải đến 50 ngàn mà còn không đủ. Đôi khi bà đi chợ mất hết cả trăm ngàn, tiếc quá chỉ biết nhín đồ ăn để dành cho ngày khác. Cùng hoàn cảnh của bà Thi, chị Ngà, công tác tại một phòng văn hóa thông tin thuộc một xã ngoại thành của TP.HCM cho biết: "Cá, thịt, rau cải cái gì cũng lên nên thường phải mua ít đồ ăn lại. Cho nên những người nội trợ mới đau đầu, phải tính toán sao cho vừa đủ túi tiền. Hồi đó cầm 1 triệu sắm được 2 chỉ vàng, còn bây giờ cầm 1 triệu cũng không mua được 5 phân vàng 18 k nữa"."Hiện nay hệ số lương của mình là 1,86. Lương căn bản nhân hệ số này và trừ bảo hiểm ra thì còn khoảng 1 triệu 300 ngàn. Mình có bằng đại học tại chức nên được TP trợ cấp thêm 625 ngàn nữa. Tính ra một tháng, cộng hết tất cả các khoản mình chỉ có 2 triệu 200 ngàn". Với số tiền nhỉnh hơn 2 triệu 1 tháng, chị Ngà phải chật vật tính từng con cá, mớ rau khi đi chợ: "Cá, thịt, rau cải cái gì cũng lên nên thường phải mua ít đồ ăn lại. Cho nên những người nội trợ mới đau đầu, phải tính toán sao cho vừa đủ túi tiền. Hồi đó cầm 1 triệu sắm được 2 chỉ vàng, còn bây giờ cầm 1 triệu cũng không mua được 5 phân vàng 18 k nữa". Tăng lương không bù được trượt giáQuyết định tăng lương cũng giống như một dịp "đến hẹn lại lên", khi giá cả hàng hóa, các mặt hàng nhu yếu phẩm "tăng tốc" thì lương bỗng cũng bắt đầu nhích lên 1 chút. Nói là tăng lượng, nhưng thực chất để bù trượt giá.Thế nhưng, khi nhìn con số lạm phát 4 tháng đầu năm nay là 9,64%, nhiều người cho rằng, cũng như các lần trước, đợt tăng này vẫn không thể bù được trượt giá. Cũng trong bài phát biểu trên Bee, TS Nguyễn Minh Phong đã nhận định "Đợt tăng lương này không tạo ra được đột biến khác lạ so với các đợt tăng lương khác. Không đáp ứng được yêu cầu bù đắp cuộc sống và chống gây sốc lạm phát. Thực tế, chưa tăng lương nhưng giá đã tăng". "Tôi thấy cũng đâu bù được mức trượt giá bây giờ. Tôi sống một mình thì được chứ nếu có con cái thì không thể nào đủ. Cứ tính thử, 1 hộp sữa đã là 400 – 500 ngàn rồi".Và dĩ nhiên là người dân với đồng lương viên chức ít ỏi cảm nhận rõ việc này. Chị Như Ngọc, một cán bộ làm việc tại một văn phòng huyện ủy cho biết: "Có nhiêu sống nhiêu thôi chứ làm sao mà đủ được. Thật sự không đủ sống đâu" "Mỗi lần lên lương là vật giá lên trước. Chị Ngà cũng bức xúc cho rằng mức tăng lương này không thể cân đối được với mức tăng giá: "làm sao mà cân đối được. Các thầy giáo của mình nói là việc tăng lương chỉ bù vào trượt giá thôi chứ không thể đảm bảo cho đời sống công chức được. "Tôi thấy cũng đâu bù được mức trượt giá bây giờ. Tôi sống một mình thì được chứ nếu có con cái thì không thể nào đủ. Cứ tính thử, 1 hộp sữa đã là 400 – 500 ngàn rồi". Đồng lương ít ỏi trong khi lạm phát cao và chỉ số giá tiêu dùng tăng "chóng mặt", khi gặp phải đám tiệc là chỉ biết "kêu trời". Chị Ngà than vãn: "Bình thường thì xoay sở được chứ nếu có đám tiệc là…hụt tiền. Cứ tính thử, đi một cái đám cưới cũng tốn khoảng 200 đến 400 ngàn. Lương tháng chỉ có 1 triệu mấy 2 triệu mà đi 5 cái là hết bao nhiêu rồi" Nếu tính trung bình, tùy vào địa phương, mỗi người có thể xài từ 50 đến 200 ngàn đồng 1 ngày cho ăn uống và đi lại, đó là chưa kể đến các chi phí khác như điện nước, tiền nhà hay đám tiệc…Chính vì thế, một người sống cùng gia đình, không phải trả tiền nhà và chỉ lo cho một mình, thì để sống được với số lương 2 triệu đã là khó khăn huống hồ chi những người cần chi tiêu nhiều hơn. Câu hỏi đặt ra là, họ phải xoay sở như thế nào đối với đồng lương quá nhỏ so với mức cần thiết cho cuộc sống? Và đó vẫn chỉ là một câu hỏi. Theo dòng thời sự:
|
Monday, May 2, 2011
Tăng lương một thì giá cả tăng mười
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment