Ỷ Lan, thông tín viên RFA2011-05-10Năm nay, 2011, Nam Dương thay Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN, nên Thượng đỉnh các chính phủ ASEAN được tổ chức tại thủ đô Jakarta trong hai ngày 7 và 8 tháng 5. Pháp quyền cho Nhân quyềnNhư thường lệ, trước Thượng đỉnh là những hội nghị của các Xã hội dân sự, và tổ chức Phi chính phủ được triệu tập để rút ra những đề án, kiến nghị của khối nhân dân ASEAN trình lên Thượng đỉnh các chính phủ ASEAN. Hai hội nghị đã được mở ra. Ngày 30.4 là Hội nghị Pháp quyền cho Nhân quyền tại các nước ASEAN do Trung tâm Nghiên cứu Nhân quyền cho ASEAN của Nam Dương triệu tập, sau đó, là Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN thuộc Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 tổ chức trong 3 ngày 3, 4 và 5 tháng 5. Hội nghị Pháp quyền cho Nhân quyền tại ASEAN hôm 30 tháng 4, quy tụ nhiều học giả, nghiên cứu sư đại học, đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế. Các thuyết trình viên mở đầu hội nghị gồm có Tiến sĩ Param Cumaraswany, nguyên Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm độc lập Tư pháp và Tính công bằng, ông David Lee Carden Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại ASEAN, ông Martin Hatfull, Đại sứ Vương quốc Anh tại ASEAN, ông Heinz Walker-Nederkoom, Đại sứ Thụy sĩ tại Nam Dương, ông Mackenzie Clugston, Đại sứ Canada tại ASEAN. Đại sứ Hoa Kỳ tại các nước ASEAN, ông David Lee Carden lưu ý: Pháp quyền là một cái gì vượt xa một hệ thống luật lệ. Thể chế pháp lý nào thất bại trong việc tôn trọng nhân quyền ghi trong các công ước quốc tế thì chỉ là thứ Pháp trị. "Tôi đã nhiều lần ca tụng rằng ASEAN là một ý tưởng lớn và Hoa Kỳ thấu hiểu ý tưởng lớn này. Bản thân Hoa Kỳ cũng đã thành lập quốc gia mình dựa trên một ý tưởng lớn. Nay tôi muốn góp công thực hiện ý tưởng lớn ấy. Nhân quyền và quản trị quốc gia hoàn hảo gắn kết mật thiết với những ngưỡng vọng của ASEAN trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học, và phát triển kinh tế. Để tiến bước trên các lĩnh vực này, một thể chế căn cứ trên Pháp quyền là điều cần thiết. Cho nên tôi muốn quý vị hiểu cho rằng, tôi tha thiết với bất cứ phương tiện nào trong tay mình để cho ASEAN hòa nhập vào tầm quan trọng đặc biệt trên lĩnh vực nhân quyền và sự tham dự của các xã hội dân sự. Bởi vì tôi tin rằng nhân quyền không chỉ là quyền phải có, mà nhân quyền thật cần thiết cho việc phát triển kinh tế. Những gì mà chúng ta ước vọng cho chính chúng ta, cho con cái chúng ta, cho quê hương chúng ta đều phải xoắn lấy vào nhau, và chẳng có cách nào khác là chúng ta hay nhân dân các quốc gia ASEAN phải hoàn tất các ngưỡng vọng kinh tế song song với sự quan tâm đến nhân quyền, quản trị quốc gia hoàn hảo và Pháp quyền." Nói đến pháp quyền cho các nước ASEAN, Tiến sĩ Param Cumaraswany, nguyên Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm độc lập Tư pháp và Tính công bằng tỏ vẻ lo lắng khi phát biểu: "Với nguyên tắc "không can thiệp vào chuyện nội bộ các quốc gia" được ghi trong Hiến chương ASEAN, thì chế độ pháp quyền trong khu vực còn là điều ước muốn chứ chưa thực hiện trong thực tế, ít nhất là ở điểm này. Tuy nhiên, quy trình tùng phục pháp quyền cần được khởi sự trong khu vực. Các nhà lãnh đạo Hiệp hội ASEAN phải cùng nhau thực hiện Pháp quyền dựa trên sự tôn trọng các quyền tự do cơ bản. Chúng ta phải nhắc nhở cho các nhà lãnh đạo chính trị ASEAN rằng vi phạm nhân quyền bất cứ ở đâu đều là một vi phạm cho khắp mọi nơi." Tiến sĩ Param Cumaraswany nhấn mạnh: "Cần phải hiểu Pháp quyền là một cái gì vượt xa một hệ thống luật lệ. Thể chế pháp lý nào thất bại trong việc tôn trọng nhân quyền ghi trong các công ước quốc tế thì chỉ là thứ Pháp trị, và không thể nào được gọi như thể chế Pháp quyền." Pháp quyền hay Pháp trịHai chữ Pháp quyền và Pháp trị là tiêu đề của bản Phúc trình về nhân quyền tại Việt Nam do ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam công bố tại Hội nghị : Rule of law or Rule by law? Crime and Punishment in the Socialist Republic of Vietnam (Pháp quyền hay Pháp trị : Tội phạm và trừng phạt tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Khi hỏi vì sao chọn tựa đề này cho bản phúc trình, ông Ái trả lời: Tôi tin rằng nhân quyền không chỉ là quyền phải có, mà nhân quyền thật cần thiết cho việc phát triển kinh tế. Những gì mà chúng ta ước vọng cho chính chúng ta."Việt Nam không xây dựng Pháp quyền mà chỉ thực hiện Pháp trị - tức dùng luật để đàn áp những ngưỡng vọng chính đáng cho dân chủ đồng thời củng cố chính quyền độc đảng. 36 năm chiến tranh chấm dứt, pháp quyền chỉ hiện hữu trên lý thuyết tại Việt Nam. Nhà cầm quyền Hà Nội đã đưa nhân quyền vào bản Hiến pháp năm 1992. Nhưng lại ban hành đủ thứ Sắc luật, Nghị định, Hướng dẫn… hạn chế nếu không là hủy triệt nhân quyền, vi phạm hoàn toàn với Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết tại LHQ năm 1982." Hai ngày sau Hội nghị Pháp quyền cho Nhân quyền tại các nước ASEAN, từ ngày 3 đến 5.5, là Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN thuộc Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 với sự tham dự của 1300 đại biểu các xã hội dân sự tại Á châu cũng như trong thế giới. Nhà cầm quyền Hà Nội đã gửi một phái đoàn 60 người đến tham dự hội nghị. Ông Võ Trần Nhật, đại diện Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có trụ sở đặt tại Paris, được hội nghị mời thuyết trình, đã đối chiếu giữa hai quốc gia, một bên là nước Nam Dương dân chủ và một bên là Việt Nam theo chế độ độc tài toàn trị. Ông tố cáo luận điểm "vi phạm an ninh quốc gia" của Hà Nội đưa ra để đàn áp các nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ. Và cho biết "Việt Nam là nhà tù lớn nhất thứ hai trong thế giới đối với các nhà bất đồng chính kiến trên mạng Internet". Đồng thời ông tiết lộ một cuộc đàn áp tinh vi hầu như khó thấy đã áp dụng cho tôn giáo, đặc biệt đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Như vậy đây là lần đầu tiên tại Á châu và trong khuôn khổ Hiệp hội ASEAN, vấn đề vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam được đề cập và đưa ra phân tích. Ỷ Lan, thông tín viên Đài Á châu Tự do tại Jakarta. Theo dòng thời sự:
|
Tuesday, May 10, 2011
Tường trình Nhân quyền Việt Nam tại Jakarta
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment