Quỳnh Như, phóng viên RFA2011-05-07Những năm gần đây với tốc độ phát triển nhanh trong quy hoạch đô thị và xây dựng các khu kinh tế, hầu hết tại các địa phương đều có những kế hoạch giải tỏa, di dời tái định cư người dân. Tuy nhiên điều đáng nói là đa phần các chế độ chi trả khoản đền bù cho người dân không thỏa đáng và việc tổ chức tái định cư không hợp lý, khiến người dân bất bình. Thậm chí có nơi xảy ra xung đột giữa lực lượng của chính quyền địa phương và người dân. Mới đây lại có thêm tin tức về một vụ cưỡng chế đất của người dân ở Ấp Mỹ Lợi, Xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang. Quỳnh Như tìm hiểu và tường trình. Quỳnh Như: Dạ, chào bác. Bác có phải là người dân địa phương có đất bị cưỡng chế phải di dời không? Người dân xã Mỹ An: Mình là người dân ở Ấp Mỹ Lợi, Xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang, hồi xưa nay từ nhỏ tới lớn lên ở tại nơi đây. Còn 29 hộ chúng tôi nhất quyết là không giao tại vì giá cả quá thấp. Tất cả bà con ở nơi này là người ta không đồng ý và nhứt quyết là không có bao giờ giao đất cho nhà nước bởi vì trường hợp giao đất là cuộc sống không có ổn định, sẽ khổ. Quỳnh Như: Xin bác kể sơ qua về tình hình của gia đình bác cũng như của một số bà con khác ở đây cho thính giả của Đài Á Châu Tự Do được biết. Đền bù không thỏa đáng Người dân xã Mỹ An: Hồi lúc đó năm 2009, vào tháng 6, Ủy Ban Huyện không họp dân, mà họ nói là vùng đất này là quy hoạch. Họ không họp dân mà họ ra quyết định thu hồi đất, vì chỗ đó mà dân không chịu. Có một số người như đất người ta tạm ở có một hai trăm mét vuông là người ta mới nhận tiền, còn chúng tôi không có chịu nhận bởi vì cái số tiền đất này 60 ngàn một mét vuông thì đi nhận rồi không mua được là lỗ rồi sẽ khổ luôn, thành ra không có nhận.Rồi đến ngày 26 tháng 8 người ta cho lực lượng 400 người đến cưỡng chế ông Võ Văn Cam, bà con chúng tôi tập họp ngăn chận không cho cưỡng chế được. Rồi đến hôm nay họ xuống trao quyết định cho tụi tôi phải giao mặt bằng cho nhà nước. Ra quyết định là ngày 25 tháng 5 này là phải cưỡng chế vào lúc 8 giờ sáng. Quỳnh Như: Như thế chính quyền của huyện có nói cho bà con biết họ thu hồi đất để làm gì không, thưa bác? Người dân xã Mỹ An: Mới ban đầu Ban Dự án của Uỷ ban Huyện gạt chúng tôi nói là để giao cho Công ty Sao Mai, mà Công ty Sao Mai không có rồi bây giờ nói là Tổng công ty lương thực Miền Nam, mà Tổng công ty lương thực Miền Nam giờ cũng không biết như thế nào, nhưng mà mấy ổng gạt chúng tôi để bán lại cho những nhà đầu tư khác, bán cho mấy công ty con lại. Quỳnh Như: Đất này là đất thuộc quyền sử dụng của người dân hay là đất công bị chiếm dụng hả bác? Người dân xã Mỹ An: Đất này là đất thuộc quyền sở hữu của các hộ dân, và toàn bộ đều có bằng chứng khoán đỏ hết. Quỳnh Như: Gia đình bác bắt đầu cư ngụ tại khu đất này từ bao giờ? Người dân xã Mỹ An: Từ hồi xưa đến giờ ở đây, cha sanh mẹ đẻ từ hồi đó đến giờ ở tại nơi đây, chôn nhau cắt rún tại địa phương này… Quỳnh Như: Thưa nói vấn đề đền bù được nêu ra từ năm 2009, nhưng cho đến bây giờ, sau mấy năm rồi giá cả có khác, đồng thời cũng có những nghị quyết, những chỉ thị mới được bổ sung về vấn đề đền bù giải tỏa đối với chuyện di dời của người dân. Như vậy khoản tiền đền bù mà huyện thông báo thì có thay đổi gì không, thưa bác?
Người dân xã Mỹ An: Dạ, không có tăng, cũng y như giá cũ vậy tức là 60 ngàn một mét vuông. Mua là giá sáu chục, đền bù cây cối, mỗi hộ vườn chúng tôi là cây lâu năm, xoài của tôi một năm tôi bán thu hoạch bốn năm chục triệu, và chăn nuôi bò của tôi 4 con, cỏ trong vườn tôi cắt cho ăn một năm cũng được hai chục triệu đó chị. Rồi mấy ông ủy ban huyện này xài hồi lúc trước cái quyết định của ủy ban tỉnh 3500 mà nó hết hiệu lực mà mấy ổng trao quyết định thu hồi đất chúng tôi là năm 2009 thì mấy ổng sửa lại để năm 2008, mà cái quyết định 45 nó có hiệu lực ra đời của ủy ban tỉnh hơn một năm và cả vườn hỗ trợ 20 đến 50 phần trăm. Mấy ông ủy ban huyện này là không có làm cho tụi tôi, chị. Tái định cư không hợp lýQuỳnh Như: Đối với khoản bồi thường đất vườn và hoa màu là như thế, như vậy thì cái chuyện tái định cư thì như thế nào thưa bác? Bà con có được cấp lại đất ở nơi khác để tái định cư không? Người dân xã Mỹ An: Cái nền của khu tái định cư thì bề ngang được có 4 mét à. Nhà chúng tôi lớn, tính một hộ một cái nhà thì được một cái nền thôi, còn như phần gia đình hai ba đứa con xin thêm thì người ta không cho luôn, đất canh tác không có luôn. Quỳnh Như: Không có đất canh tác? Như vậy thì Uỷ Ban Huyện giải thích với bà con làm cách nào để sinh sống ạ? Người dân xã Mỹ An: Thì họ nói là để nữa, nếu công ty nó vô làm thì mình được vô trong đó làm, nhưng tụi tui tuổi thì già hết trơn rồi, trình độ cũng không có làm sao vô trong đó làm được. Quan binh quan, huyện ngâm hồ sơ Quỳnh Như: Hiện nay gia đình bác và những bà con khác định sẽ làm gì khi quyết định cưỡng chế giao đất vừa được thông báo đến các hộ?Người dân xã Mỹ An: Dạ, đây là quyền quyết định là của Huyện chứ Tỉnh không biết, Tỉnh không có nhúng tay. Quỳnh Như: Vậy các bác có khiếu nại lên cấp Tỉnh chưa? Người dân xã Mỹ An: Dạ, có khiếu nại đi được hai lần ở bên Đại biểu Quốc hội và Ủy Ban Tỉnh, thì bên đó nhận hồ sơ rồi chuyển về huyện. Huyện nói bây giờ mình đòi hỏi nó không phù hợp, bác đơn lại cho bà con chúng tôi. Thưa với cô Quỳnh Như, bởi vì Hội đồng Chính phủ có ra Nghị định 69 thì hỗ trợ thêm được từ 1 tới 5 lần, nhưng mà đòi hỏi theo Nghị định 69 thì ủy ban huyện không đồng ý. Hội đồng Thủ tướng Chính phủ có lên đài nói những bà con nào nhận tiền rồi thì không được áp dụng vào Nghị định 69, còn những bà con nào chưa nhận tiền thì phải xài cái Nghị định 69 cho bà con để không bị khốn khổ. Nhưng mà địa phương thì trên chỉ đạo đúng còn địa phương làm không đúng. Quỳnh Như: Dạ. Quỳnh Như xin cảm ơn bác. Quỳnh Như cũng nói chuyện với một người dân địa phương ở Ấp Mỹ Lợi, gia đình cũng nằm trong diện phải di dời Quỳnh Như: Chào anh. Xin cho biết tại sao gia đình anh không chấp hành lệnh di dời của Huyện ạ? Người dân xã Mỹ Lợi: Dạ. Điểm thứ nhất là về giá cả thì cái giá quá thấp so với giá thị trường thành ra nếu mình nhận số tiền đó rồi ra mua lại ở nơi gần đó có điều kiện như chỗ ở cũ thì không có được. Cái thứ hai là về pháp luật thì mấy ổng làm sai nguyên tắc, thứ nhứt là không có đại diện dân, thứ hai là mấy ổng xài cái quyết định nó không có phù hợp với thời điểm hiện tại.
Quỳnh Như: Sắp tới Ủy ban Nhân dân Huyện Chợ Mới lại có quyết định cưỡng chế các hộ còn lại phải dời đi vậy thì gia đình anh có định làm gì không? Người dân xã Mỹ Lợi: Thì gia đình cũng khiếu nại mà bây giờ thấy khiếu nại thì cũng cho có chớ còn đi đến chính quyền thì quan binh quan, về bên huyện thì nó ngậm hồ sơ khiếu nại của mình hoài, nó không giải quyết mình đưa ra tỉnh thì tỉnh trả về huyện rồi huyện nó ngậm hoài thành ra mình không có đi đâu được, thấy bức xúc quá. Quỳnh Như: Quỳnh Như xin cảm ơn anh. Chúng tôi cũng cố liên lạc với bà Nguyễn Thị Kim Trúc, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân Xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, nhưng điện thoại reo nhiều lần mà không thấy trả lời. Trường hợp vừa trình bày không phải là cá biệt tại An Giang, vì lâu nay nhiều địa phương khác cũng xảy ra tình trạng tương tự. Do cách giải quyết cuả địa phương không thỏa đáng nên hiện giờ vẫn còn rất nhiều vụ khiếu kiện về đất đai dai dẳng với đơn thư kêu cứu đến tận các cấp ở Trung ương. Theo dòng thời sự:
|
Sunday, May 8, 2011
Tình trạng người dân bị cưỡng chế đất ở Chợ Mới, An Giang
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment